Giáo án Lớp 9 môn Ngữ văn - Tuần 11 - Năm 2011

Giáo án Lớp 9 môn Ngữ văn - Tuần 11 - Năm 2011

( Truyện ngụ ngôn )

I/ Mục tiêu: Giúp học sinh:

1. Kiến thức:

-Đặc điểm thể loại của truyện ngụ ngôn trong văn bản Chân,Tay,Tai,Mắt,Miệng

-Nét đặc sắt của truyện :cách kể ý vị với ngụ ý sâu sắc khi đúc kết bài học về sự đoàn kết.

 2.Kĩ năng:

-Kĩ năng bài học:

+Đọc-hiểu văn bản truyện ngụ ngôn theo đặc trưng thể loại

+Phân tích ,hiểu ngụ ý của truyện.

 

doc 16 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1402Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 9 môn Ngữ văn - Tuần 11 - Năm 2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 11 Ngày soạn: 27/10/2012
Tiết 41 	Ngày soạn:29/10/2012
 Văn bản:
 HƯỚNG DẪN ĐỌC THÊM:
CHÂN, TAY, TAI, MẮT MIỆNG
( Truyện ngụ ngôn )
I/ Mục tiêu: Giúp học sinh:
1. Kiến thức: 
-Đặc điểm thể loại của truyện ngụ ngôn trong văn bản Chân,Tay,Tai,Mắt,Miệng
-Nét đặc sắt của truyện :cách kể ý vị với ngụ ý sâu sắc khi đúc kết bài học về sự đoàn kết.
 2.Kĩ năng: 
-Kĩ năng bài học:
+Đọc-hiểu văn bản truyện ngụ ngôn theo đặc trưng thể loại 
+Phân tích ,hiểu ngụ ý của truyện.
+Kể lại được truyện.
-Giáo dục kĩ năng sống:ứng xử có trách nhiệm và có tinh thần tương thân tương ái.
3.Thái độ: HS biết ứng xử có trách nhiệm và có tinh thần đoàn kết,tương thân tương ái.
II/ Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Nghiên cứu kĩ bài dạy.Nghiên cứu kĩ bài ở sách chuẩn kiến thức ,Sgk và Sgv, soạn bài,
 2. Học sinh: Tìm hiểu văn bản.
III.Tiến trình tổ chức các hoạt động: 
1.Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
-Câu hỏi: Kể tóm tắt truyện “Thầy bói xem voi” và nêu bài học rút ra qua câu chuyện?
-Đáp án: HS kể tóm tắt đầy đủ nội dung chính của truyện và nêu được các bài học:
 + Muốn hiểu biết đúng về sự vật phải xem xét một cách toàn diện.
 + Phải có cách xem xét sự vật phù hợp.
 3. Bài mới:
 Hoạt động của GV và HS
 Nội dung
ÚHoạt động 1:Khởi động.Phương pháp thuyết trình.
ÚHoạt động 2 :Phương pháp vấn đáp.
- GV hướng dẫn đọc - đọc mẫu.
- 2 HS đọc lại truyện -> Nhận xét cách đọc.
- HS kể tóm tắt truyện.
ÚHoạt động 3:Phương pháp vấn đáp.kĩ thuật động não.
-Hỏi:Truyện kể về việc gì?
--Hỏi:Trước khi quyết định chống lại lão Miệng, các nhân vật sống với nhau như thế nào?
-> HS trả lời.
--Hỏi:Vì sao cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai, so bì với lão Miệng?
-> HS trình bày ,lớp nhận xét .
--Hỏi:các nhân vật nhận xét như vậy đã đúng chưa?
-HS thảo luận theo cặp(2 phút)
-Đại diện các cặp trả lời ,lớp nhận xét ,bổ sung.
-GVnhận xét ,bổ sung
(Nhìn vẻ bề ngoài thì việc so bì đó có vể hợp lí nhưng nhìn sụ thống nhất bên trong thì đây là nhận xét sai lầm ,phiến diện)
--Hỏi:Do đó họ đã có hành động gì?
--Hỏi:Nhưng chuyện gì đã xảy ra với 4 nhân vật này khi họ quyết định “ không làm gì nữa”?
- HS trình bày ,lớp nhận xét 
-GV nhận xét ,bổ sung 
--Hỏi:Trước tình huống đó cô Mắt,cậu Chân ,cậu Tay, bác Tai đã làm gì? 
-> HS trình bày ,lớp nhận xét .
--Hỏi:Việc làm đó mang lại kết quả như thế nào?
- HS trình bày ,lớp nhận xét 
-GV nhận xét ,bổ sung 
--Hỏi:Khi nhận ra lỗi lầm bác Tai cô Mắt,cậu Chân ,cậu Tay có quan hệ với lã Miệng như thế nào?
-> HS trình bày ,lớp nhận xét .
-GV nhận xét ,bổ sung (Câu nói “Lão Miệng không ăn chúng ta cũng tê liệt” ->hiểu ra là sai lầm.Nuôi Lão Miệng chính là nuôi chính ta->Lão Miệng không lười ,không có lỗi)
-> GV liên hệ thực tế để giáo dục HS.
--Hỏi:Truyện sử dụng biện pháp nghệ thuật đặc sắc nào?
--Hỏi:Trí tưởng tượng của nhân dân ta đã biến các bộ phận của cơ thể thành những nhân vật biết đi, đứng, suy nghĩ, ganh tị. Em hãy nêu lên tính chất hợp lí và độc đáo của việc nhân hoá đó?
--Hỏi:Từ câu chuyện, em hãy nêu cảm nghĩ của bản thân về bài học trong truyện? ý nghĩa của bài học?(Giáo dục kĩ năng sống: cặp đôi chia sẽ những suy nghĩ về tinh thần trách nhiệm,sự đoàn kết tương thân,tương ái. )
(Học sinh thảo luận theo cặp 1 phút)
-Đại diện các cặp trả lời ,lớp nhận xét, bổ sung.
-GV nhận xét ,thuyết trình,chốt ý.
(Trong một tập thể, mỗi thành viên không thể sống tách biệt mà phải nương tựa vào nhau, gắn bó với nhau để cùng tồn tại, do đó và tôn trọng công sức của nhau.)
ÚHoạt động 4 :Phương pháp vấn đáp,khái quát 
--Hỏi: Nêu ý nghĩa của truyện?
- HS đọc ghi nhớ SGK/ 116.
I. Đọc - Hiểu văn bản:
1. Đọc
2. Kể: 
II/ Phân tích:
1. Cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai so bì với lão Miệng:
-Lý do:
+Mắt,Chân ,Tay,Tai cho rằng:họ làm việc mệt nhọc quanh năm,còn lão Miệng “ăn không ngồi rồi”.
-> Nhận xét phiến diện ,sai lầm.
- Hành động: 
+Cả bọn “không làm gì nữa”.
- Hậu quả: 
+Chẳng những Miệng nhợt nhạt ,hai hàm khô cứng mà cả Chân,Tay,Tai,Mắt cũng không cất mình lên được.
-> Tất cả đến nhà lão Miệng :vực lão Miệng dậy ,tìm thức ăn cho lão Miệng .
-Kết quả:Lão Miệng dần dần tỉnh->cả bọn tự nhiên thấy đỡ mệt ,trong mình khoan khoái.
=> Trở lại thân thiết như xưa,mỗi người một việc ,không ai tị nạnh ai.
2.Nghệ thuật:
-Sử dụng nghệ thuật ẩn dụ (mượn các bộ phận của cơ thể người để nói chuyện con người)
3.Bài học:
-Đóng góp của mỗi cá nhân với cộng đồng khi họ thực hiện chức năng,nhiệm vụ của bản thân mình.
-Hành động ,ứng xử của mỗi người vừa tác động đến chính họ vừa tác động đến tập thể.
IV/ Tổng kết:
-Nêu ý nghĩa của truyện:Truyện nêu lên bài học về vai trò của mỗi thành viên trong cộng đồng .Vì vậy ,mỗi thành viên không thể sống đơn độc ,tách biệt mà cần đoàn kết ,nương tựa ,gắn bó vào nhau để cùng tồn tại và phát triển.
* Ghi nhớ:
4. Củng cố:
-Gíao viên hệ thống lại bài học.
 5. Dặn dò:
-Đọc kĩ truyện ,tập kể diễn cảm câu chuyện theo đúng trình tự các sự việc.
-Nhắc lại định nghĩa truyện ngụ ngôn kể tên những truyện ngụ ngôn đã học.
 -Ôn lại kiến thức về danh từ để học bài cụm danh từ .
 IV.Rút kinh nghiệm:
................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................
 ................................................................................................................................................... ................................................................................................................................................... 
.......................................................................Tuần 11 Ngày soạn: 27/10/2012
Tiết 42 	 Ngày dạy: 29/10/2012
 Tiếng Việt:	
CỤM DANH TỪ
I/ Mục tiêu: Giúp học sinh:
1. Kiến thức: 
-Nghĩa của cụm danh từ
-Chức năng ngữ pháp của cụm danh từ.
-Cấu tạo đầy đủ của cụm danh từ.
-Ý nghĩa của phụ ngữ trước và phụ ngữ sau trong cụm danh từ.
2. Kĩ năng: 
-Đặt câu có sử dụng cụm danh từ.
3.Thái độ: 
-HS có ý thức sử dụng cụm danh từ đúng mục đích.
II/ Chuẩn bị:
Giáo viên: .Nghiên cứu kĩ bài ở sách chuẩn kiến thức ,Sgk và Sgv, soạn bài.
 Học sinh: Soạn bài theo yêu cầu của giáo viên.
III. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: 
 -Câu hỏi: Thế nào là danh từ riêng, danh từ chung? Cho ví dụ cụ thể.
 - Đáp án: - Danh từ riêng là tên riêng của từng người, từng vật, từng địa phương
 - Danh từ chung là tên gọi một loại sự vật.
 * Ví dụ: HS tự lấy mỗi loại một ví dụ.
3. Bài mới:
 Hoạt động của GV và HS
 Nội dung
ÚHoạt động 1: Khởi động.Phương pháp thuyết trình 
ÚHoạt động 2: Phương pháp vấn đáp.Kĩ thuật động não.
- HS đọc ví dụ 1.
-Hỏi: Các từ ngữ in đậm trong câu bổ sung ý nghĩa cho những từ nào?
- HS trình bày,lớp nhận xét, bổ sung.
-GV nhận xét, bổ sung.
--Hỏi:Những từ được bổ sung ý nghĩa ( ngày , vợ chồng ,túp lều ) thuộc từ loại nào?(Danh từ)
- HS trình bày,lớp nhận xét, bổ sung.
 -Hỏi: Vậy cụm danh từ là gì?
-Học sinh đọc ví dụ 2 trên bảng phụ.
--Hỏi:So sánh các cách nói (cách nói nào rõ hơn,rõ hơn điều gì?)-Học sinh động não (1phút)
- HS trình bày-> lớp nhận xét, bổ sung.
--Hỏi:Em rút ra nhận xét về nghĩa của cụm danh từ so với nghĩa của một danh từ.
--Hỏi:Danh từ có chức vụ gì trong câu?
--Hỏi:Tìm một cụm danh từ rồi đặt câu với cụm danh từ đó và rút ra nhận xét?GV cho ví dụ mẫu.
--Hỏi:Nhận xét hoạt động trong câu của cụm danh từ so với một danh từ?
-Học sinh đọc ghi nhớ 1/Sgk
ÚHoạt động 3 :Phương pháp vấn đáp,gợi mở ,thảo luận theo cặp 
- HS đọc ví dụ SGK/ 117.
--Hỏi:Tìm cụm danh từ trong câu?
-Học sinh trả lời ,lớp nhận xét,bổ sung.
--Hỏi:Liệt kê những từ ngữ phụ thuộc đứng trước và đứng sau danh từ trong cụm danh từ và chia thành loại.
-GV gợi ý để HS sắp xếp chúng thành loại
- Phụ ngữ đứng trước: cả(phụ ngữ ch lượng)
 ba,chín(phụ ngữ chỉ số)
- Phụ ngữ đứng sau ấy(nêu vị trí)
 nếp, đực, sau(nêu đặc điểm)
--Hỏi:Học sinh làm theo cặp trong 5’ -> Đaị diện các cặp trình bày -> các cặp theo dõi nhận xét, bổ sung.
-> HS trả lời
-GV hướng dẫn học sinh cách điền vào mô hình cụm danh từ.
*- HS lên điền cụm danh từ vào mô hình.(bảng phụ)
-GV nhận xét bài làm của học sinh và bổ sung .
--Hỏi:Qua tìm hiểu, em hiểu cụm danh từ có mấy phần? Đó là những phần nào?
--Hỏi:Các phụ ngữ ở phần trước bổ sung ý nghĩa gì cho danh từ?
- -Hỏi:Các phụ ngữ ở phần sau bổ sung ý nghĩa gì cho danh từ?
- GV khái quát bài học
 - HS đọc ghi nhớ.
ÚHoạt động 4: Phương pháp vấn đáp,nêu và giải quyết vấn đề 
-Hỏi:Nêu yêu cầu của bài tập 1?
--Học sinh làm vào phiếu học tập .trao đổi phiếu giữa các nhóm.
-GV đưa ra đáp án trên bảng phụ.
- GV nhận xét phiếu học tập của học sinh.
-Hướng dẫn học sinh về nhà làm bài tập 2
-Nêu yêu cầu của bài tập 3?
-Học sinh làm việc độc lập,đúng tại chỗ trả lời. 
-Lớp nhận xét,bổ sung .
-GV nhận xét,bổ sung .
I/ Cụm danh từ là gì?
1.Khái niệm:
-Ví dụ:
+ ngày <- xưa;
 DT
+hai -> vợ chồng <- ông lão đánh cá;
 DT
+một -> túp lều <- nát trên bờ biển.
 DT
=> Cụm danh từ :Là tổ hợp từ do danh từ với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành. 
2. Đặc điểm của cụm danh từ.
-Ví dụ:
+ túp lều / một túp lều (rõ hơn về số lượng)
+một túp lều /một túp lều nát (rõ hơn về đặc điểm)
+một túp lều nát / một túp lều nát trên bờ biển (rõ hơn về vị trí.)
-> Cụm danh từ có ý nghĩa đầy đủ hơn và cấu tạo phức tạp hơn một danh từ 
->Chức năng ngữ pháp của cụm danh từ giống như một danh từ
*Ghi nhớ 1:Sgk/117
II/ Cấu tạo của cụm danh từ:
* Ví dụ:
1. Tìm cụm danh từ:
-làng ấy, ba thúng gạo nếp, ba con trâu đực, ba con trâu ấy, chín con, năm sau, cả làng.
2. Liệt kê và sắp xếp:
- Phụ ngữ đứng trước: cả
 ba, chín
- Phụ ngữ đứng sau ấy
 nếp, đực, sau
3. Mô hình cụm danh từ:
Phần trước
Phần trung tâm
Phần sau
t2
t1
T1
T2
s1
s2
cả
ba
ba
ba
chín 
làng
thúng 
con
con
con
năm
làng
gạo
trâu
trâu
nếp
đực
sau
ấy
ấy
- Các phụ ngữ đứng trước bổ sung cho danh từ các ý nghĩa về số và lượng.
- Các phụ ngữ ở phần sau nêu lên đặc điểm mà danh từ biểu thị 
*Ghi nhớ 2:Sgk/11
III/ Luyện tập:
* Bài tập 1:Các cụm danh từ:
a.một người chồng thật xứng đáng
b.Một lưỡi búa của cha.
c.Một con yêu tinh ở trên đỉnh núi.
* Bài tập 3:
Tìm phụ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống:
-Chàng vứt luôn thanh sắt ấy xuống nước
Thận không ngờ thanh sắt vừa rồi lại chui vào lưới mình .
-Lần thứ ba ,vẫn thanh sắt cũ mắc vào lưới
4. Củng cố: 
-GV hệ thống lại bài học.
 5. Dặn dò:
-Nhớ các đơn vị kiến thức về danh từ và cụm danh từ.
-Tìm một cụm danh từ trong một truyện ngụ ngôn đã học.
-Đặt câu có sử dụng cụm danh từ,xác định cấu tạo cụm danh từ.
-Chuẩn bị bài:Luyện tập xây dựng bài  ... ...........................................................................
Tuần 11 Ngày soạn: 28/10/2010
 Tiết 44 	 Ngày dạy: 30/10/2010
 Tiếng Việt:	
CỤM DANH TỪ
I/ Mục tiêu: Giúp học sinh:
1. Kiến thức: 
-Nghĩa của cụm danh từ
-Chức năng ngữ pháp của cụm danh từ.
-Cấu tạo đầy đủ của cụm danh từ.
-Ý nghĩa của phụ ngữ trước và phụ ngữ sau trong cụm danh từ.
2. Kĩ năng: 
-Đặt câu có sử dụng cụm danh từ.
3.Thái độ: 
-HS có ý thức sử dụng cụm danh từ đúng mục đích.
II/ Chuẩn bị:
Giáo viên: .Nghiên cứu kĩ bài ở sách chuẩn kiến thức ,Sgk và Sgv, soạn bài.
 Học sinh: Soạn bài theo yêu cầu của giáo viên.
III. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: 
 -Câu hỏi: Thế nào là danh từ riêng, danh từ chung? Cho ví dụ cụ thể.
 - Đáp án: - Danh từ riêng là tên riêng của từng người, từng vật, từng địa phương
 - Danh từ chung là tên gọi một loại sự vật.
 * Ví dụ: HS tự lấy mỗi loại một ví dụ.
3. Bài mới:
 Hoạt động của GV và HS
 Nội dung
ÚHoạt động 1: Khởi động.Phương pháp thuyết trình 
ÚHoạt động 2: Phương pháp vấn đáp.Kĩ thuật động não.
- HS đọc ví dụ 1.
-H: Các từ ngữ in đậm trong câu bổ sung ý nghĩa cho những từ nào?
- HS trình bày.
- HS nhận xét, bổ sung.
-GV nhận xét, bổ sung.
-H:Những từ được bổ sung ý nghĩa ( ngày , vợ chồng ,túp lều ) thuộc từ loại nào?(Danh từ)
- HS trình bày.
- HS nhận xét, bổ sung.
-GV:-Những danh từ kết hợp với những từ in đậm ,một tổ hợp từ gọi là cụm danh từ.
- H: Vậy cụm danh từ là gì?
-GV đưa ra ví dụ câu có sử dụng cụm danh từ: Những con bò ấy bị buộc dưới gốc cây.
(danh từ:con bò,những từ ngữ phụ thuộc nó:những,buộc dưới gốc cây.)
-GV hướng dẫn học sinh lấy ví dụ 
+Gv cho danh từ :học sinh ,yêu cầu học sinh tìm một số từ ngữ phụ thuộc để tạo thành cụm danh từ.(những học sinh lười học ấy)
+Gv cho danh từ :quyển sách ,yêu cầu học sinh tìm một số từ ngữ phụ thuộc để tạo thành cụm danh từ.(Những quyển sách này của em)
-Học sinh đọc ví dụ 2 trên bảng phụ.
-H:So sánh các cách nói (cách nói nào rõ hơn,rõ hơn điều gì?)-Học sinh thảo luận theo cặp (1phút)
- Đại diện các cặp trình bày-> lớp nhận xét, bổ sung.
-H:Em rút ra nhận xét về nghĩa của cụm danh từ so với nghĩa của một danh từ.
-H:Danh từ có chức vụ gì trong câu?
( chức vụ điển hình là làm chủ ngữ,khi làm vị ngữ phải có từ là đứng trước)
-H:Tìm một cụm danh từ rồi đặt câu với cụm danh từ đó và rút ra nhận xét?GV cho ví dụ mẫu.
-Ví dụ 1 : GV cho danh từ :sông.
+Học sinh thêm từ phụ ngữ để có cụm danh từ:
Dòng sông Cửu Long .
+Học sinh đặt câu:Dòng sông Cửu Long chảy hiền hòa.
-Yêu cầu học sinh xác định thành phần câu?
- GV nhận xét(cụm danh từ :dòng sông Cửu Long làm chủ ngữ trong câu) 
-H:Nhận xét hoạt động trong câu của cụm danh từ so với một danh từ?
-Ví dụ 2:Những con bò ấy bị buộc dưới gốc cây .
-Yêu cầu học sinh xác định thành phần câu?
-(cụm danh từ:Những con bò ấy /làm chủ ngữ trong câu)
-H:Nhắc lại khái niệm cụm danh từ và đặc điểm của cụm danh từ?
-Học sinh đọc ghi nhớ 1/Sgk
ÚHoạt động 3 :Phương pháp vấn đáp.
- HS đọc ví dụ SGK/ 117.
-H:Tìm cụm danh từ trong câu?
-Học sinh trả lời ,lớp nhận xét,bổ sung.
-H:Liệt kê những từ ngữ phụ thuộc đứng trước và đứng sau danh từ trong cụm danh từ và chia thành loại.
-GV gợi ý để HS sắp xếp chúng thành loại
- Phụ ngữ đứng trước: cả(phụ ngữ ch lượng)
 ba,chín(phụ ngữ chỉ số)
- Phụ ngữ đứng sau ấy(nêu vị trí)
 nếp, đực, sau(nêu đặc điểm)
-H:Học sinh làm theo cặp -> Đaị diện các cặp trình bày -> các cặp theo dõi nhận xét, bổ sung.
-> HS trả lời
-GV hướng dẫn học sinh cách điền vào mô hình cụm danh từ.
+phần trước (phụ ngữ trước)kí hiệu t2,t1
*t2 phụ ngữ trước chỉ lượng (cả,toàn thể,tất cả....)
*t1phụ ngữ trước chỉ về số(một hai ,ba ,bốn...)
+phần trung tâm ,kí hiệu là t1 ,t2(danh từ)
+phần sau (phụ ngữ sau )kí hiệu là s1,s2 *s1 nêu lên đặc điểm sự vật .
* s2 xác định vị trí của vật trong không gian ,thời gian.
*- HS lên điền cụm danh từ vào mô hình.(bảng phụ)
-GV nhận xét bài làm của học sinh và bổ sung .
-H:Qua tìm hiểu, em hiểu cụm danh từ có mấy phần? Đó là những phần nào?
-H:Các phụ ngữ ở phần trước bổ sung ý nghĩa gì cho danh từ?
- H:Các phụ ngữ ở phần sau bổ sung ý nghĩa gì cho danh từ?
- GV khái quát bài học
Gv giới thiệu về mô hình cụm danh từ:mô hình cụm danh từ có 3 phần :
+phần trước (phụ ngữ trước)kí hiệu t2,t1bổ sung cho danh từ các ý nghĩa về số và lượng ,các phụ ngữ trước có thể đồng thời có mặt trong cụm danh từ nhưng có thể chỉ có một bộ phận nào đó có mặt trong câu.
+phần trung tâm ,kí hiệu là t1 ,t2
+phần sau (phụ ngữ sau )kí hiệu là s1,s2 nêu lên đặc điểm sự vật ,hoặc xác định vị trí của vật trong không gian ,thời gian.
 - HS đọc ghi nhớ.
ÚHoạt động 4: Phương pháp vấn đáp.
H:Nêu yêu cầu của bài tập 1?
--Học sinh làm vào phiếu học tập .trao đổi phiếu giữa các nhóm.
-GV đưa ra đáp án trên bảng phụ.
- GV nhận xét ,bổ sung.
H:Nêu yêu cầu của bài tập 2?
-chép các cụm danh từ nói trên vào mô hình cụm danh từ.
-Nêu yêu cầu của bài tập 3?
-Học sinh làm việc độc lập,đúng tại chỗ trả lời. 
-Lớp nhận xét,bổ sung .
-GV nhận xét,bổ sung .
I/ Cụm danh từ là gì?
1.Khái niệm:
-Ví dụ:
+ ngày <- xưa;
 DT
+hai -> vợ chồng <- ông lão đánh cá;
 DT
+một -> túp lều <- nát trên bờ biển.
 DT
=> Cụm danh từ :Là tổ hợp từ do danh từ với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành. 
2. Đặc điểm của cụm danh từ.
-Ví dụ:
+ túp lều / một túp lều nát (rõ hơn về số lượng)
+một túp lều /một túp lều nát (rõ hơn về đặc điểm)
+một túp lều nát / một túp lều nát trên bờ biển rõ hơn về vị trí)
-> Cụm danh từ có ý nghĩa đầy đủ hơn và cấu tạo phức tạp hơn một danh từ 
->Chức năng ngữ pháp của cụm danh từ giống như một danh từ.
*Ghi nhớ 1:Sgk/117
II/ Cấu tạo của cụm danh từ:
 * Ví dụ:
1. Tìm cụm danh từ:
-làng ấy, ba thúng gạo nếp, ba con trâu đực, ba con trâu ấy, chín con, năm sau, cả làng.
2. Liệt kê và sắp xếp:
- Phụ ngữ đứng trước: cả
 ba, chín
- Phụ ngữ đứng sau ấy
 nếp, đực, sau
3. Mô hình cụm danh từ:
Phần trước
Phần trung tâm
Phần sau
t2
t1
T1
T2
s1
s2
cả
ba
ba
ba
chín 
làng
thúng 
con
con
con
năm
làng
gạo
trâu
trâu
nếp
đực
sau
ấy
ấy
* Trong cụm danh từ:
- Các phụ ngữ đứng trước bổ sung cho danh từ các ý nghĩa về số và lượng.
- Các phụ ngữ ở phần sau nêu lên đặc điểm mà danh từ biểu thị 
*Ghi nhớ 2:Sgk/11
III/ Luyện tập:
* Bài tập 1:Các cụm danh từ:
a.một người chồng thật xứng đáng
b.Một lưỡi búa của cha.
c.Một con yêu tinh ở trên đỉnh núi.
* Bài tập 2: Mô hình cụm danh từ:
Phần trước
Phần trung tâm
Phần sau
t2
t1
T1
T2
s1
s2
Một 
người 
chồng 
Thật xứng đáng
Một 
Lưỡi 
Búa 
Của cha để lại
Một 
con
Yêu tinh 
ở trên đỉnh núi
* Bài tập 3:Tìn phụ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống:
-Chàng vứt luôn thanh sắt ấy xuống nước
Thận không ngờ thanh sắt vừa rồi lại chui vào lưới mình .
-Lần thứ ba ,vẫn thanh sắt cũ mắc vào lưới
4. Củng cố: 
-GV hệ thống lại bài học.
 5. Dặn dò:
-Nhớ các đơn vị kiến thức về danh từ và cụm danh từ.
-Tìm một cụm danh từ trong một truyện ngụ ngôn đã học.
-Đặt câu có sử dụng cụm danh từ,xác định cấu tạo cụm danh từ.
-Chuẩn bị bài: “Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng.”
IV. Rút kinh nghiệm:
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 Tuần 11 Ngày soạn: 31/10/2012
 Tiết 43+44: 	Ngày dạy: 02/11/2012
 Tập làm văn:
LUYỆN TẬP XÂY DỰNG BÀI TỰ SỰ
KỂ CHUYỆN ĐỜI THƯỜNG
I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
1. Kiến thức: 
-Nhân vật và sự việc được kể trong kể chuyện đời thường .
-Chủ đề ,dàn bài .ngôi kể,lời kể trong kể chuyện đời thường.
 2. Kĩ năng: 
 Kĩ năng bài học: 
+Làm bài văn kể chuyện đời thường.
-Giáo dục kĩ năng sống:
+Biết ứng xử suy nghĩ ý tưởng để kể các câu chuyện phù hợp với mục đích giao tiếp.
3.Thái độ: Giáo dục HS biết chọn sự việc phù hợp với yêu cầu đề.
II. Chuẩn bị:
-Giáo viên: .Nghiên cứu kĩ bài ở sách chuẩn kiến thức ,Sgk và Sgv, soạn bài
-Học sinh: .Soạn bài theo yêu cầu và lập dàn bài (SGK/ 119)
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động: 
 1. Ổn định lớp:
 2. Kiểm tra bài cũ:
 3. Bài mới:
 Hoạt động của GV và HS
 Nội dung
ÚHoạt động 1: Khởi động.Phương pháp thuyết trình 
ÚHoạt động 2: Phương pháp vấn đáp,thuyết trình ,nêu và giải quyết vấn đề 
-Hỏi: Em hãy nhắc lại kiến thức về văn kể chuyện?
-HS trả lời-> lớp nhận xét, bổ sung.
-GV nhận xét, bổ sung.
- HS đọc 7đề văn SGK/ 119 trên bảng phụ 
--Hỏi: Nêu yêu cầu và phạm vi của từng đề?
- HS trả lời bằng cách gạch chân các từ trong đề trên bảng phụ.
--Hỏi: Dựa vào các đề trên, em hãy cho một đề văn tự sự tương tự?
Ú.Hoạt động 3: Phương pháp vấn đáp.Kĩ thuật động não.
- HS đọc đề bài SGK/ 119.
--Hỏi: Đề yêu cầu làm gì?
--Hỏi: Em sẽ kể những gì về ông?
-HS trả lời-> lớp nhận xét, bổ sung.
-GV nhận xét, bổ sung.
--Hỏi: Làm thế nào để kể được về ông?
-HS trả lời-> lớp nhận xét, bổ sung.
-GV nhận xét, bổ sung.
--Hỏi: Cần kể về ông như thế nào?
-HS trả lời-> lớp nhận xét, bổ sung.
-GV nhận xét, bổ sung.
 Hết tiết 43 sang tiết 44
-Hỏi: Em sẽ lập dàn bài cho đề bài trên như thế nào?
- GV hướng dẫn HS thực hiện theo các bước trên.
--> HS thảo luận 4 nhóm trình bày trên giấy khổ lớn.
--> Đại diện nhóm trình bày - HS nhận xét, bổ sung.
=> GV diễn giảng, kết luận.
Ú.Hoạt động 3: Phương pháp vấn đáp.Kĩ thuật động não.
-Giáo viên ghi đề bài lên bảng và yêu cầu học sinh lập dàn bài cho một đề văn trên
- GV hướng dẫn HS thực hiện theo các bước lập dàn bài 
--> HS thảo luận 4 nhóm trình bày trên giấy khổ lớn.
--> Đại diện nhóm trình bày - HS nhận xét, bổ sung.
=> GV diễn giảng, kết luận.
I.Các đề văn tự sự:
- Kể về một tiết học mà em nhớ nhất.
- Kể về một câu chuyện vui mà em đã gặp ở trường.
II. Theo dõi quá trình thực hiện một đề tự sự:
 1.Đề: Kể chuyện về ông em 
a. Tìm hiêu đề:
-Kể về ông 
-Kể về tính tình,phẩm chất của ông để biểu lộ được tình cảm yêu mến,kính trọng của em.
b. Phương hướng làm bài 
-Kể lại những điều em quan sát hoặc nghe thấy về ông.
-Cần theo một trình tự kể và lựa chọn các chi tiết sự việc để thể hiện.
c. Dàn bài.
III.Luyện tập
* Lập dàn bài cho một đề văn tự sự:
Đề: Kể về một người bạn mới quen của em.
Dàn bài:
1/ Mở bài.
- Giới thiệu người bạn mới quen.
2/ Thân bài:
- Kể vài nét về hình dáng, tính tình.
- Tình huống để quen nhau.
3/ Kết bài:
- Nêu cảm nghĩ về người bạn mới quen đó.
 4. Củng cố: -Giáo viên hệ thống lại bài.
 5. Dặn dò:
-Viết hoàn chỉnh bài văn kể chuyện đời thường đã lập dàn bài tại lớp.
- Chuẩn bị cho tiết trả bài 
 IV.Rút kinh nghiệm:
.................................................

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 11.doc