Giáo án Lớp 9 môn Ngữ văn - Tuần 25 năm học 2011 - 2012

Giáo án Lớp 9 môn Ngữ văn - Tuần 25 năm học 2011 - 2012

A.Mục tiêu cần đạt:

1. Kiến thức:

- Đặc điểm, yêu cầu của bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí

2. Kĩ năng:

- Làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lý

3. Thái độ:

- Tích cực, tự giác học tập

 

doc 9 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1531Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 9 môn Ngữ văn - Tuần 25 năm học 2011 - 2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 25 Ngày soạn : 25/02/2012
Tiết: 116,117 Ngày dạy: /03/2012
CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT 
VẤN ĐỀ TƯ TƯỞNG ĐẠO LÝ
A.Mục tiêu cần đạt: 
1. Kiến thức:
- Đặc điểm, yêu cầu của bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí
2. Kĩ năng:
- Làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lý
3. Thái độ: 
- Tích cực, tự giác học tập
B.Chuẩn bị: 
GV: Đọc sgk,sgv,tài liệu
 HS: Soạn bài,(bảng phụ-ghi 10 đề/sgk)
 C.Tiến trình lên lớp:
	1. Ổn định: Gv kiểm tra sĩ số HS
2.Kiểm tra bài cũ: ?Thế nào nghị luận mộtvấn đề tư tưởng,đạo lý? Những yêu cầu vè nội dung,hình thức của bài nghị luận này là gì?
3.Bài mới 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
*Hoạt động 1: Khởi động
Gv giới thiệu bài
*Hoạt động 2: Sử dụng PP vấn đáp
 HS: đọc 10 đề (bảng phụ)
? Các đề bài trên,có điểm gì giống nhau?Hãy chỉ ra những điểm giống nhau đó?
(VD:Đạo lý:+Biết ơn thầy cô(đề 9)biết ơn tổ 
 tiên(đề 2)
 +Yêu thương cha mẹ(đề 2)
 +Phẩm chất tốt(đề1,4,6)
 Tư tưởng:+Cái hại của hút thuốc(đề 8)
 +Bàn về tranh giành,nhường 
 nhịn(đề 6)
 +Ý chí học tập(đề 5,7))
? Tuy nhiên các đề ấy có điểm gì khác nhau?
(GV: lưu ý HS đề 1,3,10)
HS: lên bảng đặt 1 đề bài nghị luận (3 em đặt 3 đề)
*Hoạt động 3: Sử dụng PP vấn đáp, thuyết trình, nêu vấn đề
HS: đọc đề bài/sgk và xác định dạng đề
? Em hãy nhắc lại các bước cơ bản để hình thành 1 bài văn nghị luận?
? Công việc đầu tiên của tìm hiểu đề là gì? Sau đó tìm hiểu những yêu cầu gì của đề?
? Việc tìm hiểu đề có tác dụng gì cho bài văn?
? Dựa vào câu hỏi/sgk,em hãy cho biết có những ý nào cần tìm đối với đề bài trên?
? Trong câu TN có những từ ngữ nào cần giải nghĩa?
? Em hãy giải thích nghĩa đen, nghĩa bóng của các từ và cả câu?
? Biểu hiện truyền thống của DT ta được thể hiện qua từ nào? (nhớ nguồn)
? Vậy truyền thống “nhớ nguồn”của DT được biểu hiện ntn trong c/s?
(+Lương tâm,trách nhiệm đ/v nguồn
 +Sự biết ơn,gìn giữ,phát huy,sáng tạo “nguồn”
 +Học theo “nguồn”đề sáng tạo thành quả mới
 +Không vong ân,bội nghĩa)
? Lấy 1 vài Vd minh chứng cho những biểu hiện đó?
? Câu tục ngữ có ý nghĩa ntn đốivới DT ta?
? Vì sao ta phải tìm ý?
(Có ý lớn,ý nhỏ,các ý sắp xếp theo trình tự hợp lý)
? Em hãy nhắc lại dàn ý chung của bài nghị luận?
HS: đọc dàn ý sơ lược/sgk
? Dựa vào phần tìm ý và dàn ý sơ lược,em hãy xây dựng dàn ý chi tiết của đề bài trên?
GV: nhấn mạnh lại những nội dung cơ bản của thân bài
? Dựa vào dàn ý,em thấy bài nghị luận này cần vận dụng những phép lập luận nào?
(Giải thích, c/minh, phân tích, tổng hợp)
? Phương tiện nào để ta thực hiện các phép lập luận đó?
(GV: tích hợp bài liên kết câu,đoạn tiết 109)
HS: đọc ghi nhớ ý 1,2/sgk
TIẾT 2
*.Hoạt động 4: Sử dụng PP thuyết trình, nêu vấn đề
? Theo em có mấy cách mở bài?
GV: G/thiệu 2 cách mở bài (sgk)và có thể g/thiệu thêm 1 số cách mở bài khác
GV: Gọi HS trình bày phần mở bài đã chuẩn bị ở nhà (2 em)
GV: Hướng dẫn HS viết phần thân bài
-Phần giải tích nghĩa đen, nghĩa bóng câu TN 
 (có thể 1 đoạn)
- Phần đánh giá, nhận định (nhiều đoạn dựa vào những ý của dàn bài)
HS thực hành viết, trình bày 
HS: khác bổ sung,GV nhận xét
HS: trình bày phần kết bài trên 
GV: hướng dẫn HS tự sửa chữa phần bài làm của mình về bố cục,diễn đạt,c/tả,sự liên kết
? Theo em,các đoạn văn mà các bạn vừa trình bày có giống nhau không ?vì sao?
GV: chốt lại ý 3/ghi nhớ
HS: đọc lại toàn bộ ghi nhớ
*.Hoạt động 5: Sử dụng PP vấn đáp, nêu vấn đề
HS: đọc yêu cầu phần luyện tập
? Xác định dạng đề bài trên?
? Phần mở bài g/thiệu những gì?
? Phần thân bài gồm mấy ý lớn?Đó là những ý nào?
? Với đề bài trên,ta cần giải thích những từ,cụm từ nào?
? Thế nào là học?tự học?
(Tự học khác hình thức học nào?)
? Vậy tinh thần tự học được biểu hiện ra sao?
?Em nhận định,đánh giá ntn về tinh thần tự học ?
? Để minh chứng cho những nhận định trên, em lấy những d/chứng nào để bài làm thuyết phục?
? Phần kết bài,em nêu những gì?
GV: nhận xét tiết học,tuyên dương những em có sự chuẩn bị bài tốt và ghi điểm
I.Đề bài nghị luận về 1 v/đ tư tưởng,đạo lý:
 Đề bài: sgk
-Điểm giống nhau:
Đều là những đề bài nghị luận về vấn đề tư tưởng,đạo lý
-Điểm khác nhau:
+Dạng đề có yêu cầu cụ thể,bắt buộc(có mệnh lệnh) đề 1,3,10
+Dạng đề không có yêu cầu cụ thể (không có mệnh lệnh ) đề 2, 4,5,6,7,8,9
II.Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng,đạo lý:
Đề bài: Suy nghĩ về đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”
1.Tìm hiểu đề,tìm ý:
 a.Tìm hiểu đề:
 b.Tìm ý:
-Giải nghĩa câu TN (đen-bóng)
+Nước có nghĩa là gì?
+Uống nước nghĩa là sao?
+Nguồn là gì?
+Nhớ nguồn là sao?
->Câu TN chính là đạo lý làm người :lòng biết ơn của những người hưởng thụ t/quả đ/v những người làm ra thành quả
-Biểu hiện:
+Lý lẽ
+Dẫn chứng
-Ý nghĩa:
+Sức mạnh tinh thần để gìn giữ nguồn
 +Nguyên tắc làm người của DTVN
2.Lập dàn ý chi tiết:
 a.Mở bài:
-Nêu xuất xứ câu tục ngữ
-G/thiệu tư tưởng chung của câu TN và trích dẫn câu TN (đạo lý làm người –truyền thống tốt đẹp của DTVN)
 b.Thân bài:
*.Giải thích câu tục ngữ:
-Nước? Uống nước?
-Nguồn? Nhớ nguồn?
->Nghĩa của cả câuTN
*.Nhận định,đánh giá(bình luận) +dẫn chứng
-Câu TN:
+ nêu đạo lý làm người 
+ nêu truyền thống tốt đẹp của DTVN
+ Làm nền tảng của sự duy trì p/t XH 
+ Lời nhắc nhở đối với những ai vô ơn
+ Khích lệ mọi người cống hiến cho DT,XH
c.Kết bài:
Khẳng định lại ý nghĩa câu TN (đây là nét đẹp của truyền thống con người VN)
+Bài học bản thân 
*.Ghi nhớ:ý 1,2/sgk
3.Viết bài:
 a.Mở bài:
Theo nhiều cách:
+Từ chung ->riêng
 +Từ thực tế->đạo lý 
 +Từ những câu CD, thơ,TN,danh ngôn có nội dung tương tự 
 +Câu hỏi nghi vấn(phản đề)
b.Thân bài:-Đoạn giải thích nội dung
 -Các đoạn nhận định,đánh giá(kèm d/chứng)
c.Kết bài: -Từ nhận thức ->hành động
 -Từ sách vở ->thực tế đ/sống
 -Có tính chất tổng kết(ND,NT)
4.Đọc lại và sửa chữa:
*.Ghi nhớ /sgk
II.Luyện tập:
Lập dàn ý cho đề bài :Tinh thần tự học
1.Mở bài:Giới thiệu vấn đề tự học ->tinh thần tự học và tầm quan trọng của nó
2.Thân bài:
a.Giải thích nội dung đề bài:
-Học:Là hoạt động thu nhận kiến thức và hình thành kỹ năng của một người nào đó
-Tự học: Không có sự hướng dẫn của thầy cô, người khác, bản thân tự nghiên cứu, tìm tòi từ sách vở, thực tế, không có giới hạn về thời gian (khác với sự học có hướng dẫn)
-Tinh thần tự học:
+Là học có ý thức,có chí vượt qua những khó khăn,trở ngại để đạt kết quả trong học tập
+Là học có phương pháp phù hợp với trình độ,hoàn cảnh sống,điều kiện bản thân
+Là thái độ khiêm tốn,học hỏi bạn bè,người khác
b.Nhận định,đánh giá:
-Mọi sự học luôn luôn là tự học
-Ai học thì người ấy có tri thức,có sức mạnh
-Chỉ có nêu cao tinh thàn tự học mới có thể nâng cao chất lượng học tập của mỗi người 
*.Dẫn chứng:-Các tấm gương trong sách báo
 -Bạn bè xung quanh
3.Kết bài:
Khẳng định vai trò của tự học,tinh thần tự học trong việc phát triển và hoàn thiện nhân cách con người (đạt được tiêu chuẩn con người VN mới)
4. Củng cố: Gv củng cố bài
5. Dặn dò :
 -Học bài
 -Dựa vào dàn ý viết thành từng đoạn phần luyện tập
 -Nhớ lại bài viết số 5 để trả bài
 D.Rút kinh nghiệm:
**********************************
Tuần 25 Ngày soạn : 25/2/2012
Tiết: 118 Ngày dạy: /3/2012
TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 5
A.Mục tiêu cần đạt: 
1. Kiến thức:
-Củng cố lại kiến thức đã học về văn nghị luận
2. Kĩ năng:
-Nhận biết ưu,khuyết điểm trong bài làm của mình,biết sửa lỗi diễn đạt,chính tả
- Rèn kĩ năng viết văn nghị luận
3. Thái độ:
 - Tích cực, tự giác học tập
B.Chuẩn bị: 
GV: Bài văn của học sinh đã chấm
HS: Nhớ lại đề và bài làm
 C.Tiến trình lên lớp:
1.Ổn định lớp:
 2.Trả bài: 
*Hoạt động1: Sử dụng PP thuyết trình, nêu vấn đề
HS: đọc lại đề bài,GV ghi lên bảng, HS ghi vào vở
? Em hãy xác định thể loại,yêu cầu nội dung,mệnh lệnh của đề bài trên?
GV: hướng dẫn HS lập dàn ý
*.Hoạt động 2: GV đọc bài làm tốt HS tham khảo
GV: trả bài ,HS đổi cho nhau để nhận xét,
*.Hoạt động 3: GV nhận xét bài làm của HS có kèm VD minh họa- Phần lớn là chưa hiểu đề, nắm được cách làm bài văn nghị luận vấn đề, htượng đời sống, XH
 1. Ưu điểm:
- Một số bài làm lập luận chặt chẽ, có luận điểm, luận cứ rõ ràng, cụ thể
( Nêu biểu hiện, các mặt của hiện tượng: Rác thải là gì? biểu hiện, h/cảnh vứt rác? Tác hại? Nguyên nhân, hướng khắc phục?)
- Lý lẽ phân tích xác đáng, có sức t/phục, đẫn chứng cụ thể, tiêu biểu
Câu, đoạn có sự liên kết chặt chẽ
- Nêu được thái độ q/điểm bản thân về v/đề ở các mặt đúng, sai, lợi, hại có ý thức cùng xdựng, htập
- Một số bài trình bày sạch, khoa học, rõ ràng
2. Tồn tại: 
- Sa vào văn tự sự: 
- Một số bài làm chưa đảm bảo y/c mệnh lệnh
 - Bố cục bài làm chưa rõ ràng (chưa có giới hạn mở bài và kết bài). Bài sơ sài hoặc mở bài chưa nêu được v/đ nghị luận :
 - Hệ thống luận điểm chưa cụ thể, rành mạch (chưa phân thành từng đoạn) giữa các đoạn thiếu liên kết 
 - Luận cứ nghèo nàn chưa tiêu biểu, phù hợp
 - Lý lẽ phân tích còn dài dòng, lủng củng, 
 - Câu chưa đúng cấu trúc ngữ pháp(thiếu t/p chính, hoặc quá dài)
 - Còn viết tắt, số, sai ctả, chữ cẩu thả, tẩy xóa: 
 * Hoạt động 4: GV nhắc nhở HS một số điều lưu ý khi làm bài:
 +Xác định đúng yêu cầu của đề(nội dung,mệnh lệnh)
 +Trình bày hệ thống luận điểm,luận cứ rõ ràng,cụ thể,lý lẽ xác đáng,liên hệ thực tế địa phương
 +Thái độ rõ ràng khi đánh giá vấn đề
 +Lưu ý cách dùng từ,đặt câu,diễn đạt
*Hướng dẫn về nhà: 
 -Tập làm những đề còn lại
 -Soạn bài:Mùa xuân nho nhỏ
D.Rút kinh nghiệm:
************************************
Tuần 25 Ngày soạn : 25/2/2012
Tiết: 119 Ngày dạy: /3/2012
VIẾNG LĂNG BÁC
 -Viễn Phương-
A.Mục tiêu cần đạt: 
1. Kiến thức:
- Những tình cảm thiêng liêng của tác giả, của một người con từ miền Nam ra thăm lăng Bác
- Những đặc sắc về hình ảnh, tứ thơ, giọng điệu của bài thơ
2. Kĩ năng:
a. Kĩ năng bài học:
- Đọc hiểu một văn bản thơ trữ tình hiện đại
- Trình bày những suy nghĩ, cảm nhận về một hình ảnh thơ, một khổ thơ, một văn bản thơ
b. Kĩ năng sống:
- Tự nhận thức được vẻ đẹp nhân cách Hồ Chí Minh, qua đó xác định giá trị cá nhân cần phấn đấu để học tập và làm theo Chủ Tịch Hồ Chí Minh.
3. Thái độ:
-Giáo dục lòng kính yêu lãnh tụ,noi gương theo sự nghiệp của Người 
- Liên hệ GD: Vẻ đẹp tỏa sáng của lãnh tụ Hồ Chí Minh về lí tưởng độc lập dân tộc, tinh thần yêu thương nhân loại, lối sống khiêm tốn giản dị, đức khiêm tốn.
 B.Chuẩn bị:
GV: Đọc văn bản, tư liệu +tranh lăng Bác
HS : Đọc vb + soạn câu hỏi tìm hiểu.
 C.Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định: Gv kiểm tra sĩ số HS
2.Kiểm tra bài cũ
?Đọc thuộc lòng 2 khổ thơ bất kỳ trong bài “Mùa xuân nho nhỏ”và cho biết NT,ND chính của nó?
3.Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
*Hoạt động 1: Khởi động
Gv giới thiệu bài (tích hợp với VB nói về BHồ đã học ở lớp dưới- “Đêm nay Bác không ngủ”-Minh Huệ-NV6)
*Hoạt động 2: Sử dụng PP vấn đáp, thuyết trình
? Chú thích/sgk cho em biết những thông tin gì  ... hậm, lắng sâu, khổ cuối giọng nhanh và cao hơn
HS: đọc văn bản 2 lần
? Theo mạch cảm xúc cuộc viếng lăng, em hãy tìm bố cục VB?
*Hoạt động 4: Sử dụng PP vấn đáp, thuyết trình, nêu vấn đề
HS: đọc lại khổ thơ đầu
? Ở câu thơ đầu tiên, t/giả muốn thông báo điều gì?
( Lời thông báo ngắn gọn, rõ ràng, mang tính tự sự)
? Em có nhận xét gì về từ xưng hô trong câu thơ? Thể hiện tình cảm gì của t/giả?( Xưng hô mang đậm phong cách Nam Bộ-> T/g đến thăm Bác như thăm một người thân trong g/đ, thăm cha, chứ không phải đến thăm vị lãnh tụ)
? H/ả đầu tiên gây ấn tượng mạnh mẽ về cảnh quanh lăng Bác là gì?
? Vì sao quanh lăng Bác có rất nhiều loại cây và hoa của khắp mọi miền đất nước nhưng t/g lại chỉ nói về cây tre?
(- Vì t/g đứng từ xa nên chỉ thấy được hàng tre cao vút, đứng sừng sững bên lăng Bác cao vời vợi trong sương sớm
-Là biểu tượng của con người VN, đân tộc VN : Dù khó khăn gian khổ , vất vả gian lao trong 4000 năm dựng nước và giữ nước nhưng vẫn kiên trung, bất khuất .)
?Em còn gặp h/ảnh hàng tre mang biểu tượng con người VN qua VB nào? ( Tre VN- Nguyễn Duy, Cây tre VN- Thép Mới)
? Từ “ôi”thuộc từ loại gì? Từ đó ta thấy được cảm xúc gì của t/g khi đứng trước hàng tre quanh lăng Bác?
 HS: theo dõi khổ thơ thứ 2
? Ngoài h/ảnh hàng tre,tgiả còn cảm nhận h/ảnh gì bên lăng?
? Hai câu thơ có gì độc đáo trong cách diễn đạt?
 Gợi ý: T/g sử dụng BPNT gì?
? Cách diễn đạt đó mang lại hiệu quả nghệ thuật gì?Hãy phân tích làm rõ hiệu quả nghệ thuật đó?
 ( H/ả thưc- ẩn dụ trong hai câu thơ sóng đôi:
-Mặt trời đi qua trên lăng: : Thiên thể tự nhiên, nguồn sáng vĩ đại của nhân gian vũ trụ ngày ngày đi qua lăng Bác, được nhân hoá như một con người nhìn thấy một mặt trời khác kì diệu ở ttrong lăng- đó là Bác
- Mặt trời trong lăng: Chính là Bác Hồ, là mặt trời rực rỡ của cách mạng VN, con đường CM Bác tìm ra đã chiếu sáng đường cho dân tộc ta đi từ cõi nô lệ tối tăm bước ra cuộc đời độc lập tự do tươi sáng
 ? Từ những h/ảnh đó,em đọc được t/cảm gì của t/giả đ/v Bác?
? Trong khổ thơ thứ 2 còn h/ảnh ẩn dụ nào nữa?
? Em nhận xét gì về cấu trúc câu của 2 cặp câu trong khổ thơ thứ 2? Sự thay đổi về cấu trúc câu đó có ý nghĩa gì?
( Số tiếng mỗi câu tăng lên, câu thơ kéo dài gợi h/ả dòng người vào lăng viếng Bác nối dài bất tận)
? Em hiểu gì về tình cảm của t/g nói riêng và của cả DT ta nói chung đối với Bác?
GV chuyển
HS: đọc khổ thơ 3 và nêu nội dung chính
? Lăng là nơi đặt thi hài người quá cố nhưng t/g quan sát được h/ả gì khi vào lăng? Vì sao t/g lại thấy Bác như đang nằm ngủ?
? Không thể có vầng trăng thực trong lăng nhưng tại sao t/giả lại hình dung như vậy?
(- Phòng có ánh sáng dịu nhẹ của ánh đèn ne-ong nên giống ánh trăng ->. Hình dung Bác là một vầng trăng đang lặng lẽ toả sáng 
 - Cơ sở để t/g so sánh Bác là vầng trăng là vì tâm hồn Người cao đẹp, sáng trong như vầng trăng sáng : Bác dâng hiến cả cuộc đời cho dân tộc, không một giây phút nào màng tới quyền lợi cá nhân, thậm chí Người hi sinh cả hạnh phúc riêng tư để toàn tâm toàn ý cho sự nghiệp giải phóng dân tộc , dựng xây đất nước )-> PP thuyết trình/ liên hệ GD đạo đức HCM
? Lại thêm 1 h/ảnh TN nữa được so sánh với Bác. Đó là h/ảnh nào?
? Vì sao t/giả lại so sánh như vậy?
 ( -Trời xanh: Là một sự vật của vũ trụ , luôn vĩnh hằng, bất biến 
-Bác như trời xanh vì tên tuổi, sự nghiệp CM, tình thương dân của Người luôn sống mãi với non sông VN và trong lòng bạn bè quốc tế-> Điều đó không bao giờ thay đổi theo thời gian )
? Như vậy, trong khổ thơ trên , t/g đã sử dụng BPNT gì?
? T/g muốn khẳng định điều gì qua BPTT đó?
? Lí trí vẫn biết là công đức của Bác sẽ vĩnh hằng trong lòng người nhưng đối diện trước thi hài của Bác, cảm xúc của t/g ra sao? Hãy đọc câu thơ ấy?
? Em đọc được cảm xúc gì của tác giả lúc này?
 ( Tim nhói đau vì sự thật thì Bác đã mất rồi, hơi thở, nhịp đập của Người đã tắt, Người đã vĩnh viễn rời xa cuộc sống thế gian 
 Nối đau xót của t/g cũng là nỗi đau chung của cả dân tộc và bạn bè năm châu khi Người lên đường theo tổ tiên
 “ Suốt mấy hôm rày đau tiễn đưa
 Người tuôn nước mắt trời tuôn mưa” - Tố Hữu )
GV: chuyển ý sang đoạn cuối
HS: đọc khổ cuối
? Tình cảm của t/giả ở khổ cuối bộc lộ trực tiếp qua những chi tiết nào?
? Trong giờ phút rời xa lăng Bác,t/giả có những ước muốn gì? 
? Những ước muốn đó được thể hiện qua nhịp điệu,cấu trúc ra sao?
? Những ước nguyện đó nói lên tình cảm gì của t/g với Bác?
( - Mong ước giản dị: canh giấc ngủ cho người, được gần Người mãi)
? Hình ảnh cây tre xuất hiện cuối bài có ý nghĩa gì?
 (- H/ả cây tre cuối bài tạo cấu trúc trùng lặp, phát triển rất chặt chẽ:
 + Mở đầu: T/g thấy xúc động khi nhìn thấy hàng tre 
 + Kết bài thơ: T/g mong được hoá thành cây tre-> Bộc lộ t/c hiếu trung trọn vẹn đối với Bác )
*Hoạt động 5: Sử dụng PP vấn đáp
? Em hãy nhắc lại những nét NT thành công của bài? 
 Gợi ý: Về giọng điệu, ,h/ảnh thơ , từ ngữ ?
 ( Giọng điệu: Trang nghiêm, sâu lằng, thiết tha, đau xót, tự hào
 -H/ả thơ: H/ả thực + Tượng trưng ẩn dụ
 -Từ ngữ: Từ gợi tả, gơi cảm)
? Em hãy cho biết cảm hứng bao trùm trong mạch vận động tâm trạng nhà thơ là gì?(Niềm xúc động thiêng liêng,thành kính.lòng biết ơn,tự hào pha lẫn xót xa -> Mạch vận động theo trình tự cuộc viếng thăm)
I.Tác giả, tác phẩm:
1.Tác giả: 
Tên thật Phan Thanh Viễn, sinh 1928, quê ở An Giang
2.Tác phẩm: 
-Ra đời 1976, in trong tập “Như mây mùa xuân”(1978)
-Thể thơ 8 chữ
-Phươngthức: b/cảm+m/tả
II.Đọc, chú thích, bố cục:
1. Đọc, chú thích
2. Bố cục: 
Khổ 1,2: Cảm xúc t/giả trước lăng
 Khổ3: Cảm xúc t/giả trong lăng
 Khổ4: Cảm xúc t/giả khi rời lăng
III.Tìm hiểu văn bản
1.Cảm xúc tác giả trước lăng:
-Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
->Tình cảm gần gũi,thân mật, kính trọng
-Hàng tre bát ngát
-Hàng tre xanh xanh
-Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng
->Sự thương mến, tự hào về loài cây được coi là biểu tượng cho sức sống bền bỉ,kiên cường của DTVN
-Mặt trời đi qua trên lăng
-Thấy mặt trời trong lăng rất đỏ
->Ẩn dụ, nhân hoá
=>Sự ngưỡng mộ,tôn kính tầm vóc lớn lao,công đức vĩ đại của Bác
-Ngày ngày dòng người .
-Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân
->Ẩn dụ độc đáo
=>Lòng thành kính của dân tộc VN đối với Bác
2.Cảm xúc t/giả khi đứng trong lăng
-Bác nằm .giấc ngủ bình yên
-Giữa vầng trăng sáng dịu hiền
-Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
->Hình ảnh ẩn dụ,liên tưởng
=> Khẳng định sự vĩnh hằng của Bác trong lòng DT
- Mà sao nghe nhói trong tim
=>Nỗi đau xót trước sự ra đi của Người 
3.Cảm xúc t/giả lúc rời lăng:
-Thương trào nước mắt
-Muốn làm
+con chim hót
+đóa hoa tỏa hương
+Cây tre trung hiếu
->Nhịp nhanh, dồn dập ,điệp ngữ, biểu cảm trực tiếp, gián tiếp
=>Tình cảm lưu luyến thành tâm hướng về Người 
IV.Tổng kết:
=>Ghi nhớ/sgk
4. Củng cố: Gv củng cố bài
5. Dặn dò :-Học bài thuộc bài
-Soạn bài :Nghị luận t/phẩm truyện (đoạn trích)
D.Rút kinh nghiệm:
************************************
Tuần 25 Ngày soạn : 25/02/2012
Tiết: 120 Ngày dạy: /03/2012
NGHỊ LUẬN VỀ TÁC PHẨM TRUYỆN
 (HOẶC ĐOẠN TRÍCH)
A.Mục tiêu cần đạt: 
 1. Kiến thức:
- Những yêu cầu đối với bài văn nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích
- Cách tạo lập văn bản nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích
2. Kĩ năng:
- Nhận diện bài văn nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích
- Đưa ra những nhận xét đánh giá về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích đã học trong chương trình
3. Thái độ:
 - Tích cực, tự giác học tập
B.Chuẩn bị: 
 GV: Đọc sgk,sgv,tài liệu
 HS: Soạn bài
 C.Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định: Gv kiểm tra sĩ số HS
2.Kiểm tra bài cũ: ?Em hãy trình bày dàn ý chung của bài nghị luận về vấn đề t/tưởng,đạo lý?
3.Bài mới 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Khởi động
Gv nhắc lại kỹ năng lập luận của nghị luận nói chung->nghị luận t/p truyện(đ/trích) 
*Hoạt động 2: Sử dụng PP vấn đáp, nêu vấn đề
HS: đọc văn bản/sgk
GV: hướng dẫn HS trả lời câu hỏi tìm hiểu
? V/đề nghị luận của bài văn này là gì?
?Em thử đặt 1 nhan đề thích hợp cho bài văn?
(+Hình ảnh anh thanh niên trong “Lặng lẽ Sa Pa”
+Một vẻ đẹp nơi Sa Pa lặng lẽ
+Vẻ đẹp của lối sóng và tình người trong “Lặng lẽ Sa Pa”)
? V/đ được người viết triển khai qua những luận điểm. Vậy em hãy tìm những câu nêu lên hoặc cô đúc luận điểm của bài?
? Theo em,trong những luận điểm trên, đâu là luận đề, đâu là nêu luận điểm, đâu là cô đúc luận điểm?
? Để khẳng định những luận điểm,người viết đã lập luận và sử dụng những luận cứ ntn?
(Gợi ý:Người viết đã p/tích, dẫn dắt, c/m ra sao? Những luận cứ lấy ở đâu? Bố cục lập luận ntn?)
GV: chốt lại phần ghi nhớ
?Qua tìm hiểu,theo em thế nào là nghị luận t/p truyện(đoạn trích)?
? Dựa trên cơ sở nào để người viết nêu lên nhận xét,đáng giá? 
? Yêu cầu của lời nhận xét đáng giá ra sao?
HS: đọc ghi nhớ 
*Hoạt động 3: Sử dụng PP vấn đáp, nêu vấn đề
HS: đọc yêu cầu luyện tập
HS: đọc văn bản/sgk
? Vấn đề nghị luận của đoạn văn là gì?
? Câu văn nào mang luận điểm của đoạn?
? Theo em,t/giả tập trung phân tích nội tâm hay hành động của lão Hạc?Vì sao?
I.Tìm hiểu bài nghị luận về tác phẩm truyện (đoạn trích)
Ví dụ:Văn bản/sgk
1..Vấn đề nghị luận:
Những phẩm chất, đức tính đẹp đẽ, đáng yêu của anh thanh niên trong “Lặng lẽ Sa Pa”của Nguyễn Thành Long
2.Các luận điểm:
Đoạn I: “Dù được m/tả nhiều .khâm phục. Trong đó.khó phai mờ”(nêu v/đ nghị luận)
Đoạn II: “Trước tiên..của mình”
Đoạn III: “Nhưng anh thanh niênchu đáo”
Đoạn IV: “Công việc vất vảkhiêm tốn”
Đoạn V: “Cuộc sống của ch/tathầm lặng, những con người đáng tin yêu”(cô đúc luận điểm)
3.Cách lập luận:
-Luận điểm rõ ràng, ngắn gọn, gợi sự chú ý cho người đọc
-Từng luận điểm được phân tích, chứng minh một cách thuyết phục bằng d/c cụ thể trong t/p; luận cứ xác đáng sinh động (là những chi tiết, h/ảnh đặc sắc )
-Cách dẫn dắt tự nhiên,bố cục chặt chẽ:
Từ nêu vấn đề->đi vào phân tích,diễn giải->khẳng định,nâng cao
*.Ghi nhớ/sgk
II.Luyện tập:
Tìm hiểu đoạn văn nghị luận t/p “Lão Hạc”
1.Vấn đề nghị luận:
Tình thế lựa chọn nghiệt ngã (giữa sống và chết)và vẻ đẹp tâm hồn của lão Hạc. Thể hiện qua câu: “Từ việc m/tả.ngay từ đầu”
2. Cách triển khai VĐNL:
Bằng sự p/tích cụ thể nội tâm,h/động n/v,bài viết đã bàn luận q/trình lựa chọn cái chết của lão Hạc
->Làm sáng tỏ một nhân cách đáng kính trọng,một tấm lòng hi sinh cao quí(chọn cái chết trong còn hơn sống khổ,sống nhục).
 Qua cái chết của lão Hạc,ta cảm nhận một tình phụ tử thiêng liêng,cao đẹp. Lão Hạc chọn cái chết để đổi lấy sự sống cho đứa con trai đi biền biệt. Hay nói cách khác,,cái chết của lão Hạc là một cuộc “đấu tranh giằng xé”trong tâm hồn cao đẹp của người nông dân
4. Củng cố: Gv củng cố bài
5. Dặn dò :-Học bài thuộc bài
-Làm bài tập1/sbt:Phân loại dạng đề nghị luận
-Soạn bài:Cách làm bài nghị luận về t/p truyện.
D.Rút kinh nghiệm:
**********************************

Tài liệu đính kèm:

  • docTuần 25.doc