Giáo án Lớp 9 môn Ngữ văn - Tuần 2 - Năm 2011

Giáo án Lớp 9 môn Ngữ văn - Tuần 2 - Năm 2011

I/ Mục tiêu: Giúp học sinh:

1.Kiến thức:

-Nhân vật ,sự kiện cốt truyện trong tác phẩm thuộc thể loại truyền thuyết về đề tài giữ nước .

-Những sự kiện và di tích phản ánh lịch sử của cha ông ta được kể trong tác phẩm thuộc thể loại truyền thuyết .

2. Kĩ năng:

-Đọc –hiểu một văn bản truyền thuyết theo đặc trưng thể loại .

-Thực hiện thao tác phân tích một vài chi tiết nghệ thuật kì ảo trong truyện.

-Nắm bắt tác phẩm thông qua hệ thống các sự việc được kể theo trình tự thời gian.

 

doc 12 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1354Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 9 môn Ngữ văn - Tuần 2 - Năm 2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 2 Ngày dạy: 26/08/2011 
Tiết 5+6 Ngày soạn: 29/08/2011
Văn bản:
THÁNH GIÓNG
(Truyền thuyết)
I/ Mục tiêu: Giúp học sinh:
1.Kiến thức:
-Nhân vật ,sự kiện cốt truyện trong tác phẩm thuộc thể loại truyền thuyết về đề tài giữ nước .
-Những sự kiện và di tích phản ánh lịch sử của cha ông ta được kể trong tác phẩm thuộc thể loại truyền thuyết .
2. Kĩ năng:
-Đọc –hiểu một văn bản truyền thuyết theo đặc trưng thể loại .
-Thực hiện thao tác phân tích một vài chi tiết nghệ thuật kì ảo trong truyện.
-Nắm bắt tác phẩm thông qua hệ thống các sự việc được kể theo trình tự thời gian.
3. Thái độ :
- Giáo dục HS rèn luyện tinh thần, nhớ tới công lao của thế hệ cha anh.
GDĐĐHCM:Liên hệ về quan điểm của Bác ;nhân dân là nguồn gốc sức mạnh bảo vệ tổ quốc.
II/ Chuẩn bị:
1.Giáo viên:
-Nghiên cứu SGK, SGV ,sách chuẩn kiến thức và các tài liệu liên quan như sách cơ sở văn hóa,giảng dạy văn học Việt Nam trong nhà trường phổ thông từ góc nhìn văn hóa
-Tranh ảnh về Thánh Gióng.
2. Học sinh :
-Đọc kĩ văn bản và trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa.
-Soạn bài vào vở soạn.
III/ Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định:
2.Kiểm tra bài cũ:
 Câu hỏi: Kể tóm tắt truyện Bánh chưng, bánh giầy và nêu ý nghĩa của truyện?
 Đáp án: HS kể tóm tắt được nội dung cơ bản
 - Ý nghĩa:
 + Giải thích nguồn gốc làm bánh chưng, bánh giầy ngày tết.
 + Đề cao nghề nông, đề cao lao động.
3. Bài mới:
 Hoạt động của GV và HS
 Nội dung
Hoạt động 1 : Khởi động:Phương pháp thuyết trình 
*Hoạt động 2 : Phương pháp vấn đáp tái hiện ,thuyết trình 
- Gọi HS đọc phần chú thích* SGK
- HS đọc chú thích ó ( SGK/ 7 )
- HS đọc truyện: 3 HS --> 3 đoạn
--> Nhận xét cách đọc.
- HS đọc chú thích -> GV giải nghĩa 1số từ khó
-gv treo tranh cho học sinh quan sát 
- HS kể tóm tắt truyện theo tranh ,gv kể mẫu một lần 
*Hoạt động 3 : Phương pháp vấn đáp tái hiện ,thuyết trình ,nêu và giải quyết vấn đề,thảo luận theo cặp ,kĩ thuật động não 
H: Trong truyện Thánh Gióng có những nhân vật nào? Ai là nhân vật chính? 
H: Nhân vật chính này được xây dựng bằng những chi tiết tưởng tượng kì ảo và giàu ý nghĩa, hãy tìm và liệt kê những chi tiết đó?
CHUYỂN SANG TIẾT 2
H: Các chi tiết đó có ý nghĩa như thế nào?
H:Học sinh thảo luận theo cặp trong 3 phút và trả lời 
- HS nhận xét, bổ sung --> GV phân tích, chốt ý 
GDĐĐHCM:Liên hệ về quan điểm của Bác ;nhân dân là nguồn gốc sức mạnh bảo vệ tổ quốc qua hình tượng Thánh Gióng là hiện thân của nhân dân ,tư tưởng lấy dân làm gốc được lưu truyên mãi cho đến ngày nay .Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Nước lấy dân làm gốc; Gốc có vững, cây mới bền. Xây lầu thắng lợi trên nền nhân dân. Người rất tâm đắc với câu nói dân gian: “Dễ mười lần không dân cũng chịu. Khó vạn lần dân liệu cũng xong”.
Một sự kiện được nhiều người nhắc tới là tháng 10/1949 khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đang ở giai đoạn quyết liệt, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bài báo Dân vận. Người diễn đạt rất khái quát: “Bao nhiêu lợi ích đều vì dân. Bao nhiêu quyền hạn đều của dân. Chính quyền từ xã đến Chính phủ Trung ương do dân cử ra. Công việc đổi mới, xây dựng là trách nhiệm của dân. Sự nghiệp kháng chiến kiến quốc là công việc của dân. Đoàn thể từ Trung ương đến xã do dân tổ chức nên. Nói tóm lại, quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân. Quan điểm của Người thật rõ ràng: Nhà nước ta là Nhà nước của dân, do dân, vì dân.
Nhà nước Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập là Nhà nước kiểu mới: Nhà nước của dân. Sức mạnh và sự trường tồn của nhà nước bắt nguồn từ lực lượng toàn dân đoàn kết, với tinh thần làm chủ - tự chủ. Bởi thế nhà nước ta còn là nhà nước do dân. Bác viết: “Trong thế giới không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân”, “Không có lực lượng nhân dân thì việc nhỏ mấy, dễ mấy làm cũng không xong”;
H: Hãy nêu ý nghĩa của hình tượng Thánh Gióng?
- HS động não trong 1 phút và trình bày-> Lớp nhận xét, bổ sung.
- GV kết luận.
H: Truyền thuyết liên quan đến sự thật lịch sử. Theo em, truyện Thánh Gióng có liên quan đến sự thật lịch sử nào?
- HS đọc ghi nhớ --> GV hướng dẫn phân tích và nhấn mạnh hình tượng người anh hùng đánh giặc tiêu biểu cho sự trỗi dậy của truyền thống yêu nước ,đoàn kết ,tinh thần anh dũng ,kiên cường của dân tộc ta và đây chính là nét văn hóa dân tộc tốt đẹp được lưu truyền từ bao đời là sự thể hiện quan niệm và ước mơ của nhân dân ta ngay từ buổi đầu lịch sử về người anh hùng cứu nước chống ngoại xâm. 
- HS đọc phần đọc thêm.
ÚHoạt động 4: Phương pháp vấn đáp ,thuyết trình ,nêu và giải quyết vấn đề
H: Theo em, tại sao hội thi thể thao trong nhà trường phổ thông lại mang tên Hội khoẻ Phù Đổng?
HS trình bày ý kiến của cá nhận 
Lớp nhận xét bổ sung 
GV nhận xét bổ sung và thuyết trình .
I/ Đọc - Hiểu văn bản:
1/ Đọc:
- Lưu ý chú thích: 1, 2, 4, 6, 10, 17, 18, 19
2/ Kể: 
II/ Tìm hiểu văn bản:
1. Hình tượng Thánh Gióng:
- Xuất thân bình dị nhưng rất thần kì 
-Lớn nhanh một cách kì diệu trong hoàn cảnh đất nước có giặc xâm lược ,cùng nhân dân đánh giặc giữ nước 
+ Lời nói đầu tiên: đòi đánh giặc
-> ý thức đánh giặc cứu nước
=> hiện thân của nhân dân.
- Vũ khí bằng sắt --> thành tựu kĩ thuật.
- Góp gạo --> sức mạnh toàn dân đoàn kết.
- Lớn nhanh --> Sự trưởng thành về tầm vóc, tinh thần của dân tộc Việt Nam.
- Nhổ tre --> Sự sáng tạo, tận dụng trong cuộc chiến đấu của dân tộc.
- Bay về trời --> không ham công danh.
-Dấu tích những chiến công còn mãi.
2. ý nghĩa hình tượng Thánh Gióng:
- Là hình tượng tiêu biểu, rực rỡ của người anh hùng đánh giặc giữ nước.
- Là người anh hùng mang sức mạnh của cả cộng đồng.
* Ghi nhớ: 
IV/ Luyện tập:
 2. Hội thi thể dục dành cho lứa tuổi thiếu niên HS.
- Mục đích: khoẻ để học tập tốt, lao động góp phần xây dựng, bảo vệ đất nước.
 4 .Củng cố:
 H: Hãy kể diễn cảm truyện Thánh Gióng.
 H: Nêu ý nghĩa của hình tượng Thánh Gióng?
 5. Dặn dò:
 - Đọc và kể diễn cảm truyện Thánh Gióng.
 - Soạn bài Từ mượn: 
 IV Rút kinh nghiệm:
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần 2 Ngày soạn: 29/08/2011
Tiết 7 Ngày dạy:31/08/2011
Tiếng Việt:
TỪ MƯỢN 
I/ Mục tiêu : Giúp học sinh:
1Kiến thức: 
-Khái niệm từ mượn .
-Nguồn gốc từ mượn trong tiếng Việt .
-Nguyên tắc từ mượn trong tiếng Việt .
-Vai trò của từ mượn trong hoạt độngk giao tiếp và tạo lập văn bản.
-Đơn vị cấu tạo từ Tiếng Việt .
2.Kĩ năng:
-Nhận diện được các từ mượn trong tiếng Việt .
-Xác định đúng nguồn gốc các từ mượn. 
-Viết đúng những từ mượn .
-Sử dụng từ điển đểhiểu nghĩa từ mượn .
-Sử dụng từ mượn trong nói viết.
-GDKNS:Giao tiếp:Trình bày suy nghĩ ,ý tưởng và chia sẽ những cảm nhận cá nhân về cách sử dụng từ ,đặc biệt là từ mượn trong tiếng Việt.
3. Thái độ :
- Giáo dục HS về nguyên tắc mượn từ trong nói và viết.
II/ Chuẩn bị :
1.Giáo viên:
-Nghiên cứu SGK, SGV ,sách chuẩn kiến thức để soạn bài .
2. Học sinh :
-Đọc kĩ phần hiểu bài học
-Soạn bài vào vở soạn.
III/ Tiến trình lên lớp :
1.Ổn định :
2. Kiểm tra bài cũ: 
 Câu hỏi: 
1) Nêu đặc điểm của từ? Cho biết từ là
2)Cấu tạo của từ ghép và từ láy có gì giống và khác nhau.
 Đáp án: 
1)
 -Tiếng dùng để tạo từ. Từ dùng để tạo câu. Khi một tiếng có thể dùng để tạo câu, tiếng ấy trở thành từ.
 -Từ là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất dùng để đặt câu.
 2)
 - Giống: đều là từ phức có 2 tiếng trở lên.
 - Khác: + Từ ghép: các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa.
 + Từ láy: giữa các tiếng có quan hệ với nhau về láy âm.
3. Bài mới:
 Hoạt động của GV và HS
 Nội dung
ÚHoạt động 1 : Khởi động:Phương pháp thuyết trình 
*Hoạt động 2 : Phương pháp vấn đáp ,giải thích –minh họa ,thuyết trình ,thảo luận theo cặp 
- HS đọc ví dụ 1 (SGK/ 24)
H: Hãy giải thích nghĩa của từ trượng, tráng sĩ?
- HS dựa vào chú thích để giải thích.
- GV kết luận lại 
H: Theo em, các từ được chú thích có nguồn gốc từ đâu?
- HS trình bày-> nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét
H: Những từ nào mượn từ tiếng Hán? Những từ nào mượn từ các ngôn ngữ khác?
- Học sinh làm theo cặp trong 2 phút –Đại diện các cặp trình bày.
- Lớp nhận xét, sửa chữa.
H: Nêu nhận xét về cách viết các từ mượn trên?
-HS quan sát các từ mượn và nhận xét.
- GV chốt ý.
- HS đọc ghi nhớ.
- GV khái quát các ý đã phân tích.
=> GV gd kns về cách sử dụng từ ,đặc biệt là từ mượn trong tiếng Việt.
- Ngoài từ thuần Việt là những từ do nhân dân ta tự sáng tạo ra, chúng ta còn vay mượn nhiều từ của tiếng nước ngoài để biểu thị những sự vật, hiện tượng, đặc điểmĐó là các từ mượn.
- Bộ phận từ mượn quan trọng nhất trong tiếng Việt là từ mượn tiếng Hán.
Ngoài ra, tiếng Việt còn mượn của một số ngôn ngữ khác như tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Nga
- Các từ mượn được Việt hoá thì được viết như từ thuần Việt. Những từ chưa được Việt hoá hoàn toàn, ta nên dùng gạch nối để nối các tiếng với nhau.
*Hoạt động 3 : Phương pháp vấn đáp ,giải thích –minh họa 
- HS đọc ý kiến của Hồ Chủ Tịch (SGK/ 25).
Hỏi: Em hiểu ý kiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh như thế nào?
-> HS trình bày ý kiến .
-> HS rút ra bài học.
- HS đọc ghi nhớ SGK
*Hoạt động 4 : Phương pháp vấn đáp,nêu và giải quyết vấn đề ,giải thích –minh họa ,thuyết trình ,thảo luận theo cặp 
- HS đọc bài tập 1 và nêu yêu cầu của bài tập.
- HS làm bài tập –gv gọi lên bảng trình bày.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- HS đọc bài tập 2 và nêu yêu cầu của bài tập.
H: Xác định nghĩa của từng tiếng tạo thành từ Hán Việt?
- HS thảo luận theo cặp trong 3 phút và trả lời
-Lớp nhận xét bổ sung -> GV bổ sung.
I/ Từ thuần Việt và từ mượn:
*.Tìm hiểu ví dụ:
1)-Trượng: Đơn vị đo bằng 10 thước của Trung Quốc cổ (3,33 mét); được hiểu là rất cao.
-Tráng sĩ: Người có sức lực cường tráng, chí khí mạnh mẽ, hay làm việc lớn. 
2) Các từ được chú thích có nguồn gốc từ tiếng Hán (Trung Quốc).
3) Mượn tiếng Hán: sứ giả, giang sơn, gan.
 - Mượn của Anh, Pháp, Nga: Ra-đi-ô, ti vi, xà phòng
4) Cách viết từ mượn:
- Từ mượn đã được Việt Hoá: viết như từ thuần Việt.
- Từ mượn chưa được Việt hoá: dùng dấu gạch nối dể nối các tiếng.
 *. Ghi nhớ: 
II/ Nguyên tắc mượn từ:
 - Mượn từ để làm giàu ngôn ngữ dân tộc.
 - Không mượn từ một cách tuỳ tiện.
* Ghi nhớ: 
Mượn từ là một cách làm giàu tiếng Việt. Tuy vậy, để bảo đảm sự trong sáng của ngôn ngữ dân tộc, không nên mượn từ nước ngoài một cách tuỳ tiện.
III/ Luyện tập: 
1) Các từ mượn:
 a) Mượn tiếng Hán: vô cùng, ngạc nhiên, tự nhiên, sính lễ.
 b) Mượn tiếng Hán: gia nhân.
 c) Mượn tiếng Hán: quyết định, lãnh địa.
 Mượn tiếng Anh: pốp, in-tơ-nét.
 2) Nghĩa của từng tiếng tạo thành từ Hán Việt: 
Khán giả
 - Khán: xem
 - Giả : người
 Thính giả
 - Thính: nghe
 - Giả : người
 4.. Củng cố:
 	 H: Thế nào là từ thuần Việt, từ mượn?
 	 H: Nêu nguyên tắc mượn từ?
 5.Dặn dò:
 - Học ghi nhớ SGK/ 26
 - Làm bài tập 3 + 4 và xem các bài tập đã làm tại lớp.
 - Chuẩn bị bài Tìm hiểu chung về văn tự sự
 + Nghiên cứu kĩ các yêu cầu ở SGK và trả lời vào vở soạn.
IV Rút kinh nghiệm
Tuần 2 Ngày soạn: 29/08/2011
Tiết 8: Ngày dạy:31/08/2011
Tập làm văn
TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN TỰ SỰ
I/ Mục tiêu : Giúp học sinh:
1. Kiến thức: 
-Đặc điểm của văn bản tự sự .
2.Kĩ năng: 
-Nhận biết được văn bản tự sự .
-Sử dụng được một số thuật ngữ :tự sự ,kể chuyện ,sự việc ,người kể.
3. Thái độ : 
- Giáo dục HS biết kể chuyện có ý nghĩa.
II/ Chuẩn bị :
1.Giáo viên: 
 -Nghiên cứu SGK, SGV ,sách chuẩn kiến thức để soạn bài.
- Học sinh: Đọc kĩ bài và trả lời câu hỏi theo sách giáo khoa.
III/ Tiến trình lên lớp :
1.Ổn định :
2. Kiểm tra bài cũ:
 Câu hỏi: 1) Giao tiếp là gì? Mục đích giao tiếp?
 2) Văn bản là gì?Có những kiểu văn bản và phương thức biểu đạt nào?
 	 Đáp án: 1) Giao tiếp là hoạt động truyền đạt, tiếp nhận tư tưởng, tình cảm bằng phương tiện ngôn từ.
 - Mục đích: biểu đạt tư tưởng, tình cảm, nguyện vọng.
 2) Văn bản là chuỗi lời nói miệng hay bài viết có chủ đề thống nhất, có liên kết mạch lạc, vận dụng phương thức biểu đạt phù hợp để thực hiện mục đích giao tiếp. 
 - Kiểu văn bản và phương thức biểu đạt: tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận, chứng minh, hành chính - công vụ.
3 Bài mới: 
 Hoạt động của GV và HS
 Nội dung
ÚHoạt động 1 : Khởi động:Phương pháp thuyết trình 
*Hoạt động 2 : Phương pháp vấn đáp ,giải thích –minh họa ,thuyết trình .
H: Hằng ngày em có kể chuyện và nghe kể chuyện không? Kể những chuyện gì?
- HS trả lời.
H: Khi nghe kể chuyện, người nghe muốn biết điều gì và người kể phải làm gì?
- HS trả lời.
- GV nhận xét, chốt ý.
H: Theo em, kể chuyện để làm gì?
 - HS trình bày-> lớp nhận xét 
- GV kết luận.
HS thảo luận nhóm: 3 nhóm (3 phút)
: Truyện Thánh Gióng mà em đã học là một văn bản tự sự. Văn bản tự sự này cho ta biết những điều gì? (Truyện kể về ai, ở thời nào, làm việc gì, diễn biến của sự việc, kết quả ra sao, ý nghĩa của sự việc như thế nào?) 
H: Vì sao có thể nói truyện Thánh Gióng là truyện ca ngợi công đức của vị anh hùng làng Gióng?
* Gợi ý: Hãy liệt kê các sự việc theo thứ tự trước sau của truyện.
-> HS trình bày kết quả thảo luận.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
=> Từ thứ tự của các sự việc đó, em hãy suy ra đặc điểm của phương thức tự sự.
- GV kết luận.
- HS đọc phần ghi nhớ SGK.
ÚHoạt động 4: Phương pháp vấn đáp ,thảo luận theo cặp ,thuyết trình .
- HS đọc mẫu truyện: SGK/ 28.
H: Trong truyện, phưong thức tự sự được thể hiện như thế nào? Câu chuyện thể hiện ý nghĩa gì?
--> HS thảo luận theo cặp trong 5 phút -> trình bày.
-Lớp nhận xét bổ sung ,gv nhận xét bổ sung thêm.
- HS đọc bài tập 2 (SGK/ 29).
: Bài thơ (SGK/ 29) có phải tự sự không, vì sao? Hãy kể lại bằng miệng.
- HS trả lời miệng - Lớp nhận xét.
.-GV nhận xét bổ sung .
I/ ý nghĩa và đặc điểm chung của phương thức tự sự.
1) Mục đích tự sự:
- Đối với người kể: thông báo, cho biết, giải thích.
 - Đối với người nghe: tìm hiểu, biết.
=> Kể chuyện để biết, để nhận thức về người, sự vật, sự việc để giải thích, để khen, chê
2) Phương thức tự sự:
- Sự ra đời của Thánh Gióng.
- Thánh Gióng biết nói và đòi đánh giặc.
- Gióng lớn nhanh như thổi.
- Gióng vươn vai thành tráng sĩ cưỡi ngựa sắt, cầm roi sắt, mặc áo giáp sắt đi đánh giặc.
- Thánh Gióng đánh tan giặc.
- Gióng lên núi cởi áo giáp sắt bay về trời.
- Vua lập đền thờ phong danh hiệu.
- Dấu tích của Gióng.
-> Chuỗi sự việc theo thứ tự nhằm thể hiện một ý nghĩa=> Tự sự.
- Tự sự (kể chuyện) là phương thức trình bày một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng dẫn đến một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa.
- Tự sự giúp người kể giải thích sự việc, tìm hiểu con người, nêu vấn đề và bày tỏ thái độ khen, chê.
* Ghi nhớ: 
II/ Luyện tập:
 Bài 1: 
Truyện kể diễn biến tư tưởng của ông già, mang sắc thái hóm hỉnh -> thể hiện tư tưởng yêu cuộc sống ( dù kiệt sức thì sống cũng hơn chết).
 Bài 2: 
Bài thơ là thơ tự sự, kể chuyện bé Mây và mèo con rủ nhau bẫy chuột nhưng mèo tham ăn nên đã mắc vào bẫy.
4. Củng cố:
 	H: Thế nào là tự sự?
 	H: Ý nghĩa của phương thức tự sự?
 5. Dặn dò:
 	- Học ghi nhớ SGK/ 28.
 	- Xem lại các bài tập đã làm và làm bài tập 5 (SGK/ 30).
 	- Chuẩn bị bài: Sơn Tinh, Thuỷ Tinh
 	+ Đọc và kể lại văn bản.
 	+ Soạn bài bằng cách trả lời các câu hỏi Đọc - hiểu văn bản vào vở soạn.
IV Rút kinh nghiệm:
.
ÚHoạt động 1 : Khởi động:Phương pháp thuyết trình 
*Hoạt động 2 : Phương pháp vấn đáp ,giải thích –minh họa ,thuyết trình .
H: Hằng ngày em có kể chuyện và nghe kể chuyện không? Kể những chuyện gì?
- HS trả lời.
H: Khi nghe kể chuyện, người nghe muốn biết điều gì và người kể phải làm gì?
- HS trả lời.
- GV nhận xét, chốt ý.
H: Theo em, kể chuyện để làm gì?
 - HS trình bày-> 
- GV kết luận.
HS thảo luận nhóm: 3 nhóm (3 phút)
: Truyện Thánh Gióng mà em đã học là một văn bản tự sự. Văn bản tự sự này cho ta biết những điều gì? (Truyện kể về ai, ở thời nào, làm việc gì, diễn biến của sự việc, kết quả ra sao, ý nghĩa của sự việc như thế nào?) 
H: Vì sao có thể nói truyện Thánh Gióng là truyện ca ngợi công đức của vị anh hùng làng Gióng?
* Gợi ý: Hãy liệt kê các sự việc theo thứ tự trước sau của truyện.
-> HS trình bày kết quả thảo luận.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
=> Từ thứ tự của các sự việc đó, em hãy suy ra đặc điểm của phương thức tự sự.
- GV kết luận.
- HS đọc phần ghi nhớ SGK.
- HS đọc mẫu truyện: SGK/ 28.
H: Trong truyện, phưong thức tự sự được thể hiện như thế nào? Câu chuyện thể hiện ý nghĩa gì?
--> HS thảo luận -> trình bày.
- HS đọc bài tập 2 (SGK/ 29).
: Bài thơ (SGK/ 29) có phải tự sự không, vì sao? Hãy kể lại bằng miệng.
- HS trả lời miệng - Lớp nhận xét.
: Hai văn bản SGK/29-30 có nội dung tự sự không? Vì sao? Tự sự ở đây có vai trò gì?
--> HS làm bài tập theo nhóm: Tổ 1+2 -> đoạn 1; tổ 3+4 -> đoạn 2.
--> Đại diện các nhóm trình bày (mỗi nhóm chọn một bảng để trình bày).
- Lớp nhận xét, bổ sung.
: Em hãy kể chuyện để giải thích vì sao người Việt Nam tự xưng là con Rồng cháu Tiên.
- GV hướng dẫn để HS chỉ kể tóm tắt nhằm giải thích là chính.
- HS kể - Nhận xét.
I/ ý nghĩa và đặc điểm chung của phương thức tự sự.
1) Mục đích tự sự:
- Đối với người kể: thông báo, cho biết, giải thích.
 - Đối với người nghe: tìm hiểu, biết.
=> Kể chuyện để biết, để nhận thức về người, sự vật, sự việc để giải thích, để khen, chê
2) Phương thức tự sự:
- Sự ra đời của Thánh Gióng.
- Thánh Gióng biết nói và đòi đánh giặc.
- Gióng lớn nhanh như thổi.
- Gióng vươn vai thành tráng sĩ cưỡi ngựa sắt, cầm roi sắt, mặc áo giáp sắt đi đánh giặc.
- Thánh Gióng đánh tan giặc.
- Gióng lên núi cởi áo giáp sắt bay về trời.
- Vua lập đền thờ phong danh hiệu.
- Dấu tích của Gióng.
-> Chuỗi sự việc theo thứ tự nhằm thể hiện một ý nghĩa=> Tự sự.
* Ghi nhớ: 
- Tự sự (kể chuyện) là phương thức trình bày một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng dẫn đến một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa.
- Tự sự giúp người kể giải thích sự việc, tìm hiểu con người, nêu vấn đề và bày tỏ thái độ khen, chê.
II/ Luyện tập:
 Bài 1: Truyện kể diễn biến tư tưởng của ông già, mang sắc thái hóm hỉnh -> thể hiện tư tưởng yêu cuộc sống ( dù kiệt sức thì sống cũng hơn chết).
 Bài 2: Bài thơ là thơ tự sự, kể chuyện bé Mây và mèo con rủ nhau bẫy chuột nhưng mèo tham ăn nên đã mắc vào bẫy.
Bài 3: Đây là một bảng tin, nội dung là kể lại cuộc khai mạc trại điêu khắc quốc tế lần thứ ba - tại thành phố Huế chiều ngày 3 - 4 - 2002.
 - Văn bản Người Âu lạc đánh tan quân Tần xâm lược là một đoạn trong Lịch sử 6.
=> Cả hai đều là văn bản tự sự.
Bài 4: Kể chuyện để giải thích vì sao người Việt Nam tự xưng là con Rồng cháu Tiên.
 4) Củng cố:
 	Hỏi: Thế nào là tự sự?
 	Hỏi: Ý nghĩa của phương thức tự sự?
 5) Dặn dò:
 	- Học ghi nhớ SGK/ 28.
 	- Xem lại các bài tập đã làm và làm bài tập 5 (SGK/ 30).
 	- Chuẩn bị bài: Sơn Tinh, Thuỷ Tinh
 	+ Đọc và kể lại văn bản.
 	+ Soạn bài bằng cách trả lời các câu hỏi Đọc - hiểu văn bản vào vở soạn.
 IV Rút kinh nghiệm:
.

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 2.doc