Giáo án Lớp 9 - Môn Ngữ văn - Tuần 29 năm 2010

Giáo án Lớp 9 - Môn Ngữ văn - Tuần 29 năm 2010

Giúp học sinh:

-Trên cơ sở nhận thức tiêu chuẩn đầu tiên và chủ yếu của văn bản nhật dụng là tính cập nhật của nội dung, hệ thống hoá được chủ đề của các văn bản nhật dụng trong chương trình Ngữ văn THCS.

-Nắm được một số đặc điểm cần lưu ý trong cách thức tiếp cận văn bản nhật dụng.

II/ Chuẩn bị: GV: Bảng phụ, tài liệu và tranh ảnh liên quan.

 HS: Trả lời câu hỏi và bài tập SGK.

 

doc 42 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1729Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 9 - Môn Ngữ văn - Tuần 29 năm 2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 14.3.2010
Ngày dạy: 18.3.2010
Tuần 29
Tiết 131-132
Bài 26
TỔNG KẾT VĂN BẢN NHẬT DỤNG
I/ Mục tiêu cần đạt:
Giúp học sinh:
-Trên cơ sở nhận thức tiêu chuẩn đầu tiên và chủ yếu của văn bản nhật dụng là tính cập nhật của nội dung, hệ thống hoá được chủ đề của các văn bản nhật dụng trong chương trình Ngữ văn THCS.
-Nắm được một số đặc điểm cần lưu ý trong cách thức tiếp cận văn bản nhật dụng.
II/ Chuẩn bị: GV: Bảng phụ, tài liệu và tranh ảnh liên quan.
	HS: Trả lời câu hỏi và bài tập SGK.
III/ Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy – học:
1.Ổn định lớp.
2.Kiểm tra bài cũ:
GV nêu những yêu cầu cần trình bày trong bài kiểm tra thơ hiện đại (tiết 129).
3.Giới thiệu bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung và ghi bảng
HĐ1:Trao đổi về phần giới thiệu VBND
Em hãy nêu khái niệm văn bản nhật dụng đã học ở lớp 6.
Cập nhật là gì?
VBND sử dụng những thể loại nào, kiểu VB nào?
VBND có giá trị văn chương không? Vì sao?
HĐ2: Hệ thống hoá các đề tài, chủ đề các văn bản trong toàn cấp.
Các VBND đã học đề cập đến những nội dung nào?
HĐ3: Hệ thống hoá các hình thức văn bản và kiểu văn bản các tác phẩm văn bản nhật dụng đã học.
Các VBND đã học thường dùng những phương thức biểu đạt nào?
(Hãy tìm và phân tích tác dụng của yếu tố biểu cảm trong VB Ôn dich, thuốc lá...)
HĐ4: Trao đổi về một số đặc điểm cần lưu ý trong việc học VBND.
Để học tốt các VBND ta cần chú ý những điều gì?
HĐ5: Tổng kết.
Nêu những nội dung cơ bản của VBND.
Cần lưu ý điều gì khi phân tích một VBND?
I/ Khái niệm văn bản nhật dụng:
Khái niệm văn bản nhật dụng không phải là khái niệm thể loại, cũng không chỉ kiểu văn bản. Nó chỉ đề cập tới chức năng, đề tài và tính cập nhật của nội dung VB mà thôi.
1. Cập nhật là kịp thời, đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi của cuộc sống hằng ngày, hiện tại song cái bức thiết phải gắn với những vấn đề cơ bản của cộng đồng; với những vấn đề lâu dài của sự phát triển lịch sử, xã hội (tạo điều kiện tích cực để thực hiện nguyên tắc giúp HS hoà nhập với xã hội).
2.VBND sử dụng mọi thể loại, mọi kiểu VB.
3.VBND là một bộ phận của môn Ngữ văn; có giá trị như một tác phẩm văn học.
II/ Nội dung các VBND đã học:
-Di tích lịch sử (Cầu Long Biên...), 
danh lam thắng cảnh (Động Phong Nha), 
quan hệ thiên nhiên và con người (Bức thư ... da đỏ)
-Về giáo dục, vai trò người phụ nữ (Cổng trường mở ra, Mẹ tôi, Cuộc chia tay...), 
về văn hoá (Ca Huế trên sông Hương).
-Vấn đề môi trường (Thông tin về ngày trái đất 2000), tệ nạn ma tuý, thuốc lá (Ôn dịch, thuốc lá), 
dân số và tương lai (Bài toán dân số).
-Quyền sống con người (Tuyên bố thế giới...),
bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh (Đấu tranh ...), 
hội nhập với thế giới (Phong cách HCM).
III/ Hình thức văn bản nhật dụng:
*Hình thức VBND đa dạng, kết hợp nhiều phương thức biểu đạt để tăng sức thuyết phục.
-Tự sự và miêu tả: Cuộc chia tay ...
-Thuyết minh và miêu tả: Động Phong Nha, Ca Huế ..
-Tự sự, miêu tả và biểu cảm (Cầu Long Biên ...)
-Nghị luận và biểu cảm (Bức thư ..., Đấu tranh ...)
-Thuyết minh, nghị luận và BC (Ôn dịch, thuốc lá)
-Nhiều yếu tố nghị luận (Thông tin ..., Tuyên bố ...).
IV/ Phương pháp học VBND:
1.Lưu ý đặc biệt đến chú thích các sự kiện.
2.Có thói quen liên hệ vấn đề đặt ra với cuộc sống bản thân, cộng đồng (nhỏ đến lớn).
3.Có kiến giải riêng, quan điểm riêng; có thể đề xuất những kiến nghị và giải pháp.
4.Cần vận dụng kiến thức các môn học khác để làm sáng tỏ vấn đề đặt ra trong VBND.
5.Cần căn cứ vào đặc điểm hình thức và phương thức biểu đạt khi phân tích nội dung VBND.
*Ghi nhớ:
1.Tính cập nhật về nội dung là tiêu chuẩn hàng đầu của VBND; đòi hỏi lúc học VBND nhất thiết phải liên hệ với thực tiễn cuộc sống.
2.VBND đa dạng về hình thức. Cần căn cứ vào hình thức văn bản cụ thể, thể loại và phương thức biểu đạt để phân tích tác phẩm.
IV/ Củng cố - Dặn dò:
	Xem lại các văn bản nhật dụng đã học.
	Nắm chắc những yêu cầu về nội dung, hình thức của VBND.
	Sử dụng tốt những lưu ý khi phân tích một VBND.
	Chuẩn bị bài mới: Truyện hiện đại (đọc thêm): Bến quê.
	Tiết133: TV: Chương trình địa phương.
	Tiết 134 -135: TLV: Viết bài tập làm văn số 7.
Ngày soạn: 16.3.2010
Ngày dạy: 21.3.2010
Tuần 29
Tiết 133 
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG (phần Tiếng Việt)
I/ Mục tiêu cần đạt:
Giúp học sinh không chỉ nhận biết một số từ ngữ địa phương mà quan trọng hơn là hướng dẫn thái độ đối với việc sử dụng từ ngữ địa phương trong đời sống cũng như nhận xét về cách sử dụng từ ngữ địa phương trong những văn bản phổ biến rộng rãi (như trong văn chương nghệ thuật).
II/ Chuẩn bị: GV: Bảng phụ, tài liệu liên quan.
	HS: Trả lời câu hỏi và bài tập SGK.
III/ Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học:
1.Ổn định lớp.
2.Kiểm tra bài cũ:
Phân biệt nghĩa tường minh và hàm ý. Điều kiện sử dụng hàm ý? Làm bài tập 5.
3.Giới thiệu bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung và ghi bảng
HĐ1: GV hướng dẫn HS làm bài tập 1
Tìm từ ngữ địa phương trong đoạn trích Chiếc lược ngà và chuyển sang từ ngữ toàn dân tương ứng.
HĐ2:GV hướng dẫn HS làm bài tập 2.
Cho biết từ Kêu ở câu nào là từ địa phương, ở câu nào là từ toàn dân. Diễn đạt khác...để làm rõ sự khác nhau đó.
HĐ3: GV hướng dẫn HS làm bài tập 3
Tìm từ địa phương trong câu đố. Từ tương đương trong ngôn ngữ toàn dân
HĐ4:GV hướng dẫn HS làm bài tập 4
Điền vào bảng tổng hợp theo mẫu tr.99
HĐ5:GV hướng dẫn HS làm bài tập 5*(Bình luận về cách dùng từ ngữ địa phương ở BT1: Có nên để Thu dùng từ ngữ toàn dân không? Vì sao?
Tại sao trong lời kể của tác giả cũng có từ ngữ địa phương?)
BT1: Từ ngữ địa phương và toàn dân:
a. thẹo (sẹo), lặp bặp (lắp bắp), ba (cha).
b. ba (bố), má (mẹ), kêu (gọi), đâm (trở thành), đũa bếp(đũa cả), nói trổng(trống không),vô(vào)
c. ba (cha, bố), lui cui (lúi húi), nắp (vung), nhắm (cho là), giùm (giúp) ...
BT2:a.Kêu: từ toàn dân (nói to).
b.Kêu: từ địa phương (gọi).
BT3:
a. trái (quả); chi (gì).
b. kêu (gọi); trống hổng trống hảng (trống huếch trống hoác).
BT4: GV kẻ bảng, gọi HS lên bảng điền từ vào theo yêu cầu BT.
BT5: a.Không nên để Thu dùng từ ngữ toàn dân vì bé Thu chưa có dịp giao tiếp rộng rãi ở ngoài địa phương mình.
b.Trong lời kể của tác giả cũng có từ ngữ địa phương để nêu sắc thái của vùng đất nơi việc được kể diễn ra.
IV/ Củng cố - Dặn dò:
	Hoàn chỉnh các bài tập vừa làm.
	Xem lại các văn bản đã học có từ địa phương, tìm từ toàn dân tương ứng.
	Chuẩn bị bài mới: Ôn tập Tiếng Việt 9.
	Tiết134-135:TLV: Viết bài Tập làm văn số 7.
Ngày soạn: 18.3.2010
Ngày dạy: 23.3.2010
Tuần 29
Tiết 134 -135
VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 7
I/ Mục tiêu cần đạt:
	Bài viết số 7 nhằm đánh giá HS ở các phương diện:
-Biết cách vận dụng các kiến thức và kĩ năng khi làm bài NL về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích), một đoạn thơ, bài thơ đã học ở các tiết trước đó.
-Có những cảm nhận, suy nghĩ riêng và biết vận dụng một cách linh hoạt, nhuần nhuyễn các phép lập luận phân tích, giải thích, chứng minh... trong làm bài.
-Có kĩ năng làm bài tập làm văn nói chung (bố cục, diễn đạt, ngữ pháp, chính tả...)
II/ Chuẩn bị: GV: Bảng phụ, tài liệu và tranh ảnh liên quan.
	HS: Trả lời câu hỏi và bài tập SGK.
III/ Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học:
1.Ổn định lớp.
2.Kiểm tra việc chuẩn bị làm bài nghiêm túc của học sinh.
3.Đề ra:
	Cảm nhận của em về khát vọng mà nhà thơ Thanh Hải đã thể hiện ở hai khổ thơ bốn và năm của bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”.
Yêu cầu chung của bài làm:
	Bài làm cần thể hiện một cách viết chặt chẽ, thuyết phục và giàu xúc cảm về các ý:
	-Từ cảm xúc trước mùa xuân lớn của thiên nhiên, đất nước, tác giả ngẫm nghĩ về “mùa xuân nho nhỏ” của mỗi cuộc đời (gắn kết mùa xuân riêng và chung).
	-Bằng giọng thơ trầm lắng, trang nghiêm, tha thiết; hình ảnh thơ tự nhiên, đối ứng, tác giả khẳng định khát vọng được hoà nhập một cách có ích (điệp ngữ “ta làm”: quyết tâm chủ động hoà nhập), khát vọng âm thầm mà mãnh liệt được thanh thản lặng lẽ cống hiến.
	-Đó là một khát vọng (ước nguyện) bình dị, khiêm nhường mà chân thành, chân chính của một con người có trách nhiệm với đất nước.
Biểu điểm:
+Điểm 9 – 10: Bài làm đảm bảo được yêu cầu chung. Mắc vài lỗi nhẹ về chính tả.
+Điểm 7 – 8: Hành văn rõ song chưa đảm bảo ý 1 hoặc ý 3. Mắc không quá 3 lỗi diễn đạt.
+Điểm 5 – 6: Hiểu trọng tâm đề, bài làm có bố cục đầy đủ. Văn viết theo dõi được song ý chưa đầy đủ hoặc trình bày lộn xộn.
+Điểm 3 – 4: Có hiểu đề song chưa biết cách nghị luận hoặc nêu cảm nhận chung về cả bài thơ. Văn viết lủng củng, khó theo dõi.
+Điểm 1 – 2: Hiểu đề còn ít, luận điểm chưa rõ ràng; thiếu đầu tư, bài làm sơ sài.
+Điểm 0: Bỏ giấy trắng hoặc sai trầm trọng về nội dung tư tưởng.
	*GV tổ chức, quản lí tốt học sinh trong quá trình làm bài; tránh sử dụng tài liệu.
IV/ Củng cố - Dặn dò:
	Nhắc nhở học sinh làm bài nghiêm túc, đúng quy trình làm văn theo lí thuyết.
	Chuẩn bị bài mới: Luyện nói: Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
	Tiết 136 – 137:VH: Đọc thêm: Bến quê
Ngày soạn: 20.3.2010
Ngày dạy: 25.3.2010
Tuần 30
Tiết 136-137
Bài 27	
BẾN QUÊ
I/ Mục tiêu cần đạt:
Giúp học sinh:
-Qua cảnh ngộ và tâm trạng của nhân vật Nhĩ trong truyện, cảm nhận được ý nghĩa triết lí mang tính trải nghiệm về cuộc đời con người, biết nhận ra những vẻ đẹp bình dị và quý giá trong những gì gần gũi của quê hương, gia đình.
-Thấy và phân tích được những đặc sắc của truyện: tạo tình huống nghịch lí, trần thuật qua dòng nội tâm nhân vật, ngôn ngữ và giọng điệu đầy chất suy tư, hình ảnh biểu tượng.
-Rèn luyện kĩ năng phân tích tác phẩm truyện có sự kết hợp các yếu tố tự sự, trữ tình và triết lí.
II/ Chuẩn bị: GV: Bảng phụ, tài liệu và tranh ảnh liên quan.
	HS: Trả lời câu hỏi SGK.
III/ Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học:
1.Ổn định lớp.
2.Kiểm tra bài cũ:
Nêu những hiểu biết của em về văn bản nhật dụng.
Các văn bản nhật dụng đã học nói về những nội dung gì? Cho ví dụ cụ thể.
Phương pháp học văn bản nhật dụng tốt nhất là gì?
3.Giới thiệu bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung và ghi bảng
HĐ1:Hướng dẫn tìm hiểu t/g
GV giới thiệu tác giả, tác phẩm theo yêu cầu SGK và SGV tr111-112.
HĐ2:Hướngdẫn đọc-hiểu VB
1.Đọc và tìm hiểu tình huống truyện.
GV đọc mẫu đoạn đầu, gọi 2 HS đọc tiếp cho đến hết VB
Nhân vật Nhĩ trong truyện ở vào hoàn cảnh như thế nào? 
Xây dựng tình huống ấy, tác giả nhằm thể hiện điều gì?
2.Phân tích những cảm xúc và suy nghĩ của nhân vật Nhĩ.
Trong những ngày cuối cùng của cuộc đời mình, ở cảnh ngộ bị buộc chặt vào giường bệnh, Nhĩ đã nhìn thấy những gì qua khung cửa sổ và được tả theo trình tự nào?
Cụ thể, từng cảnh được miêu tả như thế nào? Nhận xét về các màu sắc của cảnh vật. (Liên hệ cảm nhận “Sang thu” của Hữu Thỉnh).
Qua những câu hỏi của Nhĩ: Đêm qua em có nghe thấy tiếng gì không? và Hôm nay là ngày mấy? và thái độ né tránh, không muốn trả lời của Liên, người đọc cảm thấy hình như anh đã nhận ra điều gì về b ... dựa trên những thông tin cho sẵn.
-Tên hợp đồng
Thời gian, địa điểm, các chủ thể kí kết hợp đồng
-Hiện trạng của đối tượng
-Các điều khoản hợp đồng
-Các quy định hiệu lực của hợp đồng: Viết làm mấy bản, giá trị pháp lí của nó, thời hạn hợp đồng, cam kết, họ tên và chữ kí của hai người.
IV/ Củng cố: Nêu đặc điểm và cách viết một bản hợp đồng.
V/ Dặn dò:
	Học thuộc lí thuyết. Về nhà làm bài tập 3 và 4 SGK tr. 158.
	Chuẩn bị bài mới: Tổng kết Tập làm văn.
	Tiết 159-160: VH: Tổng kết văn học nước ngoài.
Ngày soạn:18.4.2010
Ngày dạy: 25.4.2010
Tuần 32
Tiết 159-160
TỔNG KẾT VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI
I/ Mục tiêu cần đạt:
Giúp học sinh tổng kết, ôn tập một số kiến thức cơ bản về những văn bản văn học nước ngoài đã được học trong bốn năm ở cấp THCS bằng cách hệ thống hoá.
II/ Chuẩn bị: GV: Bảng phụ, tài liệu và tranh ảnh liên quan.
	HS: Trả lời câu hỏi và bài tập SGK.
III/ Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học:
1.Ổn định lớp.
2.Kiểm tra bài cũ:
Kiểm tra việc chuẩn bị bài mới của HS, chú ý đến số lượng và chất lượng bài học toàn cấp.
3.Giới thiệu bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung và ghi bảng
HĐ1:Hướng dẫn HS lập khung thống kê vào vở theo mẫu: STT, tên tác phẩm (đoạn trích), tác giả, nước, thế kỉ, thể loại.
GV ghi tên các tác phẩm (đoạn trích) theo trật tự trong SGK từ lớp 6 đến lớp 9, có sự tham gia của HS. Thu xếp để trên bảng có đủ số dòng cho 19 VB.
HĐ2: GV điều hành HS điền vào những ô ở các cột khác, trên cơ sở GV chỉ định kết hợp với HS tự nguyện.
HĐ3: GV nhắc lại để củng cố kiến thức về nội dung (ghi nhớ từng bài trong SGK).
Em học tập được những kiến thức bổ ích nào về nghệ thuật?
HĐ4: Em yêu thích nhất bài nào hoặc tác giả nào nhất, vì sao?
HĐ5: Tổng kết bài 
1/ Thống kê các tác phẩm VH nước ngoài:
Lớp 6:
1) Lòng yêu nước, Ê-ren-bua, Nga, XX, bút kí CL
2)Buổi học cuối cùng, Đô-đê, Pháp, XIX, truyện
Lớp 7:
3)Xa ngắm ..., Lí Bạch, Trung Quốc, VII, thơ TNTT
4)Cảm nghĩ ...Lí Bạch, Trung Quốc, VII, thơ NNTT
5)Hồi hương ...Hạ Tri Chương, TQ, VIII, thơ TNTT
6)Bài ca nhà ... Đỗ Phủ,Trung Quốc, VII, thơ cổ thể
Lớp 8:
7)Cô bé bán diêm, An-đéc-xen, Đan mạch, XIX, tr.
8)Đánh nhau ..., Xéc-van-tét, TBN, XVI, tiểu thuyết
9)Chiếc lá cuối cùng, O.Hen-ri, Mĩ, XIX, truyện
10)Hai cây phong, Aimatốp, Cưrơgưxtan, XX, truyệ
11)Ông Giuốc-đanh...,Mô-li-e, Pháp, XVII, hài kịch
12)Đi bộ ngao du, Ru-xô, Pháp, XVIII, NLXH
Lớp 9:
13)Cố hương, Lỗ Tấn, TQ, XX, truyện.
14)Những đứa trẻ, Go-rơ-ki, Nga, XX, T.T tự thuật
15)Chó Sói và Cừu..., H.Ten, Pháp, XIX, NL VC
16)Mây và Sóng, Ta-go, Ấn Độ, XX, thơ
17)Bố của Xi-mông,G.Mô-pa-xăng,Pháp,XX,truyện
18)Rô-bin-xơn ..., Đi-phô, Anh, XVIII, truyện dài
19)Con chó Bấc, Giắc Lân-đơn, Mĩ, XX, truyện
2/ Nội dung:
-Sắc thái phong tục tập quán của nhiều dân tộc trên thế giới.
-Đề cập nhiều vấn đề xã hội nhân sinh ở các nước, thuộc những thời đại khác nhau
-Giúp ta bồi dưỡng những tình cảm đẹp, yêu cái thiện, ghét cái ác ...
3/ Nghệ thuật: cung cấp nhiều kiến thức bổ ích
-nghệ thuật thơ ĐườngTQ (Hạ Tri Chương, LB, ĐP)
-lối thơ văn xuôi (Ta-go)
-văn chính luận
+nghị luận văn chương (H. Ten)
+nghị luận xã hội (Ru-xô)
+bút kí chính luận (Ê-ren-bua)
-hài kịch (Mô-li-e)
-phong cách văn xuôi khác (Đi-phô, Đô-đê, Go-rơ-ki, Ai-ma-tốp ...)
HS phát biểu tự do mình yêu thích nhất bài nào hoặc tác giả nào và nêu vắn tắt lí do.
GV tổng kết bài trên cơ sở Kết quả cần đạt trong SGK và Mục tiêu cần đạt trong SGV.
IV/ Củng cố:
Có bao nhiêu tác phẩm VHNN được học ở cấp THCS?
Nêu tác giả, tác phẩm theo từng nước.
Sơ lược nội dung và nghệ thuật của phần văn học nước ngoài.
V/ Dặn dò:
	Đọc lại các văn bản đã học. Tìm đọc toàn bộ tác phẩm có đoạn trích được học.
	Học thuộc lòng các tác phẩm thơ, tóm tắt được nội dung tác phẩm truyện.
	Ôn lại toàn bộ bài học của học kì II để chuẩn bị kiểm tra tổng hợp cuối học kì.
	Chuẩn bị bài mới: Bắc Sơn.
Ngày soạn:19.4.2010
Ngày dạy: 28.4.2010
Tuần 33
Tiết 161-162
BẮC SƠN
I/ Mục tiêu cần đạt:
Giúp học sinh: Nắm được nội dung và ý nghĩa của đoạn trích hồi bốn vở kịch Bắc Sơn: xung đột cơ bản của vở kịch được bộc lộ gay gắt và tác động đến tâm lí của nhân vật Thơm, khiến cô đứng hẳn về phía cách mạng, ngay trong hoàn cảnh cuộc khởi nghĩa đang bị kẻ thù đàn áp khốc liệt.
	Thấy được nghệ thuật viết kịch của Nguyễn Huy Tưởng: tạo dựng tình huống, tổ chức đối thoại và hành động, thể hiện nội tâm và tính cách nhân vật.
	Hình thành những hiểu biết sơ lược về thể loại kịch nói.	
II/ Chuẩn bị: GV: Bảng phụ, tài liệu và tranh ảnh liên quan.
	HS: Trả lời câu hỏi và bài tập SGK.
III/ Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học:
1.Ổn định lớp.
2.Kiểm tra bài cũ:
Em đã được học những tác phẩm nào thuộc loại hình sân khấu?
3.Giới thiệu bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung và ghi bảng
HĐ1:Giới thiệu về tác giả, loại hình kịch và các thể kịch.
HĐ2: Hướng dẫn đọc - hiểu VB
GV phân vai cho HS thể hiện VB
Cho HS đọc lớp II, còn lại GV tóm tắt.
GV nhắc lại các khái niệm xung đột, hành động trong kịch. Gọi HS phát hiện xung đột và hành động kịch trong các lớp kịch này.
Thuật lại diễn biến sự việc và hành động kịch ở hồi bốn.
Trong các lớp kịch này, tác giả đã xây dựng được một tình huống bất ngờ, gay cấn. Đó là tình huống nào? 
Tình huống ấy có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện xung đột và phát triển hành động kịch?
Phân tích tâm trạng và hành động của nhân vật Thơm.
(chú ý: hoàn cảnh của nhân vật, tâm trạng và thái độ của Thơm với chồng, hành động của cô cứu Thái, Cửu).
Nhân vật Thơm đã có biến chuyển như thế nào trong các lớp kịch này?
Ý nghĩa của sự biến chuyển ấy?
Bằng những thủ pháp nào tác giả đã để cho nhân vật Ngọc bộc lộ bản chất của y và đó là bản chất gì?
Những nét nổi rõ trong tính cách của Thái, của Cửu là gì?
Nhận xét về nghệ thuật viết kịch của Nguyễn Huy Tưởng trong các lớp kịch này (chú ý các phương diện xây dựng tình huống, tổ chức đối thoại, biểu hiện tâm lí và tính cách nhân vật).
HĐ3: Tổng kết.
Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích vở kịch.
HĐ4: Hướng dẫn luyện tập.
-Tập đọc phân vai lớp II hồi bốn.
-Xác định thể loại của những vở kịch mà em đã học hoặc được xem.
I/ Giới thiệu tác giả, tác phẩm:
1.Tác giả: Nguyễn Huy Tưởng (SGK tr. 164)
2.Kịch và các thể kịch:
-Kịch là một trong ba loại hình văn học (TS, trữ tình, kịch) vừa là loại hình nghệ thuật sân khấu.
Phương thức thể hiện: bằng ngôn ngữ trực tiếp (đối thoại, độc thoại) và hành động nhân vật (không thông qua lời người kể chuyện). Kịch phản ánh đời sống qua những mâu thuẫn, xung đột, thể hiện ra thành hành động kịch.
-Các thể kịch:
+theo phương thức tổ chức và diễn xuất: kịch hát, kịch thơ, kịch nói.
+theo nội dung: bi kịch, hài kịch, chính kịch
+theo độ dài: kịch dài, kịch ngắn.
-Cấu trúc một vở kịch:
+hồi: một biến cố hay một sự kiện (mở, hạ màn)
+lớp: bộ phận của hồi (nhân vật không thay đổi)
Khi nhân vật thay đổi thì kịch chuyển lớp khác.
II/ Đọc - hiểu văn bản:
GV tóm tắt nội dung kịch Bắc Sơn, nêu giá trị và vị trí vở kịch (theo chú thích SGK tr. 165)
1.Xung đột và tình huống kịch:
-Xung đột: lực lượng cách mạng và kẻ thù (trong nội tâm: Thơm, bà cụ Phương; trong sự đối đầu giữa Ngọc với Thái, Cửu; trong hoàn cảnh cuộc khởi nghĩa bị đàn áp, kẻ thù truy lùng chiến sĩ cách mạng).
-Tình huống căng thẳng, bất ngờ: Thái, Cửu trốn Ngọc lại chạy vào nhà Ngọc –Thơm, buộc Thơm phải có sự lựa chọn dứt khoát và Thơm thấy rõ bộ mặt phản động của chồng.
2.Tâm trạng và hành động của Thơm:
Thơm là vợ Ngọc - một nho lại trong bộ máy cai trị của Pháp. Được chồng chiều chuộng, cô đứng ngoài phong trào khi cuộc khởi nghĩa nổ ra – dù cha và em trai tích cực tham gia. Thơm quý trọng ông giáo Thái – cán bộ CM đến củng cố phong trào. Khi lực lượng bị đàn áp, cha và em hi sinh, Thơm ân hận, càng bị giày vò khi Ngọc làm tay sai dẫn Pháp về đánh úp lực lượng
-Hoàn cảnh: Cuộc khởi nghĩa bị đàn áp, cha và em hi sinh, mẹ bỏ đi, Ngọc dần lộ rõ bộ mặt Việt gian nhưng bằng số tiền thưởng, Ngọc sẵn sàng +dễ dàng thoả mãn nhu cầu ăn diện của vợ.
-Sự day dứt, ân hận của Thơm: Hình ảnh người cha (những lời cuối, trao súng cho Thơm), em trai hi sinh, mẹ điên luôn ám ảnh tâm trí cô.
-Sự băn khoăn, nghi ngờ đối với Ngọc ngày càng tăng (đối thoại ở lớp III).
-Một tình huống bất ngờ buộc cô phải lựa chọn thái độ dứt khoát: Thái và Cửu bị Ngọc truy lùng, chạy nhầm vào chính nhà Thơm. Thơm phải che giấu Thái và Cửu trong buồng của mình; luồn tắt rừng suốt đêm để báo tin cho quân du kích kịp thời đối phó.
*Tác giả khẳng định: Cách mạng không thể bị tiêu diệt, nó vẫn có thể thức tỉnh quần chúng, cả với những người ở vị trí trung gian.
3.Các nhân vật Ngọc, Thái, Cửu:
a)Ngọc: nho lại, nuôi tham vọng ngoi lên để thoả mãn ham muốn địa vị, quyền lực và tiền tài.
-Bản chất Việt gian, truy lùng chiến sĩ cách mạng; cố che giấu vợ bản chất và hành động của mình bằng việc chiều chuộng vợ nhưng tâm địa vẫn cứ lộ ra.
*Tính cách nhất quán nhưng không đơn giản.
b)Thái - Cửu: nhân vật phụ, xuất hiện trong chốc lát.
-Thái: bình tĩnh, sáng suốt, củng cố được lòng tin của Thơm vào cách mạng.
-Cửu: hăng hái nhưng nóng nảy, thiếu sự chín chắn; nghi ngờ Thơm, định bắn cô; cuối cùng hiểu và tin cô
4.Nghệ thuật kịch:
-Thể hiện xung đột:
+Đối đầu giữa Ngọc với Thái, Cửu.
+Nội tâm Thơm: dẫn đến bước ngoặt quan trọng
-Xây dựng tình huống: éo le, bất ngờ, bộc lộ rõ xung đột và thúc đẩy hành động kịch phát triển.
-Ngôn ngữ đối thoại:
+Nhịp điệu, giọng điệu phù hợp với từng đoạn của hành động kịch (lớp II).
+Đối thoại bộc lộ rõ nội tâm, tính cách nhân vật.
III/ Tổng kết:
Ghi nhớ SGK tr. 167.
IV/ Luyện tập:
Thực hiện tại lớp bài tập 1.
Bài tập 2: Gợi ý cho HS làm ở nhà
IV/ Củng cố:
	Nêu giá trị nghệ thuật viết kịch của Nguyễn Huy Tưởng.
	Nội dung hồi bốn vở kịch Bắc Sơn là gì?
V/ Dặn dò:
	Tóm tắt hồi bốn vở kịch Bắc Sơn.
	Phân tích hành động và tính cách của các nhân vật trong hồi bốn.
	Chuẩn bị bài mới: Tôi và chúng ta.
	Tiết 163 – 164: TLV: Tổng kết Tập làm văn.
Ngày soạn:18.4.2010
Ngày dạy: 25.4.2010
Tuần 33
Tiết 163-164
TỔNG KẾT TẬP LÀM VĂN
I/ Mục tiêu cần đạt:
Giúp học sinh:
II/ Chuẩn bị: GV: Bảng phụ, tài liệu và tranh ảnh liên quan.
	HS: Trả lời câu hỏi và bài tập SGK.
III/ Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học:
1.Ổn định lớp.
2.Kiểm tra bài cũ:
3.Giới thiệu bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung và ghi bảng
HĐ1:Hướng
IV/ Củng cố:
V/ Dặn dò:
Ngày soạn:18.4.2010
Ngày dạy: 25.4.2010
Tuần 33
Tiết 163-164
TỔNG KẾT TẬP LÀM VĂN
I/ Mục tiêu cần đạt:
Giúp học sinh:
II/ Chuẩn bị: GV: Bảng phụ, tài liệu và tranh ảnh liên quan.
	HS: Trả lời câu hỏi và bài tập SGK.
III/ Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học:
1.Ổn định lớp.
2.Kiểm tra bài cũ:
3.Giới thiệu bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung và ghi bảng
HĐ1:Hướng
IV/ Củng cố:
V/ Dặn dò:

Tài liệu đính kèm:

  • doctap 4.doc