Giáo án Lớp 9 môn Ngữ văn - Tiết 81: Trả bài viết tập làm văn số 3

Giáo án Lớp 9 môn Ngữ văn - Tiết 81: Trả bài viết tập làm văn số 3

1. Kiến thức.

 Giúp học sinh:

- Đánh giá được ưu nhược điểm trong bài viết của mình trên cơ sở sửa lỗi của giáo viên.

- Sửa chữa những lỗi sai sót về mặt nội dung và hình thức: Bố cục, câu, từ ngữ, diễn đạt, chính tả.

- Giáo viên kiểm tra đánh giá chất lượng học sinh thông qua kết quả.

2. Kĩ năng.

- Rèn luyện kỹ năng diễn đạt, sửa chữa lỗi để từ đó viết bài tốt hơn.

 

doc 4 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1818Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 9 môn Ngữ văn - Tiết 81: Trả bài viết tập làm văn số 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: / /2006 
Ngày dạy: / /2006 
Tiết 81
Trả bài viết tập làm văn số 3
( Văn tự sự kết hợp yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận)
A. Mục tiêu cần đạt.
1. Kiến thức.
 Giúp học sinh:
- Đánh giá được ưu nhược điểm trong bài viết của mình trên cơ sở sửa lỗi của giáo viên.
- Sửa chữa những lỗi sai sót về mặt nội dung và hình thức: Bố cục, câu, từ ngữ, diễn đạt, chính tả...
- Giáo viên kiểm tra đánh giá chất lượng học sinh thông qua kết quả.
2. Kĩ năng.
- Rèn luyện kỹ năng diễn đạt, sửa chữa lỗi để từ đó viết bài tốt hơn.
3. Thái độ.
- Biết tự sửa chữa những sai sót trong bài làm.
- Tự bản thân viết lại bài cho hoàn chỉnh theo sự sửa chữa.
B. Chuẩn bị:
- Giáo viên:+ Chấm bài viết của học sinh
 + Bảng chữa lỗi chung
- Học sinh: +Xem lại lí thuyết về văn tự sự.
 + Xây dựng dàn ý chi tiết.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động.
* Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ. ( 2’)
Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
* Hoạt động 2: Giới thiệu bài. ( 1’)
Tiết 68, 69 các em đã viết bài văn tự sự kết hợp các yếu tố miêu tả nội tâm và yếu tố nghị luận. Để đánh giá kết quả bài viết thầy cùng các em thực hiện tiết trả bài.
* Hoạt động 3: Trả bài. ( 40’)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của H/s
Nội dung cần đạt
GV chép đề bài lên bảng
Học sinh chép đề bài vào vở.
? Em hãy xác định yêu cầu của đề bài? ( Thể loại )
? Với đề bài trên cần sử dụng kiến thức ở đâu?
Giáo viên cùng học sinh xây dựng dàn ý chi tiết.
? Trình bày phần mở đầu?
? Phần nội dung chính của bài cần kể được những sự việc nào?
? Phần kết bài em sẽ nêu lên vấn đề gì?
GV khái quát dàn ý
GV phô tô bài viết của Hạnh Hoa -> phát cho các nhóm học tập, yêu cầu các nhóm đọc bài và nhận xét bài viết theo dàn ý về các nội dung.
?Bài viết kể về nội dung gì?
?Bài viết có đủ ba phần không?
?Phần nào làm đã đạt yêu cầu, phần nào chưa đạt yêu cầu? Vì sao?
?Diễn biến của câu chuyện có sinh động không? Vì sao?
?Yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận trình bày đã hợp lí chưa? Vì sao?
?Bài viết có mắc phải lỗi diễn đạt, dùng từ, bố cục không?
?Em thử nêu nguyên nhân mà bài viết đã mắc lỗi?
GV yêu cầu học sinh trình bày ý kiến .
GV trả bài cho học sinh
GV cho học sinh đọc bài viết của mình.
GV yêu cầu học sinh tự nhận xét ( ưu điểm, nhược điểm theo bài viết vừa chữa ).
GV nhận xét khái quát một vài nội dung
GV yêu cầu học sinh tự chữa lỗi trong bài viết của mình theo lời phê của giáo viên, yêu cầu học sinh trình bày
GV đưa ra một số lỗi tiêu biểu, học sinh thảo luận chữa lại cho đúng
GV dành một số thời gian đọc một số bài văn hay cho cả lớp tham khảo
- Chép đề
- Xác định
- Độc lập
- Độc lập
- Nêu những sự việc chính
- Trình bày
-Thảo luận nhóm
- Nhận xét
-Nhận xét
-Lí giải
-Nhận xét
-Đọc nhận xét
-Trình bày
-Đọc
-Tự nhận xét
-Nghe, ghi
-Làm độc lập
-Nghe
I. Đề bài.
Em hãy kể về cuộc gặp gỡ với các anh bộ đội nhân ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam ( 22-12). Trong buổi gặp đó em được thay mặt các bạn phát biểu những suy nghĩ của thế hệ cha anh đã chiến đấu, hi sinh để bảo vệ Tổ quốc.
II. Tìm hiểu đề.
- Thể loại: Tự sự ( kết hợp yếu tố miêu tả nội tâm và yếu tố nghị luận ).
- Phạm vi kiến thức: Trong thực tế cuộc sống.
III. Dàn ý.
a . Phần mở đầu.
Giới thiệu thời gian địa điểm quang cảnh khi diễn ra cuộc gặp mặt.
Cảm xúc đầu tiên của bản thân về buổi gặp mặt đó.
b.Phần chính.
Diễn biến của buổi gặp mặt.
-Thành phần, lứa tuổi, ngoại hình, tính cách của các chú bộ đội. Không khí náo nức khi chờ đợi và không khí ồn ào vui vẻ khi gặp mặt.
-Lời giới thiệu của đại diện nhà trường, lời phát biểu của các chú bộ đội.
-Tình cảm, cảm xúc và tâm trạng của em khi chuẩn bị phát biểu. 
( miêu tả nội tâm)
-Nội dung bài phát biểu là những suy nghĩ của em về trách nhiệm của thế hệ sau đối với thế hệ cha anh. ( Sử dụng yếu tố nghị luận)
3. Phần kết.
-ấn tượng cảm xúc chung về buổi gặp gỡ.
-Suy nghĩ của bản thân về hình ảnh của các anh bộ đội.
IV: Trả bài, nhận xét, chữa lỗi.
1.Trả 1 bài học sinh thực hành chữa lỗi.
-Bài viết kể về cuộc gặp mặt giữa các anh bộ đội và học sinh trong toàn trường, em là học sinh được vinh dự phát biểu suy nghĩ của thế hệ mình với thế hệ cha anh đi trước...
-Bài viết đầy đủ ba phần.
- Ba phần đã trình bày đầy đủ nội dung.
-Diễn biến câu chuyện chưa sinh động, các chi tiết trình bày lô gíc, song diễn đạt chưa thoát ý.
- Đã sử dụng yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận, song yếu tố miêu tả nội tâm còn sơ sài thiếu cảm xúc, yếu tố nghị luận chưa rõ ràng, chưa làm nổi bật, và sinh động cho câu chuyện.
-Diễn đạt lủng củng, lặp nhiều từ hôm nay, ai cũng tập nập với công việc của mình, hôm nay trường thật vui tươi...
-Thừa ý, lặp ý .
-Chưa lập dàn ý cho bài viết.
-Không trau dồi vốn từ...
2. Nhận xét
*. Ưu điểm.
- Các em đã nắm được cách thức viết một bài văn tự sự có bố cục rõ ràng, chặt chẽ. Câu chuyện đã có đầy đủ diễn biến sự việc.
- Bài viết đã biết kết hợp các yếu tố nghị luận và miêu tả nội tâm, ngôn ngữ đối thoại và độc thoại phù hợp như nói chuyện với bạn. Tâm trạng đối thoại nội tâm 
- Vận dụng các yếu tố nghị luận khi rút ra bài học cho bản thân.
- Một số bài viết có cách hành văn trong sáng, cảm xúc được diễn tả sâu sắc, già hình ảnh.
- Một số bài viét có nhiều tiến bộ về chữ viêt, cách trình bày, bố cục, kĩ năng viết như bài: Thùy, Thảo, Huyền
*. Nhược điểm.
- Nội dung một số bài viết còn sơ sài.
- Số ít tạo tình huống gượng ép.
- Bài viết lan man sa vào kể lể.
-Việc vận dụng các yếu tố không có hoặc còn mờ nhạt.
- Chữ viết còn sai nhiều lỗi chính tả, danh từ riêng không viết hoa.
- Diễn đạt còn lủng củng, không thoát ý.
- Một số bài trình bày bẩn, sai nhiều lỗi chính tả.
3. Chữa lỗi.
*. Lỗi chính tả. 
*.Lỗi dùng từ, diễn đạt.
4 Đọc bài văn hay.
- Đọc bài Bùi Thùy
* Hoạt động 4: Hướng dẫn học ở nhà ( 2’)
- Viết lại bài văn theo dàn ý.
- Soạn bài: Những đứa trẻ.

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 81 - tra bai so 3.doc