Giáo án Lớp 9 môn Ngữ văn - Tuần 11 - Tiết 51: Bếp lửa

Giáo án Lớp 9 môn Ngữ văn - Tuần 11 - Tiết 51: Bếp lửa

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

 Giúp học sinh cảm nhận được những tình cảm, cảm xúc chân thành của nhân vật trữ tình người cháu và hình ảnh người bà giầu tình thương, giầu đức hi sinh.

 Thấy được nghệ thuật diễn tả cảm xúc thông qua hồi tưởng, miêu tả, tự sự, bình luận của tác giả.

 

doc 3 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1732Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 9 môn Ngữ văn - Tuần 11 - Tiết 51: Bếp lửa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 11
Tiết 51
BẾP LỬA
	Bằng Việt
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 
	Giúp học sinh cảm nhận được những tình cảm, cảm xúc chân thành của nhân vật trữ tình người cháu và hình ảnh người bà giầu tình thương, giầu đức hi sinh. 
	Thấy được nghệ thuật diễn tả cảm xúc thông qua hồi tưởng, miêu tả, tự sự, bình luận của tác giả. 
II. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
	1. Giới thiệu bài: 
	Bên cạnh hình ảnh người Mẹ thì hình ảnh người Bà cũng là nguồn rung cảm chân thành của những nhà thơ. Trong bài thơ “Tiếng Gà Trưa” của tác giả Xuân Quỳnh, ta đã cảm nhận được tình bà Cháu đằm thắm, mượt mà... Hôm nay ta sẽ tìm thấy sự đồng cảm của nhà thơ Bằng Việt khi viết về Bà của mình, Người Bà với trái tim ấm áp của một bếp lửa đã sưởi ấm suốt cuộc đời nhà thơ. 
	2. Tiến Trình tổ chức các hoạt động: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi bảng
* Hoạt động 1: Đọc và tìm hiểu chú thích.
- Hướng dẫn HS đọc diễn cảm. 
+ Tha thiết. sâu lắng ở 3 khổ đầu. 
+ Tự hào ở khổ cuối. 
- Nhận xét cách đọc của HS.
? Nhắc đến nhà thơ Bằng Việt là nhắc đến bài thơ “Bếp lửa”, em hiểu gì về tác giả và hoàn cảnh ra đời bài thơ?
? Lời trong bài thơ là lời của ai? Nói về ai? Nói về điều gì?
? Lời của tác giả nhớ về Bà. Dựa vào mạch cảm xúc của nhà thơ, em hãy nêu bố cục bài thơ? 
* Hoạt động 2: 
Chuyển ý: Xa quê hương vào những năm tháng khốc liệt nhất của thời chống Mỹ. nhà thơ đã mang trong lòng hình nh của một quê hương đầy gian khổ vì chiến tranh và đặc biệt là quê hương ấy gắn liền với hình ảnh người Bà và bếp lửa. Chính vì thế hình ảnh Bếp Lửa đã mở đầu cho bài thơ, khơi nguồn cho cảm xúc.
? Đọc lại 3 câu đầu? Nhận xét gì về hình ảnh bếp lửa mở đầu bài? 
- Khơi nguồn cảm xúc, hồi ức về bà. 
? Từ hình ảnh bếp lửa, tác giả đã nhớ đến những kỷ niệm nào về Bà?
? Nhận xét gì về những chi tiết miêu tả tự sự?
- Khắc hoạ về hồi ức về tuổi thơ trong chiến tranh.
* Đó cũng là tuổi thơ Việt Nam trong suốt hai cuộc kháng chiến vừa qua. Cha mẹ vào chiến khu, cháu sống với Bà. Bà chăm chút yêu thương cháu... Nhà thơ nhớ lại tỉ mỉ từng cử chỉ chăm chút của Bà.
- Đọc lại khổ thơ 2. 
? Bà đã chăm cháu như thế nào?
? Trong cuộc đời em đã bao giờ được hưởng những chăm chút này chưa? Ai đã thể hiện những cữ chỉ đó với em? 
* Lẽ ra tuổi thơ của tác giả cũng được hưởng những chăm chút này từ cha mẹ, nếu được sống trong thời bình như các em. 
Nhưng trong chiến tranh, Bà đã cưu mang cháu bằng cả tấm lòng của cả cha mẹ. 
? Trên bước đường xa xứ, hình ảnh Bà cũng gợi cho tác giả nhớ về quê hương. Chi tiết nào thể hiện tâm trạng ấy? 
- Tiếng chim tu hú.... 
* Hoạt động 3:
Chuyển ý: Nhớ về quê hương đất nước là nhớ về bếp lửa và Bà. Đó là những hình ảnh ấm áp quen thuộc của những Bà mẹ quê Việt Nam.... Từ những kỷ niệm tuổi thơ tác đã suy gẫn về cuộc đời bà.
? Đọc lại khổ cuối. 
? Tác giả đã suy nghĩ gì về Bà của mình?
? “Lận đận nắng mưa” Được thể hiện như thế nào trong suy nghĩ nhà thơ? 
? Từ kí ức của nhà thơ, em suy nghĩ gì về cuộc đời người Bà? 
* Sự tần tảo, đức hi sinh là một trong những vẻ đẹp cao quý của những người mẹ Việt Nam. Vẻ đẹp ấy đã trải rộng theo tuổi đời của con, của cháu. Tấm lòng của Bà như biển rộng đổ ra trăm sông, trăm suối.... 
* Câu hỏi thảo luận: 
? Bài thơ được mở đầu bằng hình ảnh bếp lửa kết thúc bằng hình ảnh bếp lửa... Và trong suốt bài thơ, tác giả cũng nhắc nhiều đến hình ảnh ngọn lửa, bếp lửa... Theo em, những hình ảnh ấy mang ý nghĩa gì? 
* Hoạt động 4: Tổng kết.
? Điểm nổi bật về nghệ thuật trong suốt bài thơ là gì? 
? Suy nghĩ của em về tựa đề bài thơ? 
- Hướng HS hiểu ý nghĩa trừu tượng.
* Hoạt động 5: Ghi nhớ.
* Hoạt động 6: Luyện tập.
- Học thuộc lòng bài thơ.
- Làm luyện tập 2.
- Chuẩn bị “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”.
- HS đọc bài thơ theo hướng dẫn. 
- HS đọc chú thích. 
- HS xác định nhân vật trữ tình trong bài. 
- HS lần lượt hệ thống nội dung bài thơ
- HS đọc & nêu nhận xét. 
- Xác định từng chi tiết, và nói được tác dụng trong văn tự sự.
- HS đọc.
- HS liên tưởng bản thân để trả lời
- HS trả lời.
- HS đọc & trả lời.
- HS lần lượt nhận xét, GV chốt lại.
- HS phát biểu, thảo luận.
- HS hệ thống và nhận xét về giọng thơ. hình ảnh trong thơ.
- HS nêu suy nghĩ riêng.
- HS đọc ghi nhớ.
I. Đọc và tìm hiểu chú thích: 
1. Tác giả: Trưởng thành trong thời kì chống Mỹ cứu nước. 
- Bếp lửa: Sáng tác 1963, khi tác giả đi học ở Liên Xô.
2. Bố cục: 
+ 3 câu đầu: hình ảnh bếp lửa & Bà.
+ 3 khổ kế tiếp: hồi ức về tuổi thơ với Bà. 
+ Khổ cuối: suy ngẫm về Bà và hình ảnh bếp lửa.
II. Tìm hiểu văn bản. 
1. Bếp lửa gợi nhớ về Bà và tuổi thơ. 
Bà và tuổi thơ.
Bếp lửa ® Chờn vờn sương sớm.
® ấp iu...
® Hình ảnh gợi nhớ đến Bà.
- “... đói mòn đói mỏi...”
- “... giặc đốt làng cháy tàn, cháy rụi...”
- “.... cháu cùng Bà nhóm lửa”
® Tuổi thơ sống với Bà.
“Bà bảo cháu nghe” “Bà dạy cháu làm”.
- “... Bà chăm cháu học”
® Tận tuỵ.
- “... Tu hú ơi...”
® Nhớ bà, ® nhớ quê hương.
2. Bếp lửa – Suy nghĩ về cuộc đời Bà.
“... Lận đận đời Bà biết mấy nắng mưa thói quen dậy sớm...”
® bếp lửa ấp iu.
- Nhóm ® niềm yêu thương.
 ® tâm tình tuổi nhỏ.
® Tần tảo hy sinh.
Bà ® Bếp lửa ® ngọn lửa
® Khái quát, tượng trưng
® Lửa của niềm tin của tình thương yêu bà cháu.
- Hình ảnh tượng trưng, điệp ngữ...
- Thơ tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm.
® Tình bà cháu
III. Ghi nhớ (SGK)
IV. Luyện tập:
- Đọc diễn cảm bài thơ.

Tài liệu đính kèm:

  • doc11-51_BepLua_BangViet.doc