Giáo án Lớp 9 môn Ngữ văn - Tiết học 54: Tập làm thơ tám chữ

Giáo án Lớp 9 môn Ngữ văn - Tiết học 54: Tập làm thơ tám chữ

a.Kiến thức:

Nắm được đặc điểm khả năng miêu tả biểu hiện phong phú của thể thơ 8 chữ.

 b. Kỹ năng:

Phát huy tinh thành sáng tạo, hứng thú trong học tập, rèn luyện thêm năng lực cảm thụ thơ ca.

 c. Thái độ:

GD học sinh lòn yêu thơ ca.

 

doc 3 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 2057Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 9 môn Ngữ văn - Tiết học 54: Tập làm thơ tám chữ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết: 54	 	 TẬP LÀM THƠ TÁM CHỮ
Ngày dạy: 
1.Mục tiêu:
a.Kiến thức:
Nắm được đặc điểm khả năng miêu tả biểu hiện phong phú của thể thơ 8 chữ.
 b. Kỹ năng:	
Phát huy tinh thành sáng tạo, hứng thú trong học tập, rèn luyện thêm năng lực cảm thụ thơ ca.
 c. Thái độ:
GD học sinh lòn yêu thơ ca.
2.Chuẩn bị:
GV: Giấy Ao .
HS: Phiếu học, soạn bài...
3. Phương pháp:
Nêu vấn đề, hợp tác, phân tích ngôn ngữ, dùng lời có nghệ thuật, thực hành theo mẫu, trò chơi.
4.Tiến trình dạy học:
4.1 Ổn định tổ chức: kiểm tra sĩ số
 4.2 Kiểm tra bài cũ: 
Hãy chọn câu trả lời đúng nhất.
Câu 1: Dòng nào nói đúng và đủ nhất các loại cá được nói đến trong bài thơ?
a. Cá bạc, cá thu, cá nhụ, cá chim, cá đé.
b. Cá bạc, cá thu, cá nhụ, cá chim, cá chuối, cá chim.
c. Cá bạc, cá thu, cá nhụ, cá chim, cá đé, cá song. (X)
d. Cá bạc, Cá thu, cá chuối, cá chim, cá đé, cá song.
Câu 2: Khổ thơ cuối trong bài “Đoàn thuyền đánh cá” nói về khoảng thời gian nào?
a. Bình minh (X)
b. Hoàng hôn.
c. Đêm tối.
d. Giữa trưa.
Em hãy cho biết cảnh lao động trên biển ban đêm của những người lao động vùng biển Quãng Ninh? (6đ).
- Công việc của người lao động đánh cá như gắn với thiên nhiên 
- Con thuyền vốn nhỏ bé trở nên hùng vĩ, khổng lồ hòa nhập với kích thước rộng lớn của thiên nhiên vũ trụ.
- Công việc lao động nặng nhọc của người đánh cá đã trở thành bài ca đầy nhịp nhàng cùng thiên nhiên.
à Niềm say sưa hào hứng và ước mơ bay bổng của con người muốn hòa nhập với thiên nhiên.
Thiên nhiên trên biển đẹp rực rỡ, lung linh, huyền ảo.
 4.3 Giảng bài mới: 
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
Hoạt động 1: Nhận diện thể thơ tám chữ.
5Gọi 3 học sinh lần lượt đọc đoạn trích a, b, c?
S Gv cho Hs thảo luận nhóm (6 phút)
Nhóm 1, 3: Số chữ, cách gieo vần, cách ngắt nhịp trong đoạn trích a?
Nhóm 2, 4: Số chữ, cách gieo vần, cách ngắt nhịp trong đoạn trích b
Nhóm 5,6: Số chữ, cách gieo vần, cách ngắt nhịp trong đoạn trích c?
Các nhóm trình bày, Hs chất vấn – Gv nhận xét –Ghi bảng.( Treo bảng phụ)
Gv sử dụng bảng phụ ghi các ví dụ sau, yêu cầu HS xác định số chữ, gieo vần, cách ngắt nhịp?
a. Tôi về giữa miền Nam, trời của mẹ
Miền Anm ơi! Nửa vạt áo mưa dầm.
Mỗi chiến công hay từng giọt lệ.
Đều xóa dần núi cách sông ngăn.
 ( Chế Lan Viên)
b. Khi nào thấy trên đường dài mệt mỏi
Cần nghỉ ngơi đôi chút cạnh bờ sông
Em hãy đến tìm tôi nơi bến đợi
Tàn đa tôi bóng mát vốn quen dừng
Khi nào thấy đời buồn gặm nhấm
Cần một lời tiếp sức để đi xa
Em hãy đến tìm tôi nơi bãi vắng 
Biển tôi chờ con sóng mãi ngân nga
Khi nào đó lòng mang thương tích
Những vết thương vô ý tự gây nên
Em hãy đến tìm tôi chiều tĩnh mịch
Tôi xin làm con suối tám cho em
 (Xuân Hoàng)
Trả lời:
a. Tôi về giữa miền Nam,/ trời của mẹ
Miền Nam ơi!/ Nửa vạt áo mưa dầm.
Mỗi chiến công/ hay từng giọt lệ.
Đều xóa dần /núi cách /sông ngăn.
I. Nhận diện thể thơ tám chữ.
Cách nhận diện
Câu a
Câu b
Câu c
Số chữ trong câu
8
8
8
Gieo vần
Vần chân liên tiếp: tan- ngàn, mới –gợi, bừng –rừng, gắt –mật.
Vần chân liên tiếp: về – nghe, học –nhọc, bà –xa.
Vần chân gián cách:ngát- hát, non-son, đứng-dưng,trên- nhiên.
Ngắt nhịp
Đa dạng, linh hoạt
Đa dạng, linh hoạt
Đa dạng, linh hoạt
Số câu
Không hạn định
Không hạn định
Không hạn định
- Câu thơ có tám tiếng. Mỗi tiếng tùy theo thể loại có thể có bốn câu, tám câu hoặc có nhiều khổ thơ.
- Ngắt nhịp linh hoạt 4/4 hoặc 3/ 3 /2 hoặc 3/ 2/ 3.
* Ghi nhớ.
4.4 Củng cố và luyện tập: 
Nêu đặc điểm thể thơ tám chữ.
4.5 Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà.
	-Xem lại các bài đã học về văn học trung đại.
	- Lập dàn ý cho đề văn tự luận trong bài kiểm tra cảm nhận về vẻ đẹp người phụ nữ qua hai tác phẩm. “Chuyện người con gái Nam Xương” và “Truyện Kiều”?
 5.Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 54.doc