Giáo án Lớp 9 môn Ngữ văn - Tuần 26: Mây và sóng

Giáo án Lớp 9 môn Ngữ văn - Tuần 26: Mây và sóng

. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

 Giúp HS:

 Cảm nhận được ý nghĩa thiêng liêng của tình mẫu tử. Thấy được đặc sắc nghệ thuật trong việc tạo dựng những cuộc đối thoại tưởng tượng và xây dựng các hình ảnh thiên nhiên.

 

doc 3 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1555Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 9 môn Ngữ văn - Tuần 26: Mây và sóng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 26
Tiết
MÂY VÀ SÓNG
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 
	Giúp HS: 
	Cảm nhận được ý nghĩa thiêng liêng của tình mẫu tử. Thấy được đặc sắc nghệ thuật trong việc tạo dựng những cuộc đối thoại tưởng tượng và xây dựng các hình ảnh thiên nhiên. 
II. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ: 
1. Oån định
2. Kiểm tra bài cũ: 
Đọc bài thơ ”Nói với con”. 
Nêu nội dung bài thơ. 
Sửa bài tập. 
3. Giới thiệu bài mới: 
4. Các hoạt động của thầy và trò: 
Hoạt động của thầy và trò
Ghi bảng
☺ Hoạt động 1: 
- Cho HS đọc văn bản. 
- Hướng dẫn cách đọc: Đọc nhẹ nhàng, vui tươi. 
- Giới thiệu về tác giả như SGK. 
- Giới thiệu về thể thơ. 
- Chia ra bố cục của bài thơ: 2 phần. 
 Bài thơ gồm có 2 phần: phần 1 được bắt đầu bằng 2 tiếng”Mẹ ơi”. 
- Xác định vai trò của Mẹ trong bài thơ? 
 Mẹ là đối tượng đối thoại, đối tượng biểu cảm, mặc dù Mẹ không xuất hiện, không phát ngôn. Giả thiết bài thơ không có phần thứ hai thì ý thơ có trọn vẹn không? 
 Bài thơ không phải là sự thổ lộ thông thường mà là sự thổ lộ trong tình huống có thử thách. Đó chính là lí do tồn tại của phần hai. Phải có phần hai, phải qua thử thách thì tình thương yêu mẹ của em bé mới được thực hiện trọn vẹn. 
- Nêu lên trình tự tường thuật 2 cuộc chơi trong bài thơ? 
 + Thuật lại lời rủ rê. 
 + Thuật lại lời từ chối và lí do từ chối. 
 + Nêu lên trò chơi mới. 
☺ Hoạt động 2: 
- Đọc phần 1. 
- Hãy nêu lên cuộc vui chơi của Mây trong thế giới tự nhiên? 
 Em bé có muốn được vui chơi không? Chi tiết nào giúp em hiểu rõ điều này? 
 Cách mà em bé đến được với Mây rất đơn giản. Vậy tại sao em bé lại từ chối? 
- Câu hỏi ấy bộc lộ được tình cảm gì của em bé? 
 Tình yêu thương mẹ. 
- Trò chơi của em bé với mẹ như thế nào? 
- Trò chơi giữa 2 mẹ con do em bé nghĩ ra thể hiện được suy nghĩ gì của em bé? 
- Đọc lại đoạn 2: 
- Cuộc vui chơi của Sóng có gì đặc biệt so với cuộc vui chơi của mây? 
 Vui chơi suốt ngày, có ca hát rộn ràng, được đi khắp mọi nơi. 
- Cuộc vui rất hấp dẫn, lôi cuốn nhưng em bé đã xử sự ra sao? 
- Lí do nào khiến em không tham gia trò chơi với Sóng? 
 Yêu mẹ. 
- Ngoài tình yêu mẹ ra, em bé còn thể hện tính cách gì khi không tham gia các cuộc vui chơi mà ở nhà vui đùa cùng mẹ? 
 Biết vượt qua cám dỗ và quyến rũ. 
- Qua trò chơi của em và mẹ, nhận xét về ý nghĩa các trò chơi sáng tạo của em bé? 
☺ Hoạt động 3: Phân tích ý nghĩa trò chơi sáng tạo của em bé. 
- Nhận xét về trò chơi của em bé? 
 Thú vị, sáng tạo, nghĩ ra hình thức tuyệt vời, không chỉ vui chơi cùng mây, sóng mà em hoá thân làm mây, làm sóng, còn mẹ làm trăng, làm bến bờ kì lạ bằng những hình ảnh thiên nhiên. Trong trò chơi, em gần gũi mẹ hơn, được choàng lên người mẹ, được lăn cùng tiếng cười vỡ tan vào lòng mẹ. Một trò chơi có 2 mẹ con và rất vui, rất ấm cúng, đầy tình cảm thương yêu. 
☺ Hoạt động 4: Phân tích nghệ thuật. 
- Hãy chỉ ra những thành công về nghệ thuật của bài thơ trong việc xây dựng các hình ảnh thiên nhiên? 
 Mây, trăng, bầu trời, sóng, bờ biển là hình ảnh thiên nhiên thơ mộng do trí tưởng tượng của em bé sáng tạo ra nên càng lung linh. Đó là sự liên tưởng bay bổng. Sự liên tưởng ấy lung linh nhưng vẫn sinh động, chân thực. 
- Bài thơ được lắng đọng lại qua câu thơ cuối, phân tích ý nghĩa của câu thơ này? 
 Hình ảnh tượng trưng mang màu sắc triết lí đậm đà nhất. So sánh tình mẹ con gắn bó với quan hệ mây-trăng, sóng-bờ, tác giả nâng tình cảm lên tầm cỡ vũ trụ. Trong câu cuối, nghĩa là mẹ con ta ở khắp mọi nơi không ai tách rời, chia cắt được, có nghĩa là tình mẫu tử là bất diệt. 
- Ngoài ca ngợi tình mẹ con, bài thơ còn gợi cho ta suy ngẫm điều gì nữa? 
 Cuộc sống thường có những cám dỗ và quyến rũ, phải có điểm tựa chắc chắn để khước từ, tình mẫu tử là một điểm tựa. 
 Hạnh phúc không ở xa xôi mà trong tầm tay, do chính con người tạo dựng ra mà có. 
- Cho HS đọc ghi nhớ. 
I. Đọc- Tìm hiểu chú thích. 
- Tác giả: Ta go – nhà thơ lớn của Ấn Độ. 
- Thể thơ: Tự do. 
- Bố cục: 2 phần: 
 + Em bé và Mây. 
 + Em bé và Sóng. 
II. Tìm hiểu văn bản: 
1. Em bé và Mây: 
- chúng tôi chơi từ khi thức dậy cho đến lúc chiều tà. 
- chơi với vầng trăng bạc. 
- Nhưng bằng cách nào tôi lên được với các bạn. 
-”mẹ tôi đang đợi ở nhà làm sao tôi có thể rời mẹ mà đến được? ”
- trò chơi thú vị hơn. 
- Con là mây, mẹ sẽ là trăng. 
- choàng lên người mẹ và mái nhà, ta sẽ là bầu trời xanh thẳm. 
Þ Yêu thương mẹ, có sự sáng tạo trong trò chơi. 
2. Em bé và Sóng: 
- Chúng tôi ca hát từ bình minh đến tối. 
- ngao du nơi này nơi nọ. 
- Buổi chiều, mẹ luôn muốn tôi ở nhà. 
- Làm sao tôi có thể rời mẹ mà đi được? 
- Con là sóng và mẹ sẽ là bến bờ kì lạ. 
- con sẽ lăn, lăn, lăn mãi cùng tiếng cười vỡ tan vào lòng mẹ. 
Þ Hình ảnh thiên nhiên, ca ngợi tình mẹ con. 
III. Tổng kết: 
 Ghi nhớ trang 102 SGK
5. Chuẩn bị: Ôn tập thơ. 

Tài liệu đính kèm:

  • doc26_MayVaSong.doc