Mục tiêu cần đạt.
1.Kiến thức:
-Biết vận dụng những kiến thức về từ vựng đã học để phân tích những hiện tượng ngôn ngữ trong thực tiễn giao tiếp, nhất lầ trong văn chương.
2.Kĩ năng.
-Rèn luyện kĩ năng sử dụng và phân tích giá trị nghệ thuật của từ ngữ.
3.Thái độ.
-Có ý thức sử dụng đúng từ ngữ trong giao tiếp.
Ngày soạn: / /2006 Ngày dạy: / /2006: Tiết 59 Tổng kết từ vựng ( Luyện tập tổng hợp ) A.Mục tiêu cần đạt. 1.Kiến thức: -Biết vận dụng những kiến thức về từ vựng đã học để phân tích những hiện tượng ngôn ngữ trong thực tiễn giao tiếp, nhất lầ trong văn chương. 2.Kĩ năng. -Rèn luyện kĩ năng sử dụng và phân tích giá trị nghệ thuật của từ ngữ. 3.Thái độ. -Có ý thức sử dụng đúng từ ngữ trong giao tiếp. B.Chuẩn bị : - Giáo viên: Chuẩn bị nội dung lên lớp, sưu tầm thêm bài tập cho h/s luyện tập. -Học sinh: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn của giáo viên. C.Tiến trình tổ chức các hoạt động. * Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ. ( 5’ ) ? Kể tên một số biện pháp tu từ từ vựng đã được học ? Lấy ví dụ về phép tu từ nhân hoá? Phân tích giá trị biểu đạt của phép tu từ đó? * Hoạt động 2: Giới thiệu bài : ( 1’ ) Trong các giờ học trước chúng ta đã hệ thống toàn bộ kiến thức về từ vựng đã được học trong chương trình Ngữ Văn Trung học cơ sở. Để giúp các em nắm và vận dụng được các kiến thức từ vựng đó trong giờ học hôm nay chúng ta cùng giải quyết một số bài tập củng cố kiến thức. * Hoạt động 3: Bài mới : ( 38’ ) Hoạt động của giáo viên Hoạt động của H/S Nội dung cần đạt GV yêu cầu học sinh đọc bài tập 1/158. ? Bài ca dao diễn tả nội dung gì? ?Giải nghĩa từ gật đầu, gật gù? ? Trong trường hợp này thì từ gật đầu hay gật gù thể hiện thích hợp hơn nghĩa cần biểu đạt? Vì sao? GV đọc câu chuyện phần 2/158. ?Theo dõi câu chuyện em thấy ý kiến của người vợ không hợp lí ở điểm nào? ? Đọc đoạn thơ trong các từ : Vai, miệng, chân, tay, đầu ở đoạn thơ. Từ nào dùng theo nghĩa gốc? Từ nào dùng theo nghĩa chuyển? Và nghĩa chuyển nào được hình thành theo phương thức ẩn dụ, hoán dụ? GV đọc bài thơ áo đỏ của Vũ Quần Phương. GV:Vận dụng kiến thức về trường từ vựng để phân tích nét nổi bật của việc dùng từ trong bài thơ. ?Trong bài thơ tác giả sử dụng những trường từ vựng nào? ?Các từ thuộc hai trường từ vựng có quan hệ với nhau như thế nào? ?Nghệ thuật dùng từ đó đem lại hiệu quả gì cho bài thơ? GV nêu yêu cầu bài tập 5 ?Liệt kê các sự vật, hiện tượng trong đoạn văn? ? Các sự vật, hiện tượng trên được đặt tên theo cách dùng từ ngữ mới để gọi riêng sự vật, hiện tượng đó hay dùng từ ngữ đã có sẵn theo một nội dung mới? ?Tìm thêm 5 ví dụ về những sự vật, hiẹn tượng được gọi tên theo cách dựa vào đặc điểm riêng biệt của chúng? GV yêu cầu học sinh đọc câu chuyện cười ?Xác định chi tiết gây cười trong câu chuyện? ?Qua chi tiết gây cười đó dân gian đã phê phán những con người như thế nào? -Phát hiện -Giải thích -Phân tích, giải thích -Thảo luận -Trao đổi nhóm -Độc lập -Suy luận -Độc lập -Liệt kê -Suy luận -Độc lập -Đọc -Phát hiện -Lí giải 1. Bài tập 1: So sánh hai dị bản của câu ca dao. - Bài ca dao biểu thị thái độ vui vẻ khi cùng nhau thưởng thức món ăn đạm bạc của đôi vợ chồng nghèo. -Gật đầu: cúi đầu xuống rồi ngẩng lên ngay, thường để chào hỏi hay tỏ sự đồng ý. -Gật gù: gật nhẹ và nhiều lần , biểu thị thái độ đồng tình, tán thưởng. -Dùng từ gật gù là phù hợp với ý nghĩa biểu đạt: Vì: tuy món ăn đơn giản, đạm bạc nhưng đôi vợ chồng nghèo ăn rất ngon miệng vì họ biết chia sẻ những niềm vui đơn sơ trong cuộc sống. 2. Bài tập 2. - Người vợ không hiểu cách nói của người chồng đội chỉ có một chân sút (có nghĩa là cả đội bóng chỉ có một cầu thủ có khả năng ghi bàn.) 3.Bài tập 3. -Nghĩa gốc: Miệng, chân, tay. -Nghĩa chuyển: + Vai ( Hoán dụ ). +Đầu ( ẩn dụ ). 4.Bài tập 4. -Nhà thơ sử dụng hai trường từ vựng +Trường từ vựng chỉ màu sắc: đỏ, xanh, hồng. +Trường từ vựng về lửa: lửa, cháy, tro. -Ngoài ra nhà thơ còn sử dụng những sự vật hiện tưuợng có quan hệ liên tưởng với lửa: ánh hồng, tro... -Các từ thuộc hai trường từ vựng có quan hệ chặt chẽ với nhau. Màu áo đỏ của cô gái thắp lên trong mắt chàng trai và bao người khác ngọn lửa. Ngọn lửa đó lan tỏa trong con người anh làm anh ta say đắm, ngất ngây đến mức có thể cháy thành tro và lan ra cả không gian làm khong gian cũng biến sắc cây xanh cũng ánh lên hồng. -Nhờ nghệ thuật dùng từ đó bài thơ đã xây dựng được hình ảnh gây ấn tượng mạnh với người đọc, qua đó thể hiện độc đáo một tình yêu mãnh liệt và cháy bỏng. 5. Bài tập 5. -rạch Mái Giầm, kênh Bọ Mắt, kênh Ba Khía, -Các sự vật, hiện tượng được gọi tên theo cách dùng từ ngữ có sẵn với một nội dung mới dựa vào đặc điểm của sự vật, hiện tượng được gọi tên. Ví dụ: - ớt chỉ thiên ( ớt quả nhỏ, quả chỉ thẳng lên trời ). - Chè móc câu ( chè búp ngon, cánh săn, nhỏ và cong như hình móc câu ). - Cá kim ( cá biển có mồm dài và nhọn như cái kim ). - Chim lợn ( cú có tiếng kêu eng éc như lợn ). - Ong ruồi ( ong mật, nhỏ như ruồi ). 6.Bài tập 6. -Đừng...dừng gọi bác sĩ hãy gọi cho bố đốc - tờ! - Truyện phê phán thói sính dùng từ nước ngoài của một số người. * Hoạt động 4: Hướng dẫn học bài ở nhà: ( 1’ ) - Nhắc lại nội dung ôn tập. - Chuẩn bị bài: Luyện tập viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận.
Tài liệu đính kèm: