Giáo án Lớp 9 môn Ngữ văn - Tiết: 90: Trả bài kiểm tra học kì I

Giáo án Lớp 9 môn Ngữ văn - Tiết: 90: Trả bài kiểm tra học kì I

a.Kiến thức:

giúp học sinh ôn lại kiến thức và kỹ năng được thể hiện trong bài kiểm tra; thấy được những ưu điểm và hạn chế của mình; tìm ra phương hướng khắc phục.

 b. Kỹ năng:

Phát hiện lỗi sai và sửa chữa các lỗi sai, tái hiện kiến thức, phân tích đề.

 c. Thái độ:

 

doc 5 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 2429Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 9 môn Ngữ văn - Tiết: 90: Trả bài kiểm tra học kì I", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết: 90	 	 TRẢ BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ I
Ngày dạy: 
1.Mục tiêu:
a.Kiến thức:
giúp học sinh ôn lại kiến thức và kỹ năng được thể hiện trong bài kiểm tra; thấy được những ưu điểm và hạn chế của mình; tìm ra phương hướng khắc phục.
 b. Kỹ năng:	
Phát hiện lỗi sai và sửa chữa các lỗi sai, tái hiện kiến thức, phân tích đề.
 c. Thái độ:
GD học sinh tính cẩn thận, chu đáo.
2.Chuẩn bị:
GV: Giấy Ao .
HS: Phiếu học tập.
3. Phương pháp:
Nêu vấn đề, hợp tác, phân tích ngôn ngữ, dùng lời có nghệ thuật, thực hành theo mẫu, tái tạo.
4.Tiến trình dạy học:
4.1 Ổn định tổ chức: kiểm tra sĩ số
 4.2 Kiểm tra bài cũ: Không 
 4.3 Giảng bài mới: 
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
Hoạt động 1: Ghi đề.
r Nhắc lại đề bài?
Hoạt động 2: Xác định đề.
r Xác định những yêu càu của đề bài?
r Thể loại là gì?
rNội dung?
Hoạt động 3: Nhận xét ưu khuyết điểm.
õ Ưu điểm: 
- Một số em hiểu đề và làm bài khá tốt.
- đa số các em đều làm đúng câu 2 phần Văn – Tiếng Việt.
- Nhìn chung bài viết ít sai các lỗi hơn các bài kiểm tra trước.
- Bài tập làm văn đa số đưa ra được tình huống, sự việc.
Hạn chế:
- Trong câu hỏi 1b đa số chỉ nêu được một ý: Lối sống giản dị, thanh cao của Bác.
- Một trường hợp xác định sai phương châm hội thoại ( Lịch sự).
- Một số bài viết chữ quá cẩu thả, các sự viẹc đưa ra rất đơn điệu.
Bước 4: Công bố điểm.
TB: 26 bài. TBØ: 12 bài.
( Không có bài điểm 2).
Bước 5: Phát bài.
Bước 6: Lập dàn bài.
r Gv cho học sinh nhóm nhỏ theo bố cục từng phần.
Bước 7: Sửa lỗi.
r GV gọi học sinh lên bảng sửa.
Bước 1: Ghi đề.
A. PHẦN VĂN – TIẾNG VIỆT:
Câu 1: ( 2 điểm)
Đọc hai câu thơ sau: 
Thu ăn măng trúc, đông ăn giá
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao.
a. Đây là hai câu thơ của Nguyễn Bỉnh Khiêm mà tác giả Lê Anh trà đã dúng để trích dẫn trong văn bản nào? (0,5điệm).
b. Hãy cho biết việc tác giả đưa hai câu thơ ấy vào văn bản có ý nghĩa gì?(1,5điểm).
Câu 2: ( 2 điểm)
“Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi
Hàng xóm bốn bên trở về lầm lụi
Đỡ đấn bà dựg lại túp lều tranh
Vẫn vững lòng bà dặn cháu đinh ninh 
Bố ở chiến khu bố còn việc bố
Mày có viết thư chớ kể này, kể nọ
Cứ bào nhà vẫn được bình yên.”
( Bếp lửa – Bằng Việt).
a. So sánh sự việc xảy ra với lời bà dặn cháu trong đoạn thơ, em thấy một phương châm hội thoại đã bị vi phạm, đó là phương châm hội thoại nào? (1 điểm).
b. Sự vi phạm phương châm hội thoại này có ý nghĩa gì? ( 1 điểm).
B. LÀM VĂN( 6 điểm)
Một lần em chép bài của bạn. Hãy kể lại việc làm sai trái đó.
Bước 2: Xác định đề.
A. PHẦN VĂN – TIẾNG VIỆT:
Câu 1: a. Xác định hai câu trên trích trong bài viết nào của Lê Anh Trà?
b. Tại sao tác giả lại đưa hai câu thơ trên của Nguyễn Bỉnh Khiêm vào trong bài viết về vẻ đẹp của Bác trong “ Phong cách Hồ Chí Minh”?
Câu 2: a. Giặc đốt cháy làng xóm và cả ngôi nhà của hai bà cháu đến nỗi làng xóm phải cùng nhau đỡ đần dựng lại túp lều tạm bợ cho hai bà cháu. Thế nhưng bà lại dặn cháu viết thư không kể những chuyện đó cho bố biết. Vậy sự thật không nói ra thì vi phạm phương châm hội thoại nào?
b. Tại sao bà lại vi phạm phương châm ấy? ( Dụng ý của người bà bảo cháu đừng kể cho bố nghe là gì?).
B. LÀM VĂN
- Thể loại: Tự sự kết hợp với các phương thức biểu đạt: miêu tả, Biểu càm, Đối thoại, Độc thaọi nội tâm, nghị luận,
- Nội dung: Chép bài của bạn à Việc làm sai trái.
Bước 3: Nhận xét ưu khuyết điểm.
Bước 4: Công bố điểm.
Bước 5: Phát bài.
Bước 6: Lập dàn bài.
A. PHẦN VĂN – TIẾNG VIỆT: ( Gợi ý trả lời)
a. Văn bản “ Phong cáh Hồ CHí Minh”
b. - Tác giả liên hệ cách sống của Bác với cách sống của Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm. Đây là ba nhân cách lớn, ba nhà văn hóa có lối sống vừa thanh cao, vừa hết sức giản dị.
- Việc so sánh cách sống của Bác với bậc hiền triết cho thấy Người rất phương đông, gắn bó sâu sắc với vẻ đẹp tinh thần của dân tộc.
- Lối sống của Bác cũng như các nhà văn hóa Nguyễn Trãi, nguyễn Bỉnh Khiêm không phải là cáh sống tự thần thánh hóa bản thân mà đã kết thànhmột quan niệm thẫm mỹ, một hình thức di dưỡng tinh thần cao đẹp.
Câu 2: a. Vi phạm phương châm về chất.
b. việc vi phạm phương châm về chất có ýa nghĩa: bà không muốn cháu thông báo với cha mẹ biếtnhững khó khăn ở nhà để cha mẹ cháu yên tâm công tác. Từ đó thấy được sự hy sinh của bà: vì con, vì cháu.
B. LÀM VĂN
MB: Giới thiệu được sự vịec chép bài của bạn.
TB: Hoàn cảnh xảy ra sự việc.
Nguyên nhân dẫn đến việc làm sai trái: chép bài của bạn.
Những suy nghĩ trước khi chép bài.
Cảm giác khi chép bài.
Kết thúc sự viẹc có thể:
+ Bị cô hoặc bạn phát hiện.
+ Có thể bạn cho chép bài không đồng tình.
+ Có thể tự vấn lương tâm tự mình xấu hổ.
Cách giải quyết của bản thân.
Bài học về sự ân hận, quyết tâm yừ bỏ.
KH: Nêu khái quát câu chuyện và rút ra bài học cho bản thân và cho mị người.
Bước 7: Sửa lỗi sai.
Chính tả:
Lỗi sai
Sửa đúng
Giảng dị
Thầng thánh 
Gặc hái
Chép bày
Mắt lỗi
Bụt giảng
Giản dị
Thần thánh
Gặt hái
Chép bài
Mắc lỗi
Bục giảng
Dùng từ:
Lỗi sai
Sửa đúng
- Bạn ấy được điểm thấp
- Qua đó em rút ra không nên tự chủ mà phải kiên trì.
- Tim tôi đập phình phịch.
Bạn ấy bị điểm kém
- Qua đó em rút ra không nên ỷ lại vào người khác mà phải có ý thức trong học tập.
- Tôi thấy rất hồi hộp, tim càng đập nhanh hơn nữa.
Diễn đạt: Không.
Đặt câu: Không.
Kiến thức: Không.
4.4 Củng cố và luyện tập: 
Gv lưu ý học sinh khi làm bài kiểm tra hay thi.
4.5 Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà.
	-Xem lại các kiến thức đã học ở học kì I.
	- Chuẩn bị SHK học kì II và soạn bài “ Phép phân tích và tổng hợp”
Trả lời các câu hỏi SGK vào vở soạn bài.
 5.Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 90.doc