Giáo án Lớp 9 môn Ngữ văn - Tuần 10 - Tiết 50: Nghị luận trong văn bản tự sự

Giáo án Lớp 9 môn Ngữ văn - Tuần 10 - Tiết 50: Nghị luận trong văn bản tự sự

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

 - Giúp HS hiểu thế nào là lập luận trong văn bản tự sự, vai trò và ý nghĩa của yếu tố lập luận trong văn bản đó.

 - Luyện tập nhận diện các yếu tố lập luận trong văn bản tự sự và viết đoạn văn tự sự có sử dụng các yếu tố lập luận.

 

doc 2 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1623Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 9 môn Ngữ văn - Tuần 10 - Tiết 50: Nghị luận trong văn bản tự sự", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần I0
Tiết 50
NGHỊ LUẬN TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
	- Giúp HS hiểu thế nào là lập luận trong văn bản tự sự, vai trò và ý nghĩa của yếu tố lập luận trong văn bản đó.
	- Luyện tập nhận diện các yếu tố lập luận trong văn bản tự sự và viết đoạn văn tự sự có sử dụng các yếu tố lập luận.
II. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
	1. Ổn định lớp:
	2. Kiểm tra bài cũ:
	- Thế nào là miêu tả bên ngoài?
	- Thế nào là miêu tả nội tâm?
	- Chuyển thành đoạn văn tự sự đoạn trích “Mã Giám Sinh mua Kiều”, chú ý miêu tả rõ nội tâm Thúy Kiều.
	3. Bài mới:
	Trong khi kể, chúng ta không chỉ vận dụng phương thức miêu tả mà còn sử dụng cả phương thức lập luận để làm sáng tỏ một quan điểm, một ý kiến. Đó chính là mục tiêu cần đạt và là nội dung bài học hôm nay.
	4. Tiến trình giảng dạy:
Hoạt động của Thầy và trò
Ghi bảng
* Hoạt động 1: Tìm hiểu ví dụ
?- Trước tiên ta cần nhắc lại khái niệm lập luận. Theo em thế nào là lập luận?
- Trình bày lý lẽ một cách có hệ thống, có lô gíc nhằm chứng minh cho một kết luận về một vấn đề.
- Để hiểu vai trò của lập luận trong văn bản tự sự, các em hãy đọc đoạn trích 1 và 2 trang 132, 133. Học sinh đọc.
?- Căn cứ vào cách hiểu lập luận trên, các em hãy tìm và chỉ ra những câu, chữ có tính chất lập luận, nhận xét về cách lập luận trong hai đoạn trích nói trên.
- Dãy A chuẩn bị trả lời câu hỏi về đoạn 1, dãy B trà lời câu hỏi về đoạn 2.
- HS tìm, trả lời dựa trên câu hỏi gợi ý (Lời của ai với ai? Thuyết phục điều gì?).
Đoạn 1: 
Nêu vấn đề: không tìm hiểu người xung quanh thì luôn có cớ tàn nhẫn với họ.
Phát triển vấn đề: Vợ không ác nhưng tàn nhẫn, ích kỷ là vì quá khổ. Vì sao?
+ Đau thì chỉ nghĩ đến chân đau; khi người ta khổ thì không nghĩ đến ai (quy luật tự nhiên).
+ Những bản tính tốt đẹp bị lo lắng, buồn đau, ích kỷ che lấp.
Kết thúc vấn đề: Biết vậy, chỉ buồn chứ không giận.
- Câu ngắn khẳng định, câu hô ứng “sở dĩ... là vì”, “khi... thì...”
Đoạn 2: Đây là phiên tòa trong đó Hoạn Thư là bị cáo, Kiều là quan tòa buộc tội.
+ Kiều chào hỏi mỉa mai, kết tội xưa nay có mấy ai ghê gớm cay nghiệt như Hoạn Thư và càng cay nghiệt thì càng chuốc lấy oan trái.
+ Hoạn Thư trong cơn “hồn xiêu phách lạc” vẫn biện minh bằng lập luận xuất sắc:
# Đàn bà ghen tuông là thường tình.
# Đối xử tốt với Kiều.
# Chồng chung, không ai nhường ai là thường tình.
# Trót gây tội nên nhờ lượng khoan dung.
- Câu khẳng định ngắn gọn, lập luận chặt chẽ.
- GV chốt lại và chuyển sang hoạt động 2.
* Hoạt động 2: Thảo luận hình thành khái niệm
?- Từ 2 đoạn trích trên, sau khi tìm hiểu, em hãy rút ra những dấu hiệu và đặc điểm của lập luận trong một văn bản?
- Đại diện 2 tổ trả lời:
+ Lập luận thực chất là cuộc đối thoại với các nhận xét, phán đoán, lí lẽ nhằm thuyết phục người đọc, người nghe.
+ Dùng nhiều từ lập luận như: tại sao, thật vậy, tuy nhiên...
?- Như vậy hãy nhắc lại lập luận trong văn bản tự sự là như thế nào?
- HS đọc lại ghi nhớ, chép vào vở.
* Hoạt động 3: Luyện tập.
- HS làm bài 2, 3, 4 trong lớp tập trung và bài số 4, tổ chức cho HS buộc tội và biện minh như một phiên tòa. BT 4 là tổng hợp hai bài 2, 3. GV nhận xét cách trình bày lập luận của HS.
- HS làm theo yêu cầu của GV, thời gian luyện tập 15 phút.
I. Tìm hiểu bài:
- Lập luận.
- Đoạn trích “Lão Hạc”.
- Đoạn trích “Kiều báo ân, báo oán”.
II. Ghi nhớ: 
- Trang 133 SGK
III. Luyện tập:
	5. Dặn dò:
	- Tập viết BT 2.
	- Chuẩn bị văn bản “Bếp lửa” và “Bài thơ tiểu đội xe không kính” theo hướng dẫn trong SGK.

Tài liệu đính kèm:

  • doc10-50_Nghi LuanTrongVanBanTuSu.doc