Giáo án Lớp 9 môn Ngữ văn - Tuần 22 năm học 2011 - 2012

Giáo án Lớp 9 môn Ngữ văn - Tuần 22 năm học 2011 - 2012

Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh :

1. Kiến thức:

 - Đặc điểm của thành phần tình thái và cảm thán

 - Công dụng của các thành phần trên

2. Kĩ năng:

 - Nhận biết thành phần tình thái và cảm thán trong câu

 - Đặt câu có thành phần tình thái và cảm thán

3. Thái độ:

 

doc 8 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1501Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 9 môn Ngữ văn - Tuần 22 năm học 2011 - 2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 22 Ngày soạn : 01/2/2012
Tiết: 101	 Ngày dạy: /2/2012 
 CÁC THÀNH PHẦN BIỆT LẬP
A. Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh : 
1. Kiến thức:
	- Đặc điểm của thành phần tình thái và cảm thán
	- Công dụng của các thành phần trên
2. Kĩ năng:
	- Nhận biết thành phần tình thái và cảm thán trong câu
	- Đặt câu có thành phần tình thái và cảm thán 
3. Thái độ:
 - Tích cực, tự giác học tập
 B. Chuẩn bị :
 GV: Đọc sgk , sgv , tài liệu tham khảo, bảng phụ .
 HS: Soạn bài theo hướng dẫn .
 C.Tiến trình lên lớp :
1. Ổn định:
2.KTBC : ? Em hãy đặt 1 câu nói về trang phục có thành phần khởi ngữ ? Em hiểu gì về thành phần khởi ngữ đó ? 
3.Bài mới :
HOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
*Hoạt động1: Khởi động
*Hoạt động 2: Hình thành khái niệm thành phần tình thái:
HS: đọc VD/sgk (a,b)
? Các từ in đậm có ý nghĩa gì trong việc thể hiện nội dung của câu ?
(Nhận định của người nói đối vời sự việc nói trong câu)
? Vậy em đọc được thái độ gì của người nói qua 2 từ trên ? 
? Nếu không có những từ ngữ in đậm trên thì nghĩa sự việc trong câu có khác không ? Vì sao ?
? Vậy thế nào là phần tình thái ?
 HS: lấy vd câu có chứa tình thái .
(Dường như mọi chuyện đã im ắng rồi.)
*Hoạt động 3: Hình thành khái niệm thành phần cảm thán :
HS: đọc vd sgk .
? Các từ ngữ in đậm trên có được dùng để chỉ sự vật, sự việc trong câu không ? 
 (không , nó giúp người nói giãi bày nỗi lòng của mình)
? Em đọc được cảm xúc gì của người nói qua những từ trên ?
? Em hiểu ntn là thành phần cảm thán 
? Hãy tìm 1 số từ cảm thán và đặt câu 
 HS: đọc Ghi nhớ/sgk
HS: lấy ví dụ 
 GV: giúp hs phân biệt thành phần cảm thán và câu cảm thán . ? Hai thành phần tình thái, cảm thán có điểm gì chung ? (thành phần biệt lập)
? Em hiểu thế nào là thành phần biệt lập ? 
*Hoạt động 4: Hướng dẫn luyện tập HS đọc yêu cầu BT1 và làm miệng .
\
HS: đọc yêu cầu BT2.
 - 2 hs lên bảng làm.
HS: đọc yêu cầu BT3 và thảo luận theo bàn .
? Tìm từ có độ tin cậy cao nhất, thấp nhất và giải thích lý do tác giả NQ Sáng dùng từ “chắc” ?
GV: Hướng dẫn hs làm bt4.
Viết 1 đoạn văn ngắn nói về cảm xúc của em khi được thưởng thức 1 tác phẩm VN (truyện, thơ, phim, ảnh...) trong đoạn có chứa thành phần cảm thán, tình thái.
HS: làm bài độc lập,
GV: gọi trình bày, cho điểm bài làm tốt.
GV có thể lấy VD để hs tham khảo.
I. Thành phần tình thái:
*Ví dụ: (sgk)
a, Chắc: độ tin cậy cao
b, Có lẽ: chưa thật đáng tin cậy 
-> Diễn đạt thái độ người nói
=> Thành phần tình thái
-> Ý 1/Ghi nhớ trang 18
II.Thành phần cảm thán:
*Ví dụ: (sgk)
a, Ồ (vui sướng)
b, Trời ơi (tiếc rẻ)
-> Bộc lộ trạng thái tâm lí, tình cảm của người nói.
=> Phần cảm thán.
-> Ý2 / Ghi nhớ / sgk / 18
*Ghi nhớ: sgk
III.Luyện tập:
Bài1: 
Cảm thán Tình thái 
 a, Có lẽ b, Chao ôi
 c, Hình như
 d, Chả nhẽ
Bài2: Sắp xếp các tình thái theo sự tăng dần của độ tin cậy .
Dương như (hình như, có vẻ như) – có lẽ – chắc là – chắc hẳn – chắc chắn .
Bài3 : “Chắc chắn” độ tin cậy cao nhất .
 “Hình như” độ tin cậy thấp nhất .
- Tác giả NQ Sáng chọn từ “chắc” : độ tin cậy bình thường có thể xảy ra theo hai khả năng :
- Theo tình cảm huyết thống thì sự việc diễn ra như vậy
 -Do thời gian, ngoại hình, sự việc có thể xảy ra khác đi một chút .
Bài 4 : Đoạn văn thể hiện cảm xúc của em khi thưởng thức 1 tác phẩm văn nghệ .
 * Hướng dẫn về nhà: 
 - Học bài
 - Hoàn thành các bài tập
 - Soạn bài: Nghị luận về 1 sự việc, hiện tượng đời sống.
D. Rút kinh nghiệm: 
******************************
Tuần 22 Ngày soạn : 01/2/2012
Tiết: 102, 103 Ngày dạy: /2/2012 
CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT SỰ VIỆC, HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG
A. Mục đích yêu cầu : Giúp hs: 
1. Kiến thức:
- Đối tượng của kiểu bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống
- Yêu cầu cụ thể khi làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống
2. Kĩ năng:
	- Nắm được bố cục của kiểu bài nghị luận này
	- Quan sát các hiện tượng của đời sống
	- Làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống
3. Thái độ:
- Tích cực, tự giác học tập
B.Chuẩn bị:
 GV: Đọc sgk, sgv, tài liệu tham khảo
 HS: Đọc sgk, soạn bài
C. Tiến trình lên lớp :
1. Ổn định:
2.KTBC: ?Em hãy kể tên 3 hiện tượng, sự việc tốt đáng biểu dương của các bạn để viết bài nghị luận 
 ? Vậy nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống nghĩa là gì ?
3.Bài mới :
HOẠT ĐỘNG THẦY TRÒ
NỘI DUNG
*Hoạt động 1: Khởi động
*Hoạt động 2: Tìm hiểu các đề bài nghị luận :
Bước 1: Hs đọc và tìm hiểu 4 đề/sgk .
? Các đề bài trên có điểm gì giống nhau ?
 (Gợi ý: thể loại, nội dung, yêu cầu)
? Chỉ rõ những điểm giống nhau đó ?
( Nghị luận 1 sự việc, hiện tượng có ý nghĩa đối với XH (đề 2) và đối với hs (đề1,3,4) .
 - Mệnh lệnh thực hiện : nêu ý kiến, nhận xét, suy nghĩ và thái độ của em )
? Tuy nhiên giữa 4 đề trên có điểm gì khác nhau ?
(Gợi ý: xem ý nghĩa của hiện tượng, thông tin của đề bài ? ) 
Bước2: HS: tự ra 1 đề bài :
(Gv gợi ý: những đề bài (bài 1/tiết 98)
 GV: gọi lần lượt hs trình bày đề bài hoàn chỉnh .
* Đề bài bổ sung:
VD1: Học sinh hôm nay không chú ý đến việc tự học tự rèn. Là hs bạn hãy nêu ý kiến về thực trạng này và đề ra giải pháp để khắc phục .
VD2: Hiện nay trên đường phố có nhiều TNHS điều khiển xe máy thường lạng lách, phóng nhanh vượt ẩu, gây ra tai nạn đáng tiếc. Bạn có nhận xét, suy nghĩ gì về hiện tượng đó 
.VD3: Trường lớp, bàn ghế là những phương tiện cho chúng ta học tập. Vậy mà có 1 số bạn dùng bút tẩy viết, vẽ bậy lên tường và mặt bàn. Bạn có suy nghĩ gì về hiện tượng đó ?
*Hoạt động 3: Tìm hiểu cách làm bài :
HS: đọc đề bài / sgk .
? Muốn làm 1 bài văn nói chung, em phải thực hiện mấy thao tác (bước)?
? Em hãy tìm hiểu đề bài trên ?
? Tìm ý là tìm hiểu : Phạm Văn Nghĩa làm việc gì ? Ý nghĩa việc làm của Nghĩa ?
HS: đọc dàn bài (sgk)
GV: yêu cầu hs viết từng phần của dàn bài 
GV: nêu yêu cầu gợi ý sgk và phân việc :
 Nhóm1: Mở bài Nhóm2: Ý 1 (TB)
 Nhóm3,4: Ý 2(TB) Nhóm 5:Ý 3 TB)
 Nhóm 6: Kết bài
 GV: gọi hs trình bày
GV: chốt lại và sửa chữa.
?Trước khi nộp bài, các em làm thao tác gì ? Vì sao phải làm vậy ?
GV: rút ra kiến thức ghi nhớ/sgk .
 GV hướng dẫn h/s lập dàn ý cho đề 4/Sgk
?Dàn ý bài nghị luận gồm mấy phần ? ý từng phần là gì ? 
HS: đọc Ghi nhớ/ sgk 
*Hoạt động 4: Luyện tập:
? Trên cơ sở gợi ý của Gv, h/s thảo luận, lập dàn ý cho đề 4 ( Thể hiện trên bảng phụ)
I.Đề bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống :
* Tìm hiểu 4 đề/ sgk .
a/ Điểm giống nhau:
- Thể loại: nghị luận 1 sự việc, hiện tượng đời sống XH.
- Gồm 2 vế: + Nêu sự việc, hiện tượng
 + Yêu cầu, mệnh lệnh thực hiện .
b/ Khác: 
- Có sự việc, hiện tượng tốt, biểu dương (đề 1, 4) – Có sự việc, hiện tượng xấu cần phê phán, nhắc nhở (đề 2,3) 
-Có đề cung cấp sẵn thông tin, sự việc, hiện tượng dưới dạng câu chuyện kể, 1 mẩu tin để người làm bài sử dụng (đề 2,4) 
– Có đề không cung cấp nội dung mà chỉ gọi tên, người làm bài phải trình bày sự việc đó (đề 1,3)
II.Cách làm bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống XH:
* Đề bài/sgk:
1, Tìm hiểu đề, tìm ý :
- Kiểu bài: Nghị luận về 1 sự việc, hiện tượng đ/s XH .
- Yêu cầu: Nêu suy nghĩ của em về hiện tượng bạn Phạm Văn Nghĩa .
- Tìm ý :
+ Phạm Văn Nghĩa là Hs lớp 7.
+ Biết thương mẹ, giúp đỡ mẹ việc đồng áng
+ Biết kết hợp học với hành
+ Biết sáng tạo (làm cái tời cho mẹ kéo nước đỡ mệt)
- Học tập Nghĩa: yêu cha mẹ, học lao động, học kết hợp hành, học sáng tạo->Làm những việc nhỏ mà ý nghĩa lớn .
2, Lập dàn ý:(sgk) 
 a, Mở bài
 b, Thân bài
 c, Kết bài
3, Viết bài:
(Hs viết từng phần của dàn bài)
4, Đọc lại bài viết và sửa chữa :
- Lỗi chính tả, từ, ngữ pháp.
- Sự liên kết trong văn bản.
Ghi nhớ/ sgk .
III. Luyện tập:
Lập dàn ý cho đề 4 (sgk/mục I)
1, Mở bài:
- Giới thiệu hiện tượng Nguyễn Hiền(hoàn cảnh sống )
- Đặc điểm nổi bật của nhân vật (ham học, thông minh)
2, Thân bài: 
- Phân tích tinh thần ham học và chủ động học tập của Hiền 
- Ý thức tự trọng của Hiền .
- Đánh giá tinh thần học tập của Hiền 
3, Kết bài:
- Khái quát lại tấm gương học tập của Hiền
- Rút ra bài học bản thân .
* Hướng dẫn về nhà:
 - Học bài
 - Làm hoàn chỉnh phần luyện tập
 - Soạn bài: Chương trình địa phương 
(chuẩn bị theo yêu cầu sgk)
*Rút kinh nghiệm:
*************************************
Tuần 22 Ngày soạn : 01/02/2012
Tiết: 104 	Ngày dạy: /02/2012 
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG 
 (Phần Tập làm văn - Làm ở nhà) 
A.Mục đích yêu cầu : Giúp hs :
1. Kiến thức:
	- Cách vận dụng kiến thức về kiểu bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống
	- Những sự việc, hiện tượng có ý nghĩa ở địa phương
2. Kĩ năng:
	- Thu thập thông tin về những vấn đề nổi bật, đáng quan tâm của địa phương
	- Suy nghĩ, đánh giá về một hiện tượng, một sự việc thực tế ở địa phương
	- Làm một bài văn trình bày một vấn đề mang tính xã hội nào đó với suy nghĩ, kiến nghị riêng của mình
3. Thái độ:
- Tích cực, tự giác học tập
B. Chuẩn bị:
 GV: Đọc sgk, sgv, nắm rõ tình hình địa phương
 HS: Đọc sgk, chuẩn bị theo yêu cầu sgk
C. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định:
2.KTBC: ?Trình bày những bước cơ bản để hình thành một bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống XH ? 
 ?Dàn ý của bài nghị luận gồm mấy phần ? Nội dung từng phần ?
3.Bài mới:
HOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
*Hoạt động 1: GV giới thiệu nhiệm vụ, yêu cầu của chương trình :
Bước1:GV: nêu yêu cầu của chương trình (ghi bảng)
? Theo em, chương trình có mấy yêu cầu ? Đó là nhưng yêu cầu nào?
Bước 2: GV: hướng dẫn h/s cách làm :
? Em hãy chọn những sự việc, hiện tượng có ý nghĩa ở địa phương ?
* Hoạt động 2: GV nêu một số yêu cầu khi làm bài
Tuyệt đối không được nêu tên cơ quan, đơn vị, người cụ thể, có thật -> như vậy bài làm chuyển sang thể loại khác (không còn là TLV nữa)
 3. Thời hạn nộp bài: tuần 24, 25.
I. Yêu cầu:
Tìm hiểu, suy nghĩ để viết bài, nêu ý kiến riêng dưới dạng nghị luận một sự việc, hiện tượng nào đó ở địa phương.
* Chọn sự việc, hiện tượng có ý nghĩa:
Vấn đề môi trường
Vấn đề quyền trẻ em
Đời sống nhân dân
Vấn đề xã hội.
II. Cách viết:
 1 Nội dung:
 + Sự việc, hiện tượng được chọn phải mang tính phổ biến trong xã hội (được quan tâm)
 + Trung thực, có tính xây dựng
 + Bảo đảm tính khách quan, có sức thuyết phục
 + Nội dung bài giản dị, dễ hiểu, tránh dài dòng, lý thuyết.
2. Hình thức:
 + Bài viết 1500 chữ trở lại đầy đủ bố cục: mở bài, thân bài, kết bài
 + Có luận điểm, luận cứ, lập luận rõ ràng. 
 *Hướng dẫn về nhà: 
 - Chọn sự việc viết bài theo hướng dẫn, nộp bài đúng thời gian.
 - Soạn bài: chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới (Đọc văn bản, soạn câu hỏi tìm hiểu).
D. Rút kinh nghiệm:
***************************************
Tuần 22 Ngày soạn : 01/02/2012
Tiết: 105 	Ngày dạy: /02/2012 
CHUẨN BỊ HÀNH TRANG VÀO THẾ KỶ MỚI
 -Vũ Khoan-
A. Mục đích yêu cầu: Giúp hs:
1.Kiến thức:
- Tính cấp thiết của vấn đề được đề cập đến trong văn bản
- Hệ thống luận cứ và phương pháp luận trong văn bản
2. Kĩ năng:
a. Kĩ năng bài học:
- Đọc hiểu một văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội
- Trình bày những suy nghĩ, nhận xét, đánh giá về một vấn đề xã hội
- Rèn luyện cách viết đoạn văn nghị luận về một vấn đề xã hội
b. Kĩ năng sống:
-Tự nhận thức được những hành trang bản thân cần được trang bị để bước vào thế kỉ mới.
3. Thái độ:
- Giáo dục ý thức tự học, tự rèn, phấn đấu thể hiện nhân cách tri thức để bước vào thiên nhiên kỷ mới.
B. Chuẩn bị:
 GV: Đọc sgk, sgv, tài liệu, bảng phụ ghi nội dung (lý lẽ) luận cứ 3.
 HS: Đọc văn bản, soạn câu hỏi tìm hiểu.
C. Tiến trình lên lớp:
 1.Ổn định lớp:
 2.Bài cũ:
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG THẦY - TRÒ
NỘI DUNG
*Hoạt động 1: Khởi động
* Hoạt động 2:Sử dụng PPDH thuyết trình, vấn đáp
? Em hiểu gì về tác giả Vũ Khoan ?
? Văn bản ra đời vào thời điểm nào ? Em có suy nghĩ gì về thời điểm này ?
* Hoạt động 3:Sử dụng PPDH thuyết trình, vấn đáp, nêu vấn đề
GV: Hướng dẫn đọc : Thể hiện đúng thái độ của t/giả, giọng trầm tĩnh, khách quan nhưng không xa cách; nói một vấn đề hệ trọng nhưng không cao giọng, thuyết giáo mà gần gũi, giản dị -> đọc rõ ràng, mạch lạc, tình cảm và phấn chấn .
GV: đọc từ đầu -> “hơn nhiều”
 HS: đọc phần còn lại. 
? Dựa vào chú thích, em hãy cho biết ý nghĩa nhan đề của văn bản ?
(- Hành trang: những giá trị tinh thần mang theo như : tri thức, kỹ năng, thói quen.
 - Thế kỷ mới là TK21
=> “Chuẩn bịTkmới”:sắp sẵn những phẩm chất, kỹ năng.để tiến vào TK 21)
? Vấn đề nghị luận ở đây là gì? 
(nhan đề+câu đầu)
GV: Vấn đề này có ý nghĩa thời sự lâu dài đối với công cuộc xây dựng đất nước của DT ta
? Luận điểm cơ bản của bài viết là gì? 
 ? Em có nhận xét gì về cách nêu luận điểm của tác giả? 
(Cách nêu ngắn gọn, trực tiếp, rõ ràng. Cụ thể: - Đối tượng: Lớp trẻ (thanh niên) VN
Nội dung: Cái mạnh, cái yếu của con người VN
Mục đích: Rèn luyện những thói quen tốt, khắc phục những cái yếu khi bước vào nên KT mới ) 
? Để làm sáng tỏ luận điểm trên, tác giả đưa ra nhưng luận cứ nào ?
? Nhận xét gì về trình tự sắp xếp luận cứ của tác giả
* Hoạt động 4:Sử dụng PPDH thuyết trình, vấn đáp, nêu vấn đề
HS: theo dõi đoạn đầu:”Tết năm nay -> nổi trội”.
GV: đây là luận cứ quan trọng mở đầu cho cả hệ thống luận cứ của VB. Nó có ý nghĩa đặt vấn đề mở ra hướng lập luận cho cả bài văn.
? Tác giả đã nêu những lý lẽ nào để làm rõ luận cứ này?
? Từ 2 lý lẽ trên, em có suy nghĩ gì về vai trò của con người trong sự phát triển của lịch sử?
? Theo em, vì sao t/giả tin rằng: “Trong thời khắc như vậy (tết 2001) ai ai cũng nói tới việc chuẩn bị hành trang bước vào TK mới, thiên nhiên kỷ mới” ?
? Luận cứ 2 được triển khai qua những lý lẽ nào ?
? Em hãy lấy dẫn chứng trong thực tế để làm sáng tỏ ý kiến trên?
( Giao thoa, hội nhập:
-Đồng tiền chung châu Âu
-ASEAN: Hiệp hội các nước Đông Nam Á
-WTO: Tổ chức thương mại thế giới/ VN gia nhập 11-2006/ 150 thành viên)
? Vậy để đáp ứng kịp sự phát triển của KTTG thì nhiệm vụ của Việt Nam là gì ?
? Em có nhận xét gì về cách lập luận của tác giả ở luận cứ 2 
HS: theo dõi phần văn bản: “Cái mạnh của con người VN... hội nhập”
? Theo bài viết của tác giả thì con người VN ta có những điểm mạnh, điểm yếu nào cần nhận rõ?
(Gợi ý: 
? Điểm mạnh đầu tiên của con người VN là gì ?
? Bên cạnh điểm mạnh đó ta còn có những điểm yếu nào ?
? Em hiểu như thế nào về “lỗ hổng kiến thức, thiên hướng chạy theo những môn học thời thượng” ?
 - Kết hợp với việc đọc chú thích 1 số từ khó.)
? Những điểm mạnh và điểm yếu đó liên quan ntn đến nhiệm vụ CN hóa, hiện đại hóa hôm nay của đất nước ? 
(luôn quan hệ chặt chẽ với nhiệm vụï x/dựng đất nước hôm nay, điều này được thể hiện ngay sau mỗi điểm mạnh, điểm yếu mà t/giả đã nêu cụ thể.)
? Cách phân tích và lập luận của tác giả ở luận cứ trung tâm này có gì đặc sắc ?
? Em đọc được những thái độ gì của tác giả khi nêu những điểm mạnh, điểm yếu của người Việt Nam ?
(- Nghiêm túc, khách quan, tôn trọng sự thật
-Tôn trọng những điểm mạnh
-Thẳng thắn phê phán những biểu hiện yếu kém)
? Để kết thúc vấn đề, tác giả nêu luận cứ gì 
? Tác giả nêu mục đích và sự cần thiết của khâu đầu tiên có ý nghĩa quyết định để bước vào TK mới là gì ?
GV: tích hợp GDCD: trách nhiệm của thanh niên trong thời kỳ CH hóa, HĐH đất nước. 
*Hoạt động 5:Sử dụng PPDH vấn đáp
? Nghệ thuật nghị luận của tác giả có gì thuyết phục? 
? Hãy tìm những TN, tục ngữ trong VB và cho biết tác dụng của chúng ? 
? Qua VB, theo em để bước vào TK mới, thế hệ trẻ VN cẫn chuẩn bị những gì cho hành trang của mình ?
HS: đọc ghi nhớ/sgk.
? Nêu ý nghĩa văn bản
? Em nhận thấy bản thân có những điểm mạnh, điểm yếu nào trong những điều t/giả nêu, và cả những điều tác giả chưa nói tới ? Hướng khắc phục như thế nào ? (Kĩ năng sống/ PP vấn đáp)
I.Tác giả, tác phẩm:
 (SGK)
II. Đọc, tìm hiểu chú thích, bố cục
Đọc
Chú thích
3. Hệ thống luận cứ
- Luận điểm:Lớp trẻ VNTK mới
- Luận cứ: 1- Chuẩn bị hành trang vào Tk mới thì quan trọng nhất là sự chuẩn bị bản thân con người 
 2- Bối cảnh TG hiện nay và những mục tiêu, nhiệm vụ quan trọng của đất nước.
 3- Những điểm mạnh và điểm yếu của con người VN cần nhận rõ khi bước vào nền KTế mới trong TK mới.
 4- Việc làm quyết định đầu tiên của thế hệ trẻ 
III.Phân tích:
1, Chuẩn bị hành trang vào TK mới thì quan trọng nhất là sự chuẩn bị bản thân con người:
- Con người là động lực phát triển của lịch sử .
- Nền kinh tế tri thức phát triển mạnh mẽ, vai trò của con người càng nổi trội .
=>Con người là yếu tố quyết định sự phát triển của lịch sử.
2,Bối cảnh thế giới hôm nay và những mục tiêu, nhiệm vụ của đất nước :
-Bối cảnh: KHCN TG phát triển như huyền thoại; sự giao thoa, hội nhập các nền kinh tế
- Nhiệm vụ:
 + Thoát khỏi tình trạng nghèo nàn của nền KT nông nghiệp.
 + Đẩy mạnh CN hóa, hiện đại hóa.
 + Tiếp cận nền KT tri thức
->Lập luận rõ ràng,dùng nhiều thuật ngữ kinh tế
=> Vạch ra mục đích, phương hướng cụ thể
3.Những điểm mạnh và điểm yếu của con người VN cần nhận rõ khi bước vào nên KT mới trong TK mới:
 a/ Điểm mạnh:
- Thông minh, nhạy bén với cái mới 
- Cần cù, sáng tạo 
- Có tinh thần đoàn kết, đùm bọc ... 
- Thích ứng nhanh 
 b/ Điểm yếu:
-Thiếu kiến thức cơ bản và khả năng thực hành
-Thiếu tính tỉ mỉ và kỉ luật lao động, không coi trọng qui trình công nghệ 
-Đố kị trong làm ăn kinh tế
-Kì thị với kinh doanh
-Không trọng chữ “ Tín”
-Sùng ngoại hoặc bài ngoại quá mức
-> Phân tích cụ thể, sử dụng phép đối chiếu, so sánh, dùng thành ngữ, tục ngữ 
=> Giúp con người nắm được điểm mạnh phát huy, điểm yếu thì khắc phục để phát triển .
4.Việc làm quyết định đầu tiên của thế hệ trẻ:
 - Lấp đầy những điểm mạnh, vứt bỏ những điểm yếu.
IV. Tổng kết:
1.Nghệ thuật :
- Lập luận chặt chẽ, dẫn chứng tiêu biểu, thuyết phục, cách nói giản dị, trực tiếp, dễ hiểu
- Sử dụng thành ngữ, tục ngữ sinh động, sâu sắc
2. Nội dung:
 Ghi nhớ/sgk.
3. Ý nghĩa:
- Những điểm mạnh và điểm yếu của con người Việt Nam; từ đó cần phát huy điểm mạnh, khắc phục hạn chế để xây dựng đất nước trong thế kỉ mới.
Củng cố: - Gv củng cố bài
Dặn dò: - Đọc lại bài văn, học thuộc ghi nhớ.
- Soạn bài Các thành phần biệt lập ( tiếp)
D. Rút kinh nghiệm:
***************************************

Tài liệu đính kèm:

  • docTuần 22.doc