Giáo án Lớp 9 Môn Ngữ văn - Tuần 25

Giáo án Lớp 9 Môn Ngữ văn - Tuần 25

I.Mục tiêu:

 Hiểu và cảm nhận được giá trị nghệ thuậ độc đáo, nội dung sâu sắc của văn bnả.

II. Kiến thức chuẩn:

1. Kiến thức:

- Vẻ đẹp và ý nghĩa của hình tượng con cò trong bài thơ được phát triển từ những câu hát ru xưa để ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng và những lời hát ru ngọt ngào.

- Tác dụng của việc vận dụng ca dao một cách sáng tạo trong bài thơ.

 

doc 9 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1560Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 9 Môn Ngữ văn - Tuần 25", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GANV9T25 TIẾT:111 - 115
NS: 27/01 ND:14 -19/02
TIẾT:111 - 112
 CON CÒ ( TỰ HỌC CÓ HƯỚNG DẪN)
I.Mục tiêu:
 Hiểu và cảm nhận được giá trị nghệ thuậ độc đáo, nội dung sâu sắc của văn bnả.
II. Kiến thức chuẩn:
1. Kiến thức:
- Vẻ đẹp và ý nghĩa của hình tượng con cò trong bài thơ được phát triển từ những câu hát ru xưa để ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng và những lời hát ru ngọt ngào.
- Tác dụng của việc vận dụng ca dao một cách sáng tạo trong bài thơ.
- 2. Kĩ năng:
- Đọc – hiểu một văn bản thơ trữ tình.
- Cảm thụ những hình tượng thơ được sáng tạo bằng liên tưởng, tưởng tượng.
III.Hướng dẫn – thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
NỘI DUNG 
HOẠT ĐỘNG 1:Khởi động
- Ổn định tổ chức:
- Kiểm tra bài cũ:
 - Nhà khoa họcvà nhà thơ đã đánh giá hai con vật: sói và cừu như thế nào? Vì sao cùng một con vật mà có đến hai cách nhận định, đánh giá khác nhau?
- Giới thiệu bài:Đây là một bài thơ khá hay của Chế Lan Viên, ghi dấu ấn khá rõ về tư tưởng sáng tác của ông.
Hoạt động 2:Hướng dẫn tự học:
-GV gọi HS đọc phần chú thích SGK để tìm hiểu tác gi, tác phẩm và các từ khó trong văn bản?
H.xác định bố cục của văn bản?
- Nêu chủ đề của văn bản?
GV bình chuyển sang tiết 02
:Bài thơ này được làm theo thể thơ gì?
H:Đọc 4 câu thơ đầu và cho biết nội dung của lời thơ?
H:Đoạn Con cò bay la  Xáo măng mỗi câu đều nhắc đến hình ảnh con cò, theo em điệp ngữ ấy có tác dụng gì đối với đứa trẻ?
H:Câu thơ ngũ yên!... lập lại 3 lần cho em hình dung đây là lời của ai? Nó có ý nghĩa gì?
Cánh cò trong lời ru đã đi vào tiềm thức của đứa trẻ. Hình tượng này được tác giả phát triển cao hơn qua liên tưởng và tưởng tượng của nhà thơ
H:Qua lời ru, cánh cò đối với đứa trẻ thế nào? Và bây giờ cánh cò có gì khác trước?
H:Cách ngắt nhịp thơ trong đoạn này có gì đặc biệt?
H:Theo em đây là lời của ai? Ý nghĩa biểu đạt là gì?
H:Em hiểu thế nào về hai câu Con dẫu lớn  Vẫn theo con ?
Những câu nào khép lại bài thơ mà vẫn nêu bật giá trị của bài thơ?
H:Từ À ơi! Có tác dụng gì khi đứng đầu đoạn thơ ? Đây là lời thơ của ai? 
Lời ru của tác giả cho ta cảm nhận điều gì?
H.Em có nhận xét gì về nghệ thuật trong bài thơ?
- Hoạt động 4: Ý nghỉa văn bản:
H.Nêu những nhận xét khái quát về nội dung tư tưởng của bài thơ ?
- Nhận xét những đặc điểm cơ bản nhấat về nghệ thuật của bài thơ ?
- Hoạt động 4: Luyện tập
-Hướng dẫn các nhóm thực hành bài tập 1 ở trên lốp, bài tập 2 thực hành ở nhà.
- Hoạt động 06:Hướng dẫn tự học:
- Học thuộc lòng bài thơ.
- Nắm được giá trị nhân văn cao đẹp và tài năng áng tạo nghệ thuật của Chế Lan Viên.
- Phân tích, cảm nhận về một đoạn thơ yêu thích nhất trong bài.
- Tìm hiểu về mùa xuân của thiên nhiên, mùa xuân của đất nước, ước vọng của nhà thơ ?
- Tìm hiểu về những đặc điểm nghệ thuậ của bài thơ « Mùa xuân nho nhỏ ».
-Lắng nghe
-Ghi tựa bài
-Thảo l;uận tìm hiểu bài:
-Thảo luận tìm hiểu bài
 +Nêu những hiểu biết về tác giả và tác phẩm.
 +Giai thích được những từ khó.
-Đại diện các nhóm phát biểu về các vấn đề trên.
- Thực hiện theo yêu cầu 
của Giáo Viên
- Thực hiện theo yêu cầu 
của Giáo Viên
-Các nhóm cử người đọc bài thơ thật gợi cảm
-Tìm hiểu thể thơ
Đọc lại bốn câu đầu, 
nêu nội dung của lời thơ
-Đọc lại đoạn con cò bay la.Xáo măng, nêu ý nghĩa của điệp ngữ
-Nhận xét vè câu thơ ngũ yên!.
-Qua lời hát ru,các nhóm cần nêu được ý nghĩa của cánh cò đối với đứa trẻ
-Nhận xét về cách ngắt nhịp thơ trong đoạn, phân tích ý nghĩa biểu đạt
-Suy nghĩ về ý nghĩa triết lí từ lời ru
-Thảo luận về nghệ thuật bài thơ
- Thực hiện theo yêu cầu 
của Giáo Viên
Thực hiện theo yêu cầu 
của Giáo Viên
-Bốn nhóm báo cáo bài tập 1 trên lớp
-Thực hành bài tập 2 ở nhà
-Lắng nghe và thực hành theo yêu cầu của GV
Chuẩn bị: Mùa xuân nho nhỏ
- Khởi động :
I. Hướng dẫn tự học:
1/Tác giả:
 -Chế Lan Viên(1920 – 1989), tên thật là Phan Ngọc Hoan, quê ở tỉnh Quảng Trị.
 -Ông nổi tiếng trong phong trào thơ mới, có nhiều tìm tòi sáng tạo ở những tập thơ gây được tiếng vang trong công chúng
 -Ông là một tên tuổi hàng đầu của nền thơ Việt Nam thế kỉ XX
 -Ông được nhà nước truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật
 2/Tác phẩm:
 Bài thơ con cò được sáng tác năm 1962, in trong tập Hoa ngày thường – Chim báo bão
3 Bố cục:Văn bản cò thể chia ra ba phần.
-Phần 01:Hình ảnh con cò qua những lời ru của mẹ thời thơ ấu.
- Phần 02:Hình ảnh con cò và lời ru của mẹ trên những chặng đường đời của mỗi con người.
- Phần 03:Từ hình ảnh con cò, suy ngẫm triết lí về ý nghĩa của lời ru và tình mẹ đối với cuộ đời con người.
4.Chủ đề; Từ hình ảnh con cò , tác giả đã khái quát thành ý nghĩa triết lí về tình mẹ bao la,là bầu sữa yêu thương trong suốt cuộc đời của mỗi con người.
II-Hướng dẫn tự học: ( tiết 02)
 1.Nội dung:
 a/Hình ảnh con cò qua những lời ru bắt đầu đến với tuổi ấu thơ.
 Con cò bế trên tay 
  Có cánh cò đang bay.
->Điệp từ : nhịp thơ ngắn – lời ru của mẹ đã mang cánh cò đến với giấc ngũ của con.
 - Con cò :
 + Bay lả bay la
 +Bay cổng phủ – Đồng Đăng
 +ăn đêm
 +Gặp cành mềm, sợ xáo măng
->Lời ru của mẹ đầy ắp những cánh cò >lời ru, cánh cò đã đưa con vào giấc ngũ với tình yêu thương và sự che chỡ của mẹ
 b/Cánh cò cùng con người trên mọi chặng đường đời.
 -Cò trắng :
 + đến làm quen
 + đứng ở quanh nôi
 +ngũ cùng
 +  đi học 
 + bay theo gót chân
 + bay hoài không nghỉ
->Trí tưởng tượng phong phú – liên tưởng độc đáo ->Con cò là biểu tượng của lòng mẹ dịu dàng nâng đỡ, yêu thương con từ lúc ấu thơ đến lúc trưởng thành.
 c/Suy ngẫm triết lí từ lời ru
 Dù ở gần con 
  Cò mãi yêu con.
->Điệp ngữ – Hình ảnh con có được nhấn mạnh ở ý nghĩa biểu tượng cho tấm lòng mẹ vẫn suốt đời bên con.
2.Nghệ thuật:
- Viết theo thể thơ tự do, tác giả thể hiện được cảm xúc một cách linh hoạt ở nhiểu biểu hiện, nhiều mức độ.
- Sáng tạo nên nnhững câu thơ gợi âm hưởng lời hát ru nhưng vẫn làm nổi bật được giọng suy ngẫm, triết lí cảu bài thơ.
III.Ý nghỉa văn bản:
1.Nội dung:
Đề cao, ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng và khẳng định ý nghĩa của lời hát ru đối với cuộ đời của mỗi con người.
2.Nghệ thuật:
- Viết theo thể thơ tự do.
- Sáng tạo nên nnhững câu thơ gợi âm hưởng lời hát ru.
IV.Luyện tập:
+Bài tập 1:Ở bài”Khúc hát ru”của Nguyễn Khoa Điềm, tác giả trò chuyện với đối tượng với giọng điệu gần như lời ru.Còn ở bài thơ của Chế Lan Viên, gợi lại điệu hát ru,tác giả muốn nói về ý nghĩa của lời ru và ngợi ca tình mẹ đối với đời sống của mỗi con người.
 +Bài tập 2:Về những câu thơ tong bài tập 2, GV dựa vào sự phân tích ở SGK để giúp HS về nhà viết một đoạn bình.
V. Hướng dẫn tự học:
-Em thấy gì về tình cảm của người mẹ dành cho đứa con qua bài thơ con cò?
-Trước tình cảm ấy thái độ của người con như thế nào đối với tình cảm sâu nặng của mẹ?
-Về nhà đọc lại bài thơ và cả bài đọc thêm ở trang 49
Tiết:113
TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 5
I.Mục tiêu:
-Nắm vũng hơn cách làm bài văn tự sự kết hợp với miêu tả, nhận ra được những chỗ mạnh,chỗ yếu của mình khi viết loại bài này
-Rèn luyện kĩ năng tìm hiểu đề,lập dàn ý và diễn đạt.
- Ổn định tổ chức:
- Kiểm tra bài cũ:Hỏi lại về lý thuyết làm văn
- Giới thiệu bài:Tiết này giúp chúng ta tìm ra được những ưu ,khuyết trong bài làm của mình.
III.Hướng dẫn – thực hiện:
Hoạt động 1-Khởi động
-Ghi đề bài: Một hiện tượng khá phổ biến hiện nay là vứt rác ra đường hoặc những nơi công cộng,Ngồi bên hồ, dù là hồ đẹp nổi tiếng, người ta cũng tiện tay vứt rác xuốngEm hãy đặt một nhan đề để gọi ra hiện tượng ấy và viết bài văn nêu suy nghĩ của mình.
-Tiến hành chữa bài:
 +Ưu:
 *37 bài đạt được trung bình trở lên (trong đó có 05 bài đạt giỏi, 21 bài đạt khá)
 *Các bài trên đã đạt được các yêu cầu của đề ở từng mức độ cụ thể:Nêu được luận điểm chính và các luận điểm phụ, Làm rõ các luận điiểm đó bằng hệ thống các luận cứ xác thưc, có tính thuyết phục cao.Lập luận chặt chẽ, rành mạch.Hầu hết cac bài làm đều thể hiện nhiệt tình mạnh mẽ, tình cảm chân thực.
-Khuyết:
 *Một số bài còn kể tản mạn, theo lối mòn ước lệ, có bài lại phóng đại, nói quá làm mất đi vẻ chân thành của bài viết.
 *Vẫn còn hiện tượng sai lỗi chính tả, lỗi diễn đạt, trình bày cẩu thả,chữ viết rối rắm (05bài)
-Hướng chữa bài:
 * Gọi HS sửa chữa lại cho thích hợp
 *GV đọc một bài chưa tốt cho cả lớp nghe và gọi HS nhận xét nguyên nhân chưa tốt của bài văn.
 *GV đọc hai bài khá nhất lớp và gọi HS nhận xét về bài làm cũng như học hỏi được gì qua bài làm đó.
 *Cuối cùng mỗi HS tự nhận ra lỗi của mình để cò giải pháp chữa bài thích hợp
-Phân loại:
 +Giỏi:05
 +Khá:21
 +TB: 11 
Hoạt động 3 :Hướng dẫn tự học
-Nhận xét chung về bài làm của HS
-Nhắc nhở HS có giải pháp khắc phục ngay những tồn tại trong bài viết
-Tuyên dương những HS co các ý tưởng hay trong bài viết
-Soạn trước bài “Cách làm bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng , đạo lí ( Tìm hiểu các phần tìm ý, lập dàn bài ở văn bản này).
Đáp án
A.Yêu cầu:
-Nhận rõ các vấn đề trong các sự việc, hiện tượng cần nghị luận, bài làm cần có nhan đề.
-Trình bày sáng sủa (có đối ứng, phản biện)
B.Trình bày dàn ý:
 I.Mở bài:
-Đặt vấn đề viết về một hiện tượng, một thói quen xấu trong cuộc sống.Đặt nhan đề.
-Nêu tóm tắt các vấn đề em sẽ nghị luận.
II.Thân bài:
 1.Hiện tượng, sự việc đáng trách:Vứt rác ra đường hoặc nơi công cộng.
 2.Phân tích những tai hại của hiện tượng trên?
 -Dẫn chứng
 -Trình bày lí lẽ
 3.Tìm căn nguyên của thói quen đó
 -lười nhác
 -vô cảm
 -vô ý thức
 4.Nêu tác hại:
 -Dùng lí lẽ để phân tích
 -Củng cố bằng dẫn chứng
 -Nêu những suy nghĩ và việc làm của em để khắc phục hiện tượng đó.
III.Kết bài:
 -Tổng hớp, khẳng định vấn đề
 -Đề ra giải pháp khắc phục.
Biểu điểm
-Điểm 9 - 10:
 Phân tích rõ ràng, lập luận vững chắc, nêu được suy nghĩ của bản thân.Bài viết có bố cục mạch lạc.diễn đạt sinh động, không sai sót về dùng từ, đặt câu.
-Điểm 6.5 - 8.5:Thực hiện từ 2/3 yêu cầu trở lên.
-Điêm 5 - 6:Thực hiện từ ½ yêu cầu trờ lên
-Điêm 0 - 4.5:Bài đạt dưới yêu cầu hoặc lạc đề.
TIẾT:114
CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ TƯ TƯỞNG, ĐẠO Lý.
I.Mục tiêu :
Hiểu và biết cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lý.
II. Kiến thức chuẩn:
1. Kiến thức:
Cách làm bài nghị luận về tư tưởng đạo lý.
2. Kĩ năng:
- Vận dụng kiến thức đã học để làm được bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lý.
III.Hướng dẫn – thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
NỘI DUNG 
HOẠT ĐỘNG 1:Khởi động
- Ổn định tổ chức:
- Kiểm tra bài cũ:Hỏi về lí thuyết làm bài văn nghị luận về một vấn đế tư tưởng, đạo đức?
-Giới thiệu bài: GV cung cấp cho HS một số đề nghị luận về một đề tư tưởng, đạo lí và cách làm.
Hoạt động 2:Hình thành kiến thức:
Hướng dẫn HS củng cố kiến thức:
-Tìm hiểu các đề nghị luận:
 +Cho hS đọc tất cả cac đề trong SGK
H.Các đề bài trên có điểm gì giống nhaú, chỉ ra sự giống nhau đó?
H.mỗi em tự nghĩ ra một vài đề bài tương tự?
-Cách làm bài:Tìm hiểu đề và tìm ý
 +Đọc đề trong SGK
 H.Tìm nghĩa câu tục ngữ?
 Hiểu ý nghĩa của hai chữ “suy nghĩ”ở đây là yêu cầu HS thể hiện sự hiểu biết, đánh giá ý nghĩa của đạo lí “uống nước nhớ nguồn “?
H.Nội dung của câu tục ngữ thể hiện truyền thống đạo lí gì của người việt? (giải thích rõ nghĩa đen và nhất là nghĩa bóng, nhấn mạnh đạo lí nhớ nguồn, đạo lí nầy là nguyên tắc làm người của người Việt Nam
-Hướng dẫn HS thiết lập dàn bài:
-Trên cơ sở các ý đã tìm, dựa vào dàn ý sơ lược các em hãy sắp xếp dàn ý chi tiết cho bài làm?
 +Cần nêu những ý gì ở mở bài?
 +Các vấn đề cần giải thích và phân tích ở thân bài”
 +Em kết thúc bài viết như thế nào cho hợp lí?
Hoạt động 03:Hướng dẫn tự học:
- Triển khai dàn ý đã lập thành một bài văn hoàn chỉnh.
- Chuấn bị cho bài Luyện viếtsẽ học ở tiết sau.
-Lắng nghe
-Ghi tựa bài
-Thảo luận tìm hiểu bài:
-Phân tích những điểm giống nhau và chỉ ra những điểm giống nhau đó?
Thực hiện theo yêu cầu của giáo viên
-Các nhóm thảo luận tìm hiểu đề, tìm ý
-Đại diện các nhóm lần lượt nêu ý kiến.
-Dựa vào dàn ý sơ lược mỗi nhóm bàn bạc thiết lập dàn ý cho đề
-Đại diện mỗi nhóm nêu ý kiến
-Lắng nghe và thực hành theo yêu cầu của GV
- Khởi động
I.Hình thành kiến thức
1. Củng cố kiến thức:
- Đối tưộng của bài nghị luận về vấn đề tư tưởng đạo lý: những vấn đề quan điệm, tư tưởng gắn liền với chuẩn mực đạo đức xã hội.
- Các bước làm bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lý:tìm hiểu đề và tìm ý, lập dàn ý theo bố cục ba phần rõ ràng, viết bài, sửa bài.
1.ĐỀ BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ TƯ TƯỞNG, ĐẠO LÍ
 1/ Suy nghĩ từ ngụ ngôn Đẽo cày giữa đường.
 2/ Đạo lí uống nước nhớ nguồn.
 3/Bàn về tranh giành và nhường nhịn
 4/Đức tính khiêm nhường.
 5/Có chí thì nên
 6 /Đức tính trung thực
 7/Tinh thần tự học
 8/Hút thuốc lá có hại
 9/Lòng biếtơn thầy, cô giáo
10/Suy nghĩ từ câu ca dao : Công cha như núi Thái Sơn – Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
11/HS tự tìm ra một số đề khác
-Các đề dù có mệnh lệnh hay không có mệnh lệnh đều đòi hỏi HS phải vận dụng giải thích , chứng minh, bình luận tư tưởng đạo đức nêu tong bài và bày tỏ suy nghĩ của mình về những vấn đề tư tưởng, đạo đức ấy.
-Các đề 1 ,3, 10 có mệnh lệnh.Các đề còn lại là các đề mở.Tuy nhiên sự khác biệt của chúng là khôg lớn.
2.CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ TƯ TƯỞNG, ĐẠO LÍ:
*Đề : Suy nghĩ về đạo lí Uống nước nhớ nguồn .
 1/Tìm hiểu đề :
 -Tính chất của đề: Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí
 -Yêu cầu về nội dung: Nêu suy nghĩ về câu tục ngữ Uống nước nhớ nguồn.
 -Tri thức cần có :
 + Hiểu biết về tục ngữ Việt Nam.
 +Vận dụng các tri thức về đời sống
 -Tìm ý : Tìm nghĩa câu tục ngữ ( giải thích nghĩa đen, nghĩa bóng) 
 +Nội dung câu tục ngữ thể hiện truyền thống đạo lí gì của người Việt?
 +Ngày nay đạo lí ấy có ý nghĩa như thế nào ?
2/Lập dàn bài
 a/Mở bài : Giới thiệu câu tục ngữ và nêu lên tư tưởng chung của nó.
 b/Thân bài:
 -Giải thích nội dung câu tục ngữ.
 + “Nươc” ở đây là gì?cụ thể hóa ý nghĩa của nước?
 +”Uống nước” có ý nghĩa gì?
 +”Nguồn” ở đây là gì?
 + “Nhớ nguồn”ở đây là thế nào? Cụ thể hóa những nội dung “nhớ nguồn”
 -Đánh giá nội dung câu tục ngữ 
 c/Kết bài:
 -Khẳng định một truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
 -Nêu ý nghĩa của câu tục ngữ với ngày hôm nay.
III. Hướng dẫn tự học:
 -Hãy nêu cách làm bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí
-Dựa vào phần gợi ý trong SGK đã được tìm hiểu, viết thành bài văn hoàn chỉnh ở tiết 02.
TIẾT :115
LUYỆN VIẾT:CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ TƯ TƯỞNG, ĐẠO LÝ
I.Mục tiêut:
- Giúp HS luyện viết bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí
II. Kiến thức chuẩn:
1. Kiến thức:
HS luyện viết bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí
2. Kĩ năng:
- Có kĩ năng diễn đạt, lập luận đề văn nghị luận về vấn đề tư tưởng, đạo lý.
III.Hướng dẫn – thực hiện:
HỌAT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
NỘI DUNG 
HOẠT ĐỘNG 1:Khởi động
- Ổn định tổ chức:
- Kiểm tra bài cũ:Hỏi lại kiến thức bài trước ( tiết 114 )
-Giới thiệu bài: Tiết này giúp chúng ta luyện viết về văn nghị luận về tư tưởng, đạo lý.
Hoạt động 2:Hình thành kiến thức
-Hướng dẫn các nhóm viết bài, sau khi viết xong thì kiểm tra hoàn thiện bài làm
-Qua các nội dung đã thực hành ở trên, các em hãy đúc kết những vấn đề cơ bản cần phải nhớ khi thực hành kiểu bài nghị luận này.
- Hướng dẫn HS thực hành phần luyện tập ở SGK
GV nhận xét, tuyên dương các nhóm thực hành tốt.
Hoạt động 3: Luyện tập
Hoạt động 03:Hướng dẫn tự học:
 -Lắng nghe
-Các nhóm thực hành viết các nội dung đã được phân công
-Đại diện các nhóm trình bày
-Rút kinh nghiệm chung
-Rút ra khái niệm
-Các nhóm thực hành luyện tập trên lớp
-Đại diện các nhóm báo cáo
-GV chốt và rút kinh nghiện chung
-Lắng nghe và thục hành theo yêu cầu của GV
- Thực hiện theo yêu cầu của 
Giáo Viên
-Lắng nghe và thực hành theo yêu cầu của GV
- Khởi động
3/Viết bài
*HS đọc trong sách giáo khoa trang 53. 
/Đọc lại bài viết và sửa chữa
-Luyện tập:
-Gợi dẫn đề 7:
 +Học là hoạt động thu nhận kiến thức và hình thành kĩ năng của một người nào đó.Do đó mọi sự học đều là tự học.Ai học thì người đó có kiến thức.
- Hướng dẫn tự học:
-Chuẩn bị:Nghị luận về một tác phẩm truyện.
- Tìm hiểu các yêu cầu của văn bản trên.
- Đọc lại các tác phẩm truyện để chuẩn bị tốt cho tiết học sau.
Duyệt của tổ trưởng
Ngày 28/01/2011
Lê Lĩnh Nam

Tài liệu đính kèm:

  • docGANVT9T25CHUAN.doc