Giáo án Lớp 9 môn Ngữ văn - Tuần: 1 - Tiết: 5: Luyện tập kết hợp thuyết minh và giải thích

Giáo án Lớp 9 môn Ngữ văn - Tuần: 1 - Tiết: 5: Luyện tập kết hợp thuyết minh và giải thích

I. Mục đích cần đạt:

 Trên cơ sở đã học ở bài 1, biết vận dụng phép lập luận giải thích vào thuyết minh vấn đề.

II. Tiến hành tổ chức dạy và học:

 1/ Ổn định:

 2/ Kiểm tra bài cũ:

 3/ Giới thiệu bài:

 Thuyết minh cần được truyền đạt tri thức, muốn cho thuyết minh dễ hiểu ta có thể kết hợp với các cách thức khác. Hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu về cách luyện tập kết hợp thuyết minh và giải thích.

 

doc 3 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1271Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 9 môn Ngữ văn - Tuần: 1 - Tiết: 5: Luyện tập kết hợp thuyết minh và giải thích", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 1
Tiết: 5
LUYỆN TẬP KẾT HỢP THUYẾT MINH VÀ GIẢI THÍCH
I. Mục đích cần đạt: 
	Trên cơ sở đã học ở bài 1, biết vận dụng phép lập luận giải thích vào thuyết minh vấn đề.
II. Tiến hành tổ chức dạy và học: 
	1/ Ổn định: 
	2/ Kiểm tra bài cũ: 
	3/ Giới thiệu bài: 
	Thuyết minh cần được truyền đạt tri thức, muốn cho thuyết minh dễ hiểu ta có thể kết hợp với các cách thức khác. Hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu về cách luyện tập kết hợp thuyết minh và giải thích. 
	4/ Hoạt động: 
Hoạt động 1: Tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn bài với những ý lớn. 
* Bước 1: Đọc lại đề bài.
?- Đề bài yêu cầu thuyết minh vấn đề gì? 
	- Vấn đề tự học của học sinh. 
?- Vấn đề tự học mang tính trừu tượng hay cụ thể? 
	Trừu tượng.
?- Nói về vấn đề tự học mà không xác định rõ học gì, học như thế nào? Vậy đề bài thuộc phạm vi rộng hay hẹp? 
	- Phạm vi rộng 
* Bước 2: Tìm ý. Lập dàn ý. 
	Trước khi đi vào phần tìm ý, lập dàn ý các em đọc lại bài “ Cách học tập “ trang 11. 
?- Trong phần mở bài chúng ta sẽ nêu vấn đề gì? 
	Giới thiệu vấn đề tự học. 
	Học tập là vấn đề quan trọng và cần thiết của con người. Muốn việc học đạt kết quả tốt chúng ta cần phải biết tự học. 
Hoạt động 2: 
* Bước 1: 
?- Trong phần thân bài trước hết chúng ta phải làm gì? Có cần giải thích tự học là gì không?
	Cần giải thích khái niệm học và tự học.
?- Trước khi giải thích “tự học” có cần giải thích khái niệm học không? Vì sao? Đọc khái niệm về “học” SGK trang 12.
	Muốn hiểu tự học là gì trước hết phải hiểu khái niệm học là gì? 
	Học là thu nhận kiến thức, luyện tập kỹ năng do người khác truyền lại. 
	Tự học là tự mình chủ động học, tự suy nghĩ, tự khám phá phát hiện những kiến thức ê như vậy việc học thực chất là tự học. Có bao nhiêu hoạt động tự học thì có bấy nhiêu phạm vi tự học.
* Bước 2: Thuyết minh phạm vi tự học.
	a. Chuẩn bị bài.
?- Để chuẩn bị bài, em phải làm gì?
	Tự đọc SGK.
?- Tự đọc SGK nghĩa là gì?
	Là tự tìm hiểu những kiến thức mới mẻ theo hệ thống nhất định
	b. Học trên lớp.
?- Khi học trên lớp phải tự học như thế nào?
	Tự học khi nghe giảng là tích cực lắng nghe, chủ động phát biểu xây dựng bài. Cần thiết phải hỏi lại thầy những điều chưa hiểu.
	c. Luyện tập.
?- Khi luyện tập rèn luyện kỹ năng ta phải tự học như thế nào?
	Tự học khi làm bài tập là thực hiện những bài tập để kiểm tra những kiến thức mình đã tiếp thu. Vì thế cần tự làm bài không quay cóp, không chép sách giải.
?- Tự học thuộc lòng?
	Để khắc sâu kiến thức đã học.
?- Tự học khi thực hành thí nghiệm là gì?
	Tự tay thực hiện các thao tác để kiểm nghiệm những điều đã học.
?- Thế nào là tự học khi liên hệ thực tế?
	Những điều học hỏi đó chỉ thực sự bổ ích khi ta áp dụng hay liên hệ vào thực tế, nghĩa là ta cần phải đối chiếu, kiểm nghiệm những điều hiểu biết vào cuộc sống.
?- Tại sao phải tự học?
	Vì tự học mới đem đến cho ta hiểu biết thực sự. Tự học là phương pháp học tập tốt nhất, có hiệu quả nhất.
?- Nêu tác dụng của tự học?
	Không tự học thì việc học không mang lại kết quả, bởi nếu không suy nghĩ sẽ không hiểu thấu đáo vấn đề.
?- Việc tự học đòi hỏi những gì ở người học sinh?
	Tự giác học tập, tự vượt khó, phải chuyên cần kiên nhẫn, chủ động sáng tạo tích cực trong suy nghĩ cũng như trong thực hành.
?- Em rút ra kết luận gì cho việc tự học của bản thân?
	Cần phát huy tinh thần tự học, để việc học có kết quả tốt.
Dặn dò: Làm dàn ý chi tiết.
PHẦN GHI BẢNG
Đề: Trình bày vấn đề tự học.
Dàn ý.
A. Mở bài: Giới thiệu vấn đề tự học
	Tự học là phương pháp tốt nhất để việc học có hiệu quả cao.
B. Thân bài:
	1. 	Học là gì?
	Tự học là gì?
	ê Như vậy có bao nhiêu hoạt động học tập, có bấy nhiêu phạm vi tự học.
	2. Học tập bao gồm các hoạt động gì?
	a. Chuẩn bị bài ở nhà
	Để chuẩn bị bài cần phải làm gì?
	Tự đọc SGK nghĩa là tự tìm hiểu những kiến thức mới mẻ theo hệ thống nhất định.
	Tự đọc sách tham khảo: để hiểu thêm bài, để mở rộng sự hiểu biết.
	b. Học trên lớp.
	* Tự học khi nghe giảng là tích cực lắng nghe, chủ động phát biểu xây dựng bài. Cần thiết phải hỏi lại thầy những điều chưa hiểu.
	* Tự học khi làm bài tập là thực hiện những bài tập để kiểm tra những kiến thức mình đã tiếp thu. Vì thế cần tự làm bài không quay cóp, không chép sách giải.
	* Tự học thuộc lòng để khắc sâu kiến thức đã học.
	* Tự học khi thực hành thí nghiệm là tự tay thực hiện các thao tác để kiểm nghiệm những điều đã học.
	* Tự học khi liên hệ thực tế: học hỏi ngay thực tế cuốc sống để khắc sâu kiến thức.
	3. Tại sao phải tự học?
	Vì tự học đem đến cho ta hiểu biết thực sự. Tự học là phương pháp học tập tốt nhất, có hiệu quả nhất.
	4. Tác dụng của tự học?
	Không tự học thì việc học không mang lại kết quả, nếu không suy nghĩ sẽ không hiểu thấu đáo vấn đề.
	5. Việc tự học đòi hỏi những gì ở người học sinh?
	Tự giác học tập, tự vượt khó, phải chuyên cần kiên nhẫn, chủ động sáng tạo tích cực trong suy nghĩ cũng như trong thực hành.
C. Kết bài: Khẳng định tần quan trọng của tự học. 
	Liên hệ bản thân: Tự học là việc học suốt đời

Tài liệu đính kèm:

  • doc01-05_LuyenTapKetHopThuyetMinhVaGiaiThich.doc