Giáo án Lớp 9 môn Ngữ văn - Tuần 1 - Tiết 4: Thuyết minh kết hợp với lập luận

Giáo án Lớp 9 môn Ngữ văn - Tuần 1 - Tiết 4: Thuyết minh kết hợp với lập luận

I./- Mục tiêu cần đạt:

 Giúp học sinh:

_ Biết thêm phương pháp thuyết minh những vấn đề trừu tượng – ngoài trình bày, giới thiệu, còn cần sử dụng các phương pháp lập luận.

_ Tập sử dụng các phép lập luận trong bài thuyết minh.

 

doc 5 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 2289Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 9 môn Ngữ văn - Tuần 1 - Tiết 4: Thuyết minh kết hợp với lập luận", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN 1:
 Tiết 4: 
I./- Mục tiêu cần đạt:
 Giúp học sinh:
_ Biết thêm phương pháp thuyết minh những vấn đề trừu tượng – ngoài trình bày, giới thiệu, còn cần sử dụng các phương pháp lập luận.
_ Tập sử dụng các phép lập luận trong bài thuyết minh.
II./- Tiến trình tổ chúc các hoạt động dạy – học:
Oån định lớp – Kiểm tra bài cũ: ( kết hợp phần ôn tập).
Giới thiệu bài:
_ Trong chương trình lớp 8, các em đã được học tập, vận dụng kiểu văn bản thuyết minh để giới thiệu, thuyết minh một sự vật, sự việc cụ thể. Tuy nhiên, có khi chúng ta phải thuyết minh về những vấn đề trừu tượng, khó nhận biết và không dễ trình bày, chẳng hạn như tính cách một con người, phẩm chất một sự vật, nội dung một học thuyết Đối với các hiện tượng như thế việc thuyết minh vẫn tuân theo yêu cầu của kiểu văn bản là thuyết minh cái gì, như thế nào, có tác dụng gì bằng các biện pháp thuyết minh đã học như định nghĩa, mô tả, liệt kê, nêu vấn đề, so sánh Nhưng để làm cho đối tượng được sáng tỏ, bài viết đòi hỏi phải kết hợp sử dụng các thao tác nghị luận như chứng minh, giải thích, phân tích, Và đó chính là nội dung mà ta cần tìm hiểu qua bài học hôm nay.
Tiến hành tổ chức các hoạt động:
 Hoạt dộng của thầy và trò
 Ghi bảng
* Hoạt động 1: Oân tập kiến thức đã học về văn bản thuyết minh. 
 Năm lớp 8, các em đã học kiểu văn bản thuyết minh và đã tận dụng để viết những bài thuyết minh về các đối tượng nào?
 ( Hs nhắc lại những đề tài để thuyết minh)
 Vậy, văn bản thuyết minh là gì? ( Học sinh nhắc lại kiến thức cũ).
 Văn bản thuyết minh là kiểu văn bản thông dụng trong mọi lĩnh vực của đời sống nhằm cung cấp những tri thức về các hiện tượng, sự vật trong tự nhiên, xã hội bằng phương pháp trình bày, giải thích, giới thiệu.
 Như thế, văn bản thuyết minh viết ra nhằm mục đích gì?
 Cung cấp tri thức xác thực, hữu ích cho con người.
 Hãy kể ra các phương pháp thuyết minh đã học?
 Định nghĩa, ví dụ, liệt kê, số liệu, so sánh. 
* Hoạt động 2: Oân lại các phép lập luận
 Lập luận là gì?
 Lập luận là các biện pháp nêu luận cứ để rút ra kết luận, là cách suy luận từ cái đã biết đến cái chưa biết.
 Trong văn bản nghị luận, ta thường gặp nh74ng phép lập luận nào?
 Chứng minh, giải thích, phân tích, suy lý
* GV tổng kết phần ôn.
* Hoạt động 3: Đọc và nhận xét kiểu văn bản thuyết minh mới.
a) Bước 1: Đọc văn bản
 Cho hs thay nhau đọc văn bản “ Hạ Long – Đá và Nước” ( trang 10).
b) Bước 2: 
 Bài văn thuyết minh vấn đề gì?
 Thuyết minh về vẻ đẹp kỳ lạ của hạ Long.
 Vấn đề đó có sự trừu tượng không, có dễ dàng thuyết minh không?
 Hs trả lời.
 GV nhấn mạnh: Đá và nước là những vật cụ thể, quen thuộc có thể nhìn thấy ở mọi nơi. Nhưng để nhận biết được vẻ đẹp kỳ lạ của Đá và Nước trong cảnh quan thiên nhiên của vùng vịnh Hạ Long cần phải có sự cảm nhận và tưởng tượng của người thuyết minh. Cho nên vấn đề thuyết minh trong bài văn này là một vấn đề trừu tượng, không dễ dàng thuyết minh.
 Các em có thể nêu một số hiện tượng trừu tượng khác?
 Chẳng hạn như lối sống, tích cách, nét văn hóa, bản sắc dân tộc, lý tưởng
GV chuyển: Đối với những vấn đề trừu tượng như nét đẹp văn hóa, bản sắc dân tộc, lý tưởng, lối sống, chúng ta có thể chỉ sử dụng những phương pháp thuyết minh thường dùng như; định nghĩa, số liệu, liệt kê để thuyết minh được không hay phải kết hợp phương pháp lập luận nào để làm tăng sức thuyết phục của bài thuyết minh? à khảo sát văn bản “ Hạ Long – Đá và Nước”.
c) Bước 3: 
 Kết cấu văn bản?
 3 phần: MB: Sự kỳ lạ  có tâm hồn.
 TB: Nước tạo nên  chưa muốn dứt.
 KB: Hạ Long vậy đó  đến lạ lùng.
Đọc lại đoạn mở bài.
 Vấn đề thuyết minh được nêu ra trong phần mở bài như thế nào?
 Ngắn gọn, trực tiếp: Sự kỳ lạ của Hạ Long là vô tận.
 Đối với vấn đề này, nếu như chỉ dùng phương pháp liệt kê như: Hạ Long có nhiều nước, nhiều đảo, nhiều hang động lạ lùng  thì đã nêu được sự kỳ lạ của Hạ Long chưa?
 Chưa thể nêu được sự kỳ lạ của hạ Long. Vì người đọc chưa thể nào cảm nhận và hình dung được vẻ đẹp khác biệt, Kỳ lạ của hạ Long với những nơi khác cũng có nhiều nước, nhiều đảo, nhiều hang động
 Tác giả cảm nhận sự kỳ lạ ở đây là gì? Chỉ ra câu văn nêu khái quát sự kỳ lạ của Hạ Long?
 Sự kỳ lạ của Hạ Long ở đây là do tài thông minh của tạo hóa đã biết dùng chất liệu hay nhất cho cuộc sáng tạo của mình: Nước. “ Chính Nước làm cho Đá sống dậy .. có tri giác và có tâm hồn”. Đó cũng chính là luận điểm của bài thuyết minh này.
Cho hs đọc lại thân bài:
 Tác giả đã sử dụng phép lập luận nào để làm sáng tỏ vấn đề cần thuyết minh?
 Để thuyết minh được điều kỳ lạ của Hạ Long, tác giả bắt đẩu giải thích vai trò của Nước.
 Tìm những luận cứ giải thích vì sao Nước đã làm cho Đá sống lại, tạo nên sự kỳ lạ của Hạ Long?
_ Nước tạo nên sự di chuyển và di chuyển theo mọi cách.
_ Tùy theo góc độ và tốc độ di chuyển của ta trên mặt nước.
_ Tùy theo hướng ánh sáng rọi vào chúng.
 Đề làm sáng tỏ các luận cứ, tác giả đã sử dụng những phép lập luận nào?
 Giải thích Nước tạo nên sự di chuyển và tác giả liệt kê hàng loạt cách di chuyển. Sự di chuyển của khách làm cho “ đá hoá thân không ngừng”.
 Tưởng tượng thập loại chúng sinh khắp vịnh Hạ Long già đi, trẻ lại, trang nghiêm, nhí nhảnh, tinh nghịch – mái đầu nhân vật đá trẻ trung bỗng bạt xóa lên và trước mắt ta là một bậc tiên ông không có tuổi.
 Miêu tả, so sánh, tưởng tượng vẻ đẹp của đá dưới ánh sáng: như những con người bằng đá đang đi lại, tụ lại hay tỏa ra – Cuộc tụ họp của cả thế giới người bằng đá
 Như vậy, qua các luận cứ trên, tác giả đã trình bày được sự kỳ lạ của hạ Long chưa? Trình bày bằng những phương pháp gì?
 Qua các luận cứ, vấn đề thuyết minh đã được làm sáng tỏ: sự kỳ lạ của hạ Long. Để thuyết minh được điều đó, tác giả đã dùng phép lập luận giải thích vai trò của nước. Nước tạo cho du khách một sự thượng ngoạn tự do đủ kiểu. Sự hoạt động tự do đó cùng với ánh sáng, làm thay đổi thường xuyên các góc nhìn, thay đổi hình dáng sự vật – ở đây là các núi đá, các hòn đảo, làm cho chúng sống động, có hồn như thể những con người.
 Trong bài thuyết minh này, tác giả đã phát huy sức tưởng tượng phong phú của mình. Nhưng vai trò của lập luận rất rõ. Bằng các hình ảnh so sánh, tưởng tượng tác giả đã phân tích, chứng minh, giải thích sự kỳ lạ của Hạ Long.
 Như vậy khi thuyết minh một vấn đề trừu tượng, ngoài các phương pháp thuyết minh thướng dùng, người ta còn kết hợp với lập luận trong bài văn thuyết minh.
Cho hs đọc đoạn kết bài: 
 Từ giải thích sự kỳ lạ của Hạ Long, tác giả đã rút ra kết luận gì về thiên nhiên?
 Hs nêu kết luận như trong đoạn cuối văn bản.
GV chốt lại: từ giải thích, tác giả nâng lên triết lý: “ Trên thế gian này, chẳng có gì là vô tri cả cho đến cả đá”. Từ đó mà khen tạo hóa thông minh – bao giờ cũng tạo nên thế giới bằng những nghịch lý đến lạ lùng.
Kết quả là bài thuyết minh cho ta thấy được sự kỳ thú của Hạ Long và muốn đ61en chiêm ngưỡng nó.
d) Bước 4: Đọc ghi nhớ ( trang 11)
* Hoạt động 4: Luyện tập:
- BT 1/trang 11
Cho hs đọc đoạn văn “ Cách học tập” ( trang 11). Trả lời các câu hỏi – gợi ý để hs nêu được giải thích học chủ động nghĩa là như thế nào?
- BT 2/trang 12
Tìm các phương pháp thuyết minh trong bài “ Phong cách Hồ Chí Minh “.
I./- Kết hợp thuyết minh với lập luận trong bài văn thuyết minh:
Oân tập:
Văn bản thuyết minh:
Lập luận:
2) Đọc văn bản “ Hạ Long _ Đá và Nước”
a)- Luận điểm:
“ Chính Nước làm cho Đá sống dậy có tri giác và có tâm hồn”
b)- Các luận cứ:
_ Nước tạo nên sự di chuyển và di chuyển theo mọi cách.
_ Tùy theo góc độ và tốc độ di chuyển của ta trên mặt nước.
_ Tùy theo hướng ánh sáng rọi vào chúng.
c)- Kết luận:
_ Trên thế gian này chẳng có gì là vô tri cả.
_ Thiên nhiên bao giờ cũng thông minh, tạo nên thế giới bằng những nghịch lý đến lạ lùng.
Ghi nhớ: (SGK trang 11)
II./ Luyện tập:
 Bài 1, 2 ( SGK trang 11, 12)
4) - Hướng dẫn chuẩn bị bài ở nhà:
- Học phần ghi nhớ ( trang 11).
- Chuẩn bị bài “ Luyện tập kết hợp thuyết minh với giải thích”. ( trang 12).
 ¨

Tài liệu đính kèm:

  • doc01-04_TMinh KHop voi LLuan.doc