Giáo án Lớp 9 môn Ngữ văn - Tiết: 71, 72: Văn bản: Chiếc lược ngà

Giáo án Lớp 9 môn Ngữ văn - Tiết: 71, 72: Văn bản: Chiếc lược ngà

I. MỤC ĐÍCH CẦN ĐẠT:

 Giúp HS:

 - Cảm nhận được tình cha con sâu nặng trong hoàn cảnh éo le của cha con ông Sáu trong truyện.

 - Nắm được nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật, đặc biệt là nhân vật bé Thu, nghệ thuật xây dựng tình huống truyện bất ngờ mà tự nhiên của tác giả.

 - Rèn luyện kỹ năng đọc diễn cảm, biết phát hiện những chi tiết nghệ thuật đáng chú ý trong một truyện ngắn.

 

doc 4 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 55068Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 9 môn Ngữ văn - Tiết: 71, 72: Văn bản: Chiếc lược ngà", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 15
Tiết 71, 72: Chiếc lược ngà
Tiết 73:	 Kiểm tra tiếng Việt
Tiết 74:	 Luyện nói
Tiết 75:	 Kiểm tra văn học hiện đại
Tiết: 71, 72
Văn bản: CHIẾC LƯỢC NGÀ
I. MỤC ĐÍCH CẦN ĐẠT:
	Giúp HS:
	- Cảm nhận được tình cha con sâu nặng trong hoàn cảnh éo le của cha con ông Sáu trong truyện.
	- Nắm được nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật, đặc biệt là nhân vật bé Thu, nghệ thuật xây dựng tình huống truyện bất ngờ mà tự nhiên của tác giả.
	- Rèn luyện kỹ năng đọc diễn cảm, biết phát hiện những chi tiết nghệ thuật đáng chú ý trong một truyện ngắn.
II. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
	1. Ổn định:
	2. Kiểm tra bài cũ:
	- Tóm tắt truyện: “Lặng lẽ Sapa”.
	- Phân tích nét đẹp của anh thanh niên trong tác phẩm.
	- Nghệ thuật trong truyện.
	3. Bài mới:
	a. Giới thiệu bài:
	b. Tiến trình tổ chức các hoạt động:
Hoạt động của thầy và trò
Ghi bảng
* Hoạt động 1: Đọc và tìm hiểu chung về tác phẩm - Tác giả – chú thích. 
- GV tóm tắt đoạn lược bỏ ở phần đầu của truyện.
- GV đọc mẫu. Gọi HS đọc. Nhận xét.
- Có thể đọc 2 lần:
 + Lần 1: Từ đầu ® cảnh chia tay của hai cha con ông Sáu.
 + Lần 2: Đoạn còn lại.
* Tóm tắt truyện:
 Ông Sáu xa nhà đi kháng chiến. Mãi khi con gái lên 8 tuổi, ông mới có dịp về thăm nhà, thăm con. Bé Thu không nhận ra cha vì vết sẹo trên mặt làm ba em không giống với tấm ảnh chụp ba mà em đã biết. Em đối xử với ba như với người xa lạ. Đến lúc Thu nhận ra cha, tình cha con thức dậy mãnh liệt thì cũng là lúc ông Sáu phải ra đi. Ở căn cứ, người cha dồn hết tình cảm yêu quí, nhớ thương con vào việc làm một chiếc lược ngà để tặng cho con. Trong một trận càn, ông hi sinh. Trước lúc nhắm mắt, ông trao cây lược lại cho một người bạn.
?- Tình huống nào đã bộc lộ sâu sắc và cảm động tình cha con của ông Sáu và bé Thu?
- Có 2 tình huống:
 + Cuộc gặp gỡ của 2 cha con sau tám năm xa cách, nhưng bé Thu không nhận ra cha, đến lúc em nhận ra và bộc lộ tình cảm thắm thiết thì ông Sáu phải ra đi ® Đây là tình huống cơ bản.
 + Ở khu căn cứ, ông Sáu dồn tình yêu thương và mong nhớ đứa con vào việc làm cây lược ngà để tặng con nhưng ông hi sinh khi chưa gửi món quà cho con.
* Hoạt động 2: Phân tích diễn biến tâm lý và tình cảm của bé Thu trong lần gặp cha về thăm nhà.
?- Thái độ và hành động của bé Thu khi gặp ông Sáu?
- Tự nhiên gặp một người xa lạ, có gương mặt lúc xúc động ửng đỏ vết thẹo trông rất dễ sợ làm bé Thu hoảng hốt bỏ chạy.
- Không chịu gọi ông Sáu bằng ba.
- Không chịu nhờ ông Sáu chắt nước nồi cơm.
- Hất cái trứng ra khỏi chén cơm.
- Nó sang nhà Ngoại.
?- Vì sao bé Thu lại có sự ương ngạnh đó?
- Vì bé Thu nhìn thấy ông Sáu có vết thẹo nên không giống với tấm ảnh mà nó đã biết nên nó không chịu nhận ông Sáu là ba.
?- Sự ương ngạnh của Bé Thu có đáng trách không?
- Bé Thu từ chối tình cảm của ông Sáu chỉ vì nó quá yêu cha, kính trọng cha nên không dễ dàng nghe lời nói của mọi người. Nó không biết, không tin vì trên mặt ông Sáu có vết thẹo khác với hình ba mà nó đã biết.
- Phản ứng tâm lý của bé Thu là hoàn toàn tự nhiên, chứng tỏ em có cá tính mạnh mẽ, tình cảm sâu sắc, chân thật. Trong cái cứng đầu của em ẩn chứa cả sự kiêu hãnh của trẻ thơ về một tình yêu dành cho ba.
?- Vì sao bé Thu lại nhận ông Sáu là ba trước khi ông Sáu lên đường?
- Trong đêm bỏ về nhà bà ngoại, Thu được bà giải thích về vết thẹo làm thay đổi khuôn mặt ba nó là do tội ác của bọn giặc.
?- Lúc nghe bà Ngoại kể truyện xong, thái độ của Thu là “Nghe bà kể nó nằm im, lăn lộn và thỉnh thoảng lại thở dài như người lớn”. Cử chỉ ấy thể hiện được tâm trạng gì của bé Thu?
- Tâm trạng ân hận, ray rức trong lòng bé Thu.
?- Thái độ và hành động của bé Thu trước lúc ông Sáu lên đường?
- Thái độ và hành động của bé Thu hoàn toàn đổi khác.
- Lần đầu tiên Thu cất tiếng gọi ba.
- Nó vừa kêu vừa chạy xô tới nhanh như một con sóc, nó chạy thót lên và dang hai tay ôm lấy cổ ba nó, nó hôn ba nó cùng khắp, hôn tóc, hôn vai, hôn cả vết thẹo...
- Hai tay nó siết chặt lấy cổ, ... dang cả hai chân rồi câu chặt lấy ba nó, đôi vai nhỏ bé của nó run run.
?- Qua biểu hiện tâm lý và hành động của bé Thu, tác giả đã làm nổi rõ một số nét tính cách của nhận vật ntn? (Câu hỏi thảo luận)
Tình cảm ở em thật sâu sắc, mạnh mẽ, dứt khoát, rạch ròi, cá tính cứng cỏi, ương ngạnh nhưng Thu vẫn là một đứa trẻ với tất cả nét hồn nhiên, ngây thơ. Am hiểu tâm lý trẻ em được diễn tả rất sinh động với tấm lòng yêu mến, trân trọng những tình cảm trẻ thơ.
* Hoạt động 3: Phân tích tình cảm cha con sâu nặng ở ông Sáu.
?- Thái độ của ông Sáu khi mới về phép gặp được con sau nhiều năm xa cách ra sao? Thể hiện được điều gì?
- Đoán biết là con, không thể chờ xuồng cặp lại bến, anh bước vội vàng với những bước dài, kêu to...
- Không ghìm nổi xúc động, bị xúc động vết thẹo lại ửng đỏ lên, giần giật trông rất dễ sợ, giọng... run run.
?- Lúc bị con từ chối, ông Sáu đã có phản ứng, cử chỉ ra sao? Phản ứng ấy bộc lộ tâm trạng của anh như thế nào? Tâm trạng được thể hiện bằng cách nào?
- Đứng sững, mặt sầm lại, hai tay như bị gẫy. 
Þ Thể hiện bằng cách miêu tả để nói lên nỗi đau khổ của anh Sáu, nguyên nhân cốt lõi cũng vì chiến tranh phải xa cách con nên anh mới phải chịu nỗi đau con không nhìn ra cha.
Þ Tình huống bất ngờ, cảnh ngộ éo le.
?- Khi trở lại căn cứ, ông Sáu đã thể hiện tình yêu thương con bằng việc làm nào?
- Ân hận vì đã đánh con
- Làm cho con một chiếc lược bằng ngà voi bằng tất cả tấm lòng yêu thương.
- Chiếc lược như gỡ rối phần nào tâm trạng của anh.
?- Phân tích tình cảm cha con sâu nặng ở ông Sáu?
(thảo luận)
- Nỗi day dứt, ân hận vì đã đánh con.
- Nhớ lời dặn của con, làm cho con chiếc lược bằng tất cả tấm lòng yêu thương, dành hết tâm trí vào công việc. Chiếc lược trở thành một vật quí giá, thiêng liêng, càng làm cho ông Sáu mong gặp lại con.
- Cảnh ngộ đau thương vì chiến tranh, ông Sáu hy sinh nhưng tình cha con vẫn thắm thiết sâu nặng thiêng liêng nên ông trao lại cho người bạn chiếc lược trong giờ phút cuối cùng để mang về cho con gái.
Þ Tình cha con thiêng liêng sâu nặng. Chính chiến tranh gây nên thảm cảnh đau thương mất mát.
* Hoạt động 4: Nhận xét về nghệ thuật trần thuật của truyện.
?- Hãy nêu những nhận xét của em về nghệ thuật của truyện?
- Xây dựng cốt truyện chặt chẽ, có yếu tố bất ngờ nhưng hợp lý. Lựa chọn nhân vật kể chuyện thích hợp. Người kể là bạn thân của nhân vật, chứng kiến khách quan mà còn bày tỏ cảm xúc để truyện có sức thuyết phục hơn.
- Truyện được trần thuật theo lời của bạn ông Sáu Þ Truyện đáng tin cậy hơn, người kể chuyện lại hoàn toàn chủ động, điều khiển nhịp kể.
* Hoạt động 5: Tổng kết về giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện.
- Cho HS đọc ghi nhớ.
* Luyện tập:
- Làm bài tập 1 tại lớp, bài tập 2 về nhà.
I. Đọc và hiểu chú thích:
- Tác giả: Nguyễn Quang Sáng – SGK.
- Hoàn cảnh sáng tác: 1966.
- Tóm tắt truyện.
II. Tìm hiểu văn bản:
1. Tình cảm bé Thu đối với cha:
a. Trước khi nhận ra ông Sáu là cha:
- Mặt nó bỗng tái đi, rồi vụt chạy, kêu thét.
- Nhưng con bé chẳng bao giờ chịu gọi.
- Hất cái trứng ra.
Þ Ương ngạnh, không chịu ông Sáu là cha, phản ứng tâm lý tự nhiên của trẻ thơ.
b. Khi nhận ra ông Sáu là cha:
- Vết thẹo... ba nó đi đánh Tây... bị thương.
- Nó nằm im, lăn lộn... thở dài như người lớn...
Þ Tâm trạng ân hận ray rức.
- Ba... a... a... ba! Tiếng kêu như tiếng xé...
- Nó hôn ba nó cùng khắp. Nó hôn tóc, hôn vai, hôn cả vết thẹo...
- Hai tay siết chặt lấy cổ... dang cảhai chân rồi câu chặt lấy ba nó. đôi vai... run run
Þ Tâm lý được diễn tả sinh động, tình cảm yêu thương cha sâu sắc, mạnh mẽ nhưng cũng rất ngây thơ.
2. Tình cảm cha con sâu nặng ở ông Sáu.
a. Khi mới về thăm con.
- Tình người cha cứ nôn nao.
- Bước vội vàng.
- Giọng run run “Ba đây con”.
Þ Nỗi xúc động.
- Đứng sững lại đó, mặt anh sầm lại, hai tay buông xuống như bị gẫy.
Þ Miêu tả bộc lộ nỗi đau khổ, thất vọng.
b. Lúc ở căn cứ.
- Ân hận... đánh con.
- Cưa từng chiếc răng lược, thận trọng, tỉ mỉ...
- Lấy cây lược ra ngắm ngía.
- Mong gặp lại con.
- Trong giờ phút cuối cùng, móc cây lược đưa cho tôi.
Þ Tình cha con sâu nặng.
3. Nghệ thuật:
- Xây dựng cốt truyện chặt chẽ.
- Có yếu tố bất ngờ.
- Nhân vật kể thích hợp.
III. Tổng kết:
- Ghi nhớ.
- Luyện tập:
BT 1 & 2 trang 194
	4. Dặn dò: 
	- Chuẩn bị kiểm tra văn học.

Tài liệu đính kèm:

  • doc15-71_ChiecLuocNga.doc