Giáo án Lớp 9 môn Ngữ văn - Tuần 24 năm học 2011 - 2012

Giáo án Lớp 9 môn Ngữ văn - Tuần 24 năm học 2011 - 2012

.Mục tiêu cần đạt:

1. Kiến thức:

 - Đặc điểm, yêu cầu của bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí

2. Kĩ năng:

 - Làm bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí

3. Thái độ:

 - Tích cực, tự giác học tập

 

doc 10 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1380Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 9 môn Ngữ văn - Tuần 24 năm học 2011 - 2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 24	Ngày soạn : 16/02/2012
Tiết: 111	Ngày dạy: /02/2012 
NGHỊ LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ 
TƯ TƯỞNG ĐẠO LÝ
A.Mục tiêu cần đạt: 
1. Kiến thức: 
	- Đặc điểm, yêu cầu của bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí
2. Kĩ năng: 
	- Làm bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí
3. Thái độ:
	- Tích cực, tự giác học tập
B.Chuẩn bị: 
GV: Đọc sgk,sgv,tài liệu
HS: Soạn bài
 C.Tiến trình lên lớp:
1.Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS 
2.Bài mới 
*Hoạt động 1: Khởi động
*Hoạt động 2: Sử dụng PPDH vấn đáp, nêu vấn đề
H S:đọc văn bản (2 lần).
GV: hướng dẫn HS trả lời câu hỏi/sgk
? Văn bản bàn về v/đề gì?
? Văn bản có bố cục mấy phần? Chỉ ra nội dung từng phần và mối quan hệ giữa chúng với nhau?
? Hai ví dụ cụ thể ntn?
? Em hãy tìm đọc những câu nêu luận điểm chính trong bài?
(VD: “Nhà KH.tư tưởng ấy”
 - “Tri thứcsức mạnh”
- “Rõ ràng không được”
- “Tri thứccách mạng”
- “Tri thứctri thức”
- “Họ không biết rằnglĩnh vực”)
? Các luận điểm đã diễn đạt được rõ ràng,dứt khoát ý kiến của người viết chưa? Hãy chỉ ra điều đó?
? Theo em,văn bản đã sử dụng phép lập luận nào là chủ yếu? Cách lập luận đó có tác dụng gì?
? Như vậy bài nghị luận tư tưởng đạo lý có gì khác bài nghị luận hiện tượng đ/s?
 GV: giới thiệu thêm về sự khác nhau của 2 bài nghị luận
Về xuất phát điểm:
+ Nghị luận XH: từ sự thực đ/s mà nêu ra tư tưởng, bày tỏ thái độ 
+ Nghị luận tư tưởng, đạo lý thì xuất
phát từ tư tưởng, đạo lý sau khi giải 
thích, phân tích thì vận dụng các sự 
thật c/sống để c/m nhằm trở lại 
kđịnh(hay p/định) 1 tư tưởng nào đó. 
Đây là nghị luận nghiêng về tưtưởng, 
khái niệm, lý lẽ nhiều hơn
Các phép lập luận giải thích 
phân tích, khái niệm, tổng hợp được vận dụng nhiều 
 =>Rút ra ghi nhớ
? Vậy theo em thế nào là nghị luận một vấn đề
 tư tưởng, đạo lý?
? Yêu cầu nội dung bài nghị luận này là gì?
? Về kiến thức bài nghị luận bảo đảm yêu cầu gì?
HS đọc ghi nhớ/sgk
*Hoạt động 3: Sử dụng PPDH nêu vấn đề
Bước 1: HS đọc vbản(BT)
Bước 2: Trả lời câu hỏi tìm hiểu
? Văn bản thuộc loại nghị luận nào?
? Văn bản nghị luận vấn đề gì? Chỉ ra luận điểm chính của vbản?
? Phép lập luận chủ yếu trong văn bản là gì?
? Cách lập luận đó có sức thuyết phục ra sao?
GV: Chốt lại kiến thức bài học
I.Tìm hiểu bài nghị luận về 1 vấn đề tư tưởng đạo lý:
 *.Văn bản: Tri thức là sức mạnh
a./ VB bàn về giá trị của tri thức KH và vai trò của người có tri thức trong sự phát triển triển của XH
b./ VB chia làm 3 phần:
-Phần mở bài:(đoạn 1) : 
 Nêu vấn đề
-Phần thân bài: (đoạn 2,3) : 
 Nêu 2 VD chứng minh tri thức là sức mạnh
 + Tri thức có thể cứu 1 cái máy thoát khỏi
 số phận đống phế liệu
 + Tri thức là sức mạnh của CM (Bác Hồ đã thu hút nhiều nhà tri thức lớn theo Người tham gia đóng góp cho cuộc kháng chiến chống Pháp, Mỹ và công cuộc xây dựng đất nước)
-Phần kết bài:(đoạn 4) 
 Phê phán một số người không biết quí trọng tri thức hoặc sử dụng tri thức không đúng chỗ
->Các phần có mối liên hệ chặt chẽ
 +Mở bài:Nêu vấn đề cần bàn
 +Thân bài:Lập luận,chứng minh vấn đề
 +Kết bài: Mở rộng vấn đề đã bàn bạc
*Các câu mang luận điểm chính trong bài:
-Đoạn 1: Câu 1,2
-Đoạn 2: Câu đầu
-Đoạn 3:Câu đầu
-Đoạn 4: Câu đầu+câu cuối
*Các luận điểm:đã diễn đạt rõ ràng,dứt khoát ý kiến của người nói là muốn tô đậm,nhấn mạnh 2 ý
-Sức mạnh của tri thức
-Vai trò to lớn của tri thức trong mọi lĩnh vực đời sống
*Văn bản:đã sử dụng phép lập luận chứng minh là chủ yếu-> có sức thuyết phục
*Sự khác nhau:
Nghị luận hiện tượng đời sống
-Từ sự việc hiện tượng đời sống mà nâng lên vấn đề tư tưởng
Nghị luận tư tưởng đạolý
-Từ tư tưởng thái độ,sau khi giải thích,c/minh làm sáng tỏ các tư tưởng,đạo lý quan trọng đối 
với đời sống con người 
* Ghị nhớ/sgk.
II. Luyện tập
Văn bản: Thời gian là vàng
1./ Vbản thuộc loại nghị luận tư tưởng, đạo lý
2./ Vbản nghị luận vấn đề giá trị của thời gian
Các luận điểm chính của từng đoạn
 - Thời gian là sự sống
 - Thời gian là thắng lợi
 - Thời gian là tiền
 - Thời gian là tri thức
3/ .Phép lập luận chủ yếu là phân tích, c/minh. Các luận điểm được triển khai theo lối phân tích những biểu hiện ctỏ thời gian là vàng. Sau những luận điểm là những dẫn chứng c/minh-> có sức thuyết phục
 4. Củng cố: GV củng cố bài học
 5.Hướng dẫn về nhà:
 -Học bài
-Soạn bài liên kết câu và liên kết đoạn văn
D.Rút kinh nghiệm:
 *****************************
Tuần 24	Ngày soạn : 16/02/2012
Tiết: 112	Ngày dạy: /02/2012 
LIÊN KẾT CÂU VÀ LIÊN KẾT ĐOẠN VĂN
A.Mục tiêu cần đạt: Giúp HS
1. Kiến thức:
	- Liên kết ND và HT giữa các câu và các đoạn văn.
	- Một số phép liên kết thường dùng trong việc tạo lập văn bản.
2. Kĩ năng
	- Nhận biết một số phép liên kết thường dùng trong việc tạo lập văn bản.
	- Sử dụng một số phép liên kết câu, liên kết đoạn trong việc tạo lập văn bản.
3. Thái độ 
	- GD thái độ tự giác tích cực học tập.
B.Chuẩn bị: 
GV: Đọc sgk,sgv,tài liệu,bảng phụ(ghi 2 đoạn văn-mục I.II)
HS: Soạn bài
 C.Tiến trình lên lớp:
1.Kiểm tra bài cũ: 
 ?Thế nào là thành phần phụ chú?(làm bài tập 5-tiết 103) 
*Hoạt động 1: Khởi động
*Hoạt động 2: Sử dụng PPDH vấn đáp, nêu vấn đề
GV: treo bảng phụ- Gọi HS đọc đoạn văn 
? Nêu xuất xứ của đoạn văn trên
? Đoạn văn bàn về vấn đề( nội dung) gì?
? Nôi dung ấy có quan hệ ntn với chủ đề chung của VB?
 ( Qua hệ bộ phận- toàn thể )
? Nội dung chính của mỗi câu trong đoạn văn là gì?
? Những nội dung ấy có quan hệ ntn với chủ đề đoạn văn?
? Em có nhận xét gì về trình tự sắp xếp các câu trong đoạn văn?
(C1:T/p NT làm gì?(p/ảnh thực tại)
 C2:P/ảnh thực tại ntn?(tái hiện và sáng tạo)
 C3:Tái hiện và sáng tạo để làm gì?)
GVchốt lại: Đó là liên kết nội dung(chủ đề,lô gíc)
? Mối q/hệ chặt chẽ về nội dung giữa các câu trong đoạn văn được thể hiện bằng những từ ngữ nào? (chú ý từ ngữ in đậm)
(GV:gợi ý:từ nào được lặp lại,thay thế.)
 Sau khi học sinh phát hiện ra các từ ngữ liên kết, Gv kết luận : Đó là sự liên kết về hình thức
Gv giúp h/s rút ra nội dung bài học
:? Đoạn văn trên đã có sự liên kêt. Vậy thế nào là sự liên kết?
? Có mấy kiểu liên kết?Đó là những kiểu nào?
? Liên kết nội dung được hiểu ra sao?
? Liên kết hình thức đượcthể hiện bởi những biện pháp nào?
GV: có thể hệ thống hóa ghi nhớ bằng sơ đồ
HS: đọc ghi nhớ /sgk
?Giả sử các câu trong đoạn các đoạn trong bài không có sự liên kết thì bài văn sẽ ntn?
I.Khái niệm liên kết:
 1.Ví dụ: Đoạn văn/sgk
- Nội dung đoạn văn: Bàn về cách nhà văn phản ánh thực tại
-Nội dung mỗi câu:
+Câu1:Tác phẩm NT phản ánh thực tại
+Câu2:Khi phản ánh thực tại,người nghệ 
sĩ muốn nói một điều mới mẻ
+Câu3:Cái mới mẻ ấy là lời gửi của văn nghệ
=>Các nội dung đều hướng vào chủ đề đoạn 
 Văn (Liên kết chủ đề);
Trình tự các ý hợp lô gíc (liên kết lô gíc)
=> Sự liên kết nội dung
-Mối liên hệ giữa nội dung các câu trong đoạn văn thể hiện ở:
+Phép lặp từ ngữ:Tác phẩm-tác phẩm
+Từ cùng trường liên tưởng với t/p:Nghệ sĩ(nhà thơ,t/giả)
+Từ thay thế ( Phép thế) :nghệ sĩ –anh
+Quan hệ từ: nhưng
+Từ đồng nghĩa: “cái đã có rồi”với “những vật liệu mượn ở thực tại”
=>Sự liên kết hình thức
2.Ghi nhớ/sgk
*Hoạt động 3: Sử dụng PPDH thảo luận nhóm
HS: đọc đoạn văn(bảng phụ)
-Nhóm1,2, thảo luận ý chủ đề đoạn văn? Nội dung các câu phụ thuộc vào chủ đề ấy ntn?
-Nhóm 3,4: Nêu những trường hợp cụ thể để thấy sự sắp xếp các câu là hợp lý?
-Nhóm 5,6:Tìm hiểu các phép liên kết về h/thức giữa các câu trong đoạn văn
->Đại diện nhóm lên bảng trình bày
II.Luyện tập:
 1.Chủ đề chung đoạn văn:
Khẳng định năng lực trí tuệ của con người VN và quan trọng hơn là những hạn chế cần khắc phục
(Đó là sự thiếu hụt về kthức,khả năng thực hành và sáng tạo chủ yếu do cách học thiếu thông minh gây ra)
-Nội dung các câu đều hướng về chủ đề ấy
 *.Trình tự sắp xếp các câu: là hợp lý
Câu1: Khẳng định những điểm mạnh hiển nhiên của con người VN 
Câu2: Khẳng định tính ưu việt của những điểm mạnh đó
Câu3: Khẳng định những điểm yếu
Câu4: Phân tích những biểu hiện cụ thể của cái yếu
Câu 5: Khẳng định nhiệm vụ cấp bách là phải khắc phục hạn chế để đáp ứng sự phát triển của nền KT mới
 2.Phép liên kết
-Đồng nghĩa(C1-C2) 
-Phép nối (C2-C3) (C3- C4) 
-Phép lặp(C4-C5) (C5-C1)
4. Củng cố: GV củng cố bài học 
 5. Dặn dò
 -Học bài (Nhớ được các biểu hiện của liên kết câu, đoạn văn., Tìm các ví dụ về liên kết câu và liên kết đoạn)
 -Soạn bài:Luyện tập liên kết câu,đoạn văn
 (tổ1:bài 1;Tổ2:bài2 ; Tổ3:bài3 ;Tổ4:bài4 
D.Rút kinh nghiệm:
 *****************************
Tuần 24	Ngày soạn : 16/02/2012
Tiết: 113	Ngày dạy: /02/2012 
LUYỆN TẬP 
LIÊN KẾT CÂU, LIÊN KẾT ĐOẠN VĂN
A.Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh
1. Kiến thức:
	- Một số phép liên kết thường dùng trong việc tạo lập văn bản.
	- Một số lỗi liên kết có thể gặp trong văn bản.
2. Kĩ năng:
	- Nhận biết một số phép liên kết câu, liên kết đoạn trong văn bản.
	- Nhận và sửa được một số lỗi về liên kết.
3. Thái độ: 
	- GD thái độ tự giác tích cực học tập.
B.Chuẩn bị: 
GV: Đọc sgk,sgv,tài liệu
HS: Soạn bài,bài tập (bảng phụ) theo qui định
 C.Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định:
2.Kiểm tra bài cũ: 
?Thế nào là sự liên kết? Có mấy kiểu liên kết câu,đoạn văn?
 Tìm phép liên kết trong phần về nhà?
3.Bài mới 
*Hoạt động 1: Khởi động
GV kiểm tra sự chuẩn bị bài của các tổ
*Hoạt động 2: Sử dụng PPDH vấn đáp, nêu vấn đề
HS đọc yêu cầu bài 1
HS thảo luận cả lớp,
Đại diện HS lên bảng trình bày HS khác theo dõi bổ sung
HS đọc yêu cầu bài 2
HS thảo luận theo cặp
Đại diện HS lên bảng trình bày HS khác theo dõi bổ sung
HS đọc yêu cầu bài 3
HS thảo luận nhóm(3’)
Đại diện HS lên bảng trình bày HS khác theo dõi bổ sung
VD:Cắm đi một mình trong đêm. Trận địa đại đội 2 của anh ở phía bãi bồi bên kia sông. Anh chợt nhớ hồi đầu mùa lạc,hai bố con anh cùng viết đơn xin ra mặt trận. Bây giờ mùa thu hoạch lạc đã vào chặng cuối
VD:Năm 19 tuổi.rồi chết. Suốt 2 năm anh ốm nặng,chị làm quần quật.yêu thương chị vô cùng 
GV: đọc yêu cầu bài 4 ,đại diện HS trình bày
Bài1:Phép liên kết câu,đoạn văn:
a.-Trường học-thầy giáo-học sinh
(trường liên tưởng ->câu)
 -Trường học-trường học (lặp->câu)
 -“như thế”thay cho câu cuối đoạn trước (thế->đoạn)
b.-Văn nghệ-văn nghệ (lặp->câu)
 -Sự sống-sự sống;văn nghệ-văn nghệ (lặp->đoạn)
c.-Thời gian-thời gian-thời gian (lặp->câu)
 -Con người –con người- con người (lặp->câu)
 - “Bởi vì” (nối->câu)
d.-Yếu đuối-mạnh;hiền lành-ác (trái nghĩa->câu)
Bài 2:Các cặp từ trái nghĩa giữa đặc điểm thời gian tâm lý với đặc điểm thời gian vật lý
-Thời gian vật lý -Thời gian tâm lý
+Vô hình +Hữu hình
+Giá lạnh +Nóng bỏng
+Thẳng tắp +Hình tròn
+Đều đặn +Lúc nhanh,lúc chậm
Bài 3:
Lỗi về liên kết nội dung
a.Các câu không phục vụ chủ đề chung đoạn văn
Cách sửa: ->Thêm một số từ ngữ,câu->liên kết chủ đề
b.Trật tự các sự việc nêu trong các câu  ...  động lực tinh thần lớn lao để con thêm vững bước trên đường đời bởi nó chứa chan tình yêu thương, sự chăm chút, dìu dắt, chở che con của mẹ)
? Ngoài ýnghĩa trên, em thấy khổ thơ còn thể hiện ước mơ gì của mẹ?
HS đọc đoạn 3
? Em hãy nhắc lại ước nguyện của người mẹ trong lời ru con ?
? Em có cảm nhận gì về âm điệu khổ thơ?
? âm điệu đó dược tạo nên bởi BPNT nào?
 ( Điệp ngữ)
? Hình ảnh con cò qua những chi tiết trên là h/a thực hay biểu tượng? Nó biểu tượng cho điều gì?
? Từ sự thấu hiểu nỗi lòng của mẹ, nhà thơ đã khái quát một quy luật tình cảm mẹ con qua câu thơ nào?
? Em hiểu gì về ý nghĩa của câu thơ đó?
?Phần cuối bài , t/g đúc kết ý nghĩa phong phú của h/ả con cò trong lời ru qua câu thơ nào? 
? Vậy em hiểu được ý nghĩa gì của những lời ru ở cuối 
 bài?
*.Hoạt động 5; Sử dụng PP vấn đáp
GV: Yêu cầu HS nhắc lại những nét NT đặc sắc của bài?
 (Gợi ý: - Thể thơ, nhịp, giọng điệu?
 - H/ả thơ ntn?
 - Cách vận dụng ca dao ra sao?)
? Qua những nét NT trên, em cảm nhận nội dung gì từ VB “ Con cò”ø?
HS đọc ghi nhớ/sgk
? Từ VB này, em hiểu gì về nhà thơ?
(- Am hiểu ca dao, biết trân trọng, gìn giữ những lời ru
- Có những suy ngẫm sâu sắc về cuộc dời
- Tài năng sáng tạo thơ ca về nhịp điệu, hình ảnh)
HS đọc phần đọc thêm/sgk
I.Tác giả, tác phẩm:
(SGK)
II.Đọc tìm bố cục:
1. Đọc
2.Bố cục:
Đoạn 1:H/ảnh con cò qua lời hát ru bắt đầu đến với tuổi thơ
 Đoạn 2:H/ảnh con cò đi vào tiềm thức tuổi thơ,trở nên gần gũi và theo cùng con người trên mọi chặng đường đời
 Đoạn 3:Suy ngẫm và triết lý về ý nghĩa lời ru và lòng mẹ đối với cuộc đời mỗi người 
III.Tìm hiểu văn bản:
1.Hình ảnh con cò qua lời hát ru tuổi thơ:
- Con cò bay lacon cò Cổng Phủ Đồng Đăng
- Con cò ăn đêm
->Vận dụng sáng tạo ca dao
=> Con cò trong câu hát ru của mẹ gợi hình ảnh về cuộc sống yên ả, thanh bình, vừa nhọc nhằn, vất vả
-Cò một mìnhcon có mẹ
-Cành mềmmẹ sẵn tay nâng
-Sữa mẹ nhiều , con ngủ chẳng phân vân
-> Con đón nhận hình ảnh con cò và tình mẹ qua lời ru ngọt ngào
2.Hình tượng cò với cuộc đời con người 
 -Khi ấu thơ:
+Cò đứng quanh nôi
+Cánh của co,ø hai đứa đắp chung đôi
+Con ngủ,cò ngủ
 -Khi con đi học:
+Con theo cò đi học
 -Khi trưởng thành:
+Lớn lên con làm thi sĩ
+Cánh còche mát hơi văn
->Hình ảnh thơ mới lạ qua sự liên tưởng,tưởng tượng phong phú,phép nhân hóa
=> Con cò là biểu tượng của lời ru, ước mơ của mẹ, sự dìu dắt chở che nâng đỡ của mẹ đối với con
3.Con cò- lòng mẹ và ý nghĩa lời ru:
- Dù gần con- xa con
 Lên rừng – xuống bể
- Cò mãi tìm con cò mãi yêu con
-> Điệp ngữ, hình ảnh biểu tượng
-> Con cò là biểu tượng cho đức hi sinh, quên mình của mẹ vì con
-Con dù lớn  vẫn theo con
-> Qui luật về tình mẹ con : Luôn bền vững, rộng lớn, sâu sắc
- Con cò mẹ hát
- Cũng là cuộc đời 
- Vỗ cánh qua nôi
-> Lời ru là biểu tượng cao cả của lòng mẹ và tình đời rộng lớn dành cho mỗi cuộc đời con người 
IV.Tổng kết:
 1. Nghệ thuật
 - Thể thơ tự do thể hiện cảm xúc linh hoạt
- Sáng tạo những câu thơ gợi âm hưởng lời hát ru nhưng vẫn làm nổi bậy giọng suy ngẫm, triết lí
- Xây dựng hình ảnh thơ dựa trên liên tưởng, tưởng tượng độc đáo
 2. Nội dung
 => Ghi nhớ/sgk 
3. Ý nghĩa:
- Đề cao, ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng và khẳng định ý nghĩa của lời hát ru đối với cuộc đời mỗi người
4. Củng cố:
5. Dặn dò:-Học bài
 -Làm câu luyện tập 2
 - Soạn bài:Mùa xuân nho nhỏ
D.Rút kinh nghiệm:
Tuần 24	Ngày soạn : 16/02/2012
Tiết: 115	Ngày dạy: /02/2012 
MÙA XUÂN NHO NHỎ
 (Thanh Hải)
A.Mục tiêu cần đạt: 
1. Kiến thức:
	- Vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên và mùa xuân đất nước
	- Lẽ sống cao đẹp của một con người chân chính
2. Kĩ năng:
a. Kĩ năng bài học:
	- Đọc hiểu một văn bản thơ trữ tình hiện đại
	- Trình bày những suy nghĩ, cảm nhận về một hình ảnh thơ, một khổ thơ, một văn bản thơ
b. Kĩ năng sống:
	-Suy nghĩ sáng tạo: bày tỏ nhận thức và hành động của mỗi cá nhân để đóng góp vào cuộc sống.
3. Thái độ:
-Giáo dục lòng kính yêu những người tạo ra mùa xuân,giữ mãi mùa xuân tươi đẹp cho đất
nước, lòng yêu thiên hiên, thái độ khiêm tốn cống hiến cho đời “mùa xuân nho nhỏ”của mỗi người 
 B.Chuẩn bị:
GV: Đọc văn bản, tư liệu 
HS : Đọc vb + soạn câu hỏi tìm hiểu.
 C.Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định: Gv kiểm tra sĩ số HS
2.Kiểm tra bài cũ
GV kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS(3 em)
3.Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
*Hoạt động 1: Khởi động
Gv giới thiệu bài
*Hoạt động 2: Sử dụng PP vấn đáp, thuyết trình
? Qua chú thích,em hãy khái quát những nét chính về cuộc đời nhà thơ Thanh Hải?
GV: g/thiệu thêm: Là t/g của bài thơ: ” Mồ anh hoa nở”, “ Cháu nhớ Bác Hồ”
? Có gì đặc biệt trong h/cảnh ra đời của bài thơ?
? Bài thơ được làm theo thể thơ gì?Đặc điểm thể thơ ra sao? 
*Hoạt động 3: Sử dụng PP vấn đáp, thuyết trình
GV: hướng dẫn đọc:Nhịp phổ biến trong thơ này là nhịp 2/3 hoặc 3/2(nhưng không bắt buộc bởi có 1 số bài không ngắt nhịp trong từng câu) và các khổ thơ không đều đặn. Nhịp điệu của bài có biến đổi theo mạch c/ xúc: 
 -Say sưa trìu mến đoạn đầu, khi diễn tả cảm xúc về mùa xuân th/nhiên ,đất trời
 -Nhịp nhanh, hối hả, phấn chấn khi nói về mùa xuân đất nước
 -Thiết tha trầm lắng khi nói về suy nghĩ, ước nguyện được góp 
“mùa xuân nho nhỏ”của đời mình vào mùa xuân lớn của đất nước
GV: đọc đoạn đầu,HS đọc phần còn lại
? Với mạch cảm xúc ấy,em hãy xác định phương thức biểu đạt 
của VB? (b/cảm+m/tả+nghịluận)
? Dựa vào mạch c/xúc của t/giả,em hãy tìm bố cục bài thơ?Gồm 
mấy phần?ý chính mỗi phần?
*Hoạt động 4: Sử dụng PP vấn đáp
HS: đọc lại khổ thơ đầu
? Theo em,tín hiệu nào trong bài báo hiệu đất trời đã chuyển sang xuân?
 (Đây chính là những h/ảnh phác họa bức tranh xuân)
? Có gì đăc biệt trong cách diễn đạt những h/ảnh đó?
 Gợi ý: Chú ý về từ loại, trật tự cú pháp
? Từ những h/ảnh,âm thanh đó đã gợi lên trước mắt chúng ta 1 bức tranh mùa xuân ntn?
GV: phân tích thêm về vẻ đẹp thiên nhiên xứ Huế vào xuân:
? Trước cảnh mùa xuân như vậy,cảm xúc của t/giả được miêu tả qua câu thơ nào?
? Em hiểu “giọt long lanh”là giọt gì?
?Qua đó,thể hiện cảm xúc gì của nhà thơ trước cảnh mùa xuân?
*Hoạt động 4: Sử dụng PP vấn đáp, nêu vấn đề, thuyết trình
? Từ cảm xúc trước mùa xuân TN,t/giả liên tưởng đến mùa xuân đất nước qua những h/ảnh nào?
?H/ả “ người cầm súng”, “ người ra đồng” biểu tượng cho những hoạt động nào của con người?
? Em hiểu gì về từ từ “lộc”trong câu thơ?(Sức sống đang trỗi dậy trong lòng của những người lính, người lao động sản xuất )
? Em có nhận xét gì về từ ngữ , nhịp diệu và các BPTT được t/g sử dụng trong câu thơ trên?
?Từ những câu thơ trên, em cảm nhận được gì về nhịp sống của đất nước- con người khi mùa xuân đến?
GV: Phân tích thêm về mùa xuân đất nước
? Từ mùa xuân của đất nước,t/giả nghĩ đến mùa xuân của lịch sử dân tộc ,vậy em cảm nhận được gì về mùa xuân LSDT qua khổ thơ thứ 3?
? Phương thức biểu đạt trong 2 khổ 2,3 là gì?Thể hiện cảm xúc của t/giả ra sao trước mùa xuân của đất nước?
 Gv bình về sức vươn lên mạnh mẽ của đất nước:
 ( Đất nước vừa trải qua chiến tranh, đã và đang đương đầu với những gian lao, vất vả-> Vẫn phơi phới niềm tin dựng xây đất nước đẹp giàu => Dân tộc dang vươn lên với sức trẻ mạnh mẽ, đất nước ta đang có mùa xuân tươi đẹp )
GV: chuyển ý->?Tâm niệm nhà thơ “Mùa xuân lòng người”
*Hoạt động 5: Sử dụng PP vấn đáp, nêu vấn đề, thuyết trình
HS: đọc khổ thơ 4,5
?Thanh Hải đã bộc lộ tâm niệm của mình qua những câu thơ nào?
? Em có nhận xét gì về nhịp điệu, h/ảnh, phép NT trong khổ thơ?
? Từ những h/ảnh trên,em đọc được điều gì trong tâm niệm t./giả?
 ( + Cành hoa, con chim, chiếc lá, nốt trầm, bài ca.-> Sự vật làm đẹp cho cuộc đời
+ Mong làm MXNN -> Cống hiến vào mùa xuân lớn của dân tộc bằng sự đóng góp về tài năng sáng tạo nghệ thuật, thi ca
+ Mong ước bình dị, khiêm nhường nhưng rất có ý nghĩa vì không có nốt trầm thì không thành bản nhạc, không có sự đóng góp tài năng của mỗi cá nhân thì đất nước không thể đi lên được)
Gv giảng bình(GD KNS/ PP thuyết trình)
HS: đọc khổ thơ cuối
? Em hiểu gì về nội dung khổ thơ cuối?
( Ca ngợi quê hương qua làn điệu dân ca Huế
+ H/ả thơ: Âm hưởng, tên làn điệu dân ca xứ Huế gợi nỗi niềm man mác, buồn thương, vấn vít, xao xuyến lòng người
+ T/g ngợi ca nét đẹp của con người, văn hoá xứ Huế -> Trân trọng vẻ đẹp văn hoá truyền thống của quê hương)
*.Hoạt động 6: Hướng dẫn tổng kết
? Em hãy nhắc lại những nét NT thành công của VB ?
(Gợi ý:Thể thơ,h/ảnh.cấu tứ,giọng điệu?) 
? Nêu nội dung, chủ đề của bài thơ?
? Mùa xuân thiên nhiên trong khổ thơ đầu có phải là mùa xuân thực không? Vì sao? Từ đó em hiểu thêm đièu gì về tác giả Thanh Hải?
HS: đọc ghi nhớ/sgk
? Nêu ý nghĩa văn bản?
? Từ tâm niệm của nhà thơ,em có suy nghĩ gì về thái độ sống và trách nhiệm của mỗi cá nhân đối với cuộc đời?(KNS/ PP vấn đáp)
? Em hiểu ntn về nhan đề “Mùa xuân nho nhỏ”?
I.Tác giả, tác phẩm:
(SGK)
II.Đọc tìm bố cục: 
1. Đọc, chú thích
2. Bố cục:4 phần:
+Khổ 1: Cảm xúc trước mùa xuân thiên nhiên, đất trời
 +Khổ 2,3: Cảm xúc về mùa xuân đất nước
 +Khổ 4,5: Suy nghĩ và ước nguyện của nhà thơ trước mùa xuân của đất nước
 +Khổ 6: Lời ngợi ca quê hương đất nước qua điệu dân ca Huế
III.Tìm hiểu văn bản:
1.Cảm xúc trước mùa xuân thiên nhiên,đất trời:
-Mọc giữa dòng sông xanh
-Một bông hoa tím biếc
-Ơí con chim chiền chiện
-Hót chi mà vang trời!
->Tính từ,câu cảm,đảo trật tự cú pháp
=>Bức tranh xuân đẹp,thơ mộng,khoángđãng,tươi tắn,rộn rã
 -Từmg giọt long lanh rơi
-Tôi đưa tay tôi hứng
->Hình ảnh thơ giàu chất tạo hình
=>Cảm xúc say sưa,ngây ngất trước vẻ đẹp mùa xuân
2.Cảm xúc về mùa xuân đất nước:
-Người cầm súng->chiến đấu
-Người ra đồng->lao động
- Tất cả như hối hả.xôn xao
->Hình ảnh tượng trưng, từ láy gợi tả điệp cấu trúc câu
=>Mùa xuân đến khắp mọi nơi , đến trong lòng người với không khí khẩn trương, náo nức, nhịp sống sôi động
- Đất nước như vì sao
 Cứ đi lên phía trước
->Miêu tả,nghị luận
=>Tin tưởng vào tương lai sáng ngời của đất nước, dân tộc 
3.Tâm niệm nhà thơ:
-Ta làm con chim hót
-Ta làm một nhành hoa
-Ta nhập vào hòa ca
-Một nốt trầm xao xuyến
-Một mùa xuân nho nhỏ
- Lặng lẽ dâng cho đời
-Dù là tuổi hai mươi
-Dù là khi tóc bạc
->Nhịp dồn dập,h/ảnh thơ đẹp,tự nhiên,điệp ngữ
=>Ước mong giản dị, tha thiết, khiêm tốn được cống hiến trọn đời cho đất nước, cuộc đời
4.Lời ngợi ca quê hương,đất nước:
IV.Tổng kết:
1. Nội dung và nghệ thuật
(Ghi nhớ/sgk)
2. Ý nghĩa:
- Bài thơ thể hiện những rung cảm tinh tế của nhà thơ trước vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên đất nước và khát vọng được cống hiến cho đất nước, cho cuộc đời
4. Củng cố: Gv củng cố bài
5. Dặn dò :-Học bài thuộc bài thơ
-Làm câu luyện tập 2
-Soạn bài :Cách làm bài văn nghị luận về tư tưởng đạo lí 
 D.Rút kinh nghiệm:
**********************************

Tài liệu đính kèm:

  • docTuần 24.doc