MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
- Giúp học sinh nắm vững các nội dung phần tiếng Việt đã học ở học kỳ I.
II/ TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Qua kiến thức ở tiết Tiếng Việt tuần trước, ta thấy có nên dùng từ ngữ địa phương hay không?
Tuần 14 Tiết 69: ÔN TẬP TIẾNG VIỆT I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: - Giúp học sinh nắm vững các nội dung phần tiếng Việt đã học ở học kỳ I. II/ TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: - Qua kiến thức ở tiết Tiếng Việt tuần trước, ta thấy có nên dùng từ ngữ địa phương hay không? 3. Giới thiệu bài mới: - Qua các tiết ôn tập, các phần về từ ngữ đã ôn trong các bài tổng kết vốn từ. Bài ôn hôm nay của chúng ta chỉ trọng tâm chốt ở ba phần học kỳ I. 4. Tiến trình hoạt động dạy và học: Hoạt động của thầy và trò Ghi bảng - Giáo viên giới thiệu nội dung ôn tập trong tiết này: · Các phương châm hội thoại · Xưng hô trong hội thoại · Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp. * Hoạt động 1: Các phương châm hội thoại: 1. Các em đã học các phương châm hội thoại nào? · Phương châm về lượng · Phương châm về chất · Phương châm quan hệ · Phương châm cách thức · Phương châm lịch sự 2. Cho học sinh kể một tình huống giao tiếp mà trong đó một hoặc một số phương châm hội thoại không được tuân thủ. - Giáo viên nhận xét Þ rút ra kết luận đúng. 3. Vậy trong các phương châm hội thoại, những phương châm nào chi phối nội dung của hội thoại và phương châm nào chi phối quan hệ giữa các cá nhân? · Chi phối nội dung: Phương châm về lượng, về chất, quan hệ và cách thức. · Chi phối quan hệ: Phương châm lịch sự. 4. Phương châm hội thoại có phải là những quy định bắt buộc trong giao tiếp ngôn ngữ không? · Tạo thuận lợi trong giao tiếp ngôn ngữ. · Không phải là các quy định bắt buộc trong mọi tình huống giao tiếp. * Hoạt động 2: Xưng hô trong hội thoại. 1. Cho học sinh nêu một số từ ngữ dùng để xưng hô trong tiếng Việt và cho biết cách dùng những từ ngữ đó. - Giáo viên nhận xét và hệ thống lại thành bảng. I. Các phương châm hội thoại: 1. Phương châm về lượng. 2. Phương châm về chất. 3. Phương châm quan hệ. 4. Phương châm cách thức. 5. Phương châm lịch sự. II. Xưng hô trong hội thoại. 1. Các từ ngữ xưng hô thông dụng trong tiếng Việt và cách dùng của chúng: XƯNG HÔ Ngôi thứ I Ngôi thứ II Ngôi thứ III Số ít: Tôi, ta, tớ, mình, tao... Số nhiều: Chúng tôi, chúng ta, chúng mình, chúng tớ... Anh, mi, cậu, bạn, mày... Các anh, Bọn mi, bọn bay, các cậu... Anh ấy, chị ấy, bạn ấy, nó, hắn, y... Các anh ấy, các bạn ấy, các người ấy, chúng nó... Ông, bà, chú, dì, cha, mẹ, thầy, cô... chúng con, chúng cháu... Ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, chú, dì, thầy, cô... Các con, các cháu, các chú... Ông ấy, bà ấy, chú ấy, dì ấy, cô ấy... Các ông ấy, các bà ấy... 2. Ngoài ra, người Việt ta còn dùng các danh từ nào khác để xưng hô không? · Danh từ thân tộc: anh em, ông bà, cha mẹ, con cái.... · Chức vụ, nghề nghiệp, tên riêng.... để xưng hô: bác sĩ, giám đốc, luật sư, thầy giáo.... 3. Từ các từ ngữ trên ta thấy từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt và cách sử dụng chúng thế nào? · Hệ thống các từ ngữ xưng hô phong phú đa dạng. · Phải sử dụng chúng tinh tế trong tình huống giao tiếp cụ thể. 4. Trong tiếng Việt, xưng hô thường tuân theo phương pháp nào? · Xưng khiêm Þ tự xưng mình 1 cách khiêm nhường. · Xưng tôn Þ gọi người đối thoại một cách tôn kính. 5. Vì sao, khi giao tiếp với người nói phải hết sức chú ý đến việc lựa chọn từ ngữ xưng hô? · Do tính chất của tình huống giao tiếp (xã giao hay thân mật) · Do mối quan hệ giữa người nói với người nghe (thân- sơ, trọng- khinh) Þ Cần chú ý chọn từ ngữ xưng hô khi giao tiếp để đạt kết quả mong muốn. Þ Khi hệ thống các phương tiện xưng hô trong ngôn ngữ ngày càng đa dạng, những quan hệ này càng tinh tế. * Hoạt động 3: Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp: 1. Phân biệt giữa lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp: - Cho học sinh đọc đoạn trích SGK/183 2. Hãy chuyển những lời thoại trong đoạn trích thành lời dẫn gián tiếp. 3. Phân tích những thay đổi về từ ngữ trong lời dẫn gián tiếp so với lời đối thoại. · Có 3 từ đổi và 1 từ tỉnh lược. 4. Nhận xét các từ ngữ đã thay đổi (theo ngôi) như thế nào? · Tôi (1) Þ nhà vua (3) · Chúa công (2)Þ vua Quang Trung (3) · Bây giờ Þ Bấy giờ · Và đây Þ tỉnh lược - Cho học sinh thực hành Þ có lời dẫn gián tiếp. · Vua Quang Trung hỏi Nguyễn Thiếp là quân Thanh sang đánh, nếu nhà vua đem binh ra chống cự thì khả năng thắng hay thua thế nào. Nguyễn Thiếp trả lời rằng bấy giờ trong nước trống không, lòng người tan rã quân Thanh ở xa tới, tôi biết tình hình quân ta yếu hay mạnh, không hiểu rõ thế nào đánh nên giữ ra sao, vua Quang Trung ra Bắc không quá mười ngày quân Thanh sẽ bị dẹp tan. 2. Về phương châm xưng hô cơ bản trong tiếng Việt: · Xưng khiêm = tự xưng mình 1 cách khiêm nhường. · Xưng tôn = gọi người đối thoại một cách tôn kính. III. Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp: Lời đối thoại Lời dẫn gián tiếp Từ xưng hô Tôi (1) Chúa công (2) Nhà vua (3) Vua Quang Trung (3) Từ chỉ địa điểm Đây (tĩnh lược) Từ chỉ không gian Bây giờ Bấy giờ * Hoạt động 4: Củng cố: - Các phương châm hội thoại. - Xưng hô trong hội thoại. - Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp. * Dặn dò: · Ôn tập để chuẩn bị kiểm tra 1 tiết phần tiếng Việt. · Xem lại các bài tập có liên quan nội dung ôn tập.
Tài liệu đính kèm: