Giáo án Lớp 9 môn Ngữ văn - Tuần 26 năm học 2011 - 2012

Giáo án Lớp 9 môn Ngữ văn - Tuần 26 năm học 2011 - 2012

1. Kiến thức:

- Đề bài nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích

- Các bước làm bài nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích

2. Kĩ năng:

- Xác định yêu cầu nội dung và hình thức của một bài văn nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích

- Tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn bài, viết bài, đọc và sửa chữa cho bài nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích

3. Thái độ:

 

doc 8 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1281Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 9 môn Ngữ văn - Tuần 26 năm học 2011 - 2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 26 Ngày soạn : 10/03/2012
Tiết: 121,122 Ngày dạy: /03/2012
CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN 
VỀ TÁC PHẨM TRUYỆN (ĐOẠN TRÍCH)
A.Mục tiêu cần đạt: 
1. Kiến thức:
- Đề bài nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích
- Các bước làm bài nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích
2. Kĩ năng:
- Xác định yêu cầu nội dung và hình thức của một bài văn nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích
- Tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn bài, viết bài, đọc và sửa chữa cho bài nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích
3. Thái độ:
 - Tích cực, tự giác học tập
B.Chuẩn bị: 
 GV: Đọc sgk,sgv,tài liệu,bảng phụ
 HS: Soạn bài
 C.Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định: Gv kiểm tra sĩ số HS
2.Kiểm tra bài cũ: ?Trình bày những đề bài nghị luận t/p truyện(bài tập1/sbt)
?Thế nào là nghị luận t/p truyện? Những yêu cầu cần đạt của kiểu bài nghị luận này là gì?
3.Bài mới 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Khởi động
*Hoạt động 2: Sử dụng PP vấn đáp
HS: đọc 4 đề /bảng phụ
? Các đề bài trên đã nêu ra những v/đ nghị luận nào trong t/p truyện?
? Em hãy xác định dạng đề của 4 đề bài trên?
 (có mệnh lệnh:suy nghĩ,p/tích)
? Các từ “suy nghĩ/phân tích”đòi hỏi bài viết khác nhau ra sao?
(Từ “suy nghĩ”xuất phát từ sự cảm,hiểu của mình để nhận xét, đánh giá t/p trên cơ sở một tư tưởng,góc nhìn nào đó
-Từ “phân tích”xuất phát từ t/p(cốt truyện,n/v,tình tiết,sự việc)để lập luận->nhận xét,đánh giá
(Trình bày những nhận xét,đánh giá phải có lý lẽ,lập luận đồng thời phải qua p/tích,c/m bằng những d/c cụ thể
-Kết hợp đồng thời linh hoạt nhiều phép lập luận:g/thích,p/tích,c/m)
GV:nhắc lại:nhận xét,đánh giá phải xuất phát từ cốt truyện,n/v,NT t/p. tuy nhiên đây không phải là 2 kiểu mà chỉ có 1 
GV: nhấn mạnh tính chất tổng hợp của kiểu bài này
*Hoạt động 3: Sử dụng PP vấn đáp, nêu vấn đề
HS: đọc đề bài /sgk
HS: nhắc lại 4 bước cơ bản để làm bài văn nghị luận nói chung
? Em hãy tìm hiểu nội dung,yêu cầu cụ thể của đề bài trên?
? Dựa vào gợi ý/sgk,em hãy liệt kê những ý cần tìm để làm bài?
? Tình yêu làng yêu nước của ông Hai được biểu hiện ntn?
(Gợi ý:Qua những tình huống ra sao?được diễn đạt qua những chi tiết ntthế nào?)
? Em hãy nhắc lại bố cục của bài nghị luận nói chung?
? Dựa vào mở bài/sgk,em hãy xác định nhiệm vụ của mở bài?
? Nhiệm vụ chính của thân bài là gì?
? Kết bài,em thường viết gì?
GV yêu cầu HS viết bài
GV lưu ý HS những luận điểm phải rõ ràng,có p/tích,c/m = d/c cụ thể trong t/p
HS: đọc ghi nhớ/sgk
*.Hoạt động4:Hướng dẫn luyện tập
HS: đọc yêu cầu đề bài
? Vấn đề nghị luận là gì?
? Phần mở bài g/thiệu những gì?
? Văn bản có những nét ND,NTcơ bản nào?
GV: gợi ý HS những hướng mở bài
Từ số phận chung của người phụ ữ qua 2 câu thơ của NDu “Đau đớn thay.lời chung”
-Từ hoàn cảnh XH đến t/p
HS: phát hiện luận điểm cơ bản về ND 
HS: viết bài:4 bàn:mở bài
 4 bàn:Nội dung
 4 bàn:nghệ thuật
GV: gọi trình bày,khuyến khích cho điểm những em làm tốt
I.Đề bài nghị luận về t/p truyện(đoạn trích)
Đề bài/sgk
1.Vấn đề nghị luận:
Đề1:Nghị luận về thân phận người phụ nữ trong XH cũ
Đề2:Nghị luận về diễn biến cốt truyện
Đề3:Nghị luận về thân phận n/vật
Đề4:Nghị luận về đời sống tình cảm gia đình trong chiến tranh
II.Các bước làm bài:
Đề bài:Suy nghĩ về n/v ông Hai trong truỵên ngắn “Làng”của Kim Lân
a.Tìm hiểu đề:
-Yêu cầu:nghị luận về n/v trong t/p
-Kiến thức”Sự hiểu biết của bản thân về n/v ông Hai trong t/p “Làng”
b.Tìm ý:
 * Nội dun g:
Phẩm chất điển hình của ông Hai:Tình yêu làng,gắn bó,hòa quyện với lòng yêu nước(nét mới trong đời sống tnh thần của người nông dân thời chống pháp)
-Biểu hiện của phẩm chất: Qua những tình huống
 +Đi tản cư nhớ làng
 +Theo dõi tin tức kháng chiến
 +Tâm trạng khi nghe tin làng theo giặc
+Niềm vui khi tin đồn được cải chính 
 *Nghệ thuật:
+Tình huống độc đáo
 +Miêu tả tâm lý nhân vật
 +Hình thức trần thuật(đối thoại,độc thoại)
-Ý nghĩa của t/cảm mới mẻ ấy của n/v(sức mạnh tạo nên sự chiến thắng của DT)
2.Lập dàn ý:
a.Mở bài
+:Giới thiệu t/p “Làng”,n/v ông Hai
 +Đánh giá khái quát thành công t/p
b.Thân bài:
Triển khai các nhận định về lòng yêu làng,yêu nước của ông Hai và NT đặc sắc
c.Kết bài:
Khẳng định lại về hình tượng nhân vật và tác phẩm
3.Viết bài: /sgk
4.Đọc lại bài và sửa chữa:
*Ghi nhớ/sgk
II.Luyện tập
Đề bài:Suy nghĩ của em về truyện ngắn “Chuyện người con gái Nam Xương”của NDữ
 Viết phần mở bài,thân bài
1.Mở bài
+:G/thiệu xuất xứ(h/cảnh ra đời t/p:TK16,17)
 +Thành công của t/p:Đề cập đến số phận bất hạnh của người phụ nữ trong XHPK,với những nét NT đặc sắc:yếu tố hoang đường,tình tiết bất ngờ
2.Thân bài:
-Nhận định,đánh giá nội dung t/p
 +Xây dựng thành công h/ảnh người phụ nữ VN đẹp người,đẹp nết(dẫn chứng trong t/p)
 +Sự bất hạnh của người phụ nữ(ng/nhân-h/quả)
-Nét đặc sắc về NT t/p:
 +Lối dẫn dắt truyện tự nhiên
 +Kết hợp yếu tố hiện thực,hoang đường
 +Tình tiết bất ngờ,ø thú vị
4. Củng cố: Gv củng cố bài
5. Dặn dò :-Học bài thuộc bài
-Soạn bài:Luyện tập cách làm bài nghị luận về t/p truyện.
D.Rút kinh nghiệm:
**********************************
Tuần 26 Ngày soạn : 10/03/2012
Tiết: 123,124 Ngày dạy: /03/2012
LUYỆN TẬP CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN 
TÁC PHẨM TRUYỆN (ĐOẠN TRÍCH)
A.Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức:
- Đặc điểm, yêu cầu và cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích
2. Kĩ năng:
- Xác định các bước làm bài, viết bài nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích cho đúng với các yêu cầu đã học
3. Thái độ:
 - Tích cực, tự giác học tập
B.chuẩn bị: GV: Đọc SGK,SGV,tài liệu
 HS: Soạn bài:Phần chuẩn bị ở nhà,ở lớp
C.Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định: Gv kiểm tra sĩ số HS
2.Kiểm tra bài cũ: ?Em hãy trình bày dàn ý của bài nghị luận về t/p truyện(đoạn trích)
 ?Yêu cầu cần đạt giữa các phần,các đoạn trong bài ntn?
3.Bài mới 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NÔỊ DUNG
Hoạt động 1: Khởi động
*Hoạt động 2: Sử dụng PP vấn đáp
HS:đọc đề bài
? Em hãy tóm tắt ngắn gọn t/p “Chiếc lược ngà” của NQSáng?
? Em hãy tìm hiểu yêu cầu của đề bài trên?(dựa vào những từ ngữ nào của đề)
? Về nội dung,truyện đề cập đến v/đ gì?
? Tình cảm của bé Thu đ/v ba thể hiện qua mấy tình huống?
? Biểu hiện của mỗi tình huống +lời nhận xét,đánh giá?
? Tình cảm của ông Sáu đ/v bé Thu được thể hiện trong những tình huống nào?
? Đoạn truyện có những đặc sắc gì về nghệ thuật?
? Ý nghĩa thời đại của câu chuyện ra sao?
*Hoạt động 3: Sử dụng PP vấn đáp, nêu vấn đề
HS:nhắc lại dàn ý của bài văn nghị luận
HS:lên bảng dựa vào phần tìm ý ,trình bày dàn ý chi tiết
->Lớp theo dõi,bổ sung
* Hoạt động 4: GVphân công các nhóm viết bài theo dàn ý:
Gọi HS đọc, nhận xét, sửa chữa
*Hoạt động 5: GV:cho đề bài viết số 6(ở nhà)
Đề bài:Cảm nhận của em về đoạn trích “Chiếc lược ngà”của Nguyễn Quang Sáng
I.Tìm hiểu đề,tìm ý:
 1.Tìm hiểu đề:
-Dạng đề: nghị luận một đoạn trích của t/p truyện
-Nội dung: về nội dung,nghệ thuật
-Hình thức:Nêu cảm nhận
 2.Tìm ý:
a.Giá trị nội dung(Tình cha con của bé Thu và anh Sáu)
*.Bé Thu:
-Trước khi nhận cha:ngờ vực,lảng tránh,lạnh nhạt qua các chi tiết:nghe gọi tên,lúc nấu cơm,trong bữa ăn
->Đánh giá:Sự ương ngạnh không đáng trách->em có cá tính cứng cỏi,rất yêu cha mình
-Lúc nhận cha:Cách thể hiện tình cảm:tiếng gọi,cử chỉ
->Đánh giá:Tình cảm yêu thương cha mãnh liệt
*.Ông Sáu:-Khi gặp con:cảm xúc,thái độ,h/động?
 -Khi xa con:việc làm.lời nói?
->Đánh giá:Mối tình phụ tử thiêng liêng, bất tử
b.Nét đặc sắc về nghệ thuật:
+Cốt truyện chặt chẽ,tình huống bất ngờ nhưng hợp lý
+Người kể,ngôi kể phù hợp
+Các chi tiết miêu tả trạng thái,tâm lý nhân vật
+Ngôn ngữ giản dị,đậm chất Nam bộ
c.Ý nghĩa thời đại của truyện:
Sự mất mát tình cảm trong chiến tranh->Vai trò, nhiệm vụ của chúng ta đối với những người đã hy sinh 
II.Lập dàn ý:
1.Mở bài:-G/thiệu t/giả,t/phẩm
 -Nhận định khái quát về sự thành công của t/p(ca ngợi mối tình phụ tư rthiêng liêng,xúc động thời ch/tranh
2.Thân bài:
a.Đánh giá về nội dung:Tình cha con sâu nặng của anh Sáu và bé Thu
b.Nhận xét vềà nghệ thuật
3.Kết bài:-Khẳng định lại thành công của t/p
 Khái quát lên ý nghĩa thời đại của câu chuyện
III.Viết bài:
IV.Đọc lại và sửa chữa
4. Củng cố: Gv củng cố bài
5. Dặn dò : -Xem lại toàn bộ lý thuyết để làm bài viết tốt hơn
 -Soạn bài:Sang thu (Đọc văn bản,trả lời câu hỏi tìm hiểu)
 - Làm bài viết số 6: 
 Thời gian làm bài: 1 tuần 
 BÀI VIẾT LÀM VĂN SỐ 6 (Ở NHÀ) 
 NGHỊ LUẬN VĂN HỌC
Đề bài: Hãy trình bày cảm nhận của em về đoạn trích “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng
ĐÁP ÁN:
 I.Yêu cầu chung:-Thể loại:Nghị luận t/p truyện(đoạn trích)
 -Nội dung:Giá trị nội dung,nghệ thuật của đoạn trích “chiếc lược ngà”
 -Hình thức:+Đủ bố cụcï 3 phần
 +Luận điểm.luận cứ rõ ràng,mạch lạc,có vận dụng các phép lập luận:phân tích,c/minh,giải thích,tổng hợp
 +Không sai lỗi chính tả,ngữ pháp,diễn đạt trôi chảy,có sức th/phục
 II.Yêu cầu cu thể:
1.Mở bài:
-Giới thiệu tác giả,tác phẩm,nhân vật
 -Khái quát những nét đặc trưng của n/v hoặc sự thành công của t/p
“Chiếc lược ngà”của NQSáng: Ca ngợi tình phụ tử thiêng liêng cao quí trong hoàn cảnh ác liệt của ch/tranh
 2.Thân bài:
 Nhận xét , đánh giá vè nội dung, nghệ thuật
 a.Nêu,nhận xét,đánh giá về nội dung:
 Ca ngợi tình cha con sâu nặng,thiêng liêng của anh Sáu và bé Thu 
 Qua những tình huống:
 -Khi Thu chưa nhận cha(Phân tích biểu hiện phản ứng của hai cha con bằng dẫn chứng trong t/p)
 +Anh Sáu:Cảm xúc khi mới nhìn thấy con,h/động,cử chỉ,lời nói,những ngày bên co 
 ->Lòng yêu thương con nhưng đau xót vì con không nhận ra mình là cha
 +Bé Thu:Khi nghe tiếng gọi tên mình,lúc nấu cơm và trong bữa ăn:thái độ,lời nói,việc làm
 ->Ương ngạng nhưng không đáng trách,cá tính m/mẽ,cứng cỏi->yêu thương cha sâu sắc
 -Khi Thu nhận cha:Lời nói,cử chỉ và thái độ của Thu và anh Sáu
 ->Tình cha con mãnh liệt dâng trào và cảm động
 -Khi anh Sáu ở chiến khu:Suy nghĩ,việc làm,tình cảm của anh đ/v con:ân hận,nhớ thương,miệt mài làm cây lược->anh hi sinh:hành động móc lược trao cho bác Ba
 =>Tình cha trọn vẹn,thiêng liêng bất tử
 b.Những nét đặc sắc về nghệ thuật:
 +Cốt truyện chặt chẽ,tình huống bất ngờ nhưng hợp lý
 +Người kể,ngôi kể phù hợp
 +Các chi tiết miêu tả trạng thái tâm lý n/vật
 +Ngôn ngữ giản dị đậm chất Nam Bộ
 3.Kết bài: 
-Khẳng định ý nghĩa thời đại của câu chuyện:Cảm thông,chia sẻ với những mất mát, thiệt thòi t/cảm trong chiến tranh ;Tự hào về sự hi sinh của những người lính
 -Trân trọng tình cảm gia đình trong c/s hôm nay
III.Thang điểm: 1.Mở bài:( 1 điểm)
 2.Thân bài:( 8 điểm) trong đó: nội dung(5đ)+Nghệ thuật(3 đ)
 3.Kết bài: (1 điểm)
 *.Lưu ý: -Phần thân bài sẽ là( 4,5 đ) nếu chưa có lời nhận xét,đánh giá
 -Khuyến khích những bài làm tốt có sự sáng tạo,giàu sức thuyết phục
 * Rút kinh nghiệm:
****************************************
Tuần 26	Ngày soạn : 10/03/2012
Tiết: 125	Ngày dạy: /03/2012
SANG THU
 -Hữu Thỉnh-
A.Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức:
- Vẻ đẹp cuả thiên nhiên trong khoảnh khắc ẩio mùa và những suy nghĩ mang tính triết lí của tác giả
2. Kĩ năng:
- Đọc hiểu một văn bản thơ trữ tình hiện đại
- Thể hiện những suy nghĩ, cảm nhận về một hình ảnh thơ, một khổ thơ, một tác phẩm thơ
3. Thái độ:
- Giáo dục lòng yêu mến cảnh vật quê hương, thiên nhiên, đất nước
B.Chuẩn bị:. GV: đọc SGK,SGV,tài liệu
 HS: Soạn bài theo yêu cầu
C.Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định: Gv kiểm tra sĩ số HS
2.Kiểm tra bài cũ
:?Đọc thuộc lòng bài thơ “Viếng lăng Bác”phân tích hình ảnh ẩn dụ trong bài mà em tâm đắc nhất?
3.Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
*Hoạt động 1: Khởi động
Gv giới thiệu bài 
*Hoạt động 2: Sử dụng PP vấn đáp, thuyết trình
? Em hiểu biết gì về tác giả Hữu Thỉnh và bài thơ Sang thu?
? ? Về thể thơ,VB này có gì giống VB “Mùa xuân nho nhỏ”?
? Phương thức biểu đạt của VB là gì?
GV:Giới thiệu thêm : Bài thơ đã miêu tả những cảm xúc, rung động của lòng người trước thời điẻm sang thu
*Hoạt động 3: Sử dụng PP thuyết trình
GV: H/dẫn đọc:Giọng nhẹ nhàng,nhịp chậm,khoan thai,trầm lắng thoáng suy tư
GV: Đọc ,2 HS đọc lại
*Hoạt động 4: Sử dụng PP vấn đáp, thuyết trình, nêu vấn đề
HS: Đọc lại khổ thơ 1
? Những biến đổi của đất trời sang thu được t/giả cảm nhận qua những dấu hiệu nào?
 ( Mùi hương + h/ả đám mây)
? Em hiểu gì về nghĩa của từ “ phả” ? Tại sao tác giả lại viết “Hương ổi phả vào trong gió se”?
 ( Vào thu, ổi chín vàng ươm, dường như hương đang sánh lại. thơm nức, ngọt mát.Mùi hương đậm đặc từ những trái ổi mọng vàng đang toả ra, trộn lẫn vào trong gió. Gió mùa thu hào phóng chia hương mùa thu tới khắp nơi trong vũ trụ )
? “Chùng chình”thuộc từ loại gì? T/g đã sử dụng BPNT gì ở câu thơ này?
? Việc sử dụng từ láy và biện pháp nhân hoá đã gợi tả điều gì về những đám mây ? 
( Làn sương trôi ngập ngừng,bịn rịn, có vẻ chậm hơn mọi ngày, có thể là do nó còn lưu luyến, chưa muốn chia tay mùa hạ hay nó muốn ngắm nhìn vẻ đẹp của thiên nhiên lúc giao mùa)
?“Bỗng,Hình như”là thành phần gì? Em hiểu gì về tâm trạng nhà thơ khi thu về?
( Diễn tả sự ngỡ ngàng, giật mình, bối rối vì thu đến lặng lẽ quá, âm thầm quá khiến nhà thơ không nhận ra thời điểm thu sang )
? Qua phân tích,em hãy cho biết t/giả cảm nhận mùa thu bằng những giác quan nào?với cảm xúc ra sao?
GVchuyển ý: Cái ngỡ ngàng ban đầu vụt biến đi , nhường chỗ cho sự rung cảm mãnh liệt trước mùa thu
 HS:Đọc khổ thơ thứ 2
? T/g đã phát hiện những sự vật nào đổi thay khi thu sang? Vậy dưới sự quan sát của nhà thơ đất trời có sự thay đổi ntn?
?Hình ảnh một dòng sông ra sao qua từ “dềnh dàng”?
 ( Sông trôi êm ả, chạm rãi, lững lờ như đang ngẫm nghĩ, suy tư >< Không còn chẩy cuồn cuộn , gấp gáp như mùa ha, vì thời tiết mùa hạ khác hẳn mùa thu, nắng lắm nên mưa nhiều, nước sông dồi dào)
? Vì sao lúc này chim lại vội vã?
 ( Gió thu se lạnh hơn lúc hoàng hôn + Vội vã làm tổ để đón mùa đông sang) 
? Em cảm nhận ntn về hình ảnh “Đám mây mùa hạsang thu”?
 (GV:bình thêm: Trí tưởng tượng phong phú: Hình dung trên bầu trời được chia làm hai nửa: Nửa mùa hạ, nửa mùa thu)
? Em nhận xét gì về cách cảm nhận của t/g qua khổ thơ trên ?
 ( Chú ý về cách diễn đạt “ Chim bắt đầu vội vã”, “Vắt nửa mình” )
? Qua cách cảm nhận đó, t/g đã khẳng định điều gì?
GV chuyển ý: T/g còn cảm nhận những khác biệt nào của thời tiét khi chuyển mùa nữa? Quan sát sự đổi thay của thiên nhiên, t/g có suy ngẫm gì về cuộc đời?
HS: đọc khổ thơ thứ 3
? Thời tiết lúc này thay đổi ra sao?
HS:THẢO LUẬN NHÓM:Có ý kiến cho rằng: “Hai câu cuối không chỉ tả cảnh sang thu mà còn chất chứa suy ngẫm về con người và cuộc đời”ý kiến em thế nào?
->Đại diện nhóm trình bày,
 GV: Chốt lại những ý đúng:
Câu thơ có hai lớp nghĩa:
+ Tả thực:
-Sấm: Hiện tượng sấm chớp, tác động sinh học đến cây cối
- Hàng cây đứng tuổi: Cây già, cao, to
+ån dụ:
-Sấm: Những tác động bất thường, nguy hiểm đến cuộc sống con người; những sóng gió, bão giông cuộc đời
-Hàng cây..: Những người cao tuổi, từng trải
 Vẻ chín chắn, điềm tĩnh của cây trước những sấm sét, bão giông khi chuyển mùa gợi cho ta liên tưởng dến sự từng trải, chín chắn của con người trước cuộc đời 
*Hoạt động 5: Sử dụng PP vấn đáp
? Qua p/tích,em cảm nhận gì về nội dung,nghệ thuật bài thơ?
HS:đọc ghi nhớ /sgk
I.Tác giả,tác phẩm:
1.Tác giả/sgk
2.Tác phẩm:
-Ra đời cuối 1977
-Phương thức biểu đạt:
 Miêu tả + biểu cảm
II.Đọc- chú thích:
III.Tìm hiểu văn bản:
*.Khổ 1:
-Bỗng nhận ra hương ổi
-Phả vào trong gió se
-Sương chùng chình qua ngõ
-Hình như thu đã về
->Từ láy gợi hình,nhân
 hóa
=>Ngỡ ngàng, bâng khuâng khi nhận ra sự chuyển mùa nhẹ nhàng từ hạ sang thu
*.Khổ 2:
-Sôngdềnh dàng
-Chim vội vã
-Đám mây mùa hạ
-Vắt nửa mình sang thu
->Sự cảm nhận tinh tế, trí tưởng tượng phong phú
=>Sự chuyển mùa rõ rệt
 của đất trời lúc sang thu
*.Khổ 3:
-Vẫn còn bao nhiêu nắng
-Vơi dần cơn mưa
-Sấm cũng bớt bất ngờ
-Trên hàng cây đứng tuổi
->Hình ảnh thơ giàu tính biểu tượng
 =>Con người bình tĩnh ,tự tin, vững vàng trước sự biến đổi của thiên nhiên, cuộc đời
IV.Tổng kết:
Ghi nhớ/sgk
4. Củng cố: Gv củng cố bài
5. Dặn dò: -Học bài
 -Làm câu luyện tập,BT4/SBT(So sánh 2 đoạn thơ thu)
 -Soạn bài:Nói với con (Đọc văn bản+ trả lời câu hỏi tìm hiểu)
D.Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docTuần 26.doc