Giáo án Lớp 9 môn Ngữ văn - Tuần 23 - Bài 24: Tiết 121: Văn bản sang thu

Giáo án Lớp 9 môn Ngữ văn - Tuần 23 - Bài 24: Tiết 121: Văn bản sang thu

Giúp học sinh

- Hiểu và phân tích được tâm hồn rung động tinh tế và những hình ảnh giàu sức biểu cảm, nhà thơ đã diễn tả và biểu hiện sự biến chuyển của thiên nhiên đất nước từ cuối hạ sang đầu thu.

- Rèn luyện năng lực cảm thụ thơ ca, tình cảm với thiên nhiên và cuộc sống.

II.TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY:

 

doc 11 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 35861Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 9 môn Ngữ văn - Tuần 23 - Bài 24: Tiết 121: Văn bản sang thu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 23
 BÀI 24:
TIẾT 121: 	VĂN BẢN SANG THU
 Hữu Thỉnh
I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
Giúp học sinh
- Hiểu và phân tích được tâm hồn rung động tinh tế và những hình ảnh giàu sức biểu cảm, nhà thơ đã diễn tả và biểu hiện sự biến chuyển của thiên nhiên đất nước từ cuối hạ sang đầu thu.
- Rèn luyện năng lực cảm thụ thơ ca, tình cảm với thiên nhiên và cuộc sống.
II.TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY:
1.Ổn định lớp:
2.Kiểm tra bài cũ:
-Đọc thuộc lòng bài “Viếng lăng Bác”.
-Em hãy nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
3.Vào bài:
HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
NỘI DUNG - GHI BẢNG
*HOẠT ĐỘNG 1:
- Đọc phần chú thích tr71.
- Dựa vào chú thích, em hãy nêu vài nét về nhà thơ Hữu Thỉnh? 
 (HS nêu-> GV chốt cho gạch vào sgk)
- GV hướng dẫn cách đọc (giọng nhẹ nhàng thể hiện nỗi lòng của tác giả đằm thắm, xúc động; Cần đọc rõ từng câu, nhấn từng chữ “Bỗng ,chùng chình, dềnh dàng)->GVđọc mẫu-> gọi2 HS đọc -> nhận xét.)
- GV hỏi HS giải chú thích 1, 2 tr 71.
- Em hãy xác định thể loại của văn bản?
- Em có thề cho biết chủ đề bài thơ nói về vấn đề gì?
*HOẠT ĐỘNG 2:
- Đọc thầm lại bài thơ và cho biết những từ ngữ, hình ảnh nào điễn đạt sự chuyển mùa?
- Giá trị gợi cảm của những chi tiết, hình ảnh thơ đó là gì?
- Em hãy phân tích giá trị biểu đạt của các từ láy “chùng chình, dềnh dàng, vội vã”?
 THẢO LUẬN:
- Em có nhận xét gì về tâm trạng cảm nhận và cách miêu tả thiên nhiên của nhà thơ Hữu Thỉnh?
(Hs trao đổi theo nhóm, trình bày trước lớp-> GV nhận xét và bình:
Nhà thơ có một tâm trạng ngỡ ngàng, nhận ra cảm xúc bâng khuâng: Bỗng, Hình như có mùi thoang thoảng, mộc mạc của hương ổi quê nhà phả trong gió. Cảm giác đến thật bất chợt “bỗng nhân ra” cứ vấn vít, vương lại trong tâm hồn nhà thơ khiến ông cảm thấy cả những hạt sương thu mềm mại, ươn ướt giăng qua ngõ. Mùa thu lại về mang theo sương chùng chình qua ngõ, thứ sương thu mềm mại nhẹ nhàng đến tự lúc nào khiến nhà thơ giật mình hơi bối rối, ngỡ ngàng trước hương thu đến bất chợt trên quê hương, nhà thơ hỏi lại mình cho chắc chắn : Hình như thu đã về trên những con đừơng bờ đê, trên những con sông và cả những cánh chim trời...)
- Theo em tác giả có suy ngẫm gì trong hai câu thơ cuối? Tại sao vậy?
* HOẠT ĐỘNG 3:
- Đọc thầm lại bài thơ, cảm xúc gì đang dâng tràn trong em? Em có nhận xét gì về nghệ thuật của bài thơ?
 (GV hướng vào ghi nhớ -> Gọi đọc phần ghi nhớ tr71 )
*HOẠT ĐỘNG 4:
- Hãy viết một bài văn ngắn diễn tả cảm nhận của nhà thơ trước đất trời chuyển biến lúc sang thu.
ĐỌC HIỂU CHÚ THÍCH
1.Tác giả: (SGK tr71)
2.Tác phẩm
Thể loại: Thơ tự do (trữ tình)
Chủ đề: Tình cảm với thiên nhiên và cuộc sống.
II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN:
1. Sự biến đổi của trời đất sang thu:
- Hương ổi trong gío; Sương chùng chình, sông dềnh dàng; Chim vội vã; Mây trôi (vắt mình); Còn nắng – bớt mưa...
-> Từ láy có sức gợi tả, gợi cảm -> Dấu hiệu chuyển mùa sang thu.
- H/a: Mây vắt sang thu -> Nhân hó bất ngờ tinh tế gợi không gian trời cao xanh, mây trắng, ít mưa.
2. cảm xúc của nhà thơ:
- Bỗng, hình như -> tâm trạng ngỡ ngàng, cảm xúc bâng khuâng khi thu về.
- Sấm bớt bất ngờ ->hàng cây không còn bị giật mình -> Nhân hoá, tả thực độc đáo về hiện tượng thiên nhiên, được diễn tả ngộ nghĩnh nhằm gởi gắm suy ngẫm: Dù có những tác động bất thường của ngoại cảnh, cuộc đời nhưng phải có niềm tin vững vàng vào thiên nhiên, cuộc sống.
III. TỔNG KẾT:
- Nghệ thuật thơ trữ tình, giọng nhẹ, lắng đọng.
- Vẻ đẹp giao mùa, tâm trạng bâng khuâng, say trước thiên nhiên.
* Học ghi nhớ tr 71.
IV.LUYỆN TẬP:
-HS viết đoạn văn lên bảng -> GV sửa
- HS trình bày cảm nhận hai câu thơ cho là hay nhất trong bài thơ.
*HOẠT ĐỘNG 5:
4.Củng cố: GV chốt: tình cảm với thiên nhiên đất trời và cuộc sống quanh ta luôn là tình cảm trong sáng thơ mộng làm thăng hoa tâm hồn mỗi người . Vì thế “Sang thu” sẽ mãi ấn tượng trong tâm hồn các em.
5.Dặn dò
- Học bài: học bài thơ.
- Soạn bài: “Nói với con”
- Tiếp tục viết hoàn chỉnh bài văn ngắn phần luyện tập.
TIẾT 122:	VĂN BẢN	 NÓI VỚI CON
	(Y phương)
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
 Giúp HS: 
Cảm nhận được tình cảm thắm thiết của cha mẹ đối với con cái, tình yêu quê hương sâu nặng cùng niềm tự hào với sức sống mạnh mẽ, bền bỉ của dân tộc qua lời thơ Y Phương.
Bứơc đầu hiểu được cách diễn tả độc đáo, giàu hình ảnh cụ thể gợi cảm của thơ ca miền núi.
Bồi dưỡng tầm hồn yêu gia đình, tự hào quê hương dân tộc.
II.TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY:
Ổn định lớp 
Kiểm tra bài cũ
Đọc thuộc bài thơ “Sang thu”và trình bày hiểu biết của em về nhà thơ Hữu Thỉnh?
Ghi lại một đoạn thơ mà em yêu thính nhất trong bài thơ và nói rõ vì sao em thích?
Bài mới:
HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
NỘI DUNG- GHI BẢNG
*HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu tác giả và tác phẩm:
- Hãy đọc chú thích tr 73 và nêu những nét khái quát về tác giả cùng đặc điểm của thơ Y Phương?
 (HS trình bày->GV chốt lại cho hs gạch trong sách)
- Bài thơ được sáng tác trong khoảng thời gian nào?
- GV hướng dẫn đọc: Cần đọc nhẹ nhàng tha thiết như lời tâm tình, thủ thỉ những điều cha nói với con.-> GV đọc mẫu, gọi 2 hs đọc -> cho nhận xét.
- Bài thơ viết về điều gì?(đại ý)
- Đọc bài thơ em có cảm nhận gì về nhan đề, cấu tứ của bài thơ?
 ( Nhan đề bình dị, lời thơ hồn nhiên chan chất như người dân tộc Tày. Bài thơ gồm 28 câu, câu ngắn chỉ 2 chữ, câu dài 10 chữ, phần nhiều là những câu 4-5 chữ, có cậu như khẩu ngữ gợi thấm đẫm tình cha thương con rất mộc mạc, chân tình, ấm áp bằng cách nói của người dân miền núi phía Bắc.)
- Em định chia bố cục bài thơ làm mấy phần, ý từng đoạn ra sao?
 ( Đoạn 1: Cha nói với con về sự nâng đỡ của cha mẹ, gắn bó với cuộc sống lao động trên quê hương.
 Đoạn 2: Nhắc con lòng tự hào về sức sống mạnh mẽ, bền bỉ, truyền thống cao đẹp của con người quê hương, mong ứơc con hãy kế tục xứng đáng với truyền thống ấy)
*HOẠT ĐỘNG 2: Phân tích đoạn 1:
- Đọc thầm 4 câu thơ đầu, em có cảm nhận gì về không khí gia đình ? Hãy phân tích niềm vui của cha mẹ muốn nói với con về tình cảm gia đình ?
 (Không khí gia đình tràn ngập tiếng nói cười bi bô của một em bé đang tập đi, tập nói. Lúc sà vào lòng mẹ, lúc lại níu tay cha. Điệp ngữ “Bước tới” và động từ “chạm”làm rõ cảnh gia đình hạnh phúc, hân hoan đầm ấm.Cả gia đình nâng đón, chăm chút từng bước đi, dành cho con sự ngọt ngào êm ái trong từng tiếng nói tiếng cười.) 
 THẢO LUẬN:
- Hãy đọc 7 câu thơ cuối đoạn 1 :
 + Tại sao nhà thơ lại dùng những hình ảnh: “Đan lờ, cài nan hoa, rừng cho hoa, con đường cho những tấm lòng”; Em nghĩ gì về những hình ảnh thơ này?
 + Qua những h/a thơ ấy nhà thơ muốn nhắn nhủ với con phải có tình cảm với quê hương đúng không? Vì sao ta có thể khẳng định như vậy?
 (HS trình bày -> GV bình: Những H/a thơ đó đã gợi cho con thấy một cuộc sống lao động vui tươi của người Tày: Họ “đan lờ”ø để bắt cá, dưới bàn tay họ những nan nứa, nan trúc ,nan tre đã trở thành “nan hoa”; Vách nhà không chỉ ken, kết bằng gỗ mà còn được kên bằng những “câu hát” của quê hương, bản làng. “Rừng” không chỉ cho gỗ quí, cho nhiều lâm sản mà còn kết “hoa” làm mật ngọt nuôi lớn hồn người , hồn quê hương dân tộc Tày.“Con đường”không chỉ đi ngược về xuôi, lên non, xuống biển mà còn“Cho những tấm lòng” nhân hậu bao dung, tình nghĩa:
 “Gập ghềnh xuống biển lên non
 Con đường tình nghĩa ai còn nhớ chăng?”
 (ca dao)
“con đường”là hình bóng quen thuộc của người dân miền núi. Con đường vào bản, vào rừng, vô thung, ra suối, đường đi học, đường đi xa tới mọi chân trời, mọi miền đất nước.-> Con đường hàm súc nghĩa tình ấy thật gỉn dị trong cách nói”con đường cho những tấm lòng” -> Có lẽ nhà thơ đang sung sướng hạnh phúc ôm con vào lòng, nhìn con khôn lớn, suy ngẫm về làng bản quê nha, về cội nguồn hạnh phúc :
 “Cha mẹ nhớ về ngày cưới
 Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời”
 =>Vâng đúng là cha mẹ, quê hương là cội nguồn sữa ngọt nuôi ta khôn lớn )
*HOẠT ĐỘNG 3: Phân tích đọan 2:
- Gọi hs đọc đoạn 2:
- Trong đoạn này nhà thơ nói với con về những đức tính cao đẹp nào của người đồng mình? Hãy tìn những h/a thơ nói lên điều đó và phân tích?
- Tại sao nhà thơ nói người đồng mình biết “cao đo nỗi buồn, xa nuôi chi lớn”?
- Cha nhắc con điều gì về nghị lực của người đồng mình? Tại sao em có cảm nhận như thế?
 ( Người đồng mình không chỉ khéo léo, tài hoa, yêu cuộc sống, giàu nghĩa tình mà còn đáng thương lắm con ơi!
 Bao gian khó,đói nghèo, thử thách cực nhọc, nhưng người đồng mình “chẳng mấy ai nhỏ bé”, bao niềm vui nỗi buồn đã đeo đuổi luyện rèn và hun đúc chí khí, trí tuệ, tâm hồn cho người dân quê mình. Giờ đây người đồng mình đã “cao đo nỗi buồn, xa nuôi chí lớn”, thể hiện một bản lĩnh sống đẹp của dân tộc tày có niềm tin, lạc quan và ý chi vươn lên.
 Cha nói cho con thấy “người đồng mình thô sơ da thịt” chân đất, lưng trần , sống mộc mạc, chân chất nhưng giàu chí khí, lòng cần cù, có niềm tin, chất phác, thật thà đã làm lên truyền thống, phong tục tập quán tốt đẹp
của quê hương :
 “ Sống trên đá......thì làm phong tục”)
- Cha còn nói với con điều gì nữa trong đoạn thơ vừa đọc?
 (Những vất vả của người đồng mình phả chịu sau bao năm tháng dài chiến tranh, quê hương chưa giàu đẹp, nhưng người dân tộc Tày luôn mạnh mẽ, khoáng đạt bền bỉ luôn gắn bó với quê hương dẫu còn cực nhọc đói nghèo phải “lên thác xuống ghềnh...cực nhọc”.
 Cha muốn nói với con phải gắn bó với quê hương, không được chê, không ngại lo khó khăn thử thách, con không được sống tầm thường, sống hèn kém, phải lao động để “tự kê quê hương”:
 Ng ...  ngượng, quá mắc cỡ)
Bài 3.
Cơm chín rồi ->Mời ông vô ăn cơm.
Bài 4. 
 - Hà, nắng gớm, về nào...
- Tôi thấy người ta đồn...
Lưu ý:
- Hàm ý phải được người nghe nhận thấy.
- Nói lảng đi chuyện khác; Nói bị ngắt lời, nội dung chưa nói hết không phải là hàm ý.
4.Củng cố: Đọc lại ghi nhớ.
5.Dặn dò: 	- Hoàn tất các bài tập vào trong vở.
 	- Sưu tầm 3 ví dục có hàm ý.
 	 	- Soạn bài Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ
TIẾT 124: 
 NGHỊ LUẬN VỀ MỘT BÀI THƠ, ĐOẠN THƠ
I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
	Giúp HS:
Hiểu rõ các yêu cầu đối với bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
Bước đầu rèn luyện các kĩ năng viết một bài văn nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ.
II.TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY:
1.Ổn định lớp:
2.Kiểm tra bài cũ:
	-hãy trình bày một hình ảnh thơ mà em cho là ấn tượng nhất?
3.Bài mới: GV nhận xét cách hs trình bày và chuyển tiếp vào bài mới.
HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
NỘI DUNG – GHI BẢNG
- GV cho hs đọc văn bản tr 77 và trả lời câu hỏi.
 HS là việc độc lập, trả lời, lớp góp ý, GV bổ sung.
- Để chứng minh các luận điểm người viết đã làm bằng cách nào?
 (Để chứng minh cho các luận điểm, người viết đã chọn bình các câu thơ, h/a thơ đạc sắc, phân tích giọng điệu trữ tình, kết cấu của bài thơ.)
- Giữa các phần của văn bản thế nào?
 (Có sự liên kết tự nhiên về ý và lối diễn đạt)
- Em có nhận xét gì về lối diễn đạt của bài văn?
 ( Người viết đã trình bày, cảm nghĩ, thái độ đánh giá của mình bằng tình cảm thiết tha trìu mến tin yêu. Lời văn có rung động trước những hình ảnh, giọng điệu đăïc sắc và có sự đồng cảm với nhà thơ Thanh Hải. 
- Vậy em hiểu thế nào là nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ?
- Em nghị luận về nội dung, nghệ thuật cần tập trung vào những yếu tố nào?
- Bố cục và lời văn nghị luận một bài thơ, đoạn thơ có yêu cầu như thế nào?
=> GV cho hs tổng kết lại những ý theo ghi nhớ tr 78.
- Hãy đọc lyện tập trang 79 và trình bày ý kiến của em?
 (HS trình bày lên bảng – GV nhận xét) 
I TÌM HIỂU BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ MỘT ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ.
a.Vấn đề nghị luận: Khát vọng hoà bình và dâng hiến cjo đời.
b. Các luận điểm:
- Mùa xuân mang nhiều tầng ý nghĩa, mùa xuân của quê hương đất nước đẹp, gợi cảm đáng yêu
- Mùa xuân của thiên nhiên rạo rực, thiết tha trìu mến.
- Kát vọng hoà nhập được dâng hiến cho đời “một mùa xuân nho nhỏ”
c. Bố cục: 3 phần.
Mở bài: Giới thiệu chung.
- Thân bài: Trình bày các luận điểm để chứng minh cho mùa xuân và khát vọng hoà nhập, dâng hiến.
- Kết bài: Đáng giá sức truyền cảm của bài thơ.
*ghi nhớ: tr 78.
II. LUYỆN TẬP:
 Gợi ý các luận điểm bổ sung:
- Mùa xuân của một đất nước vất vả gian lao và cũng tràn đầy niềm tự hào, tin yêu hi vọng.
- Mùa xuân của giai điệu ngọt ngào, tình tứ, trầm buồn mà thuỷ chung sâu lắng trong dân ca xứ Huế.
củng cố: Hãy đọc lại ghi nhớ tr 78.
Dặn dò: Soạn cách làm bài văn nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ.
TIẾT 125. 
 CÁCH LÀM BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ MỘT BÀI THƠ, ĐOẠN THƠ
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
	Giúp HS:
Biết cách viết bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ cho đúng các yêu cầu đã học ở tiết trước.
Rèn luyện kĩ năng thực hiện các bước khi làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bào thơ, cách tổ chức triển khai các luận điểm
II.TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY:
1.Ổn định lớp:
2.Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra việc hs chuẩn bị dàn ý cho đề 2, 4 tr 79.( GV xem những học sinh yếu để sửa cho các em)
3.Vào bài:
HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
NỘI DUNG- GHI BẢNG
GV cho hs đọc 8 đề ở sgk tr 79-80.
Yêu cầu của đề bài được xác định ở những từ ngữ nào?
(HS xác định GV gạch chân lên bảng phụ)
- Đối tượng nghị luận trong các đề là gì?
 ( Có đề đã định hướng tương đố rõ, Có đề đòi hỏ người làm bài tự xác định các cảm nhận, suy nghĩ của riêng mình và diễn gỉa, chứng minh các cảm nhận ấy một cách có căn cứ qua việc cản thụ đúng , sâu sắc tác phẩm.) 
- HS đọc đề và xác định yêu cầu đề mục 1 tr80.
- Khi tìm hiểu đề, tìm ý em cần làm gì?
- Cho hs đọc văn bản ở mục 2 tr 81 và trả lời câu hỏi cuối bài tr 83 để biết cách tổ chức triển khai các luận điểm. 
- Mở bài tác giả viết những ý gì?
 ( cảm xúc về quê hương trong thơ Tế Hanh; Giới thiệu tác phẩm cần bàn luận)
- Câu nào nêu luận điểm trong bài việt ở phần thân bài?
 ( Câu 1)
- Để triển khai luận điểm đó tác giả đã phân tích mấy luận chứng? Mỗi phần luận chứng được triển khai, phân tích trong những luận cứ nào?
 ( Luận cứ 1: Hình ảnh đoàn thuyền ra khơi trong kí ức thật sinh động - thơ dẫn
 +Hình ảnh con thuyền
 +Nhận xét về lời thơ, từ ngữ.
 +Cảm nhận về cánh buồm.
 -> Tình cảm của tg thiêng liêng trìu mến.
 Luận cứ 2: Cảnh nhộn nhịp, tấp nập khi đón thành quả lao động vui tươi trở về. (dẫn thơ)
 Nhận xét âm điệu thơ.
 Luận cứ 3: Hình ảnh con người với những câu thơ tinh tế hay nhất (dẫn thơ)
 + Nhận xét về người dân chài.
 + Hương vị của quê hương.
 + Nhận xét câu thơ cuối.)
- Phần kết bài tg đã trình bày ý gì?
 ( Khái quát giá trị và tác dụng của bài thơ Quê hương như khúc ca trong trẻo, ôm ấp ru vỗ tuổi thơ, bồi đắp tình yêu quê hương cho mỗi chúng ta.)
 THẢO LUẬN
- Hãy trình bày dàn ý của bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ?
 (HS trao đổi rồiø 3 em trình bày ba phần: mở- thân -kết lên bảng giáo viên sửa, cả lớp ghi vở)
- Khi diễn đạt các luận cứ, luận chứng, có từ ngữ nào thể hiện sự đánh giá, cảm nhận của người viết? Các luận cứ được triển khai từ cơ sở nào?
 (Những suy nghĩ, ý kiến của người viết luôn được gắn cùng sự phân tích, bình giảng cụ thể hình ảnh, ngôn từ, giọng điệu của bài thơ tương ứng, có thể thấy người viết đã nói lên cảm xúc, ý kiến của mình bằng cả lòng yêu mến, rung cảm thiết tha với bài thơ quê hương. -> vì thế khi viết văn nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ em cần triển khai luận cứ từ những hình ảnh, câu thơ cùng lối diễn đạt giàu cảm xúc của em thì mới giàu sức thuyết phục và không bị lạc ý, đúng thể loạn bài nghị luận một bài thơ, đoạn thơ)
- Sau khi viết bài xong em cần làm gì?
- Hãy đọc ghi nhớ tr 83!
- Hãy đọc yêu cầu phần luện tập tr 84!
I. ĐỀ BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ:
- Yêu cầu: Phân tích cảm nghĩ, cảm nhận về một bài thơ đoạn thơ.
- Đối tượng: cái hay, hạn chế về nội dung và nghệ thuật trong một đoạn thơ hoặc cả bài thơ.
II. CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ:
1. Các bước làm một bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ:
a. Tìm hiểu đề và tìm ý:
- Đọc kĩ bài thơ, đoạn thơ để xác định những biểu hiện trong đó đáp ứng với yêu cầu của đề .
- Trả lời các câu hỏi:
+ Bài thơ được sáng tác trong thời gian nào, địa điểm nào, trong tâm trạng như thế nào?
+ Nội dung chủ đề của bài thơ đoạn thơ là gì?
+ Nội dung ấy được thể hiện trong những h/a nào, H/a ấy có đặc điểm và vẻ đẹp gì?
+Bài thơ, đoạn thơ có các h/a, ngôn từ, giọng điệu,câu thơ nào gây ấn tượng đặc sắc nhất với em?
+Nội dung bài thơ có thể khái quát thành những luận điểm nào?
+ Để chừng minh những luận điểm ấy em cần chọn những cách diễn đạt như thế nào, dùng những những đoạn thơ nào làm dẫn chứng?
b. Lập dàn bài:
* Mở bài: Giới thiệu bài thơ, đoạn thơ, nêu ý kiến khái quát của em về nội dung, nghệ thuật, cảm xúc của bài thơ, đoạn thơ; về thời gian, địa điểm, tâm trạng của nhà thơ khi sáng tác đoạn thơ, bài thơ; Nêu vị trí của đoạn thơ cần bàn luận trong tác phẩm. (dẫn đoạn thơ –nếu cần)
* Thân bài: Lần lượt trình bày những luận điểm, luận cứ, luận chứng thể hiện những suy nghĩ, đánh giá về cái hay, hạn chế của nội dung, nghệ thuật trong bài thơ, đoạn thơ:
Bằøng cách:
+ Nêu luận điểm 1 :
Các luận cứ, luận chứng minh hoạ luận điểm 1
+ Nêu luận điểm 2 :
 Các luận cứ, luận chứng minh hoạ luận điểm 2
...( tiếp điến hết các luận điểm)
* Kết bài: Đánh giá khái quát, khẳng định giá trị, nêu tác dụng, ý nghĩa của bài thơ, đoạn thơ.
c. Viết bài: Dựa vào dàn bài đã lập viết thành bài văn hoàn chỉnh:
Lưu ý: Cần có các cảm nhận, cảm thụ riêng của người viết bài; Cách lập luận diễn đạt cần phải gắn với h/a, nhạc điệu, ngôn ngữ của bài thơ, đoạn thơ; Lời văn phải giàu cảm xúc và tự nhiên, mạch lạc.
d. Đọc lại bài viết và sửa chữa:
 Đọc lại bài văn vừa viết để sửa lại nhưng lỗi điễn đạt, chính tả (nếu có).
2. Ghi nhớ tr 83.
III.LUYỆN TẬP:
 GV cho hs trả lời câu hỏi gợi ý tr 84, về nhà viết dàn ý và bài văn hoàn chỉnh.
- Nội dung cảm xúc của khổ thơ này là phút giây giao mùa của thiên nhi6en khiến nhà thơ cảm thấy hình như thu đã về
- Cảm xúc ây bắt đầu gợi lên từ hương ổi chín thơm phả vào hơi gió se khiến nhờ thơ chợt sững sờ nhận ra hương của mùa thu về trên vùng quê ông.
 Không chỉ ngửi, mắt còn thấy sương thu đang chùng chình qua ngõ. Dấu hiệu đạc trưng của mùa thu đã hiện diện.
- Từ phả gợi sự lan tỏa của một hương vị cô đặc, nồng, được tinh lọc giờ đây tan ra khắp nơi, lan ra xa thành hương thoang thoảng
 Sương chùng chình qua là cách nhân hoá gợi sự thong thả, chậm chạp, ngập ngừng, hơi mờ nhạt, chưa rõ của cái bảng lảng mơ hồ vẻ khói sương lãng đãng lúc thu sang.
 Cảm giác hình như gợi sự sững sờ, chưa tin chưa dám chắc, vâng cảm giác khó tin , ngỡ ngãng trước sự giao mùa, sự thay đổi của thiên nhiên. Hình như thu đã về, câu thơ như là một câu thầm hỏi mình để lại có sự khẳng định tâm trạng bâng khuâng, ngập ngừng, bịn rịn, mông lung trước đất trời thiên nhiên trong phút giao mùa
4. củng cố: GV chốt lại bài theo phần ghi nhớ.
5. Dặn dò: Về nhà hoàn tất phần luyện tập thành bài văn hoàn chỉnh.
	Soạn bài 25, đọc kĩ phần đọc thêm tr84.

Tài liệu đính kèm:

  • docHKII (2).doc