Giáo án Lớp 9 môn Ngữ văn - Tiết 65: Luyện nói . Tự sự kết hợp với nghị luận và miêu tả nội tâm

Giáo án Lớp 9 môn Ngữ văn - Tiết 65: Luyện nói . Tự sự kết hợp với nghị luận và miêu tả nội tâm

1.Kiến thức:

- Giúp học sinh biết cách trình bày một vấn đề trước tập thể lớp với nội dung kể lại một sự việc theo ngôi thứ nhất hoặc ngôi thứ ba. Trong khi kể cố kết hợp với miêu tả nội tâm, nghị luận, có đối thoại và độc thoại.

2.Kĩ năng.

- Rèn kĩ năng nói trước tập thể về văn bản tự sự có kết hợp các phương thức khác.

 

doc 2 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 7996Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 9 môn Ngữ văn - Tiết 65: Luyện nói . Tự sự kết hợp với nghị luận và miêu tả nội tâm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: / /2006 
Ngày dạy: / /2006 
Tiết 65. Luyện nói
Tự sự kết hợp với nghị luận và miêu tả nội tâm
A. Mục tiêu cần đạt.
 	1.Kiến thức:
- Giúp học sinh biết cách trình bày một vấn đề trước tập thể lớp với nội dung kể lại một sự việc theo ngôi thứ nhất hoặc ngôi thứ ba. Trong khi kể cố kết hợp với miêu tả nội tâm, nghị luận, có đối thoại và độc thoại.
2.Kĩ năng.
- Rèn kĩ năng nói trước tập thể về văn bản tự sự có kết hợp các phương thức khác.
3. Thái độ:
- Có ý thức rèn luyện kĩ năng nói trước tập thể về văn bản tự sự có kết hợp các phương thức khác.
B. Chuẩn bị:
* Thầy: Phân công các tổ làm đề cương.
* Trò: Chuẩn bị đề cương nói.
C .Tiến trình tổ chức các hoạt động .
* Hoạt đông 1. Kiểm tra bài cũ: (3’)
GV kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh.
* Hoạt động 2: Giới thiệu bài: (1’)
Vai trò, ý nghĩa tầm quan trọng của việc rèn luyện kĩ năng nói trước tập thể...
* Hoạt động 3: Bài mới : (40’)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của H/S
Nội dung cần đạt
GV: Gọi học sinh đọc đề, chép đề.
? Tự sự phải lưu ý điều gì?
GV: Tổ chức cho học sinh chuẩn bị nội dung nói.
GV: Chia 3 nhóm
+Nhóm 1: Đề 1.
+Nhóm 2: Đề 2.
+Nhóm 3: Đề 3.
? Trình bày bằng miệng bài nói của mình?
- Lần lượt gọi đại diện các nhóm trình bày.
- Cho học sinh nhận xét ưu nhược điểm trongviệc trình bày miệng ( Nội dung - hình thức - tác phong ).
GV: Tổng kết, nhắc nhở những lỗi cần tránh trong việc nói trước tập thể.
-Đọc các đề bài
-Nhận xét
HS trình bày
-Độc lập
I. Đề bài.
1. Đề 1.
Tâm trạng của em sau khi để xảy ra một chuyện có lỗi đối với bạn.
2. Đề 2:
Kể lại buổi sinh hoạt lớp, ở đó em đã phát biểu ý kiến để chứng minh Nam là một người bạn rất tốt.
3. Đề 3:
Dựa vào nội dung phần đầu tác phẩm: '' Truyện người con gái Nam Xương '' ( Từ đầu đến...bấy giờ chàng mới tỉnh ngộ thấu nỗi oan của vợ nhưng việc đã trót qua rồi ). Hãy đống vai trò Chương Sinh để kể lại câu chuyện và bày tỏ niềm ân hận.
- Sử dụng yếu tố nghị luận, miêu tả nội tâm, các hình thức đối thoại, độc thoại.
- Không viết thành bài văn, chỉ nêu ra các ý chính mà mình sẽ nói.
- Nói rõ ràng, mạch lạc, có giọng điệu, tư thế ngay ngắn, mắt hướng vào người nghe.
- Chú ý rèn các kĩ năng về các lỗi ( Nội dung, hình thức ).
II. Chuẩn bị nội dung nói.
III. Tổ chức cho học sinh nói.
-Nói trong nhóm, nói trước lớp
IV. Nhận xét ưu - nhược điểm.
* Hoạt động 4: Hướng dẫn học ở nhà. (1’)
- Ôn kĩ phần văn bản tự sự có kết hợp yếu tố miêu tả và nghị luận.
- Chuẩn bị các đề tham khảo SGK/191. - Chuẩn bị viết bài số 3.
- Soạn bài: Lặng lẽ Sa Pa.

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 65 - TLV.doc