Giáo án Lớp 9 môn Ngữ văn - Tuần 11 - Tiết 53: Tổng kết từ vựng

Giáo án Lớp 9 môn Ngữ văn - Tuần 11 - Tiết 53: Tổng kết từ vựng

Giúp học sinh nắm vững, sâu hơn và biết vận dụng những kiến thức về từ vựng đã học từ lớp 6 9 (sự phát triển của từ vựng tiếng Việt, các hình thức trau dồi vốn từ, thuật ngữ, từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội, từ tượng thanh và từ tượng hình, các biện pháp tu từ từ vựng (so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, nhân hóa, nói giảm, nói quá, nói tránh, điệp ngữ, chơi chữ.).

 

doc 3 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 5931Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 9 môn Ngữ văn - Tuần 11 - Tiết 53: Tổng kết từ vựng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 11
Tiết 53
TỔNG KẾT TỪ VỰNG (tt)
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 
	Giúp học sinh nắm vững, sâu hơn và biết vận dụng những kiến thức về từ vựng đã học từ lớp 6 ® 9 (sự phát triển của từ vựng tiếng Việt, các hình thức trau dồi vốn từ, thuật ngữ, từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội, từ tượng thanh và từ tượng hình, các biện pháp tu từ từ vựng (so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, nhân hóa, nói giảm, nói quá, nói tránh, điệp ngữ, chơi chữ...).
II. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
	1. Ổn định lớp:
	2. Kiểm tra bài cũ:
	- Hãy nhắc lại những hình thức phát triển của từ vựng.
	- Sự phát triển của từ vựng thật phong phú cả về chất lẫn về lượng, cho nên chúng ta cần trau dồi vốn từ như thế nào để rèn luyện kỹ năng diễn đạt?
	3. Giới thiệu bài: 
	Để giúp chúng ta biết vận dụng những kiến thức về từ vựng đã học: Từ sự phát triển của tiếng Việt, các hình thức trau dồi vốn từ, cả thuật ngữ, từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội, từ tượng thanh tượng hình, và các biện pháp tu từ từ vựng... Hôm nay, chúng ta sẽ tiếp tục ôn lại bằng tiết tổng kết từ vựng này.
	4. Tiến Trình tổ chức các hoạt động dạy và học: 
Hoạt động của GV và HS
Ghi bảng
* Hoạt động 1: Ôn lại các hình thức phát triển của từ vựng bằng cách điền vào ô trống của sơ đồ:
- GV gọi HS điền nội dung thích hợp vào ô trống trong SGK.
- HS tìm dẫn chứng minh họa cho những hình thức phát triển từ vựng đã được nêu trong sơ đồ trên.
 + Hình thức phát triển nghĩa của từ: ăn than – ăn ảnh, dưa chuột – con chuột, sốt vàng – sốt đất...
 + Hình thức tăng số lượng từ ngữ:
- Cấu tạo thêm từ ngữ mới: tiếp thị, thương hiệu, sách đỏ, thị trường tiền tệ, rừ phòng hộ, tiền khả thi...
- Mượn từ ngữ tiếng nước ngoài: Ôsin, Quô ta, SARS, internet.
* GV cho HS thảo luận vấn đề “Nếu không có sự phát triển của từ ngữ thì điều gì sẽ xảy ra?
- HS phát biểu và GV chốt lại các ý sau:
+ Nếu không có sự phát triển nghĩa của từ ngữ thì mỗi từ chỉ có một nghĩa. Do nhu cầu giao tiếp mỗi ngày một tăng thì số lượng các từ ngữ sẽ tăng lên gấp nhiều lần. Đây chỉ là giả định, không xảy ra đối với bất kỳ ngôn ngữ nào.
+ Nói chung ngôn ngữ nhân loại đều phát triển từ vựng theo tất cả các hình thức đã nêu ở sơ đồ trên.
* Hoạt động 2: GV cho HS ôn lại các hình thức trau dồi vốn từ:
- Rèn luyện để biết đầy đủ chính xác nghĩa của từ và cách dùng của từ.
- Rèn luyện để biết thêm những từ mình chưa biết để làm tăng vốn từ về số lượng.
- GV hướng dẫn HS giải thích nghĩa của các từ ngữ đã cho (câu 2 phần II trang 141).
- HS có thể đặt câu hỏi với các từ ngữ này để hiểu rõ hơn về nghĩa và cách sử dụng các từ ngữ này trong cuộc sống.
* Hoạt động 3: GV cho HS ôn lại khái niệm thuật ngữ và thảo luận về vai trò của thuật ngữ trong cuộc sống ngày nay.
- Qua phát biểu của HS, GV chốt lại các ý như sau:
+ Khoa học kỹ thuật và công nghệ phát triển hết sức mạnh mẽ, trình độ dân trí của người Việt Nam không ngừng được nâng cao, vì vậy thuật ngữ giữ vai trò ngày càng quan trọng hơn trong nhu cầu giao tiếp, nâng cao tri thức của mọi người.
* Hoạt động 4: GV giúp HS ôn lại khái niệm từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội.
- Gv hướng dẫn HS làm bài tập 2, 3, 4 trang 142 – xác định những từ ngữ địa phương của đoạn trích “Bài thơ Mẹ Suốt” của Tố Hữu nêu lên tác dụng của những từ ngữ địa phương đó: Thể hiện sự chân thật, sống động hình ảnh của một Bà Mẹ anh hùng vùng Bắc Trung Bộ (Quảng Bình).
- Trong bài tập 3 HS tìm trong tác phẩm “Lục Vân Tiên” của Nguyễn Đình Chiểu những từ ngữ địa phương Nam Bộ, tìm ra tác dụng và tô đậm màu sắc địa phương Nam Bộ thể hiện tình cảm suy nghĩ tính cách của con người Nam Bộ mộc mạc chơn chất trọng nghĩa thương người.
- Bài tập 4 HS chỉ ra và liệt kê một số biệt ngữ XH thường dùng trong trường lớp: Phao, trứng ngỗng, trúng tủ...
* Hoạt động 5: Ôn lại khái niệm từ tượng thanh & từ tượng hình.
?- Thế nào là từ tượng thanh & từ tượng hình cho mỗi loại một ví dụ.
- Tìm những loài vật có tên gọi là từ tượng thanh.
- Cho HS làm bài tập 3 & xác định giá trị từ tượng hình và giá trị của chúng trong đoạn văn trích của nhà văn Tô Hòai”.
* Hoạt động 6: Ôn tập các biện pháp tu từ từ vựng.
- GV giúp HS ôn lại các khái niệm so sánh, ẩn dụ, nhân hóa, hoán dụ, nói giảm, nói quá, điệp ngữ và chơi chữ. Mỗi biện pháp kèm theo một VD cụ thể.
- Hướng dẫn HS làm bài tập 2: Phân tích nét nghệ thuật độc đáo của các câu thơ trong truyện Kiều. GV gọi HS đọc từng câu chỉ ra biện pháp tu từ và tác dụng của nó.
- Trong bài tập 3, GV cũng tiếp tục hướng dẫn các em phân tích nét nghệ thuật độc đáo của một số câu thơ đoạn văn (SGK trang 143, 144).
- Trong bài tập 4, GV cùng HS xác định những cách nói có sử dụng biện pháp nói quá.
* Hoạt động 7: GV đúc kết lại nội dung của bài học “Tổng kết từ vựng”.
I. Sự phát triển của từ ngữ tiếng Việt:
a. Phát triển từ vựng bằng hình thức phát triển nghĩa của từ: 
- dưa chuột – con chuột.
- ăn than – ăn ảnh.
- chân bàn – chân trời – chân núi – chân đèo – chân mày – chân giường.
- đầu sóng – đầu đường – đầu làng – đầu ngõ – đầu tàu – đầu gối...
b. Phát triển từ vựng bằng hình thức tăng số lượng từ ngữ.
+ Cấu tạo từ ngữ mới: Tiếp thị thương hiệu, sách đỏ, báo động đỏ, đường giây nóng, địa chỉ đỏ, đường cao tốc, đường xuyên á.
+ Mượn từ ngữ nước ngoài: Quôta, SARS, ăn búyp phê, cafê, kem, súp, yaour, xe cúp, internet, chat, game, video, karaoke.
II. Trau dồi vốn từ:
1. Rèn luyện để biết rõ nghĩa của từ và cách dùng từ.
2. Rèn luyện để làm tăng vốn từ về số lượng.
3. Giải thích và đặt câu với các từ : bách khoa toàn thư, bảo hộ mậu dịch, dự thảo, đại sứ quán, hậu duệ, khầu khí, môi sinh.
III. Thuật ngữ:
1. Khái niệm: Từ ngữ thể hiện khái niệmkhoa học kỹ thuật công nghệ.
2. Vai trò: Có tầm quan trọng trong thời đại KHKT phát triển mạnh mẽ.
IV. Từ ngữ địa phương & biệt ngữ xã hội:
1. Khái niệm:
- Từ ngữ địa phương: chỉ sử dụng ở một địa phương nhất định.
- Biệt ngữ XH: chỉ được dùng trong một tầng lớp XH nhất định.
2. Luyện tập: 
- Bài tập 2, 3, 4 trang 142 SGK.
V. Từ tượng thanh, từ tượng hình.
1. Khái niệm:
- Từ tượng Thanh: từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên, của con người.
- Từ tượng hình: từ gợi tả hình ảnh dáng vẻ hoạt động...
2. Tìm loài vật có tên gọi là từ tượng thanh: Tắc kè, bò, mèo, nghé, chim cu, chim chích.
3. Xác định từ tượng hình (bài tập 3 SGK trang 142)
VI. Các biện pháp tu từ từ vựng:
1. Ôn lại các khái niệm: so sánh, ẩn dụ, nhân hóa, hoán dụ, nói giảm, nói quá, điệp ngữ, chơi chữ.
- Làm các bài tập 2, 3, 4 trang 143, 144.
	5. Dặn dò:
	- Làm nốt các bài tập (nếu trên lớp không đủ thời gian).
	- Học lại các khái niệm.
	- Chuẩn bị xem trước bài ôn tập từ vựng tiếp theo.

Tài liệu đính kèm:

  • doc11-53_TongKetTuVung(tt).doc