I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Giúp HS :
- Thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, thanh cao và giản dị.
- Từ lòng yêu kính, tự hào về Bác, HS có ý thức tu dưỡng, học tập, rèn luyện theo gương Bác.
I/ CHUẨN BỊ:
- GV: SGV- SGK- Tài liệu- Thiết bị dạy học.
- HS: SGK- Soạn bài.
Ngày soạn: Ngày dạy:. Lớp Tuần I- Bài 1. Ngày dạy:. Lớp Tiết 1+2 Văn bản: Phong cách Hồ Chí Minh. ( Lê Anh Trà) I/ Mục tiêu cần đạt: Giúp HS : - Thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, thanh cao và giản dị. - Từ lòng yêu kính, tự hào về Bác, HS có ý thức tu dưỡng, học tập, rèn luyện theo gương Bác. I/ Chuẩn bị: - GV: SGV- SGK- Tài liệu- Thiết bị dạy học. - HS: SGK- Soạn bài. Iii/ CáC Bước lên lớp:........ 1.ổn định tổ chức: 2.Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS. 3. Bài mới: GV giới thiệu bài. : Hồ Chí Minh không chỉ là anh hùng dân tộc vĩ đại mà còn là danh nhân văn hoá thế giới( Người được tặng danh hiệu danh nhân văn hoá thế giới năm 1990). Bởi vậy, phong cách sống và làm việc của Bác Hồ không chỉ là phong cách sống và làm việc của người anh hùng dân tộc vĩ đại mà còn là của một nhà văn hoá lớn, một con người của nền văn hoá tương lai. Vậy vẻ đẹp văn hoá của phong cách Hồ Chí Minh được hình thành và biểu hiện trong suốt cuộc đời của Người ra sao, chúng ta sẽ tìm hiểu bài hôm nay Hoạt động của thầy. Hoạt động 1:Đọc- chú thích. H: Văn bản ra đời vào thời điểm nào? H: Lê Anh Trà đã viết về đề tài nào? H: Tác giả muốn giúp ta hiểu thêm gì về Bác kính yêu? GV hướng dẫn HS đọc văn bản: giọng đọc chậm rãi, khúc triết. Gv đọc mẫu và gọi 2 HS đọc tiếp. GV yêu cầu 2 HS nêu và giải đáp nghĩa của một số từ Hán Việt trong phần chú thích SGK- 7. H: Lê Anh Trà thể hiện bài viết bằng kiểu văn bản nào? H: Theo em vì sao ông chọn kiểu văn bản đó? Trong bài viết tác giả đã dùng những yếu tố gì để làm nổi bật vẻ đẹp tâm hồn của Bác? - Thuyết minh và nghị luận. H: Văn bản có bố cục gồm mấy phần? Mỗi phần tương ứng với đoạn nào của văn bản? H: Nội dung chính của các phần trong văn bản? Hoạt động 2: Đọc- hiểu ý nghĩa văn bản. GV yêu cầu HS đọc lại đoạn đầu của văn bản. H: Phong cách Hồ Chí Minh được hình thành như thế nào? H: Hồ Chí Minh đã tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại trong hoàn cảnh? GV tích hợp với lịch sử lớp 9 qua bài “Những hoạt động của Nguyễn ái Quốc”. H: Em hãy đọc một vài câu thơ diễn tả những gian khó Bác vượt qua trong quá trình tìm đường cứu nước? “Đời bồi tàu lênh đênh theo sóng bể Người đi hỏi khắp bóng cờ châu Mĩ, châu Phi Những đất tự do, những trời nô lệ Những con đường cách mạng đang tìm đi” ( “Người đi tìm hình của nước”- Chế Lan Viên). H: Người đã làm thế nào để tiếp nhận vốn tri thức của các nước trên thế giới? H: Em có nhận xét gì về cách tiếp thu nền văn hoá các nước của Bác ? H: Người đã đạt được kết quả như thế nào trong quá trình tìm hiểu đó? H: Thái độ của Người khi tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại ra sao? HS thảo luận H: Có ý kiến cho rằng: “ Phong cách Hồ Chí Minh là sựu kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại” dựa trên cơ sở nào để khẳng định điều đó? GV bình và chuyển ý . GV dùng lệnh yêu cầu HS đọc phần 2. H: Phong cách HCM thể hiện trên những phương diện nào? H: Để làm nổi bật lên phong cách của Người, tác giả đã dùng phương thức biểu đạt nào? H: Lê Anh Trà đã dùng biện pháp nghệ thuật gì để giới thiệu về phong cách HCM ? tác dụng? HS thảo luận H: Khi giới thiệu về phong cách HCM, tác giả đã liên tưởng tới những ai? điều đó gợi cho em suy nghĩ gì? H: Qua lời giới thiệu của tác giả, em hiểu thêm gì về Bác kính yêu? H: Từ vẻ đẹp của Người, em liên tưởng tới những bài thơ, câu văn hay mẩu chuyện nào về Bác? HS các nhóm thi đọc thơ và kể chuyện về Bác. “ Nhớ ông cụ mắt sáng ngời áo nâu túi vải đẹp tươi lạ thường” “ Nhà gác đơn sơ một góc vườngiữa thế gian” H: Tác giả đã dùng nghệ thuật gì giúp người đọc cảm nhận được vẻ đẹp phong cách HCM ? H: Qua đó, em hiểu gì về thái đọ và tình cảm của tác giả đối với Bác? H: Qua bài viết, tác giả gửi gắm đến người đọc điều gì? H: Em sẽ làm gì để xứng đáng với Bác kính yêu? Hoạt động của trò. I.Đọc- chú thích: 1.Tác giả: Lê Anh Trà 2. Tác phẩm -Đọc -Giải thích từ khó: Phong cách, truân chuyên, uyên thâm, siêu phàm, hiền triết, danh nho. - Kiểu loại: văn bản nhật dụng. - Phương thức nghị luận và thuyết minh( Giúp cho người dân VN hiểu thêm về Bác qua bài báo ngắn và ngôn ngữ dễ hiểu, mang tính đại chúng) - Bố cục băn bản. - Đoạn 1: Từ đầu đến hiện đại: Quá trình hình thành phong cách Hồ Chí Minh. - Đoạn 2: tiếp đến hạ tắm ao:những vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh. - Đoạn 3: còn lại: Bình luận và khẳng định ý nghĩa văn hoá của phong cách Hồ Chí Minh. II. Tìm hiểu văn bản: 1. Quá trình hình thành phong cách Hồ Chí Minh. -Tiếp xúc với nhiều nước, nhiều vùng trên TG: +Ghé nhiều hải cảng thăm các nước châu Phi,á, Mĩ +Sống dài ngày ở Anh, Pháp - Nói và viết thạo nhiều thứ tiếng ngoại quốc. - Học hỏi, tìm hiểu văn hoá thế giới một cách uyên thâm => Người tiếp thu một cách chủ động và tích cực: nắm vững ngôn ngữ giao tiếp; học qua thực tế và sách vở nên có kiến thức uyên thâm. - Tiếp thu một cách chọn lọc. - Tiếp nhận tinh hoa văn hoá tiến bộ của nhân loại nhưng không đoạn tuyệt với văn hoá truyền thống của dân tộc. HS thảo luận: - Hiện đại: tinh hoa văn hoá của các nước tiên tiến trên thế giới. - Truyền thống: nhân cách Việt Nam, nét đẹp văn hoá Việt và văn hoá phương Đông. 2. Biểu hiện của phong cách Hồ Chí Minh. +Nơi ở và làm việc +Trang phục +Việc ăn uống +Tư trang của Người - Dùng yếu tố thuyết minh kết hợp với nghị luận để giới thiệu về phong cách HCM. - Sử dụng phép liệt kê và so sánh -> vẻ đẹp riêng của vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc VN. => Phong cách HCM là sự kế tục và phát huy nét đẹp tâm hồn người Việt- một vẻ đẹp bình dị mà thanh cao HS thảo luận - Tác giả liên tưởng tới Nguyễn Trãi và Nguyễn Bỉnh Khiêm- những người anh hùng và danh nhân văn hoá Việt Nam - Cảm phục trước vẻ đẹp thanh cao giản dị của vị chủ tịch nước và ca ngợi nét đẹp trong phong cách của Người. HS III. Ghi nhớ: SGK trang 8 -Kết hợp yếu tố thuyết minh và nghị luận nhuận nhị. -Sử dụng khéo léo các biện pháp nghệ thuật liệt kê, so sánh và lối lập luận vững vàng. - Phong cách HCM vừa mang vẻ đẹp trí tuệ vừa mang vẻ đẹp đạo đức -Lòng yêu kính và tự hào về Bác. - Học tập và noi gương Bác. Hoạt động 4: Hướng dẫn luyện tập và giao bài về nhà. IV. Luyện tập. 1.Bài tập: Nêu những nét khác nhau giữa văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ” và văn bản “ Phong cách Hồ Chí Minh” từ đó nêu cảm nghĩ của em về vẻ đẹp tâm hồn của Bác. HD: GV đã yêu cầu HS đọc lại văn bản “ Đức tính giản dị của Bác Hồ” và trong quá trình tìm hiểu bài mới cũng đã so sánh nhằm khắc sâu bài giảng vì vậy HS có thể đối chiếu 2 văn bản này trên phương diện nghệ thuật và nội dung - Văn bản: “Đức tính giản dị của Bác Hồ” chỉ trình bày những biểu hiện về lối sống giản dị của Bác. - Văn bản: “ Phong cách Hồ Chí Minh” nêu cả quá trình hình thành phong cách sống của Bác trên nhiều phương diệnvà những biểu hiện của phong cách đó-> nét hiện đại và truyền thống trong phong cách của Bác; lối sống giản dị mà thanh cao; tâm hồn trong sáng và cao thượng=> mang nét đẹp của thời đại và của dân tộc VN 4.Củng cố; Bài tâp trắc nghiệm: 1.Vấn đề chủ yếu được nói tới trong văn bản là gì? A.Tinh thần chiến đấu dũng cảm của Chủ Tịch HCM B.Phong cách làm việc và nếp sốngcủa HCM C.Tình cảm của nhân dân VN đối với Bác D.Trí tuệ tuyệt vời của HCM 2.ý nào nói đúng nhất điểm cốt lõi của phong cach HCM? A.Biét kết hợp hài hoà giữa bản sắc văn há dân tộc và tinh hoa văn hoá nhân loại B.Đời sống vật chát giản dị kết hợp hài hoà với đờ sống tinh thần phong phú C.Có sự kế thưa vẻ đẹp trong cách sống của các vị hiền triết xưa D.Am hiểu nhiều về các dân tộc và nhân dân trên thế giới 5.Hướng dẫn về nhà: Viết đoạn văn bày tỏ lòng yêu kính và biết ơn Bác. Chuẩn bị tiết 3: Phương châm hội thoại(ôn lại kiến thức lớp 8: hội thoại và lượt lời trong hội thoại) Ngày soạn: .. Ngày dạy: LớpTuần I- Bài I Tiết 3: Tiếng Việt Các phương châm hội thoại. I/ Mục tiêu cần đạt: Giúp HS: - Nắm được nội dung phương châm về lượng và phương châm về chất. - Biết vận dụng những phương châm này trong giao tiếp. II/ Chuẩn bị: - Thầy: SGV- SGK- Soạn giáo án- Thiết bị dạy học. - Trò: Đọc và tìm hiểu ngữ liệu- ôn lại kiến thức lớp 8. Iii/ CáC Bước lên lớp: 1.ổn định tổ chức: 2.Kiểm tra bài cũ: H: Trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp phong cách Hồ Chí Minh? đọc bài thơ hoặc kể mẩu chuyện về lối sống giản dị của Bác. GV đưa ngữ liệu kiểm tra lại kiến thức về phần hội thoại để từ đó vào bài mới H: Đọc và xác định vai trong cuộc hội thoại ? 3. Bài mới: GV dùng ngữ liệu kiểm tra bài cũ và dẫn dắt vào bài mới. Hoạt động của thầy-trò. Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu khái niệm phương châm về lượng. HS đọc VD 1 H: An yêu cầu Ba giải đáp điều gì? H: Câu trả lời của Ba đáp ứng điều cần giải đáp chưa? vì sao? H: Theo em, Ba cần trả lời thế nào? H: Qua đó em rút ra được kết luận gì khi hội thoại? GV cho HS tìm hiểu VD 2. H: Yếu tố nào tác dụng gây cười trong câu chuyện trên? H: Theo em, anh có “ lợn cưới” và anh có “ áo mới” phải trả lời câu hỏi của nhau như thế nào là đủ? H: Để cuộc hội thoại có hiệu quả cần chú ý điều gì? GV: Gọi đó là phương châm về lượng trong giao tiếp H: Thế nào là phương châm về lượng trong giao tiếp? GV nhắc lại đơn vị kiến thức trong phần ghi nhớ 1. GV đưa bài tập nhanh. Hoạt động 2: Tìm hiểu khái niệm phương châm về chất. H: Trong câu chuyện, lời nói của hai NV có đúng với sự thật không? H: Truyện cười phê phán điều gì? H: Qua đó em thấy khi giao tiếp cần tránh điều gì? GV đưa bài tập nhanh. H: Khi GV hỏi bạn A nghỉ học có lí do không( em cũng không biết rõ lí do)? lí do gì thì em sẽ trả lời ra sao? Vì sao? H:Từ câu chuyện, em rút thêm ra bài học gì khi giao tiếp? GV yêu cầu HS đọc ghi nhớ Nội dung. I. Phương châm về lượng. 1.Ví dụ *VD 1 - Điều cần được giải đáp là địa điểm bơi -Câu trả lời của Ba chưa đáp ứng điều cần giảI đáp -> Khi giao tiếp cần nói có nội dung. *VD 2 - lượng thông tin thừa trong các câu trả lời của cả hai đối tượng giao tiếp. -> Nói và đáp đúng yêu cầu của cuộc giao tiếp, không thiếu cũng không thừa. => Nội dung của lời nói phải đáp ứng yêu cầu của cuộc giao iếp, không thừa và không thiếu. *Ghi nhớ 1: SGK trang 9 II. Phương châm về chất. -Cả hai NV nói những điều không đúng với sự thật về quả bí và cáI nồi -Truyện cười phê phán tính nói khoác. ->Khi giao tiếp cần tránh nói những điều mà mình không tin là đúng sự thật. *Khi chưa biết chắc chắn, có thể: +Không trả lời vì chưa có bằng chứng xác thực +Nên dùng các tình tháI từ “hình như, có lẽ”khi trả lời. *Ghi nhớ 2- 10. Hoạt động 3: Hướng dẫn HS luyện tập. III. Luyện tập: Bài tập 1:- Câu a thừa cụm từ “ nuôi ở nhà”. - Câu b thừ cụm từ “ có hai cánh”. Bài tập 2: Chọn từ ngữ thích hop điền vào chỗ trống: a. Nói có căn cứ chắc chắn là nói có sách mách có chứng. b. Nói sai ... Phong cách HCM -Đồng chí -Bài thơ.k kính -Đoàn thuyềncá -Bếp lửa -ánh trăng -Làng -Lặng lẽ Sa Pa -Chiếc lược ngà -Tiếng nói của văn nghệ -Chuẩn bị hành trang vào T.kỉ mới -Con cò -Mùa xuân nho nhỏ -Viếng lăng Bác -Sang thu -Nói với con -Những ngôI sao xa xôi -Bến quê -Bắc sơn -Tôi và chúng ta Lê .A.Trà -Ch. Hữu -P.T.Duật -Huy Cận -Bằng Việt -Ng.Duy -Kim Lân -N.T.Long -N.Q.Sáng -N.Đình Thi -Vũ Khoan -C.L.Viên -Thanh Hải -V.Phương -H.Thỉnh -Y Phương -Lê Minh Khuê N.M.Châu N.H.Tưởng L.Q.Vũ Hoạt Động của thầy-trò Nội dung H:VHVN bao gồm mấy bộ phận hợp thành?Đó là bộ phận nào? H:Xác định thời điểm ra đời của VHDG? H:Đặc điểm của VHDG? H:Kể tên các thể loại của văn học dân gian? H:Khái quát giá trị của VHDG đối với đời sống tinh thần của DT?đối với các nhà văn, nhà thơ? GV:VHDG của các DT trên đất nước VN góp phần làm phong phú đa dạng nền VH , văn hóa cuaDT. H:Văn học viết xuất hiện tư TK nào?Viết =những chữ nào? H:Kể tên các tP-TG VH viết? H:Đặc điểm của VH chữ Hán ở VN?Kể tên các TG-TP viết = chữ Hán ở VN? H:Văn học chữ Nôm ra đời và pt mạnh ở thời kì nào? Kể tên các tg,tp chữ Nôm? H:Văn học chữ quốc ngữ ra đời từ khi nào? H:Lịch sử VH viết VN từ TKX đến nay có thể chia thành mấy thời kì lớn?Mỗi thời kì lại chia làm những giai đoạn nào? H:Những đặc điểm về ND tư tưởng của VHVN là gì? H:Nhắc lại các tp văn học theo các thể loại? I.Nhìn chung về nền văn học Việt Nam 1.Các bộ phận hợp thành nền VHVN a.Văn học dân gian: -Thời điểm ra đời:Từ khi con người chưa có chữ viết -Đặc điểm của VHDG: +Mang tính tập thể(NDLĐ là người sáng tác) +Mang tính truyền miệng(Lưu truyền = lời nói) +Mang tính dị bản -Các thể loại VHDG phổ biến: +Truyện dân gian:Thần thoại, truyền thuyết, cổ tích,ngụ ngôn, truyện cười,sử thi, truyện thơ +Thơ ca DG: Ca dao, dân ca, câu đố +Nghị luận DG:Tục ngữ, thành ngữ +Sân khấu DG:Chèo ,tuồng, kịch rối -Giá trị ,ý nghĩa xã hội, văn hóa của VHDG: +VHDG là nguồn nuôi dưỡng tâm hồn, trí tuệ của hàng nghìn thế hệ trong ND qua mọi thời đại +VHDG là kho tàng chất liệu vô cùng phong phú cho các nhà văn học tập, khai thác, phát triển và nâng cao +VHDG tiếp tục phát triển vẫn giữ vị trí quan trọng khi VH viết đã xuất hiện và lớn mạnh b.Văn học viết: *Văn học chữ Hán: -Ra đời từ TK X đến nửa đầu TKXX: +Văn thơ Lý-Trần:Chiếu dời đô(Lý Công Uẩn), Nam quốc sơn hà(Lý Thường Kiệt), Hịch tướng Sĩ(Trần Quốc Tuấn), Bình Ngô đại cáo(Ng.Trãi) +Thơ:Có các TG:Lê Thánh Tông,Ng Bỉnh Kiêm, Nguyễn Dữ,Ngô Gia văn pháI, Cao Bá Quat, Nguyễn Du, Phan Bội Châu, Hồ Chí Minh *Văn học chữ Nôm: -Ra đời từ TK13 và pt mạnh đến TK19,20 -Tác giả:Nguyễn Trãi(Quốc âm thi tập), Nguyễn Gia Thiều, Đoàn Thị Điểm, Hồ Xuân Hương, Ng.Công Trứ,Ng.Khuyến, Tú Xương, Nguyễn Đình Chiểu và đỉnh cao nhất là Nguyễn Du. *VH chữ quốc ngữ: +Chữ quốc ngữ ra đời từ TK17 đến cuối TK19 ở Nam bộ xuất hiện tp đầu tiên vào đầu TKXX *TG nổi tiếng viết văn = chữ Hán và tiếng Pháp :Nguyễn Aí Quốc 2.Tiến trình lịch sử VHVN a.Từ TKX đến hết TK19:VH trung đại trảI qua nhiều giai đoạn:TKX->XV; XVI->nửa sau TKXVIII-nửa đầu TKXIX, nửa sau TKXIX -VH ra đời, tồn tại và phát triển trong khuôn khổ chế độ XHPKVN-Lịch sử giành và giữ vững nền độc lập và tự chủ của đất nước, xd quốc gia Đại Việt hùng mạnh. -Có những đặc điểm chung về tác giả, thể loại và thi pháp -TP-TG lớn:Nguyễn TrãI, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương b.Từ đầu TKXX->1945:VH chuyển sang thời kì hiện đại -VH vận động phát triển theo hướng hiện đại hóa có những biến đổi toàn diện mau lejvaf sâu sắc ở 3 dòng VH chủ yếu:VHLM, VHHT VHCM ở thời kì 1930-1945. -Tác giả lớn:Tản Đà, Thế Lữ ,Xuân Diệu, Nguyễn Tuân, Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Vũ trọng Phụng, Nam Cao,Tô Hoài, Tố Hữu.. c.Từ 1945->nay (văn học hiện đại) *Giai đoạn 1945->1975:VH phục vụ tích cực 2 cuộc K,C chống Pháp và chống Mĩ, bảo vệ độc lập , thống nhất đất nước, xây dựng cnxh -Tác giả :Nguyễn Đình Thi, Nguyễn KhảI, Nguyễn Minh Châu, Hoàng Trung Thông, Nguyễn Quang Sáng,Phạm Tiến Duật.. *Giai đoạn 1975->nay:VH bước vào thời kì đổi mới 3.Mấy nét đặc sắc nổi bật của VHVN -Tinh thần yêu nước, ý thức cộng đồng trở thành truyền thống sâu sắc vững bền của DT->Cảm hứng chủ đạo của VHVN -Tinh thần chiến đấu sôI nổi, tinh thần nhân đạo -Ca ngợi P/c , giá trị cao đẹp của nd -Ước mơ, nguyện vọng t/c của nd -Lên án tố cáo giai cấp thống trị PK vô nhân đạo chà đạp lên quyền sống ,tự do, hp của con người -Cảm thông với những số phận người phụ nữ -Khẳng định sức mạnh quần chúng, tinh thần đoàn kết -Sức sống bền bỉ, lạc quan của nhân dân -Tư cách ung dung hiên ngang cứng cỏi của người chiến sĩ cách mạng,lãnh tụ dt II. Sơ lược một số thể loại văn học: 1Một số thể loại VHDG: 2.Một số thể loại vh trung đại: -Trữ tình trung đại -Tự sự trung đại -Nghị luận trung đại 3.Một số thể loại vh hiện đại -Trữ tình -Tự sự -Kịch hiện đại *Ghi nhớ:SGK 4.Củng cố:Khái quát lại những khiến thức cơ bản 5.Hướng dẫn học bài Ngày soạn: Ngày giảng: Tiết 169,170:Trả bài kiểm tra văn- bài kiểm tra tiếng việt I.Mục tiêu: -Giúp HS ôn lại những kiến thức qua việc nhận xét lại bài kiểm tra đã làm -Sửa chữa các lỗi về kiến thức tiếng Việt và bổ sung kiến thức của phần Văn II.Chuẩn bị: GV:Chấm và chữa bài HS;Ôn lại kiến thức cơ bản III.Lên lớp: 1.ổn định 2.KTBC:KT sự chuẩn bị của HS 3.Bài mới: Hoạt động của thày-trò Nội dung GV chữa bài chung theo đáp án Cho HS tự chữa bài của mình, chưa lỗi về câu Cho HS đọc lại các TP thơ ,truyện I.Chữa bài kiểm tra Văn *Đáp án I.Trắc nghiệm(mỗi ý đúng đạt 0,5điểm =4điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án A B C B D B D B II.Tự luận(6đ) Câu 1(2,5đ) -Tóm tắt đủ số dòng, không viết sai chính tả (0,5 đ) -Không sáng tạo,không chuyển đổi ngôi kể,không phân tích bình luận (0,5 đ) -Đảm bảo những ý chính:Nhân vật Nhĩ là 1 người từng đã đi...nay bị liệt giường..... Câu 2 (3,5 đ)\ -đó là cảm nghĩ chủ quan của bản thân nhưng không bỏ qua các phẩm chất của nhân vật +Dũng cảm không sợ khó khăn,rất mơ mộng ,thích hát,lạc quan,bình tĩnh...hay nghĩ về tuổi thơ và thành phố quê hương (3 đ) -Đảm bảo số lượng câu,không viết sai lỗi chính tả,điến đạt mạch lạc,thể hiện rõ câu chủ đề *Trả bài kiểm tra Văn *Cho hs tự chữa bài *Đọc 2 bài viết đúng, hay *Chữa lỗi chính tả II.Chữa bài kiểm tra tiếng Việt *Đáp án I.Trắc nghiệm(2đ) +Câu1->3 mỗi ý đúng đạt 0,25đ 1-c; 2-c 3-a 4-b +Câu 4 nối đúng các ý đạt 0,25 II.Tự luận:(8 điểm) +Câu 1:Mỗi câu đúng đạt o,5=2đ A.câu ghép ĐL có quan hệ đối chiếu B.Câu ghép ĐL có quan hệ tương phản C.Câu ghép chính phụ có quan hệ nguyên nhân-hệ quả D.Câu ghép CP có quan hệ tương phản. +Câu 2:(2 điểm) +Câu 3: (4đ) -Về hình thức:Viết đúng đoạn văn,đủ số lượng câu,diễn đạt mạch lạc=1điểm -Về nội dung:Đảm bảo nội dung =2điểm Có ít nhất 2 câu chứa thành phần tình thái và phụ chú =1điểm *Trả bài *Chữa bài III. Ôn lại các kiến thức ở phần Văn, tiếng Việt 4.Củng cố 5.Hướng dẫn HS học bài: Xem trước bài Thư,điện Ngày soạn: Ngày giảng Tiết 171,172: kiểm tra học kì II I.Mục tiêu: -Ôn tập và hệ thống hoá các kiến thức đã học trong HKII. -Kiểm tra kỹ năng sử dụng kiến thức trong bài kiểm tra tổng hợp II.Chuẩn bị: GV:đề bài đã phôtô III.Các bước lên lớp: 1.ổn định 2.KT sự ch/bị của HS 3.Vào bài: Đề bài:Theo đề chung của nhà trường Ngày soạn: Ngày giảng: Tiết 173,174:THƯ (ĐIệN) chúc mừng và thăm hỏi I.Mục tiêu: -Giúp HS nắm được các tình huoongscaanf sử dụng thư(điện) chúc mừng và thăm hỏi. -Nắm được cách viết một bức thư, điện -HS có thể viết một bức thư, điện đạt yêu cầu II.Chuẩn bị: GV:Soạn bài, chuẩn bị các bức thư, điện mẫu HS;Xem trước bài học III.Lên lớp: 1.ổn định 2.KTBC:KT sự chuẩn bị của hs 3.Bài mới Hoạt động của thầy và trò Nội dung H:HS đọc các trường hợp cần gửi thư(điện) trong SGK? H:Những trường hợp nào cần gửi thư(điện) chúc mừng và những trường hợp nào cần gửi thư(điện) thăm hỏi? H:Em hãy kể thêm những trường hợp cần viết thư(điện) chúc mừng và thăm hỏi? H:Cho biết mục đích và tác dụng của thư(điện) chúc mừng và thăm hỏi khác nhau NTN? H:HS đọc các VD H:Nội dung thư(điện) chúc mừng và thăm hỏi giống nhau và khác nhau NTN? H:Em có nhận xét gì về độ dài của thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi? H:Trong thư(điện) chúc mừng và thăm hỏi,tình cảm được thể hiện NTN? H:Lời văn của thư(điện) chúc mừng và thư(điện) thăm hỏi có điểm nào giống nhau? GV hướng dẫn HS trình bày một bức thư (điện) HS đọc phần ghi nhớ HS hoàn thành BT1 H:Đọc yêu cầu bt2, tình huống nào viết thư(điện) chúc mừng hoăc thăm hỏi? I.Những trường hợp cần viết thư(điện) chúc mừng và thăm hỏi -Khi nào không thể đến gặp mặt để chúc mừng hoặc chia buồn thì cần dùng đến thư(điện) -Viết thư(điện) với mục đích và tác dụng:Bày tỏ sự chúc mừng hoặc thông cảm của người gửi với người nhận II. Cách viết thư(điện) chúc mừng và thăm hỏi *Nội dung: -Giống nhau:Phải nêu được lí do, lời chúc mừng hoăc lời thăm hỏi, mong muốn người nhận sẽ có nhưng điều tốt lành. -Khác nhau: +Thăm hỏi và chia vui :Biểu dương, khích lệ những thành tích , sự thành đạt, thành côngnào đó +Thăm hỏi và chia buồn :Động viên,an ủi để người nhận cố gắng vượt qua những rủi ro hoặc những khó khăn trong cuộc sống. *Thư(điện) cần ngắn ,gọn,xúc tích với tình cảm chân thành *Cách trình bày:Theo mẫu -Ghi rõ họ tên địa chỉ người nhận vào chỗ trống trong mẫu -Ghi nội dung -Ghi họ tên địa chỉ người gửi *Ghi nhớ:SGK III.Luyện tập BT1 BT2:-Chúc mừng:a,b,d,e -Thăm hỏi:c 4.Củng cố:ND chính của bài 5.Hướng dẫn học bài Ngày soạn: Ngày giảng: Tiết 175:TRả bài kiểm tra học kì II I/Mục tiêu cần đạt: -Giúp HS củng cố,hệ thống các kiến thức trong chương trình NV9 -Chỉ ra những ưu điểm,nhược đ trong việc trình bày đoạn văn nghị luận có sử dụng các kiến thưc tiếng Việt. II/Chuẩn bị: GV chuẩn bị bài làm của HS đã chẩm và sửa chữa III/Các bước lên lớp: 1.ổn định tổ chức 2.Kt 3.Vào bài *Hoạt động 1:Kiểm tra kiến thức HS về đáp án mà các em đã lựa chọn *H/động 2:Nhận xét chung về bài làm của HS *Ưu điểm: -Có học bài và chuẩn bị nội dung KT -Nắm được y.cầu của đề bài -Trình bày khoa học rõ ràng -Nội dung sâu sắc,đảm bảo các ý cơ bản. *Nhược điểm: -Vẫn có HS không học kĩ bài,xác định nhầm lẫn sai 1 số câu hỏi về tiếng Việt. -Bài làm tự luận còn sơ sài,thiếu chuẩn xác,diễn đạt lủng củngchưa biết viết đoạn văn theo ywwu cầu về nd và kết hợp với KT tiếng Việt -Bố cục kg rõ ràng,rành mạch *H/động3:GV trả bài cho hS tự sửa lỗi vào vở. GVđưa ra đáp án cụ thể từng phần -HS trao đổi bài làm với các bạn,sửa lỗi về chính tả,cách d/đạt *H/động 4:GV cho 1 số bài làm hay,xuất sắc đọc bài cho cả lớp -Tuyến,yến ,Ngoan,Phương 4.Củng cố: 5.hướng dẫn về nhà: -Tự rút ra những kinh nghiệm làm bài để tránh lối mà GV đã nhắc nhở
Tài liệu đính kèm: