Giáo án Lớp 9 môn Ngữ văn - Tuần 14 - Trường THCS Bình Lợi Trung

Giáo án Lớp 9 môn Ngữ văn - Tuần 14 - Trường THCS Bình Lợi Trung

Giúp HS:

 - Cảm nhận được vẻ đẹp bình dị của các nhân vật trong truyện, nhất là nhân vật anh thanh niên. Từ đó, thấu hiểu ý nghĩa tư tưởng của truyện: công việc đem lại ý nghĩa, niềm vui cho con người.

 - Biết phân tích những điểm đặc sắc trong nghệ thuật truyện: xây dựng tình huống, miêu tả nhân vật từ nhiều điểm nhìn, kết hợp tự sự và trữ tình.

 II- PHƯƠNG TIỆN HOẠT ĐỘNG.

 

doc 14 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1477Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 9 môn Ngữ văn - Tuần 14 - Trường THCS Bình Lợi Trung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS BÌNH LỢI TRUNG
GIÁO ÁN VĂN 9 – TUẦN 14
 Tiết 66, 67: Lặng lẽ Sa Pa
 68: Đối thoại, độc thoại và độc thoại
	 nội tâm trong văn bản tự sự.
 69: Ôn tập Tiếng Việt.
	 70: Người kể và ngôi kể trong văn bản tự sự.
Tiết 66-67: LẶNG LẼ SA PA
 Nguyễn Thành Long
 I- MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.
	Giúp HS:
	- Cảm nhận được vẻ đẹp bình dị của các nhân vật trong truyện, nhất là nhân vật anh thanh niên. Từ đó, thấu hiểu ý nghĩa tư tưởng của truyện: công việc đem lại ý nghĩa, niềm vui cho con người.
	- Biết phân tích những điểm đặc sắc trong nghệ thuật truyện: xây dựng tình huống, miêu tả nhân vật từ nhiều điểm nhìn, kết hợp tự sự và trữ tình.
 II- PHƯƠNG TIỆN HOẠT ĐỘNG.
	 SGK, SGV, sách tham khảo, bảng phụ.
III- TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.
	1. Ổn định lớp:
	2. Kiểm tra bài cũ: - Tóm tắt truyện ngắn “Làng”.
	 - Trình bày tiểu sử Kim Lân.
	3. Giới thiệu bài mới: Trong cuộc sống có những lúc tưởng chừng như lặng lẽ, âm thầm nhưng thực ra luôn sôi động. Qua “Lặng lẽ Sa Pa”, Nguyễn Thành Long muốn đề cập đến những con người miệt mài lao động khoa học rất âm thầm mà khẩn trương vì lợi ích của đất nước và vì cuộc sống của con người.
	4. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi bảng
I- Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
 - Tìm hiểu về tác giả và hoàn cảnh sáng tác.
II- Đọc – hiểu văn bản.
 Đọc và tìm hiểu chung về tác phẩm.
- GV đọc một đoạn (từ đầu đến chỗ người thanh niên xuất hiện).
- Cho HS đọc một số đoạn theo yêu cầu của GV và tóm tắt truyện.
- Hãy nhận xét về cốt truyện và tình huống cơ bản trong “Lặng lẽ Sa Pa”. Tác phẩm này, theo lời tác giả là “một bức chân dung”, đó là bức chân dung của nhân vật nào trong truyện ?
- Truyện được trần thuật chủ yếu theo điểm nhìn và suy nghĩ của nhân vật nào ? Tác dụng của nó ra sao ? 
 1. Phân tích nhân vật anh thanh niên.
- Tìm hiểu về hoàn cảnh sống, công tác, cách vượt khó cũng như suy nghĩ của anh về công việc và cuộc sống qua văn bản ?
- Theo em, nét đẹp đáng chú ý nhất ở nhân vật này là gì ? (Thảo luận).
 GV: Là sự cởi mở, chân tình, ân cần chu đáo và rất khiêm tốn. Tác giả đã phác họa chân dung nhân vật chính với những nét đẹp về tinh thần, tình cảm, cách sống và những suy nghĩ về cuộc sống, về ý nghĩa của công việc Tiêu biểu cho lớp người lao động trẻ. 
 2. Nhận xét về các nhân vật khác. 
- Tìm hiểu về nhân vật ông họa sĩ. Nhân vật này cùng với các nhân vật phụ khác đã góp phần tô đậm hình ảnh người thanh niên trong truyện như thế nào ?
- Truyện có sự kết hợp các yếu tố trữ tình, bình luận với tự sự. Hãy chỉ ra các chi tiết tạo nên chất trữ tình của tác phẩm ? Nêu tác dụng của chất trữ tình đó ?
* Thảo luận:
- Những nhân vật phụ và anh thanh niên trong “Lặng lẽ Sa Pa” đã thể hiện chủ đề tư tưởng truyện như thế nào ?
 GV: Truyện ngợi ca những con người lao động như anh thanh niên và cái thế giới những con người như anh. Tác giả muốn nhắn tới người đọc: “Trong cái lặng im của Sa Pa. . . có những con người làm việc và lo nghĩ như vậy cho đất nước”.
III- Tổng kết.
- Tìm hiểu về giá trị nội dung và đặc điểm nghệ thuật của truyện ?
IV- Luyện tập.
 SGK trang 190.
- HS phát biểu: Đọc phần chú thích về tác giả, tác phẩm trong SGK.
- HS đọc, tóm tắt truyện.
- Cốt truyện đơn giản, tập trung vào cuộc gặp gỡ tình cờ của mấy người khách trên chuyến xe với người thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh Yên Sơn. Tạo ra tình huống ấy, tác giả đã giới thiệu chân dung của nhân vật chính là anh thanh niên một cách thuận lợi và rất ấn tượng. 
- Nhân vật ông họa sĩ; nhằm khắc họa rõ nét hình ảnh nhân vật chính, đồng thời thể hiện chủ đề và tư tưởng truyện. 
- HS phát biểu:
 + Một mình trên đỉnh núi cao 2600 mét, làm công tác khí tượng kiêm vật lý địa cầu với tinh thần trách nhiệm cao.
 + Biết vượt qua sự gian khổ của công việc và nỗi cô đơn với ý thức “Ta với công việc là đôi . . . chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất”.
 + Là người rất giản dị, ngăn nắp, biết tổ chức cuộc sống.
- HS thảo luận theo nhóm.
- Ông họa sĩ: tinh tế, nhạy cảm, tài hoa. Cô kỹ sư trẻ sẵn sàng nhận nhiệm vụ nơi vùng cao. Bác lái xe vui tính, thích quan tâm tới người khác. Thông qua những cảm xúc, suy nghĩ, thái độ cảm mến của các nhân vật phụ, hình ảnh anh thanh niên hiện ra càng rõ nét và sáng đẹp hơn. 
- Trong tác phẩm, chất trữ tình toát lên từ những phong cảnh thiên nhiên đẹp và thơ mộng của Sa Pa được miêu tả qua cái nhìn của người họa sĩ già: “Nắng bây giờ bắt đầu lan tới. . . màu xanh của rừng”. “Nắng mạ bạc cả con đèo. . . bó đuốc lớn”. Chất trữ tình còn toát lên chủ yếu từ nội dung truyện, trong cuộc gặp gỡ tình cờ mà để lại nhiều dư vị và vẻ đẹp của con người qua nghĩ suy và công việc. 
- Thảo luận tổ. 
- HS đọc Ghi nhớ.
- HS làm bài; phát biểu trước lớp.
I- Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
 1. Tác giả: Nguyễn Thành Long (1925-1991)
 2. Tác phẩm: (Chú thích SGK trang 188).
II- Đọc – hiểu văn bản.
 1. Nhân vật anh thanh niên.
- Hoàn cảnh sống, công tác:
 + Một mình trên đỉnh Yên Sơn cao 2600 mét.
 + Đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất. 
 + Công việc đòi hỏi tỉ mỉ, chính xác, đúng giờ.
 + Gian khổ, đơn độc.
- Vượt khó:
 + Ý thức về công việc và lòng yêu nghề: “Khi ta làm việc. . . buồn đến chết mất”.
 + Biết tổ chức cuộc sống (đọc sách, trồng hoa, nuôi gà).
- Nét đẹp:
 + Chân tình, cởi mở.
 + Chu đáo và khiêm tốn
 Nhân vật tự bộc lộ nét đáng yêu, đáng quý qua nhận xét, suy nghĩ của nhân vật khác.
 Tiêu biểu cho những con người mới sống có lý tưởng: âm thầm cống hiến và vui với công việc.
 2. Các nhân vật khác.
- Ông họa sĩ: nhạy cảm, tài hoa, say mê sáng tạo.
- Cô kỹ sư trẻ: vừa tốt nghiệp, sẵn sàng nhận nhiệm vụ ở vùng cao.
- Bác lái xe: vui tính, biết quan tâm tới người khác.
 Góp phần làm nổi bật chủ đề tư tưởng: “Trong cái lặng im của Sa Pa. . . có những con người làm việc và lo nghĩ như vậy cho đất nước”.
III- Tổng kết.
 Ghi nhớ (SGK trang 189).
IV- Luyện tập.
 SGK trang 190.
	5. Củng cố: Tóm tắt truyện. Phát biểu chủ đề của truyện.
	6. Dặn dò: 	- Học Ghi nhớ, tiểu sử tác giả.
	 	- Soạn: Đối thoại, độc thoại. . . 
Tiết 68: ĐỐI THOẠI, ĐỘC THOẠI VÀ ĐỘC THOẠI NỘI TÂM
TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ
 I- MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.
 Giúp HS: 
	- Hiểu, nhận diện và thấy được tác dụng của các yếu tố đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự. 
 II- PHƯƠNG TIỆN HOẠT ĐỘNG.
	 SGK, SGV, bảng phụ.
III- TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.
	1. Ổn định lớp:
	2. Kiểm tra bài cũ: Tổng kết từ vựng.
	3. Giới thiệu bài mới: Để khắc họa nhân vật, nhà văn thường chú ý miêu tả những phương diện nào ? Ở các lớp dưới, các em đã học về miêu tả nhân vật ở những mặt như ngoại hình, hành động, trang phục . Hôm nay, chúng ta sẽ xem xét nhân vật ở phương diện ngôn ngữ qua đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự.
	4. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi bảng
I- Tìm hiểu yếu tố đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự.
 Cho HS tìm hiểu đoạn văn và trả lời các câu hỏi: 
- Trong ba câu đầu đoạn trích, ai nói với ai ? Tham gia câu chuyện có ít nhất mấy người ? Dấu hiệu nào cho thấy đó là một cuộc trò chuyện trao đổi qua lại ?
- Câu: “- Hà, nắng gớm, về nào”, ông Hai nói với ai ? Đây có phải là một câu đối thoại không ? Vì sao ? Trong đoạn trích còn có câu nào kiểu này không ? Hãy dẫn ra.
- Những câu như: “Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư ? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu” là những câu ai hỏi ai ? Tại sao trước những câu này không có gạch đầu dòng như những câu trước đó ? 
* Thảo luận: Các hình thức diễn đạt trên có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện diễn biến của câu chuyện và thái độ của những người tản cư trong buổi trưa ông Hai gặp họ ? Giúp nhà văn thể hiện thành công những diễn biến tâm lý của nhân vật ông Hai như thế nào ? 
- GV: Các hình thức đối thoại tạo cho câu chuyện có không khí như cuộc sống thật, thể hiện thái độ căm giận của những người tản cư đối với dân làng Chợ Dầu. Những hình thức độc thoại và độc thoại nội tâm sau đó đã giúp nhà văn khắc họa sâu sắc tâm trạng dằn vặt, đau đớn của ông Hai khi nghe tin cái làng mà ông luôn tự hào và hãnh diện ấy theo giặc, làm cho câu chuyện sinh động hơn. 
II- Ghi nhớ.
- Từ những tìm hiểu về đoạn trích trên, hãy tự rút ra nhận xét thế nào là đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm ? Mục đích của các hình thức trên là gì ? 
III- Luyện tập.
- Bài tập 1: Cho HS lên bảng làm thực hành theo nhóm, các nhóm khác nhận xét.
- Đọc đoạn văn trích từ truyện ngắn “Làng” của Kim Lân (SGK trang 176, 177).
- 2 người tản cư đang nói chuyện (2 lượt lời qua lại). Thể hiện trong đoạn văn bằng 2 gạch đầu dòng.
- Đây không phải là câu đối thoại. Ông Hai nói với chính mình, vì nội dung lời nói không hướng tới ai, chẳng cần ai đáp lại. Trong đoạn trích còn có câu: “Ông lãonhục nhã thế này !”.
- Những câu trên ông Hai hỏi chính mình, không phát thành tiếng mà âm thầm diễn ra trong suy nghĩ và tình cảm của ông Hai. Vì không thốt thành lời, chỉ nghĩ thầm nên không gạch đầu dòng. Chúng là những câu độc thoại nội tâm. 
- HS thảo luận theo nhóm, đại diện nhóm trả lời. 
- HS phát biểu dựa theo Ghi nhớ.
I- Tìm hiểu yếu tố đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự.
 Đoạn trích từ truyện ngắn “Làng” của Kim Lân (SGK trang 176, 177).
II- Ghi nhớ.
 SGK trang 178.
III- Luyện tập.
- Bài tập 1: Phân tích tác dụng của hình thức đối thoại trong đoạn trích (SGK trang 178).
 Có 3 lượt lời trao (bà Hai) nhưng chỉ 2 lời đáp (của ông Hai):
 + Lời thoại đầu của bà, ông không đáp.
 + Câu hỏi thứ 2, ông đáp bằng một câu hỏi.
 + Lần thứ 3, đáp lại, ông lão gắt lên: “Biết rồi !”. Tái hiện cuộc đối thoại, tác giả đã làm nổi bật tâm trạng chán chường, buồn bã, đau khổ và thất vọng của ông Hai trong cái đêm nghe tin làng mình theo giặc.
	5. Củng cố: Em hiểu thế nào là đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm ? Tác dụng của các yếu tố này trong văn bản tự sự ra sao ?
	6. Dặn dò:	- Học Ghi nhớ, làm bài tập 2 (SGK trang 179).
 	- Chuẩn bị kỹ phần ôn tập Tiếng Việt.
Tiết 69: ÔN TẬP TIẾNG VIỆT
 I- MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.
	 Nắm vững một số nội dung của phần Tiếng Việt đã học ở HK I: các phương châm hội thoại, xưng hô trong hội thoại, lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp.
 II- PHƯƠNG TIỆN HOẠT ĐỘNG.
	SGK, SGV, bảng ôn tập.
III- TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.
	1. Ổn định lớp:
	2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
	3. Tiến trình ôn tập: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi bảng
I- Các phương châm hội thoại.
- Hãy nhắc lại nội dung của các phương châm hội thoại đã được học ?
- Kể một vài tình huống giao tiếp trong đó có một hoặc một số phương châm hội thoại nào đó không được tuân thủ. 
II- Xưng hô trong hội thoại.
- Hãy nêu một số từ ngữ dùng để xưng hô trong tiếng Việt và cho biết cách dùng những từ ngữ đó ?
- Cho VD: Một bệnh nhân nói với bác sĩ: “Thuốc ông cho tuần trước tớ uống chẳng giảm bệnh chút nào”.
 Bệnh nhân khi xưng hô như vậy có tuân theo phương châm: “xưng khiêm, hô tôn” không ? Em hiểu phương châm đó như thế nào ? (Bảng phụ)
* Thảo luận: Vì sao trong tiếng Việt, khi giao tiếp, người nói phải hết sức chú ý đến sự lựa chọn từ ngữ xưng hô ? 
- GV: Trong tiếng Việt, để xưng hô, có thể dùng các đại từ xưng hô, các danh từ chỉ quan hệ thân thuộc, danh từ chỉ chức vụ, nghề nghiệp, tên riêng . Mỗi phương tiện xưng hô đều thể hiện tính chất của tình huống giao tiếp và mối quan hệ giữa người nói và người nghe. Vì thế, nếu không chú ý để lựa chọn được từ ngữ xưng hô thích hợp thì người nói sẽ không đạt được kết quả giao tiếp như mong muốn. 
III- Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp.
- Hãy phân biệt thế nào là cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp ? 
 * Thực hành theo nhóm:
- Đọc đoạn trích (SGK trang 191), chuyển lời đối thoại trong đoạn trích thành lời dẫn gián tiếp. Phân tích những thay đổi về từ ngữ trong lời dẫn gián tiếp so với lời đối thoại.
- GV: Chuyển lời đối thoại thành lời dẫn gián tiếp, những từ ngữ cần thay đổi trong lời đối thoại sang lời dẫn gián tiếp là những từ xưng hô, từ chỉ địa điểm, từ chỉ thời gian như:
 tôi nhà vua.
 chúa công vua Quang Trung. 
 đây (tỉnh lược).
 bây giờ bấy giờ.
- Trả lời nội dung của các phương châm hội thoại (Ghi nhớ-SGK):
 + Ph.châm về lượng.
 + Ph.châm về chất.
 + Ph.châm quan hệ.
 + Ph.châm cách thức.
 + Ph.châm lịch sự.
- HS có thể kể một vài tình huống giao tiếp có trong SGK hay sách tham khảo không tuân thủ phương châm hội thoại (VD: Truyện cười “Nói có đầu có đuôi”; truyện ngụ ngôn “Chân, tay, mắt, tai, miệng”).
- Tiếng Việt có một hệ thống từ ngữ xưng hô rất phong phú, tinh tế và giàu sắc thái biểu cảm (VD: tôi, ta, tớ, mình, anh, chị, anh ấy, chị ấy)
- Người nói căn cứ vào đối tượng nghe và tùy tình huống giao tiếp để xưng hô cho thích hợp.
- Bệnh nhân khi xưng hô không tuân theo phương châm: “xưng khiêm, hô tôn”, phương châm này có nghĩa là: Khi xưng hô, người nói tự xưng mình một cách khiêm tốn và gọi người đối thoại một cách tôn kính.
- Thảo luận theo nhóm. 
+ Dẫn trực tiếp: Nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ, được đặt trong dấu ngoặc kép.
+ Dẫn gián tiếp: Thuật lại lời nói hay ý nghĩ và có điều chỉnh cho thích hợp, không đặt trong dấu ngoặc kép.
 Khác nhau về hình thức và nội dung thể hiện.
- Thực hành theo nhóm (gắn bảng từ).
I- Các phương châm hội thoại.
 - Ph.châm về lượng.
 - Ph.châm về chất.
 - Ph.châm quan hệ.
 - Ph.châm cách thức.
 - Ph.châm lịch sự.
II- Xưng hô trong hội thoại.
- Tùy tình huống giao tiếp.
- Mối quan hệ với người nghe.
 Từ ngữ xưng hô thích hợp.
III- Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp.
- Về nội dung:
 + Dẫn trực tiếp: Nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ.
 + Dẫn gián tiếp: Thuật lại lời nói, ý nghĩ có điều chỉnh.
- Về hình thức: 
 + Dẫn trực tiếp: Lời dẫn được đặt trong dấu ngoặc kép.
 + Dẫn gián tiếp: Lời dẫn không đặt trong dấu ngoặc kép.
	4. Dặn dò: 	- Tìm VD minh họa cho các phương châm hội thoại.
	 	- Thực hành đổi từ trực tiếp sang gián tiếp một số lời thoại trong các văn bản “Làng” và “Lặng lẽ Sa Pa”. 
Tiết 70: NGƯỜI KỂ VÀ NGÔI KỂ TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ
 I- MỤC TIÊU CẦN ĐẠT. 
	HS hiểu và nhận diện thế nào là người kể chuyện, vai trò và mối quan hệ
giữa người kể chuyện với ngôi kể trong văn bản tự sự. 
 II- PHƯƠNG TIỆN HOẠT ĐỘNG.
	SGK, SGV, bảng phụ.
III- TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.
	1. Ổn định lớp:
	2. Kiểm tra bài cũ: Thế nào là đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm ? Tác dụng của chúng trong văn bản tự sự ?
	3. Giới thiệu bài mới: Trong văn bản tự sự, người kể chuyện có thể xuất hiện dưới nhiều hình thức khác nhau với những ngôi kể khác nhau. Khi trình bày, miêu tả sự việc, người kể thường gắn với một điểm nhìn nào đó, điều này giúp tác giả bộc lộ tư tưởng, tình cảm và suy nghĩ của mình một cách sinh động mà chúng ta sẽ hiểu rõ hơn qua bài học hôm nay.
	4. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi bảng
I- Vai trò của người kể trong văn bản tự sự.
- Yêu cầu HS đọc đoạn trích (SGK trang 192).
- Chuyện kể về ai ? Về sự việc gì ? Ai kể ? Chuyện được kể theo ngôi thứ mấy ? Nếu là một trong ba nhân vật trên thì ngôi kể và lời văn phải thay đổi như thế nào ?
- Những câu: “giọng cười nhưng đầy tiếc rẻ”; “những người con gái sắp xa ta, biết không bao giờ gặp lại nữa, hay nhìn ta như vậy” là nhận xét của người nào, về ai ?
* Thảo luận: Căn cứ vào đâu để có thể nhận xét: người kể chuyện ở đây dường như thấy hết và biết hết mọi việc, mọi hành động,tâm tư, tình cảm của các nhân vật ?
- GV: Căn cứ vào chủ thể đứng ra kể câu chuyện, đối tượng được miêu tả, ngôi kể, điểm nhìn trần thuật và lời văn, ta có thể nhận xét: “Người kể chuyện ở đây. . . các nhân vật”. 
- Từ những tìm hiểu về đoạn trích trên, em biết như thế nào là hình thức kể chuyện theo ngôi thứ ba và vai trò của nó trong văn bản tự sự ?
II- Luyện tập.
- Bài 1, 2a (SGK trang 193, 194).
 Cho HS đọc đoạn trích và sửa câu (2a) trên bảng, sau đó ghi vào vở.
- HS đọc đoạn trích từ truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa”.
- Kể về phút chia tay giữa người họa sĩ già, cô gái và anh thanh niên. Người kể không xuất hiện trong câu chuyện (vô nhân xưng). Nếu người kể là một trong ba nhân vật trên thì ngôi kể và lời văn phải thay đổi, hoặc xưng “tôi”, hoặc xưng tên một trong ba người đó. 
- Là nhận xét của người kể chuyện về anh thanh niên và suy nghĩ của anh ta. Ở câu sau, người kể như nhập vai anh thanh niên để nói hộ suy nghĩ và tình cảm của anh. 
- Thảo luận tổ. 
- HS phát biểu dựa theo Ghi nhớ.
- HS làm bài, lên bảng.
I- Vai trò của người kể trong văn bản tự sự.
 Đoạn trích từ truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long (SGK trang 192).
 Kể chuyện theo ngôi thứ ba với vai trò dẫn dắt người đọc đi vào câu chuyện. 
- Ghi nhớ: SGK trang 193.
II- Luyện tập.
- Bài 1, 2a (SGK trang 193, 194).
 1) Đọc đoạn trích.
 2a) + Người kể chuyện là nhân vật “tôi” (ngôi thứ nhất). 
 + Ưu điểm: giúp người kể dễ đi sâu vào tâm tư tình cảm, miêu tả được những diễn biến tâm lý phức tạp đang diễn ra trong tâm hồn nhân vật “tôi”. 
 + Khuyết: hạn chế trong việc miêu tả bao quát các đối tượng khách quan, sinh động, khó tạo ra cái nhìn nhiều chiều, dễ gây nên sự đơn điệu trong giọng văn. 
	5. Củng cố: Ngoài hình thức kể chuyện theo ngôi thứ nhất trong văn bản tự sự, còn có hình thức kể nào khác ? Em hiểu gì về hình thức này ? Vai trò của nó ra sao ?
	6. Dặn dò:	- Học Ghi nhớ; về nhà làm luyện tập phần b câu 2.
	- Soạn bài “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng. 
* Rút kinh nghiệm: 

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 14.doc