Giáo án Lớp 9 môn Ngữ văn - Tiết: 55: Trả bài kiểm tra văn

Giáo án Lớp 9 môn Ngữ văn - Tiết: 55: Trả bài kiểm tra văn

a.Kiến thức:

Củng cố lại kiến thức về văn học trung đại.

 b. Kỹ năng:

Phát hiện lỗi sai và sửa chữa các lỗi sai.

 c. Thái độ:

GD học sinh tính cẩn thận, chu đáo.

2.Chuẩn bị:

 

doc 4 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1920Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 9 môn Ngữ văn - Tiết: 55: Trả bài kiểm tra văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết: 55	 	 TRẢ BÀI KIỂM TRA VĂN
Ngày dạy: 
1.Mục tiêu:
a.Kiến thức:
Củng cố lại kiến thức về văn học trung đại.
 b. Kỹ năng:	
Phát hiện lỗi sai và sửa chữa các lỗi sai.
 c. Thái độ:
GD học sinh tính cẩn thận, chu đáo.
2.Chuẩn bị:
GV: Giấy Ao .
HS: Phiếu học tập.
3. Phương pháp:
Nêu vấn đề, hợp tác, phân tích ngôn ngữ, dùng lời có nghệ thuật, thực hành theo mẫu, trò chơi.
4.Tiến trình dạy học:
4.1 Ổn định tổ chức: kiểm tra sĩ số
 4.2 Kiểm tra bài cũ: Không 
 4.3 Giảng bài mới: 
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
Hoạt động 1: Ghi đề.
GV phát bài kiểm tra để học sinh tiện theo dõi các câu hỏi trắc nghiệm.
Hoạt động 2: Tìm hiểu đề.
Hoạt động 3: Gợi ý trả lời.
Hoạt động 6: Sửa lỗi sai.
Bước 1: Ghi đề.
Hãy chọn câu trả lời đúng rồi ghi vào bài làm. Mỗi câu trả lời đúng đạt 0,5 điểm.
Câu 1: Câu văn nào khái quát được vẻ đẹp toàn diện của Vũ Nương?
a. Vũ Thị Thiết người con gái quê ở Nam Xương tính đã thùy mị nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp. (X)
b. nàng hết sức thuốc thang lễ bái thần phật và lấy lời ngọt ngào khôn khéo khuyên lơn.
c. Nàng hết lời thương xót phàm việc ma chay tế lễ, lo liệu như đối với cha mẹ đẻ mình.
d. Thiếp vốn con kẻ khó, được nương tựa nhà giàu.
Câu 2: Chi tiết nào nói lên sự sáng suốt của Quang Trung trong việc xét đoán và dùng ngưởi?
a. Cách xử trí đối với các tướng sĩ tại Tam Điệp.(X)
b. Phủ dụ quân lính tại Nghệ An.
c. Thân chinh cầm quan ra trận.
d. Sai mở tiệc khao quân.
Câu 3: Dòng nào nói không đúng về nghệ thuật của Truyện Kiều?
a. Sử dụng ngôn ngữ dân tộc và thể thơ lục bát một cách điêu luyện.
b.Trình bày diễn biến sự việc theo chương hồi. (X)
c.Có nghệ thuật dẫn truyện hấp dẫn. 
d. Thọ ơn người thì phải biết đền ơn.
Câu 4: Theo em, vì sao tác giả miêu tả vẻ đẹp Thúy Vân trước, vẻ đẹp của Thúy Kiều sau?
a. Vì Thúy Vân không phải là nhân vật chính.
b. Vì Thúy Vân đẹp hơn Thúy Kiều.
c. Vì tác giả muốn làm nổi bật vẻ đẹp của Kiều. (X)
d. Vì tác giả muốn đề cao Thúy Vân.
Câu 5: Qua cung đàn mà Kiều sáng tác em hiểu thêm điều gì về nhân vật này?
a. Là người luôn vui vẻ, tươi tắn.
b. Là người có trái tim đa sầu, đa cảm. (X)
c. Là người gắn bó với gia đình.
d. Là người có tình yêu chung thủy.
Câu 6: Câu thơ “Tấm son gột rửa bao giờ cho phai” được hiểu như thế nào?
a. Tấm lòng son là tấm lòng nhớ thương người yêu không bao giờ nguôi quên (X)
b. Tấm lòng son trong trắng của Kiều bị vùi dập, hoen ố biết bao giờ gột rửa được. 
c. Những thứ son phấn của Kiều dùng để trang điểm không thể gột rửa đi được.
d. Tấm lòng son sắt của Kiều với gia đình, quê hương không bao giờ phai nhạt.
Câu 7: Cụm từ “Mây sớm đèn khuya” chủ yếu gợi tả điều gì?
a. Cảnh thiên nhiên quanh lầu Ngưng Bích.
b. Cảnh vật xung quanh Kiều.
c. Thời gian tuần hoàn khép kín. (X)
d. Sự tàn tạ của cảnh vật.
Câu 8: Em đánh giá như thế nào về hành động của Trịnh Hâm trong đoạn trích LụcVân Tiên gặp nạn”?
a. Phù hợp với tâm lý thông thường của con người.
b. Vô cùng độc ác bất nhân, bất nghĩa. (X)
c. Nông nổi, bồng bột, nhất thời.
d. Khôn khéo, quyết đoán lắm mưu mô.
II. Phần tự luận( 6 điểm)
Câu 1: Phân tích vẻ đẹp và số phận đầy bi kịch của người phụ nữ qua tác phẩm “ Chuyện người con gái Nam Xương” và đoạn trích “Truện Kiều” (2đ).
Câu 2: Giá trị nhân đạo được thể hiện qua các đoạn trích của “Truyện Kiều” như thế nào? (2đ).
Câu 3: Nêu chủ đề chính của truyện Trung đại Việt Nam? (2 đ)
Bước 2: Tìm hiểu đề.
Câu 1: Vẻ đẹp và số phận đầy bi kịch của người phụ nữ qua tác phẩm “ Chuyện người con gái Nam Xương” và đoạn trích “Truện Kiều” 
Câu 2: Giá trị nhân đạo thể hiện qua các đoạn trích của “Truyện Kiều”.
Câu 3: Chủ đề chính của truyện Trung đại Việt Nam.
Bước 3: Gợi ý trả lời.
Câu 1:
Số phận bi kịch: (1đ).
 Đau khổ, oan khuất. (Vũ Nương). 
 Tình yêu tan vỡ nhân phẩm bị chà đạp (Thúy Kiều).
- Vẻ đẹp: (1 đ).
 + Nhan sắc, tài năng, trí tuệ. ( Thúy Kiều).
 + Tâm hồn: Thủy chung, son sắt, hiếu thảo (Vũ Nương, Thúy Kiều)
Câu 2:
- Khẳng định, đề cao con người (1đ)
 + Ca ngợi vẻ đẹp nhan sắc chị em Kiều.
 + Ca ngợi vẻ đẹp tài năng trí tuệ của Kiều.
 + Ca ngợi nhân phẩm, cách sống êm đềm, khuôn phép.
- Lên án tố cáo thế lực tàn bạo đã chà đạp lên con người. (0,5đ).
 + Xem con người như một món hàng giữa chợ.
 + Cò kè tìm lợi nhuận.
 - Thương cảm cho bi kịch của con người. (0,5đ).
 + Đau đớn tủi hổ nhưng phải chấp nhận bị xem là món hàng.
 + Cô đơn, buồn tủi.
Câu 3: 
 - Lên án tố cáo thế lực tàn bạo đã chà đạp lên con người. 
 - Thương cảm cho bi kịch của con người.
 - Khẳng định, đề cao con người, ca ngợi người anh hùng.
Bước 4: Sửa lỗi sai.
4.4 Củng cố và luyện tập: 
Nêu đặc điểm thể thơ tám chữ.
4.5 Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà.
	-Xem lại các bài đã học về văn học trung đại.
	- Lập dàn ý cho đề văn tự luận trong bài kiểm tra cảm nhận về vẻ đẹp người phụ nữ qua hai tác phẩm. “Chuyện người con gái Nam Xương” và “Truyện Kiều”?
 5.Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 55.doc