Giáo án Lớp 9 môn Ngữ văn - Tuần: 15 - Tiết: 75: Kiểm tra về thơ và truyện hiện đại

Giáo án Lớp 9 môn Ngữ văn - Tuần: 15 - Tiết: 75: Kiểm tra về thơ và truyện hiện đại

Câu 1: Đọc kĩ đoạn văn sau :“ Nhìn lũ con ,tủi thân ,nước mắt ông lão cứ giàn ra .Chúng nó cũng là trẻ con của làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư ? Khốn nạn , bằng ấy tuổi đầu . . .” (Làng )

- Tác giả của đoạn trích trên là ai?

A. Nguyễn Quang Sáng B. Kim Lân C. Nguyễn Thành Long

 

doc 3 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 2443Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 9 môn Ngữ văn - Tuần: 15 - Tiết: 75: Kiểm tra về thơ và truyện hiện đại", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 15- Tiết: 75
KIỂM TRA VỀ THƠ VÀ TRUYỆN HIỆN ĐẠI
I Trắc nghiệm: (3 điểm)
 Khoanh tròn vào chữ cái của câu trả lời đúng nhất . 
Câu 1: Đọc kĩ đoạn văn sau :“ Nhìn lũ con ,tủi thân ,nước mắt ông lão cứ giàn ra .Chúng nó cũng là trẻ con của làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư ? Khốn nạn , bằng ấy tuổi đầu . . .” (Làng )
- Tác giả của đoạn trích trên là ai?
A. Nguyễn Quang Sáng	B. Kim Lân	C. Nguyễn Thành Long 
- Đoạn trích trên sử dụng hình thức nào dưới đây ?
 A. Đối Thoại B. Độc thoại 
 C. Độc thoại nội tâm D. không sử dụng hình thức nào ở trên cả 
Câu 2: Qua lời kể của anh thanh niên (trong văn bản Lặng lẽ Sa Pa)về công việc của mình , em thấy công việc đòi hỏi người làm việc phải như thế nào?
A. Tỉ mỉ, chính xác	 B. Có tinh thần trách nhiệm cao.
C. Cả A và B đều đúng.	D. Cả A và B đều sai.
Câu 3 : Lí do chính để bé Thu không tin ông Sáu là ba cùa nó là:
Vì ông Sáu già hơn trước
Vì ông Sáu không hiền như trước.
Vì ông Sáu có thêm vết thẹo.
Vì ông Sáu đi lâu, bé Thu quên mất hình cha.
 Câu 4 : Hai tác phẩm “Đồng chí” và “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” giống nhau ở điểm nào? 
Cùng viết về đề tài người lính .
Cùng viết theo thể thơ tự do.
Cùng nói lên sự hy sinh của những người lính .
Cả A và B đều đúng.
Câu 5: Viết tiếp 2 câu thơ để hoàn thành khổ thơ sau:
 “ Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
 .
 ..”
 ( Bếp lửa – Bằng Việt)
Câu 6.Trong các câu tục ngữ sau, câu nào đúng với lời nhắn nhủ của tác giả gửi gắm qua bài thơ Aùnh Trăng?
Aên cây nào rào cây ấy.
Gieo gió thì sẽ gặt bão.
Uống nước nhớ nguồn.
Yêu nên tốt, ghét nên xấu.
Câu 7. Bài thơ Đồng Chí ra đời vào thời kỳ nào?
Trước cách mạng tháng Tám.
Trong kháng chiến chống Pháp.
Trong kháng chiến chống Mỹ.
Sau đại thắng mùa xuân năm 1975.
 Câu 8 . Hình ảnh “Đầu súng trăng treo” có ý nghĩa gì?
Tả thực.
Biểu tượng.
Vừa tả thực, vừa biểu tượng.
Cả a,b,c đều sai.
 Câu 9.Hình tượng người lính trong bài thơ Đồng Chí được tác giả khắc họa qua những phương diện nào?
Hoàn cảnh xuất thân.
Điều kiện sống có nhiều thiếu thôn, gian lao.
Tình cảm đồng chí đồng đội thắm thiết.
Cả a,b,c đều đúng.
 Câu 10. Nội dung chính của bài thơ bếp lửa là gì?
Miêu tả vẻ đẹp của hình ảnh bếp lửa trong mỗi buổi sớm mai.
Nói về tình cảm sâu nặng, thiêng liêng của người cháu đối với bà.
Nói về tình cảm yêu thương của người bà dành cho con cháu.
Nói về tình cảm của người mẹ dành cho con ở xa.
 Câu 11. Bài thơ Aùnh Trăng được viết cùng thể thơ với bài nào sau đây?
 A. .Cảnh khuya.
 B. Dập đá ở Côn Lôn.
 C. Lượm.
 D. Đêm nay Bác không ngủ.
II . Tự luận: (7 điểm)
 Câu 1: Tình huống đôïc đáo trong truyện “Làng” của Kim Lân là gì? Tình huống ấy có tác dụng gì? (3đ)
Câu 2. Cảm nghĩ về nhân vật Bé Thu và tình cha con trong chiến tranh ở truyện Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng. (3 điểm)
Câu 3 . Chép thuộc hai khổ thơ cuối bài thơ về tiểu đội xe không kính của nhà thơ Phạm Tiến Duật?
Đáp án:
Trắc nghiệm: 3 điểm; (mỗi câu 0,5 điểm)
Câu
1
2
3
4
6
7
8
9
10
11
Đáp án
B,C
C
C
D
C
B
C
D
B
C
II . Tự luận: (7 điểm)
Câu 1: (3 điểm):
a/ Tình huống độc đáo: Dân làng Chợ Dầu làm Việt gian theo Tây
b/ Tác dụng: Câu chuyện hấp dẫn, bất ngờ, làm nổi bật đặc điểm nhân vật ông Hai: Tình yêu làng, yêu nước, tinh thần kháng chiến của người nông dân phải dời làng đi tản cư một cách chân thực, sâu sắc và cảm động
 Câu 2 ( 3 điểm) . Cảm nghĩ về nhân vật Bé Thu, tình cha con trong chiến tranh ở truyện Chiếc lược ngà. Cầ đạt được các ý sau:
 - Bé Thu là người có cá tính mạnh mẽ, tình cảm của em đối với cha sâu sắc, chân thật, mãnh liệt.
 - Tình cảm cha con sâu nặng: Ở chiến khu Ông Sáu nhớ thương con,ân hận,dồn tình yêu thương làm chiếc lược. Chiếc lược làm dịu đi nỗi ân hận.
 - Gợi lên những đau thương mất mát, éo le mà chiến tranh gây ra cho bao nhiêu con người ,bao nhiêu gia đình
( Bài viết rõ ràng, mạch lạc, có sử dụng một số biện pháp tu từ.)
 Câu 3 : Chép đủ, đúng, rõ ràng hai khổ thơ cuối bài thơ về tiểu đội xe không kính của nhà thơ Phạm Tiến Duật ( 1 điểm).

Tài liệu đính kèm:

  • docKiểm tra thơ văn hiện đại tuần 16.doc