Giáo án Lớp 9 - Môn Ngữ văn - Tuần 12 năm 2012

Giáo án Lớp 9 - Môn Ngữ văn - Tuần 12 năm 2012

MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS

- Nắm được đặc điểm, khả năng miêu tả, biểu hịên phong phú của thể thơ tám chữ.

 - Qua hoạt động luyện tập làm thơ tám chữ phát huy tinh thần sáng tạo, sự hứng thú trong học tập, rèn luyện thêm thơ ca.

 1. Kiến thức

 Đặc điểm của thể thơ tám chữ.

 

doc 13 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1664Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 9 - Môn Ngữ văn - Tuần 12 năm 2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 12 NGÀY SOẠN: 29/10/2012
TIẾT 56 NGÀY DẠY : 31/10/2012
TẬP LÀM THƠ TÁM CHỮ
A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: GIÚP HS
- NẮM ĐƯỢC ĐẶC ĐIỂM, KHẢ NĂNG MIÊU TẢ, BIỂU HỊÊN PHONG PHÚ CỦA THỂ THƠ TÁM CHỮ.
	- QUA HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP LÀM THƠ TÁM CHỮ PHÁT HUY TINH THẦN SÁNG TẠO, SỰ HỨNG THÚ TRONG HỌC TẬP, RÈN LUYỆN THÊM THƠ CA.
 1. KIẾN THỨC
	ĐẶC ĐIỂM CỦA THỂ THƠ TÁM CHỮ.
 2. KĨ NĂNG
 	- NHẬN BIẾT THƠ TÁM CHỮ.
	- TẠO ĐỐI, VẦN, NHỊP TRONG KHI LÀM THƠ TÁM CHỮ.
 3. THÁI ĐỘ
	CÓ Ý THỨC NẮM VỮNG LUẬT VÀ LÀM ĐƯỢC BÀI THƠ TÁM CHỮ.
B/ CHUẨN BỊ
 1. GV: NGHIÊN CỨU CÁC VÍ DỤ ( SGK ), BẢNG PHỤ.
 2. HS: TÌM HIỂU SGK. TẬP LÀM TRƯỚC BÀI THƠ, KHỔ THƠ.
C/ TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
 1. ỔN ĐỊNH
 2. KIỂM TRA: KIỂM TRA VỞ SOẠN CỦA HS
 3. BÀI MỚI
 * GIỚI THIỆU BÀI: TỪ LỚP 6, CÁC EM ĐÃ TẬP LÀM QUEN VỚI THƠ 4 CHỮ, 5 CHỮ, LỚP 7 LÀM THƠ LỤC BÁT. BÀI HỌC HÔM NAY SẼ GIÚP CÁC EM CÓ THỂ NHẬN DIỆN VÀ TẬP LÀM THƠ TÁM CHỮ.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG 1: NHẬN DIỆN THỂ THƠ TÁM CHỮ
I/ NHẬN DIỆN THỂ THƠ TÁM CHỮ
 - GV TREO BẢNG PHỤ GHI VD SGK/148, 149àHS ĐỌC. 
 - GV CÙNG HS TÌM HIỂU CÁC KHỔ THƠ.
* XÉT CÁC ĐOẠN THƠ: (148,149/SGK)
A) NÀO ĐÂU / NHỮNG ĐÊM VÀNG / BÊN BỜ SUỐI
 TA SAY MỒI/ ĐỨNG UỐNG/ ÁNH TRĂNG TAN?
 ĐÂU NHỮNG NGÀY MƯA/ CHUYỂN BỐN PHƯƠNG NGÀN
 TA LẶNG NGẮM/ GIANG SƠN TA/ ĐỔI MỚI?
 ĐÂU NHỮNG BÌNH MINH/ CÂY XANH/ NẮNG GỘI
 TIẾNG CHIM CA/ GIẤC NGỦ TA/ TƯNG BỪNG?
 ĐÂU NHỮNG CHIỀU/ LÊNH LÁNG/ MÁU SAU RỪNG
 TA ĐỢI CHẾT/ MẢNH MẶT TRỜI/ GAY GẮT
 ĐỂ TA CHIẾM LẤY/ RIÊNG PHẦN/ BÍ MẬT?
 - THAN ÔI! THỜI OANH LIỆT/ NAY CÒN ĐÂU?
? NHẬN XÉT VỀ SỐ CHỮ Ở MỖI DÒNG Ở CÁC KHỔ THƠ TRÊN?
? TÌM NHỮNG CHỮ CÓ CHỨC NĂNG GIEO VẦN Ở MỖI ĐOẠN?
? NHẬN XÉT CÁCH GIEO VẦN Ở MỖI ĐOẠN?
àGIEO VẦN CHÂN LIÊN TIẾP, CHUYỂN ĐỔI THÀNH TỪNG CẶP ( VẦN LƯNG )
? NÊU CÁCH NGẮT NHỊP Ở ĐOẠN THƠ TRÊN?
- NHỊP: 2 / 3/ 3 ; 3 / 2 / 3; 3 / 3/ 2.
? CÁCH GIEO VẦN Ở VÍ DỤ (B) CÓ GÌ KHÁC SO VỚI VÍ DỤ (A) KHÔNG?
B. MẸ CÙNG CHA/ CÔNG TÁC BẬN/ KHÔNG VỀ
 CHÁU Ở CÙNG BÀ/ BÀ BẢO/ CHÁU NGHE
 BÀ DẠY CHÁU LÀM/ BÀ CHĂM/ CHÁU HỌC
 NHÓM BẾP LỬA/ NGHĨ THƯƠNG BÀ/ KHÓ NHỌC
 TU HÚ ƠI/ CHẲNG ĐẾN Ở/ CÙNG BÀ
 KÊU CHI HOÀI/ TRÊN NHỮNG/ CÁNH ĐỒNG XA?
à GIEO VẦN CHÂN LIÊN TIẾP ( VẦN LIỀN )
? NHỊP THƠ Ở VÍ DỤ (B) NHƯ THẾ NÀO?
- NHỊP: 3 / 3 / 2; 4 / 2 / 2; 3 / 2 /3.
-TƯƠNG TỰ GV GIÚP HS THỰC HÀNH NHẬN DIỆN Ở VÍ DỤ C SGK/ 149.
C. YÊU BIẾT MẤY/ NHỮNG DÒNG SÔNG/ BÁT NGÁT
 GIỮA ĐÔI BỜ/ NGÀO NGẠT/ LÚA NGÔ NON
 YÊU BIẾT MẤY/ NHỮNG CON ĐƯỜNG/ CA HÁT
 QUA CÔNG TRƯỜNG/ MỚI DỰNG/ MÁI NHÀ SON!
 YÊU BIẾT MẤY/ NHỮNG BƯỚC ĐI/ DÁNG ĐỨNG
 CỦA ĐỜI TA/ CHẬP CHỮNG/ BUỔI ĐẦU TIÊN
 TẬP LÀM CHỦ,/ TẬP LÀM NGƯỜI/ XÂY DỰNG
 DÁM VƯƠN MÌNH/ CAI QUẢN/ LẠI THIÊN NHIÊN!
? CÁCH GIEO VẦN Ở VÍ DỤ (C) KHÁC CÁCH GIEO VẦN Ở VÍ DỤ (A) (B) NHƯ THẾ NÀO?
 à GIEO VẦN CHÂN CÁCH (VẦN CÁCH) VẦN LƯNG 
(NGÁT - DẠT )
- NHỊP: 3 / 3/ 2; 3 / 2/ 3.
? QUA CÁC VÍ DỤ ( SGK ) EM NHẬN DIỆN ĐƯỢC GÌ VỀ THƠ TÁM CHỮ ?
-GV CHỐT Ý, GỌI HS ĐỌC GHI NHỚ SGK.
*GHI NHỚ: SGK/ 150
HOẠT ĐỘNG 2: LUYỆN TẬP NHẬN DIỆN THƠ TÁM CHỮ
II/ LUYỆN TẬP NHẬN DIỆN THƠ TÁM CHỮ
? ĐIỀN VÀO CHỖ TRỐNG CÁC TỪ NGỮ THÍCH HỢP.
*BT1/150
CA HÁT (1), NGÀY QUA (2), BÁT NGÁT (3), MUÔN HOA (4).
? NHẬN XÉT GIEO VẦN, NHỊP CỦA KHỔ THƠ.
àVẦN CHÂN (VẦN CÁCH); NHỊP 3/3/2; 3/2/ 3. 
? TÌM CHỖ SAI TRONG CÂU THƠ, LÍ DO SAI? NÊU CÁCH SỬA.
*BT2/150
CŨNG MẤT (1) TUẦN HOÀN(2) ĐẤT TRỜI (3).
*BT3/151
 - TỪ SAI: “RỘN RÔ KHÔNG GẦN VỚI “GƯƠNG” Ở CÂU (2) 
- SỬA LẠI: “ VÀO TRƯỜNG”. 
HOẠT ĐỘNG 3: THỰC HÀNH LÀM THƠ TÁM CHỮ
 III/ THỰC HÀNH LÀM THƠ TÁM CHỮ
*BT1/151: TÌM TỪ THÍCH HỢP ĐIỀN VÀO CHỖ TRỐNG:
... HOA LỰU NỞ ĐẦY MỘT VƯỜN ĐỎ NẮNG,
 LŨ BƯỚM VÀNG LƠ ĐÃNG LƯỚT BAY QUA.
 - HS LÀM THÊM CÂU CUỐI CHO PHÙ HỢP VỚI KHỔ THƠ.
*BT2/ 151: ĐIỀN THÊM:
 NHỚ SÂN TRƯỜNG, LỚP HỌC, BÓNG NGƯỜI THƯƠNG.
- GV CHO BÀI TẬP THÊM: LÀM MỘT BÀI THƠ TÁM CHỮ VỀ ĐỀ TÀI MÔI TRƯỜNG (THIÊN NHIÊN, TRƯỜNG LỚP,)
4. CỦNG CỐ: 
 -THẾ NÀO LÀ THƠ TÁM CHỮ? 
 - ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA NÓ?
5. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- HỌC THUỘC GHI NHỚ. NẮM VỮNG ĐẶC ĐIỂM THƠ TÁM CHỮ.
	- TIẾP TỤC LÀM THƠ VỀ MÔI TRƯỜNG.
 ____________________________________
 NGÀY SOẠN: 29/10/2012
TIẾT 57 NGÀY DẠY : 31/10/2012
TRẢ BÀI KIỂM TRA VĂN
(TRUYỆN TRUNG ĐẠI)
A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
 1. KIẾN THỨC
 GIÚP HS CỦNG CỐ LẠI KIẾN THỨC VÀ TÌM RA ĐƯỢC NHỮNG SAI SÓT CỦA MÌNH. 
 2. KĨ NĂNG 
 RÈN KĨ NĂNG PHÂN TÍCH CẢM NHẬN VĂN HỌC ( TRUYỆN TRUNG ĐẠI )
 3. THÁI ĐỘ
 CÓ Ý THỨC LÀM BÀI HƠN.
B/ CHUẨN BỊ
 1. GV: CHẤM BÀI, CHỈ RA NHỮNG ƯU KHUYẾT ĐIỂM CỦA HS.
 2. HS: XEM LẠI THỂ LOẠI VÀ YÊU CẦU ĐỀ MÌNH LÀM.
C/ TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
 1. ỔN ĐỊNH
 2. KIỂM TRA
 3. BÀI MỚI
*HOẠT ĐỘNG 1
- GV CHO HS ĐỌC LẠI ĐỀàGV HƯỚNG DẪN CHO HS NÊU ĐÁP ÁN TỪNG CÂU TRẮC NGHIỆMàGV SỬA CHỮA CHO ĐÚNG VỚI ĐÁP ÁN (NHƯ TIẾT 46)
- GV CHÉP ĐỀ TỰ LUẬN LÊN BẢNG.
- HS XÁC ĐỊNH YÊU CẦU CỦA ĐỀ.
- GV SỬA LẠI CHO ĐÚNG VỚI ĐÁP ÁN (NHƯ TIẾT 46)
- GV NÊU BIỂU ĐIỂM TỪNG PHẦN CỤ THỂ (NHƯ TIẾT 46)
*HOẠT ĐỘNG 2: GV TRẢ BÀI CHO HS.
	- GV DÀNH THỜI GIAN CHO HS ĐỌC LẠI BÀI CỦA MÌNHàĐỐI CHIẾU VỚI YÊU CẦU CỦA ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂMàTỰ TÌM RA NHỮNG SAI SÓT TRONG BÀI LÀM CỦA MÌNH VÀ SỬA LẠI CHO ĐÚNG. 
	- HS NÊU NHỮNG THẮC MẮC ĐỂ GV GIẢI ĐÁP.
* HOẠT ĐỘNG 3 : NHẬN XÉT, SỬA CHỮA CỤ THỂ TỪNG PHẦN.
ƯU ĐIỂM: ĐA SỐ CÁC EM ĐÃ DÀNH THỜI GIAN ĐỂ ÔN TẬP NÊN NẮM KIẾN THỨC TƯƠNG ĐỐI TỐT. CÁC EM HIỂU ĐỀ, HIỂU BÀI NÊN BÀI LÀM ĐẠT CHẤT LƯỢNG CAO. MỘT SỐ EM BIẾT VẬN DỤNG CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ VỀ TỪ VỰNG ĐÃ HỌC ĐỂ PHÂN TÍCH LÀM RÕ TÁC DỤNG CỦA VIỆC SỬ DỤNG CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ ĐÓ TRONG MỘT SỐ CÂU THƠ CỤ THỂ. KHẢ NĂNG DIỄN ĐẠT CỦA MỘT SỐ EM KHÁ TỐT.
NHƯỢC ĐIỂM: MỘT SỐ EM NẮM KIẾN THỨC CHƯA TỐT NÊN CHỌN ĐÁP ÁN PHẦN TRẮC NGHIỆM CHƯA CHÍNH XÁC. SỰ CẢM NHẬN CỦA MỘT SỐ EM CÒN HẠN CHẾ NÊN PHẦN TỰ LUẬN KẾT QUẢ CÒN THẤP. MỘT SỐ BÀI LÀM CÒN BẨN, DẬP XOÁ NHIỀU.
* HOẠT ĐỘNG 4: GỌI TÊN - VÀO ĐIỂM.
	- TUYÊN DƯƠNG: LONG, TUYẾT, HÀ ,PHƯƠNG (9B)
* HOẠT ĐỘNG 5: HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ:
 - XEM LẠI LÍ THUYẾT VỀ VĂN TỰ SỰ XEN YẾU TỐ MIÊU TẢ TƯỞNG TƯỢNG.
	 - SOẠN BÀI ÁNH TRĂNG – NGUYỄN DUY
	+ ĐỌC BÀI THƠ NHIỀU LẦN ĐỂ TÌM CẢM XÚC.
	+ TRẢ LỜI TẤT CẢ NHỮNG CÂU HỎI SOẠN BÀI.
------------------------------------------------------------------
 NGÀY SOẠN: 30/10/2012
TIẾT 57 NGÀY DẠY : 01/11/2012
 VĂN BẢN 
ÁNH TRĂNG
 (NGUYỄN DUY) 
A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: GIÚP HS:
- HIỂU ĐƯỢC Ý NGHĨA CỦA HÌNH ẢNH VẦNG TRĂNG. TỪ ĐÓ, THẤM THÍA CẢM XÚC ÂN TÌNH VỚI QUÁ KHỨ GIAN LAO, NGHĨA TÌNH CỦA NGUYỄN DUY VÀ BIẾT RÚT RA BÀI HỌCVỀ CÁCH SỐNG CHO MÌNH.
- CẢM NHÂN SỰ KẾT HỢP HÀI HOÀ GIỮA YẾU TỐ TRỮ TÌNH VÀ YẾU TỐ TỰ SỰ TRONG BỐ CỤC, GIỮA TÍNH CỤ THỂ VÀ TÍNH KHÁI QUÁT TRONG HÌNH ẢNH CỦA BÀI THƠ .
 1. KIẾN THỨC
	- KỈ NIỆM VỀ MỘT THỜI GIAN LAO NHƯNG NẶNG NGHĨA TÌNH CỦA NGƯỜI LÍNH.
	- SỰ KẾT HỢP CÁC YẾU TỐ TỰ SỰ, NGHỊ LUẬN TRONG MỘT TÁC PHẨM THƠ VIỆT NAM HIỆN ĐẠI.
	- NGÔN NGỮ, HÌNH ẢNH GIÀU SUY NGHĨ, MANG Ý NGHĨA BIỂU TƯỢNG.
 2. KĨ NĂNG
	- ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN THƠ ĐƯỢC SÁNG TÁC SAU 1975.
	- VẬN DỤNG KIẾN THỨC VỀ THỂ LOẠI VÀ SỰ KẾT HỢP CÁC PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠT TRONG TÁC PHẨM THƠ ĐỂ CẢM NHẬN MỘT VB TRỮ TÌNH HIỆN ĐẠI.
 3. THÁI ĐỘ
B/ CHUẨN BỊ
 1. GV: GIÁO ÁN, SGK, SGV.
 2. HS: SOẠN BÀI THEO YÊU CẦU SGK.
C/ TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC 
 1. ỔN ĐỊNH
 2. KIỂM TRA 
- ĐỌC THUỘC LÒNG BÀI THƠ “KHÚC HÁT RU NHỮNG EM BÉ LỚN TRÊN LƯNG MẸ”.
- NÊU CẢM NHẬN CỦA EM VỀ BÀI THƠ TRÊN.
 3. BÀI MỚI
 * GIỚI THIỆU BÀI
	TỪ XƯA ĐẾN NAY, TRĂNG LUÔN LÀ HÌNH ẢNH QUEN THUỘC TRONG THƠ CA. TRĂNG VỚI NGƯỜI LUÔN LÀ BẠN. NHIỀU THI SĨ ĐÃ MƯỢN HÌNH ẢNH TRĂNG ĐỂ GỞI GẮM TÂM SỰ CỦA MÌNH. TRĂNG TRONG BÀI THƠ CỦA NGUYỄN DUY NHƯ MỘT CỐ NHÂN XƯA MÀ ĐÃ CÓ LÚC BỊ NGƯỜI VÔ TÌNH QUÊN LÃNG, ĐỂ RỒI KHI BẤT CHỢT GẶP LẠI KHIẾN NGƯỜI TA KHÔNG KHỎI GIẬT MÌNH.
HOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG 1: TÌM HIỂU CHUNG 
- GV HƯỚNG DẪN HS CÁCH ĐỌC:
- GỌI HS ĐỌC BÀI THƠ àGV NHẬN XÉT, UỐN NẮN
- HS ĐỌC CHÚ THÍCH SGK/156.
- GV KHÁI QUÁT VÀI NÉT VỀ TÁC GIẢ, CHÚ Ý HOÀN CẢNH RA ĐỜI CỦA BÀI THƠ (1978).
? NÊU SUY NGHĨ CỦA EM VỀ BỐ CỤC BÀI THƠ?
( BÀI THƠ NHƯ MỘT CÂU CHUYỆN NHỎ KỂ THEO TRÌNH TỰ THỜI GIAN )
? CHỈ RA YẾU TỐ TỰ SỰ VÀ TRỮ TÌNH CỦA BÀI THƠ? THEO EM ĐÂU LÀ BƯỚC NGOẶT ĐỂ TỪ ĐÓ TÁC GIẢ BỘC LỘ CẢM XÚC, THỂ HIỆN CHỦ ĐỀ CỦA TÁCPHẨM?
- HS ĐỌC THẦM LẠI BÀI THƠ.
HOẠT ĐỘNG 2: ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN
? HÌNH ẢNH NÀO XUYÊN SUỐT GIÚP TÁC GIẢ BỘC LỘ CẢM XÚC VÀ CHỦ ĐỀ CỦA VĂN BẢN?
- CHO HS ĐỌC THẦM 3 KHỔ THƠ ĐẦU.
? VẦNG TRĂNG THỜI THƠ ẤU HIỆN LÊN QUA TỪ NGỮ, CHI TIẾT NÀO?
 -GV: THỜI THƠ ẤU, THỜI KỲ CHIẾN TRANH ĐỀU CÓ VẦNG TRĂNG. GIỮA VẦNG TRĂNG VÀ TÁC GIẢ CÓ MỐI QUAN HỆ NHƯ THẾ NÀO?
? BIỆN PHÁP TU TỪ NÀO ĐƯỢC DÙNG ĐỂ DIỄN ĐẠT MỐI QUAN HỆ TRÊN? CHÚNG TA HIỂU GÌ VỀ TÌNH CẢM ẤY CỦA TÁC GIẢ?
- GV LIÊN HỆ HÌNH ẢNH “ĐẦU SÚNG TRĂNG TREO”. (ĐỒNG CHÍ - CHÍNH HỮU) 
? NGHỆ THUẬT NÀO ĐƯỢC SỬ DỤNG ĐỂ BỘC LỘ TÌNH CẢM GIỮA CON NGƯỜI VỚI ÁNH TRĂNG TRI KỈ ? 
? KHI CUỘC SỐNG CON NGƯỜI ĐÃ THAY ĐỔI, NHỮNG VÔ TÌNH THƯỜNG XẢY RA.ĐIỀU ĐÓ ĐƯỢC GHI NHẬN Ở CÂU THƠ NÀO?
? EM HIỂU GÌ VỀ TỪ “NGƯỜI DƯNG”? CÁCH DÙNG TỪ NGỮ, HÌNH ẢNH CỦA TÁC GIẢ NHƯ THẾ NÀO?
? CÂU THƠ GIÚP TA NHẬN RA TÌNH CẢM CON NGƯỜI ĐỐI VỚI VẦNG TRĂNG TRONG THỜI HOÀ BÌNH RA SAO? TÍNH TRIẾT LÝ CỦA VẤN ĐỀ Ở ĐÂY LÀ GÌ?
- GV CHUYỂN Ý.
? ĐIỀU GÌ TRONG BÀI THƠ ĐÃ ĐÁNH THỨC SUY NGHĨ TÌNH CẢM CỦA TÁC GIẢ, CỦA CON NGƯỜI VỚI VẦNG TRĂNG KỶ NIỆM ?
? EM CÓ NHẬN XÉT GÌ VỀ HÌNH ẢNH THƠ ĐƯỢC SỬ DỤNG Ở ĐÂY ?
? HÌNH ẢNH “VẦNG TRĂNG TRÒN” CÓ GIÁ TRỊ BIỂU ĐẠT ĐIỀU GÌ? NGHỆ THUẬT SỬ DỤNG Ở TRONG CÂU THƠ NÀY?
? CON NGƯỜI KHÔNG QUAY LƯNG LẠI VỚI VẦNG TRĂNG, VỚI QUÁ KHỨ. ĐÚNG HAY SAI? CÂU THƠ NÀO BIỂU ĐẠT NỘI DUNG ĐÓ, BẰNG NGHỆ THUẬT GÌ?
? PHÂN TÍCH Ý NGHĨA HÌNH ẢNH “TRĂNG CỨ TRÒN VÀNH VẠNH”?
? CON NGƯỜI CÓ THỂ LÃNG QUÊN NHƯNG THIÊN NHIÊN, NGHĨA TÌNH QUÁ KHỨ THÌ VẪN VẸN NGUYÊN, TRÒN ĐẦY, BẤT DIỆT .LỜI THƠ NÀO GHI NHẬN ĐIỀU ẤY VÀ HÀM CHỨA TÍNH TRIẾT LÝ NÀO CỦA CUỘC SỐNG?
? TRONG CẢ BÀI THƠ, KHỔ THƠ NÀO TẬP TRUNG NHẤT Ý NGHĨA BIỂU TƯỢNG CỦA VẦNG TRĂNG, CHIỀU SÂU TƯ TƯỞNG MANG TÍNH TRIẾT LÝ CỦA TÁC PHẨM?(KHỔ CUỐI).
? BỞI VẬY, VẦNG TRĂNG MANG NHỮNG TẦNG NGHĨA NÀO? Ý NGHĨA TRIẾT LÝ CỦA BÀI THƠ LÀ GÌ?
- HS THẢO LUẬN àGV CHỐT Ý, BÌNH:
 VẦNG TRĂNG KHÔNG CHỈ LÀ MỘT HÌNH ẢNH CỦA ĐẤT TRỜI THIÊN NHIÊN MÀ CÒN BIỂU TƯỢNG CHO QUÁ KHỨ NGHĨA TÌNH. BÀI THƠ KHÔNG CHỈ LÀ CHUYỆN THÁI ĐỘ ĐỐI VỚI NHỮNG MẤT MÁT HY SINH CỦA THỜI CHIẾN TRANH KHI ĐƯỢC SỐNG TRONG HOÀ BÌNH MÀ CÒN LÀ CHUYỆN TÌNH CẢM NHỚ VỀ CỘI NGUỒN. HƠN NỮA , “ÁNH TRĂNG” CÒN LÀ LỜI NHẮC NHỞ MỖI NGƯỜI CHÚNG TA VỀ LẼ SỐNG THUỶ CHUNG VỚI CHÍNH MÌNH.
? EM CÓ NHẬN XÉT GÌ VỀ KẾT CẤU, GIỌNG ĐIỆU CỦA BÀI THƠ?
- GV: BÀI THƠ NHƯ MỘT CÂU CHUYỆN RIÊNG, KẾT HỢP HÀI HOÀ TỰ SỰ, TRỮ TÌNH, GIỌNG ĐIỆU TÂM TÌNH BẰNG THƠ NĂM CHỮ, KHI CHẢY TRÔI NHỊP NHÀNG TỰ NHIÊN THEO LỜI KỂ, KHI NGÂN VANG THIẾT THA CẢM XÚC LÀM NỔI BẬT CHỦ ĐỀ TẠO NÊN TÍNH CHÂN THÀNH, CÓ SỨC TRUYỀN CẢM SÂU SẮC, GÂY ẤN TƯỢNG MẠNH VỚI NGƯỜI ĐỌC.
? ÝNGHĨA KHÁI QUÁT BIỂU HIỆN NHƯ THẾ NÀO TRONG TÁC PHẨM?
- GV BÌNH VỀ ĐẠO LÝ, LẼ SỐNG TỐT ĐẸP CỦA NHÂN DÂN TA “ UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN”.
- GV CHỐT Ý, GỌI HS ĐỌC GHI NH ... ẢM XÚC VỀ VẦNG TRĂNG
- TRẦN TRỤI VỚI THIÊN NHIÊN
- HỒN NHIÊN NHƯ CÂY CỎ
à TỪ NGỮ GỢI CẢM, SO SÁNH.
=> TUỔI THƠ HỒN NHIÊN, GẦN GŨI VỚI THIÊN NHIÊN TƯƠI MÁT.
...VẦNG TRĂNG THÀNH TRI KỈ
NGỠ KHÔNG BAO GIỜ QUÊN
CÁI VẦNG TRĂNG TÌNH NGHĨA 
à NHÂN HOÁ.
=> TÌNH CẢM BẠN BÈ GẦN GŨI, GẮN BÓ.
- VẦNG TRĂNG ĐI QUA NGÕ.
 NHƯ NGƯỜI DƯNG QUA ĐƯỜNG.
à NHÂN HOÁ, SO SÁNH.
=> SỰ VÔ TÌNH LÃNG QUÊN, THỜ Ơ, LẠNH NHẠT CỦA CON NGƯỜI ĐỐI VỚI VẦNG TRĂNG. 
- PHÒNG BUYN-ĐINH TỐI OM.
...ĐỘT NGỘT VẦNG TRĂNG TRÒN
à HÌNH ẢNH ĐỐI LẬP.
=> QUÁ KHỨ SỐNG ĐỘNG VỚI BAO KỈ NIỆM 
à TÌNH HUỐNG BẤT NGỜ ĐÁNH THỨC LƯƠNG TÂM.
- NGỬA MẶT LÊN NHÌN MẶT
 CÓ CÁI GÌ RƯNG RƯNG
à HÌNH ẢNH GỢI CẢM, TỪ LÁY.
=> CẢM XÚC THIẾT THA, TÌNH NGHĨA THỦY CHUNG, XÚC ĐỘNG CỦA NHÀ THƠ TRƯỚC VẦNG TRĂNG.
 2. VẦNG TRĂNG NGHĨA TÌNH
 - TRĂNG CỨ TRÒN VÀNH VẠNH.
à HÌNH ẢNH TƯỢNG TRƯNG, VẸN NGUYÊN CHẲNG THỂ PHAI MỜ.
- ÁNH TRĂNG IM PHĂNG PHẮC.
 ĐỦ CHO TA GIẬT MÌNH.
à NHÂN HOÁ => VẦNG TRĂNG - NHÂN CHỨNG NGHĨA TÌNH, NHẮC NHỞ NGHIÊM KHẮC: KHÔNG ĐƯỢC QUAY LƯNG LẠI VỚI QUÁ KHỨ.
=> THÁI ĐỘ SỐNG: “UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN”, ÂN NGHĨA THUỶ CHUNG VỚI QUÁ KHỨ.
 3. TÍNH TRIẾT LÍ (KHỔ THƠ CUỐI)
LỜI NHẮC NHỞ, CẢNH TỈNH CHÂN THÀNH VỀ LẼ SỐNG THUỶ CHUNG, ÂN TÌNH.
3/ TỔNG KẾT
*GHI NHỚ (157/SGK)
III. LUYỆN TẬP: TƯỞNG TƯỢNG MÌNH LÀ NHÂN VẬT TRỮ TÌNH TRONG “ÁNH TRĂNG”, EM HÃY DIỄN TẢ DÒNG CẢM NGHĨ TRONG BÀI THƠ THÀNH MỘT BÀI TÂM SỰ NGẮN.
4. CỦNG CỐ
- GỌI HS ĐỌC DIỄN CẢM BÀI THƠ
- CẢM NGHĨ CỦA EM VỀ BÀI THƠ “ÁNH TRĂNG”. 
- QUA BÀI THƠ, EM THẤY CON NGƯỜI CẦN CÓ TÌNH CẢM NHƯ THẾ NÀO ĐỐI VỚI THIÊN NHIÊN?
- BẢN THÂN EM ĐẪ CÓ TÌNH CẢM ĐỐI VỚI THIÊN NHIÊN CHƯA? ĐÓ LÀ TÌNH CẢM GÌ?
5. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
	- HỌC THUỘC LÒNG BÀI THƠ- PHÂN TÍCH, CẢM NHẬN CÁI HAY, TÍNH TRIẾT LÍ CỦA BÀI THƠ.
	- HOÀN THÀNH PHẦN LUYỆN TẬP (SGK)
	- SOẠN: TỔNG KẾT VỀ TỪ VỰNG (LUYỆN TẬP TỔNG HỢP)
	 ÔN KỸ VỀ NGHĨA CỦA TỪ, CÁC PHÉP TU TỪ, TRƯỜNG TỪ VỰNG.
----------------------------------------------------------
 NGÀY SOẠN: 3/11/2012
TIẾT 59 NGÀY DẠY : 5/11/2012 
TỔNG KẾT VỀ TỪ VỰNG
(LUYỆN TẬP TỔNG HỢP)
A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT; GIÚP HS:
 BIẾT VẬN DỤNG NHỮNG KIỂN THỨC VỀ TỪ VỰNG ĐÃ HỌC ĐỂ PHÂN TÍCH NHỮNG HIỆN TƯỢNG NGÔN NGỮ TRONG THỰC TIỄN GIAO TIẾP, NHẤT LÀ TRONG VĂN CHƯƠNG.
 1. KIẾN THỨC
	- HỆ THỐNG CÁC KIẾN THỨC VỀ NGHĨA CỦA TỪ, TỪ ĐỒNG NGHĨA, TỪ TRÁI NGHĨA, TRƯỜNG TỪ VỰNG, TỪ TƯỢNG THANH, TỪ TƯỢNG HÌNH, CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ TỪ VỰNG.
	- TÁC DỤNG CỦA VIỆC SỬ DỤNG CÁC PHÉP TU TỪ TRONG CÁC VĂN BẢN NGHỆ THUẬT.
 2. KĨ NĂNG:
	- NHẬN DIỆN ĐƯỢC CÁC TỪ VỰNG, CÁC BIỆN PHÁP TU TỪU TỪ VỰNG TRONG VĂN BẢN.
	- PHÂN TÍCH TÁC DỤNG CỦA VIỆC LỰA CHỌN, SỬ DỤNG TỪ NGỮ VÀ BIỆN PHÁP TU TỪ TRONG VĂN BẢN.
 3. THÁI ĐỘ
B/ CHUẨN BỊ
 1. GV: BẢNG PHỤ, PHẤN MÀU, GIÁO ÁN, SGK, SGV.
 2. HS: SOẠN THEO YÊU CẦU SGK
C/ TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
 1. ỔN ĐỊNH
 2. KIỂM TRA	
	- ĐỌC THUỘC LÒNG BÀI THƠ “ÁNH TRĂNG” – NÊU Ý NGHĨA TRIẾT LÍ CỦA BÀI THƠ.
	- PHÁT BIỂU CẢM NGHĨ CỦA EM SAU KHI HỌC XONG BÀI THƠ.
 3. BÀI MỚI
 HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
HOẠT ĐỘNG1: ÔN TẬP
? EM CÓ NHẬN XÉT GÌ VỀ TỪ VỰNG TRONG NGÔN NGỮ TIẾNG VIỆT?
? TA PHẢI LÀM THẾ NÀO ĐỂ DÙNG CÓ HIỆU QUẢ 
TỪ VỰNG TIẾNG VIỆT GÓP PHẦN GIỮ GÌN VÀ BẢO VỆ SỰ TRONG SÁNG CỦA TIẾNGVIỆT?
HOẠT ĐỘNG 2: BÀI TẬP
- GV TREO BẢNG PHỤ GHI VDàGỌI HS ĐỌC HAI CÂU CA DAO.
? SO SÁNH HAI DỊ BẢN, CHO BIẾT DÙNG “GẬT ĐẦU” HAY “GẬT GÙ” THÍCH HỢP HƠN?
- GV GỌI HS GIẢI THÍCH TỪ.
(+ GẬT ĐẦU: CÚI ĐẦU XUỐNG RỒI NGẨNG LÊN NGAY TỎ VẺ ĐỒNG Ý.
 + GẬT GÙ: GẬT NHẸ NHIỀU LẦN TỎ THÁI ĐỘ ĐỒNG TÌNH TÁN THƯỞNG)
- GỌI HS ĐỌC CÂU CHUYỆN BT2(158/SGK)
? CÂU CHUYỆN CÓ CHI TIẾT NÀO GÂY CƯỜI? VÌ SAO?
? QUA CÂU CHUYỆN, EM RÚT RA ĐIỀU GÌ KHI SỬ DỤNG TỪ NGỮ?
? VẬY, NGƯỜI VỢ TRONG CÂU CHUYỆN ĐÃ VI PHẠM PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI NÀO?
- HS ĐỌC ĐOẠN THƠ BT3(158/SGK)
? TỪ NGỮ NÀO ĐƯỢC DÙNG THEO NGHĨA GỐC, NGHĨA CHUYỂN, PHƯƠNG THỨC CHUYỂN NGHĨA LÀ GÌ?
- HS ĐỌC YÊU CẦU BT4 (TRANG 159)
? THẾ NÀO LÀ TRƯỜNG TỪ VỰNG? TÌM TỪ NGỮ CÙNG TRƯỜNG TỪ VỰNG TRONG ĐOẠN THƠ TRÊN?
? PHÂN TÍCH CÁI HAY TRONG CÁCH DÙNG TỪ NGỮ TRONG ĐOẠN THƠ? 
- HS ĐỌC ĐOẠN TRÍCH BT5(159/SGK)
? NHẬN XÉT CÁCH ĐẶT TÊN CÁC SỰ VẬT, HIỆN TƯỢNG TRONG ĐOẠN VĂN?
? CHO VÍ DỤ 5 TỪ GỌI TÊN THEO ĐẶC ĐIỂM SỰ VẬT.
- HS ĐỌC BT6(159/SGK)
? CHI TIẾT NÀO GÂY CƯỜI ? VÌ SAO?
? QUA CÂU CHUYỆN, TA RÚT RA BÀI HỌC GÌ KHI SỬ DỤNG TỪ NGỮ?
NỘI DUNG
I/ ÔN TẬP
II/BÀI TẬP
 1. CÁCH DÙNG TỪ TRONG VĂN BẢN
DÙNG “GẬT GÙ” THÍCH HỢP HƠN VÌ DIỄN TẢ NIỀM VUI ĐƠN SƠ TRONG CUỘC SỐNG CỦA ĐÔI VỢ CHỒNG NGHÈO BIẾT XẺ CHIA.
 2. HIỂU NGHĨA CỦA TỪ VÀ DÙNG ĐÚNG
- CHỒNG:CẢ ĐỘI CÓ MỘT CHÂN SÚTàCẢ ĐỘI CHỈ CÓ MỘT NGƯỜI SÚT BÓNG MẠNH, CHÍNH XÁC VÀO KHUNG THÀNH ĐỐI PHƯƠNG.
-VỢ: CÓ MỘT CHÂN THÌ CHƠI BÓNG LÀM GÌ?
àHIỂU SAI THÀNH CHÂN ĐI LẠI.
 3. PHƯƠNG THỨC CHUYỂN NGHĨA CỦA TỪ
 - NGHĨA GỐC: MIỆNG, CHÂN, TAY.
 - NGHĨA CHUYỂN:+VAI ( HOÁN DỤ)
 +ĐẦU( ẨN DỤ)
 4. TRƯỜNG TỪ VỰNG
- TRƯỜNG TỪ VỰNG CHỈ MÀU SẮC: ĐỎ, XANH, HỒNG.
 - TRƯỜNG TỪ VỰNG CHỈ LỬA VÀ LIÊN TƯỞNG VỚI LỬA: LỬA, CHÁY, TRO.
àQUAN HỆ CHẶT CHẼ VỚI NHAU: MÀU ÁO ĐỎ CỦA CÔ GÁI THẮP LÊN “NGỌN LỬA” TRONG MẮT CHÀNG TRAI VÀ MỌI NGƯỜI. NGỌN LỬA LAN TOẢ KHIẾN CON NGƯỜI NGẤT NGÂY,CHÀNG TRAI (CÓ THỂ CHÁY THÀNH TRO), LAN TOẢ KHÔNG GIAN LÀM CHO KHÔNG GIAN CŨNG BIẾN SẮC. NGHỆ THUẬT DÙNG TỪ TẠO NÊN HÌNH ẢNH GÂY ẤN TƯỢNG MẠNH, THỂ HIỆN TÌNH YÊU MÃNH LIỆT CHÁY BỎNG.
 5. GIẢI THÍCH
- GỌI TÊN THEO CÁCH DÙNG TỪ NGỮ CÓ SẴN VỚI MỘT NỘI DUNG MỚI DỰA VÀO ĐẶC ĐIỂM CỦA SỰ VẬT, HIỆN TƯỢNG ĐƯỢC GỌI TÊN.
- 5 TỪ GỌI TÊN THEO CÁCH TRÊN: CÀ TÍM, CÁ KÌM, CHUỘT ĐỒNG, GẤU CHÓ, CHIM LỢN, MỰC,
 6/
 BÁC SĨ - ĐỐC TỜ
àPHÊ PHÁN THÓI SÍNH DÙNG TỪ NƯỚC NGOÀI Ở MỘT SỐ NGƯỜI.
 4. CỦNG CỐ: QUA BÀI HỌC, EM CẢM NHẬN THẾ NÀO VỀ VIỆC DÙNG TỪ NGỮ TRONG VĂN BẢN VÀ TRONG LỜI NÓI HÀNG NGÀY?
 5. HUỚNG DẪN VỀ NHÀ
 - ÔN LÝ THUYẾT VỀ TỪ VỰNG.
 - HOÀN THÀNH CÁC BÀI TẬP.
 - SOẠN BÀI: LUYỆN TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN TỰ SỰ CÓ SỬ DỤNG YẾU TỐ NGHỊ LUẬN.
 + ĐỌC KỸ CÁC VÂN BẢN SGK/160,161.
 + TÌM YẾU TỐ NGHỊ LUẬN. 
 + TẬP VIẾT TRƯỚC ĐOẠN VĂN THEO YÊU CẦU.
 -----------------------------------------------------------------
 NGÀY SOẠN:3/11/2012
TIẾT 60 NGÀY DẠY : 5/11/2012
	LUYỆN TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN TỰ SỰ 
	 CÓ SỬ DỤNG YẾU TỐ NGHỊ LUẬN
A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
 GIÚP HS BIẾT CÁCH ĐƯA CÁC YẾU TỐ NGHỊ LUẬN VÀO BÀI VĂN TỰ SỰ MỘT CÁCH HỢP LÍ.
 1. KIẾN THỨC
	- ĐOẠN VĂN TỰ SỰ.
	- CÁC YẾU TỐ TỰ SỰ TRONG VB NGHỊ LUẬN.
 2. KĨ NĂNG
	- VIẾT ĐOẠN VĂN TỰ SỰ CÓ SỬ DỤNG YẾU TỐ NGHỊ LUẬN VỚI ĐỘ DÀI TRÊN 90 CHỮ.
	- PHÂN TÍCH ĐƯỢC TÁC DỤNG CỦA YẾU TỐ LẬP LUẬN TRONG ĐOẠN VĂN TỰ SỰ.
 3. THÁI ĐỘ
B/ CHUẨN BỊ
 1. GV: BẢNG PHỤ, GIÁO ÁN, SGK, SGV.
 2. HS: SOẠN THEO CÂU HỎI SGK.
C/ TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
 1. ỔN ĐỊNH
 2. KIỂM TRA: KIỂM TRA SỰ CHUẨN BỊ CỦA HS.
 3. BÀI MỚI
 * GIỚI THIỆU BÀI: GV YÊU CẦU HS NHẮC LẠI:
 - YẾU TỐ NGHỊ LUẬN TRONG VĂN TỰ SỰ CÓ TÁC DỤNG GÌ ? 
 - NGHỊ LUẬN THƯỜNG DIỄN RA DƯỚI DẠNG NÀO? THƯỜNG ĐƯỢC SỬ DỤNG KIỂU CÂU VĂN GÌ?
HOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG 1: THỰC HÀNH TÌM HIỂU YẾU TỐ NGHỊ LUẬN TRONG ĐOẠN VĂN TỰ SỰ
- GV GỌI HS ĐỌC ĐOẠN VĂN SGK/160
? ĐÂY CÓ PHẢI LÀ ĐOẠN VĂN TỰ SỰ KHÔNG ? VÌ SAO ?
? TÌM NHỮNG CÂU VĂN THỂ HIỆN TÍNH NGHỊ LUẬN Ở ĐOẠN TRÊN? NHỮNG YẾU TỐ NGHỊ LUẬN ẤY CÓ VAI TRÒ GÌ TRONG VIỆC LÀM NỔI BẬT NỘI DUNG CỦA ĐOẠN TRÍCH?
? BÀI HỌC RÚT RA TỪ CÂU CHUYỆN LÀ GÌ ?
 ( BÀI HỌC VỀ SỰ BAO DUNG, LÒNG NHÂN ÁI BIẾT THA THỨ VÀ GHI NHỚ ÂN NGHĨA )
HOẠT ĐỘNG 2: THỰC HÀNH VIẾT ĐOẠN VĂN TỰ SỰ CÓ SỬ DỤNG YẾU TỐ NGHỊ LUẬN
- GỌI HS ĐỌC YÊU CẦU BT 1/161
- GV GỢI Ý CÁC NỘI DUNG.
- HS VIẾT THEO HƯỚNG DẪN TRÊN.
- GV LƯU Ý HS: KHI VIẾT ĐOẠN VĂN CHỨNG MINH THÌ SỬ DỤNG NHIỀU DẪN CHỨNG; CÒN KHI VIẾT ĐOẠN VĂN GIẢI THÌ CHỦ YẾU SDÙNG LÍ LẼ.
- HS VIẾT - GV NHẬN XÉT, BỔ SUNG.
- HS ĐỌC, XÁC ĐỊNH YÊU CẦU BÀI TẬP 2/161
àGV GỢI Ý à CHO HS CHIA NHÓM - VIẾT BÀI .
I/ THỰC HÀNH TÌM HIỂU YẾU TỐ NGHỊ LUẬN TRONG ĐOẠN VĂN TỰ SỰ
* XÉT ĐOẠN VĂN (SGK/160):
 LỖI LẦM VÀ SỰ BIẾT ƠN.
* NHẬN XÉT:
NHỮNG CÂU VĂN THỂ HIỆN TÍNH NGHỊ LUẬN:
-“NHỮNG ĐIỀU VIẾT LÊN CÁT...LÒNG NGƯỜI” 
-“ VẬY MỖI CHÚNG TA...LÊN ĐÁ”
à CÂU CHUYỆN SÂU SẮC, GIÀU TÍNH TRIẾT LÍ, CÓ Ý NGHĨA GIÁO DỤC.
II/ THỰC HÀNH VIẾT ĐOẠN VĂN TỰ SỰ CÓ SỬ DỤNG YẾU TỐ NGHỊ LUẬN
 1. VIẾT ĐOẠN VĂN KỂ VỀ BUỔI SINH HOẠT LỚP
 (CHỨNG MINH NAM LÀ NGƯỜI TỐT )
 A. GỢI Ý
 - BUỔI SINH HOẠT DIỄN RA NHƯ THẾ NÀO?
 ( THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM, KHÔNG KHÍ CỦA BUỔI SINH HOẠT, AI LÀ NGƯỜI ĐIỀU KHIỂN? )
- NỘI DUNG BUỔI SINH HOẠT LÀ GÌ ? TẠI SAO LẠI PHÁT BIỂU VỀ ĐIỀU ĐÓ?
- THUYẾT PHỤC CẢ LỚP, NAM LÀ NGƯỜI BẠN TỐT BẰNG LÍ LẼ, VÍ DỤ, LỜI PHÂN TÍCH NHƯ THẾ NÀO ?
- BÀI HỌC RÚT RA CHUNG CHO MỌI NGƯỜI.
 B. VIẾT ĐOẠN
 2. KỂ VỀ NGƯỜI BÀ KÍNH YÊU
 A. GỢI Ý
 - NGƯỜI EM KỂ LÀ AI?
 - NGƯỜI ĐÓ ĐÃ ĐỂ LẠI VIỆC LÀM, LỜI NÓI, SUY NGHĨ TRONG NHỮNG HOÀN CẢNH NÀO ?
 - NỘI DUNG CỤ THỂ RA SAO? GIẢN DỊ MÀ CẢM ĐỘNG SÂU SẮC NHƯ THẾ NÀO? 
 - SUY NGHĨ VÀ BÀI HỌC RÚT RA TỪ CÂU CHUYỆN.
 B. VIẾT ĐOẠN
* LƯU Ý: ĐỂ YẾU TỐ NGHỊ LUẬN RÕ NÉT CÓ THỂ DÙNG MỘT SỐ DẪN CHỨNG TRONG LẬP LUẬN VÀ CHÚ Ý KIỂU CÂU KHẲNG ĐỊNH, PHỦ ĐỊNH, CÂU CÓ CẶP QUAN HỆ TỪ.
ĐOẠN VĂN THAM KHẢO
	HÔM THỨ BẢY TUẦN VỪA RỒI, BUỔI SINH HOẠT CỦA LỚP TÔI TẠI PHÒNG HỌC SỐ 8 DIỄN RA KHÁ SÔI NỔI, CÁC BẠN BÀN TÁN TRANH LUẬN XÔN XAO KHIẾN BẠN UYÊN LỚP TRƯỞNG KHÓ KHĂN LẮM MỚI GIỮ ĐƯỢC TRẬT TỰ ĐỂ ĐIỀU KHIỂN.
	CHẢ LÀ NHÀ TRƯỜNG ĐỀ NGHỊ KỈ LUẬT BẠN A, LỚP HỌP ĐỂ HOÀN TẤT HỒ SƠ ĐÁNH NHAU GIỮA BẠN ẤY VỚI MỘT BẠN LỚP KHÁC. ĐÁNH NHAU LÀ VI PHẠM, TẤT NHIÊN RỒI ! CẢ LỚP AI CŨNG ĐỒNG TÌNH PHẢI XỬ LÍ NGHIÊM ĐỂ RĂN ĐE KẺ KHÁC, NHƯNG TÔI LẠI NGHĨ KHÁC: “BIẾT ĐÂU CÓ LÍ DO NÀO ĐÓ KHIẾN BẠN ẤY KHÔNG TỰ CHỦ ĐƯỢC ĐỂ DẪN ĐẾN HÀNH VI SAI TRÁI, BIẾT ĐÂU NGƯỜI GÂY SỰ KHÔNG PHẢI LÀ BẠN ẤY...” TÔI MẠNH DẠN TRÌNH BÀY Ý KIẾN CỦA RIÊNG TÔI: “ĐỀ NGHỊ CÁC BẠN NÊN XEM XÉT LẠI TRƯỚC KHI QUYẾT ĐỊNH” CẢ LỚP IM LẶNG, TÔI NÓI TIẾP: “TẠI SAO CHÚNG TA KHÔNG TẠO CƠ HỘI CHO BẠN ẤY ? CHÚNG TA THỬ NGHĨ XEM, TỪ TRƯỚC ĐẾN NAY, BẠN ẤY CHẤP HÀNH TỐT KỈ LUẬT CỦA LỚP CƠ MÀ ! TÔI NGHĨ HẲN PHẢI CÓ NGUYÊN DO GÌ ĐÂY. AI ĐÓ ĐÃ XÚC PHẠM ĐẾN BẠN ẤY CHĂNG ? CHÚNG TA HÃY GIƠ CAO ĐÁNH KHẼ, CHÚNG TA CÀNG CĂNG THẲNG, BẠN ẤY CÀNG THẤT VỌNG VÀ CÀNG SAI LẦM THÌ LÚC ẤY SẼ RA SAO ? TA HỐI HẬN THÌ ĐÃ MUỘN ĐẤY.TÔI THẤY BẠN ẤY ĐÃ BIẾT SAI LẦM CỦA MÌNH RỒI, CHÚNG TA ĐỪNG NÊN THỜ Ơ VÔ TÌNH NHƯ VẬY: “ĐÁNH KẺ CHẠY ĐI, KHÔNG AI ĐÁNH NGƯỜI CHẠY LẠI” ÔNG BÀ TA ĐÃ NÓI THẾ MÀ !”
	CẢ LỚP LẶNG ĐI TRƯỚC LÍ LẼ CỦA TÔI, BẠN LỚP TRƯỞNG CŨNG ĐỒNG QUAN ĐIỂM VỚI TÔI.
	RÕ RÀNG CHÚNG TÔI CÒN PHIẾN DIỆN QUÁ, CHƯA SUY XÉT TRƯỚC SAU. CẢ LỚP HỨA SẼ XIN VỚI BAN GIÁM HIỆU CHO A MỘT CƠ HỘI SỬA CHỮA DƯỚI SỰ GIÚP ĐỠ CỦA TẬP THỂ. TÔI TIN SỨC MẠNH, TÌNH ĐOÀN KẾT CỦA LỚP SẼ LÀM CHO A CẢM ĐỘNG VÀ TIẾN BỘ.
4. CỦNG CỐ: YẾU TỐ NGHỊ LUẬN CÓ TÁC DỤNG GÌ TRONG VĂN TỰ SỰ ?
5. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
 - HOÀN THÀNH 2 BÀI TẬP SGK/160, 161
 - SOẠN BÀI: LÀNG - KIM LÂN
 + ĐỌC, TÓM TẮT TÁC PHẨM.CHÚ Ý ĐỌC PHẦN CHỮ NHỎ.
 + TÌM HIỂU DIỄN BIẾN TÂM TRẠNG CỦA ÔNG HAI.
 + CẢM NHẬN CỦA EM VỀ TÁC PHẨM: NGHỆ THUẬT - NỘI DUNG
 -------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 12.doc