Giáo án Lớp 9 môn Ngữ văn - Tiết: 53: Tổng kết từ vựng

Giáo án Lớp 9 môn Ngữ văn - Tiết: 53: Tổng kết từ vựng

a.Kiến thức:

- Các khái niệm từ tượng thanh, từ tượng hình; phép tu từ so sánh, ần dụ, nhân hóa, hoán dụ, nói quá, nói giảm nói tránh, điệp ngữ, chơi chữ.

- Tác dụng của việc sử dụng các từ tượng hình, từ tượng thanh và phép tu từ trong các văn bản nghệ thuật.

 

doc 3 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 2508Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 9 môn Ngữ văn - Tiết: 53: Tổng kết từ vựng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết: 53	 	 TỔNG KẾT TỪ VỰNG
Ngày dạy: 
1.Mục tiêu:
a.Kiến thức:
- Các khái niệm từ tượng thanh, từ tượng hình; phép tu từ so sánh, ần dụ, nhân hóa, hoán dụ, nói quá, nói giảm nói tránh, điệp ngữ, chơi chữ.
- Tác dụng của việc sử dụng các từ tượng hình, từ tượng thanh và phép tu từ trong các văn bản nghệ thuật.
 b. Kỹ năng:	
Nhận diện từ tượng hình, từ tượng thanh. Phân tích giá trị của các từ tượng hình, từ tượng thanh trong văn bản.
- Nhận diện các phép tu từ nhân hóa, ẩn dụ, so sánh, hoán dụ, nói quá, nói giảm nói tránh, điệp ngữ, chơi chữ trong một văn bản. Phân tích tác dụng của các phép tu từ trong văn bản cụ thể.
 c. Thái độ:
- GD học sinh tính cẩn thận, chu đáo.
- Hệ thống hóa những vấn đề cơ bản của Tiếng Việt.
2.Chuẩn bị:
GV: Giấy Ao .
HS: Phiếu học tập.
3. Phương pháp:
Nêu vấn đề, hợp tác, phân tích ngôn ngữ, dùng lời có nghệ thuật, thực hành theo mẫu, trò chơi.
4.Tiến trình dạy học:
4.1 Ổn định tổ chức: kiểm tra sĩ số
 4.2 Kiểm tra bài cũ: Không 
 4.3 Giảng bài mới: 
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
Hoạt động 1: ( Tái tạo, nêu vấn đề, thực hành)
5Thế nào là từ tượng thanh?
5Từ tượng hình là gì?
5 Tìm loài vật có tên gọi là tượng thanh?
Hoạt động 2: (Tái tạo, nêu vấn đề, thực hành)
Lấy vật chứa đựng – để nói vật chứa đựng “Vì sao trái đất nặng ân tình- sáng mãi ân tình Hồ Chí Minh”
GD học sinh lặp từ.
GV cho HS thảo luận (5 phút)
Nhóm 1, 6: Câu 2a,b,c.
Nhóm 3,4: Câu 2d,e
Nhóm 3,5: Câu 3a,b,c.
Các nhóm trình bày –HS – GV nhận xét –Ghi bảng.
I.Từ tượng thanh và từ tượng hình.
 1. Khái niệm.
 a. Từ tượng thanh:
là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên, của con người.
 b. Từ tượng hình.
Là từ gợi tả hình ảnh dáng vẻ, trạng thía của sự vật.
 2. Bài tập:
 a. Loài vật có tên gọi là từ tượng thanh: meo meo, tắc kè, bò,(chim) cu.
 b. Tìm từ tượng hình và xác định giá trị: Lốm đốm, lê thê, loáng thoáng, lồ lộ à Mô tả đám mây một cách cụ thể sống động.
II. Một số phép tu từ từ vựng.
 1. Khái niệm:
Phép tu từ từ vựng
Khái niệm
So sánh
Là cách đối chiếu sự vật này với sự vật khác.
Nhân hóa
Là cách biểu diễn những sự vật thành những nhân vật mang tính cách con người.
Aån dụ
Là cách so sánh ngầm trong đó ẩn đi sự vật được so sánh mà chỉ nêu hình ảnh so sánh.
Hoán dụ 
Là cách dùng hình ảnh mang ý nghĩa này để diễn đạt thay cho một ý nghĩa khác có liên quan.
Điệp ngữ
Là cách lập lại từ ngữ để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh.
Chơi chữ
Lợi dụng đặt sắc về âm về nghĩa của từ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước làm câu văn hấp dẫn và thú vị.
Nói quá
Là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả.
Nói giảm, nói tránh
Là biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển tránh gây cảm xúc đau buồn, ghê sợ, nặng nề tránh thô tục, thiếu lịch sự. 
 2. Bài tập:
2a. Aån dụ: Hoa,cánh: Cuộc đời của Kiều (cánh) hoa à Kiều.
Cây, lá à chỉ gia đình Thúy Kiều à Thúy Kiều bán mình để cứu gia đình.
h. So sánh:Tiếng đàn của Kiều với tiếng hạc, tiếng suối, tiếng gió thoảng, tiếng trời đổ mưa.
c. Nói quá: Cực tả sự xa cách của thân phận, cảnh ngô của Thúy Kiều và Thúc Sinh.
e. Chơi chữ: Tài và tai.
3a. Điệp ngữ: (còn) + từ đa nghĩa (say sưa) àThể hiện tình cảm mạnh mẽ, kín đáo.
 b. Nói quá: Sự lớn mạnh của nghĩa quân Lam Sơn.
 c. So sánh: Aâm thanh của tiếng suối và cảnh rừng dưới đêm trăng sắc nét và sinh động.
 d. Nhân hóa:Tranh thành người bạn tri ân, tri kỷ à Sống động có hồn.
 e. Aån dụ: Mặt trời à Em bé à sự gắn bó của đứa con đối với bố mẹ. Đó là nguồn sống, nguồn nuôi dưỡng niềm tin của mẹ vào ngày mai.
4.4 Củng cố và luyện tập: 
Hãy chọn câu trả lời đúng nhất.
Từ “nhóm” trong câu thơ nao không được sử dụng với nghĩa “làm cho bắt lửa vào chất đốt để cháy lên”?
Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm.
Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi
Tám năm ròn cháu cùng bà nhóm lửa.
Sánh mai này bà nhóm bếp lên chưa.
4.5 Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà.
- Học cái khái niệm.
- Tìm các ví dụ chứng minh cho từng khái niệm
- Xem lại các bài tập.
- Tập viết đoạn văn có sử dụng các từ tượng thanh, tượng hình.
- Tập viết đoạn văn có sử dụng một số các phép tu từ so sánh, ẩn dụ, nhân hóa, nói quá, nói giảm nói tránh, điệp ngữ, chơi chữ.
- Soạn bài “tổng kết từ vựng” (Luyện tập tổng hợp). Xem bước các bài tập.
 5.Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 53 TONG KET TU VUNG.doc