I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Giúp HS:
- Hiểu các yêu cầu của biên bản và các loại biên bản thường gặp trong thực tế cuộc sống.
- Nắm được cách viết một biên bản.
Tuần 29 Tiết 145 BIÊN BẢN I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS: - Hiểu các yêu cầu của biên bản và các loại biên bản thường gặp trong thực tế cuộc sống. - Nắm được cách viết một biên bản. II. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG: 1. Oån định: 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Giới thiệu bài mới: 4. Tổ chức các hoạt động của thầy và trò: Hoạt động của thầy và trò Ghi bảng ☺ Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm của văn bản. - Gọi HS đọc thí dụ (SGK/ 155) - Văn bản 1 là văn bản gì? - Văn bản này có những nội dung gì? - Những nội dung của Đại hội diễn ra lúc nào? HS nhìn SGK: văn bản 2 - Văn bản 2 là văn bản gì? - Văn bản 2 gồm những nội dung gì? - Nội dung diễn biến của buổi kiểm kê diễn ra lúc nào? - Những sự việc được ghi chép lại lúc đang diễn ra, vậy văn bản này là chứng cứ cho các sự việc trong thực tế. Vậy việc ghi chép các chứng cứ phải đảm bảo yêu cầu gì? ® GV chốt lại ý loại văn bản ghi chép sự việc đang diễn ra một cách trung thực, đầy đủ, ta gọi là biên bản. ☺ Hoạt động 2: Cách viết biên bản - Đọc văn bản 1 / 155. - Một biên bản gồm mấy phần? Đó là những phần nào? - Nhìn vào văn bản 1 và 2 cho biết từng phần có những mục gì? - So sánh biên bản 1 và 2 em thấy có phần nào giống và khác nhau? ® Tuỳ theo nội dung mà ta có những loại biên bản khác nhau, cơ bản có hai loại: - Ngoài ra, em còn biết có những loại biên bản nào khác? ☺ Hoạt động 3: Gọi HS đọc ghi nhớ SGK / 160 ☺ Hoạt động 4: Luyện tập - BT 1: ở lớp I. Đặc điểm của văn bản: - Thí dụ: (SGK / 155) Văn bản 1: Biên bản Đại hội Chi đội TNTP. HCM Lớp 9A trường THCS Đoàn Kết. Gồm 5 nội dung: Báo cáo dự thảo kế hoạch. Thảo luận. Biểu quyết và phát động thi đua. Đại biểu phát biểu ý kiến. Kết thúc. ® Nội dung sự việc đang diễn ra. Văn bản 2: - Biên bản kiểm kê SGK thư viện Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi. Gồm 4 nội dung: - Thời gian. - Thành phần tham gia. - Quá trình kiểm kê. - Kết quả. ® Nội dung sự việc đang diễn ra. - Ghi lại đầy đủ, trung thực, không suy diễn. II. Cách viết biên bản: - Phần mở đầu: + Thời gian – địa điểm. + Thành phần. + Lý do. - Phần nội dung: + Diễn biến chính của sự việc và kết quả sự việc. - Phần kết thúc: + Thời gian. + Ngày giờ. + Ký tên. ® Có hai loại văn bản: + Biên bản hội nghị. + Biên bản sự vụ. ® Biên bản đều giống về cách trình bày, khác về nội dung của tuừng loại biên bản. III. Ghi nhớ: (SGK / 160) IV. Luyện tập:
Tài liệu đính kèm: