Giáo án Lớp 9 môn Ngữ văn - Tuần 30 năm học 2011 - 2012

Giáo án Lớp 9 môn Ngữ văn - Tuần 30 năm học 2011 - 2012

.Mục tiêu cần đạt:

1. Kiến thức:

- Những tình huống nghịch lí, những hình ảnh giàu ý nghĩa biểu tương trong truyện

- Những bài học mang tính triết lí về con người và cuộc đời, những vẻ đẹp bình dị và quí giá từ những điều gần gũi xung quang ta

2. Kĩ năng:

- Đọc – hiểu một văn bản tự sự có nội dung mang tính triết lí sâu sắc

- Nhận biết và phân tích những đặc sắc của nghệ thuật tạo tình huống, miêu tả tâm lí nhân vật, hình ảnh biểu tượng.trong truyện

 

doc 6 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1582Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 9 môn Ngữ văn - Tuần 30 năm học 2011 - 2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 30 Ngày soạn : 29/03/2012
Tiết: 141 Ngày dạy: /04/2012 
: Đọc thêm: BẾN QUÊ
 -Nguyễn Minh Châu-
A.Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức:
- Những tình huống nghịch lí, những hình ảnh giàu ý nghĩa biểu tương trong truyện
- Những bài học mang tính triết lí về con người và cuộc đời, những vẻ đẹp bình dị và quí giá từ những điều gần gũi xung quang ta
2. Kĩ năng: 
- Đọc – hiểu một văn bản tự sự có nội dung mang tính triết lí sâu sắc 
- Nhận biết và phân tích những đặc sắc của nghệ thuật tạo tình huống, miêu tả tâm lí nhân vật, hình ảnh biểu tượng.....trong truyện
3. Thái độ:
- Giáo dục tình yêu quê hương
B.Chuẩn bị: GV: Đọc VB,SGV, tài liệu, chân dung tác giả
 HS: Đọc VB, tóm tắt, soạn bài theo câu hỏi
C.Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định tổ chức: GV nắm sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: ?Thế nào là văn bản nhật dung?Phương pháp học VBND ra sao?
 ?Em hãy trình bày quan điểm của mình về VBND và cách học VBND qua VB “Đấu tranh.hòa bình”?
 3.Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
*Hoạt động 1: Khởi động
*Hoạt động 2: Sử dụng PP vấn đáp
? Qua chú thích, em hiểu gì về cuộc đời và sự nghiệp tác giảNMChâu?
 Trên cơ sở HS trả lời,GV chốt lại 3 ý chính /sgk)
? Em hãy kể tên những t/p của t/giả mà em biết?
GV:nhấn mạnh sự đóng góp của t/giả trong sự nghiệp VH VN
? Em biết gì về tập truyện “Bến quê”của t/giả?
? Em hãy xác định thể loại của VB?Vì sao em xác định như vậy?
GV: Giới thiệu thêm
*Hoạt động 3: Sử dụng PP vấn đáp
? Vậy truyện được kể ở ngôi thứ mấy? Theo điểm nhìn của ai?
GV: hướng dẫn đọc: 
+Giọng trầm tư suy ngẫm, lẫn xúc động đượm buồn pha chút xót xa, ân hận của con người từng trải nhưng giờ biết mình sắp từ giã cõi đời
 +Giọng trữ tình cảm xúc ở những đoạn m/tả cảnh TN :màu sắc, đường nét
GV: gọi 3 HS đọc toàn VB
? Em hãy tóm tắt đoạn VB trên?
? Là VB tự sự, vậy khi phân tích ta tìm hiểu những yếu tố nào?
GV: nhấn mạnh tầm quan trọng của yếu tố tình huống truyện trong VB này
*Hoạt động 4: Sử dụng PP vấn đáp, nêu vấn đề
GV:Tình huống truyện được khai thác, xây dựng dựa trên một h/cảnh cụ thể của n/v
? Theo em, n/v chính trong truyện là ai ?Xuất hiện trong h/cảnh nào?
(Nhĩ, bị bệnh hiểm nghèo dường như bị tê liệt toàn thân)
? Từ hoàn cảnh của Nhĩ, t/giả đã x/dựng nên tình huống truyện ntn?
? Từ t/huống này dẫn đến t/huống thứ hai của truyện là gì?
? Em có nhận xét gì về 2 tình huống trên?
? Vì sao em cho rằng đây là t/huống trớ trêu nghịch lý?
? Vậy t/giả NMChâu x/dựng tình huống nghịch lý này để nhằm m/đích gì?
(- C/s và số phận con người chứa đầy những nghịch lí, bất thường, vượt ra khỏi những dự định, ước muốn của con người: Nhĩ không ngờ rằng một người như anh đến cuối đời không thể di chuyển được dù chỉ là một bước chân, không ngờ anh đã đi khắp nơi trên trái đất nhưng lại bỏ sót vẻ đẹp ngay bên cạnh mình
-Việc sang sông của anh con trai tưởng chừng như đơn giản rất dễ thực hiện nhưng lại không thành )
*Hoạt động 5: Sử dụng PP vấn đáp, nêu vấn đề, giảng bình
GV giới thiệu về hoàn cảnh của Nhĩ: 
-Nhĩ đã từng đi khắp dó đây, từng đi tới nước Mĩ la tinh, chứng tỏ anh có hoạt động Xh rộng lớn, có tần quan trọng đặc biệt đối với những sự kiện lịch sử quan trọng > < Nay anh mắc bệnh hiểm nghèo khiến cho toàn thân bất toại đến nỗi việc nhấc mình ra khỏi tấm đệm được coi như một chiến công bay nửa vòng trái đất
-Tâm trạng : đếm sự sống tren đầu ngón tay: đêm đêm nghe tiếng đất lở khi cơn lũ đầu nguồn đổ oà trong giấc ngủ, Nhĩ hỏi vợ: “ Hôm nay đã ngày thứ mấy rồi em nhỉ?” 
 ? Trong h/cảnh đặc biệt như vậy,n/v Nhĩ có những suy nghĩ cảm nhận về điều gì?
(TN, con người , cuộc đời)
GV: treo tranh vẽ
? Em hiểu gì về nội dung bức tranh trên?
? Qua ô cửa sổ n/v Nhĩ nhận ra những h/ảnh gì của thiên nhiên?
? Cảnh vật đó được cảm nhận chủ yếu ở phương diện nào?theo trình tự gì?
? Với trình tự và p/diện cảm nhận đó thì một khung cảnh TN ntn hiện ra trước mắt n/v?
HS: đọc câu cuối cùng của đoạn
? Em hình dung lúc này Nhĩ có tâm trạng gì khi phát hiện được vẻ đẹp của bến sông quê? Vì sao anh lại có tâm trạng ấy? 
 (-Gv giới thiệu bến sông quê
- Cảm giác nuối tiếc ân hận vì khi có điều kiện sức khoẻ thì anh không một lần sang bên kia sông để thưởng thức vẻ đẹp của bến quê mà cứ mải đi đây đó, say sưa với những vẻ đẹp chốn phồn hoa nơi đất lạ)
GV: Con người ta có thể đi đây, đi đó nhiều , khi sắp từ giã cõi đời bỗng nhận ra những vẻ đẹp bình dị gần gũi quanh ta có thể là xa lạ nếu ta không thực sự sống cùng với chúng
*Hoạt động 6: Sử dụng PP vấn đáp, nêu vấn đề, giảng bình
? Người thân qua cảm nhận của Nhĩ là những ai?
? Nhân vật Liên được cảm nhận ở những p/diện nào?
? Hãy tìm những chi tiết thể hiện những p/diện đó?
? Nhĩ đã cảm nhận được những điều gì đáng quí ở người vợ của mình?
? Em cảm nhận được tình cảm gì của Nhĩ đ/v vợ?
GV: Phân tích thêm sự cảm nhận của Nhĩ về vợ qua lời nói của anh
? Trong sự cảm nhận về con người , ngoài vợ mình ra,Nhĩ còn cảm nhận được tình cảm gì?của những ai?
(Lũ trẻ hàng xóm và ông giáo Khuyến,họ thật đáng yêu và có lòng nhân ái -> đó là một vẻ đẹp bình dị của c/s mà ta cần phải trân trọng )
? Trong những ngày cuối cùng của cuộc đời, nhìn qua khung cửa sổ, Nhĩ khao khát điều gì?
? Vì sao Nhĩ lại khao khát như vậy? Điều đó có ý nghĩa gì?
( Muốn tìm về vẻ đẹp gần gũi, bình dị, đích thực của c/s )
? Vậy n/v Nhĩ đã thực hiện khao khát ấy bằng cách nào?
? Nhưng rồi cách thực hiện đó có thành công không ?Vì sao?
(Không , đứa con không hiểu được ý cha nên làm một cách miễn cưỡng sau đó lại bị cuốn hút vào đám người chơi cờ the ánên lỡ chuyến dò duy nhất trong ngày)
? Từ sự việc đó, Nhĩ đã suy ngẫm gì về cuộc đời?
( Con trai Nhĩ lặp lại những hành động của a thời trai trẻ-. Ai cũng vậy)
? Ở cuối truyện, t/g miêu tả những cử chỉ khác thường của Nhĩ ntn? Em thử lí giải ý nghĩa của hành động , cử chỉ đó ?
( - Bảo con trai mau đi kẻo lỡ chuyến đò 
- Thức tỉnh mọi người sống khẩn trương , đừng chùng chình , dềnh dàng ở những cái vòng vèo, vô bổ mà chúng ta dễ sa ngã trên đường đời.=> Hãy dứt ra để hướng tới những giá trị đích thức của cuộc sống)
? Những điều bền vững, gần gũi, bền vững trong cuộc sống đó là gì?
( Cảnh vật quê hương , người thân trong gia đình )
? Qua đó, em suy nghĩ gì về nhân vật Nhĩ?
( Nhân vật tư tưởng – Yêu quê hương, suộc sống, con người > < N/v anh thanh niên, ông Hai, Bé Thu là nhân vật tính cách )
*Hoạt động 7: Sử dụng PP vấn đáp, nêu vấn đề, giảng bình
? Qua phân tích, em hãy khái quát những nét nghệ thuật chính của truyện?
? Em hãy tìm và phân tích những hình ảnh mang tính biểu tượng trong tác phẩm
? Em hãy rút ra chủ đề của truyện?
? Từ Vb, em hiểu gì về nhan đề của “ Bến quê” ?
(Là điểm xuất phát, chỗ neo đậu của cuộc hành trình đời mình: Dẫu thuận buồm xuôi gió hay bão tố phong ba, dẫu còn hăng hái xông pha hay sức tàn lực kiệt cũng phải trở về điểm xuất phát là gia đình, quê hương )
? Vb đã bồi đắp cho em những tình cảm gì? ( Em cần có thái độ gì trước vẻ đẹp của quê hương?
? Em hãy đọc những bài thơ viết về đề tài quê hương ?
I.Tác giả, tác phẩm
1.Tác giả:/sgk
2.Tác phẩm:
-In trong tập truyện ngắn cùng tên của t/giả, xuất bản 1985
-Thể loại: Truyện ngắn
II.Đọc, tóm tắt 
III.Tìm hiểu văn bản
1.Tình huống truyện:
-Suốt đời Nhĩ đi khắp đó đâynhưng cuối đời bị cột chặt trên
giường bệnh không thể đặt chânlên bãi bồi bến sông được một lần
-Nhờ con trai sang sông nhưng con lại sa vào đám chơi cờ thế để lỡ chuyến đò.
->Trớ trêu nghịch lý nhưng tự nhiên 
2.Cảm nhận của nhân vật Nhĩ:
*.Về thiên nhiên:
- Hoa bằng lăng cuối mùa đậm sắc hơn
- Sông Hồng màu dỏ nhạtmặt sông như rộng thêm ra
-Vòm trời như cao hơn..
- Những tia nắng từ từ di chuyển trên mặt sông 
-Vùng phù sa: Màu vàng thau xen lẫn màu xanh non
->Cảm nhận từ gần đến xa, chủ yếu là phương diện màu sắc
=>Cảnh thiên nhiên bao la, sinh động trù phú, tràn đầy sức sống => Vẻ đẹp bình dị, gần gũi của quê hương
*.Về người thân:
 (vợ-chị Liên)
 -Hình dáng
 -Cử chỉ
 -Lời nói
->Nhận ra sự tần tảo, tình yêu thương và đức hi sinh thầm lặng của vợ
=>Biết ơn vợ sâu sắc
*.Niềm khao khát:
-Được đặt chân lên bãi bồi bên kia sông
->Ước muốn bình dị nhưng vô vọng
* Suy ngẫm về cuộc đời:
 “Con người ta trên dường đời thật khó tránh khỏi những vòng vèo, chùng chình”
IV. Tổng kết
Nghệ thuật:
+ Hình ảnh sáng tạo, chi tiết vừa thực, vừa mang ý nghĩa biểu tượng
+ Miêu tả tâm lí tinh tế
Nội dung: Ghi nhớ/ Sgk
4. Củng cố: Gv củng cố bài
5. Dặn dò: -Học bài
- Soạn bài: ôn tập Tiếng Việt
D.Rút kinh nghiệm:
 ********************************** 
Tuần 30 Ngày soạn :29/03/2012
Tiết: 142, 143 Ngày dạy: /04/2012 
ÔN TẬP PHẦN TIẾNG VIỆT
A.Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức:
- Hệ thống kiến thức về khởi ngữ, các thành phần biệt lập, liên kết câu và liên kết đoạn, nghĩa tường minh và hàm ý
2. Kĩ năng: 
- Rèn kĩ năng tổng và hệ thống hoá một số kiến thức về phần tiếng Việt
- Vận dụng những kiến thức đã học trong giao tiếp, đọc – hiểu và tạo lập văn bản
3. Thái độ:
- Thái độ tích cực, tự giác học tập
B.Chuẩn bị: GV: Đọc SGK,SGV, bảng phụ
C. Tiến trình các hoạt động.
 1. Ổn định tổ chức: GV nắm sĩ số
 2. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra vở soạn
 3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
*Hoạt động 1: Khởi động
*Hoạt động 2: Sử dụng PP vấn đáp – tái hiện, nêu vấn đề
? Ở chương trình tiếng việt 9, em đã học những kiến thức nào ?
? Em hãy nhắc lại k/n về khởi ngữ? Cho Ví dụ?
? Thế nào là thành phần biệt lập? Kể tên các thành phần biệt lập mà em đã học?
?Nêu chức năng của các thành phần đó? Cho Vd minh hoạ?
Gọi h/s đọc bài tập 1
? Tìm các thành phần biệt lập, khởi ngữ trong các đoạn trích?-> H/s tìm và điền vào bảng thống kê
H/s đọc bài tập 2
H/s viết vào phiếu học tập-> Gv gọi một số em đọc , hs khác nhận xét
*Hoạt động 3: Sử dụng PP vấn đáp – tái hiện, nêu vấn đề
?Thế nào là sự liên kết
GV: chọn đoạn văn tiêu biểu nhất trong những đoạn văn HS viết về t/p “Bến quê”làm chuẩn để cả lớp tìm hiểu phép liên kết về nội dung, hình thức
->Trên cơ sở kết quả tìm hiểu luận của HS, GV củng cố lại kiến thức liên kết (nội dung, hình thức phép liên kết)
GV tuyên dương những em chuẩn bị bài tốt
TIẾT 2
HS: đọc yêu cầu bài 1,2
GV: gọi HS lên bảng làm bài 1 ghi kết quả vào bảng của bài tập 2(bảng phụ)
*Hoạt động 4: Sử dụng PP vấn đáp – tái hiện, nêu vấn đề
? Thế nào là nghĩa tường minh?
? Hàm ý được hiểu ntn?
?Khi nào thì sử dụng hàm ý?
?ĐK để sử dụng hàm ý thành công là gì?
? Khi sử dụng hàm ý ta lưu ý điều gì?
HS: cho VD có hàm ý
HS:đọc yêu cầu bài 1,2 và làm miệng GV: cho tình huống câu có hàm ý,HS trả lời giải mã hàm ý
 A.Trời nóng quá! B.+Bia lạnh đây (giải mã hàm ý khát)
 +Mất điện rồi muốn quạt mát)
 +Gió lùa vào bay hết sách vở (mở cửa)
 +Tớ quên làm đá lạnh (uống nước đá)
HS thảo luận theo nhóm (2 em) đối thoại có sử dụng hàm ý (sau 1 phút- trình bày)
*.Bài tập thêm: Viết một đoạn đối thoại ngắn trong đó có sử dụng hàm ý thành công và chỉ rõ hàm ý đã sử dụng
I. Khởi ngữ và các thành phần biệt lập :
1. Khái niệm:
 a. Khởi ngữ 
 b. Thành phần biệt lập :
 -Cảm thán
 -Tình thái
 - Phụ chú
 - Gọi đáp
2. Bài tập:
Bài tập 1:
Xây cái lăng ấy -> Khởi ngữ
Dường như-> Tình thái
Những người con gáinhư vậy -> Phụ chú
Thưa ông -. Gọi đáp
Vất vả quá -> Cảm thán
II.Liên kết câu, đoạn văn:
1.Liên kết:
2.Các hình thức liên kết
-Về nội dung:-l/kết chủ đề
 -l/kết lô gíc
-Về hình thức:-Phép nối
 -Phép thế
-Phép lặp từ ngữ
 -Đồng nghĩa, trái nghĩa, liên tưởng
*.Bài 1+2:
Tìm phép liên kết của những từ ngữ in đậm
Lặp từ ngữ
Đồngnghĩa,liên tưởng
Phép nối
 Phép thế
 Phép thế
Nhưng, rồi, và
Cô bé, nó, thế
III.Nghĩa tường minh, hàm ý:
1.Nghĩa tường minh:
2.Hàm ý:
*.Điều kiện sử dụng hàm ý:
.Bài 1:Hàm ý câu nói của người ăn mày:
“Ở dưới ấy các nhà giàu chiếm hết chỗ rồi”
->hàm ý:Nơi địa ngục là chỗ của các ông nhà giàu
Bài 2:Tìm hàm ý và phương châm vi phạm
a.Tớ thấy họ ăn mặc rất đẹp
->Hàm ý:-Đội bóng huyện chơi không đẹp (không hay)
 -Tôi không muốn bình luận về việc này
 =>Vi phạm phương châm quan hệ
b.Tớ báo cho Chi rồi
->Hàm ý:-Tớ chưa báo cho Nam và Tuấn=>Ph/châm về lượng
4. Củng cố: Gv củng cố bài
5. Dặn dò: -Học bài
 -Soạn bài:Luyện nói: Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
D.Rút kinh nghiệm:
 **********************************
Tuần 30 Ngày soạn : 29/03/2012
Tiết: 144 Ngày dạy: /04/2012 
LUYỆN NÓI NGHỊ LUẬN ĐOẠN THƠ,BÀI THƠ
A.Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức:
- Những yêu cầu đối với luyện nói khi bàn luận về một đọan thơ, bài thơ trước tập thể
2. Kĩ năng: 
- Lập ý và cách dẫn dắt vấn đề khi nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ
- Trình bày miệng một cách mạch lạc những cảm nhận, đánh giá của mình về một đoạn thơ, bài thơ
3. Thái độ:
	- Thái độ tích cực, tự giác học tập
B.Chuẩn bị: GV: Đọc SGV,SGK,
 HS: Chuẩn bị phần ở nhà theo yêu cầu
C.Tiến trình lên lớp: 
1.Ổn định lớp:
2. Bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
3.Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
*Hoạt động1: Khởi động
GV nêu yêu cầu ý nghĩa tiết luyện nói
*.Yêu cầu:
-Bài nói phải bám vào nội dung nhan đề đã cho
-Trình bày theo dàn ý chú ý sự liên kết giữa các phần mở, thân,kết
-Cách nói sao cho truyền cảm thu hút sự chú ý của người nghe, không học thuộc lòng
*.Ý nghĩa:
-Rèn kỹ năng trình bày miệng 1 cách mạch lạc,hấp dẫn những cảm nhận,đánh giá về đoạn thơ,bài thơ
-Rèn bản lĩnh tự tin, bình tĩnh trước tập thể
*Hoạt động2: GV hướng dẫn HS tìm hiểu đề bài và những nội dung chính cần luyện nói
HS: đọc đề bài, GV ghi bảng
HS: Xác định thể loại, nội dung, cách nghị luận của đề bài
GV: yêu cầu HS trình bày dàn ý (đã chuẩn bị ở nhà)
GV: chốt lại những ý chính HS dựa vào đó mà trình bà Hình ảnh đầu tiên được tác giả cảm nhận là h/ảnh bếp lửa ở làng quê VN thời thơ ấu
 “Một bếp lửanắng mưa”
 ->Khai thác các từ “chờn vờn, ấp iu”=>H/ảnh bếp lửa gắn với h/ảnh người bà
 -Kỷ niệm về thời thơ ấu thường rất xa nhưng bao giờ cũng có vẻ đẹp trong sáng nguyên sơ do đó nó thường có sức sống ám ảnh trong tâm hồn
 “Lên bốn tuổi.mũi còn cay”
 ->Khai thác “đói mòn, đói mỏi, sóng mũi còn cay”, liên hệ lịch sử đất nước
 =>Tình cảm nhớ thương, xúc động của cháu đối với bà
-Những kỷ niệm đầy ắp âm thanh, ánh sáng và những tình cảm sâu sắc xung quanh cái bếp lửa quê hương “Tám năm ròng..cánh đồng xa?’
 ->Khai thác câu, ngữ điệu
 =>Thương bà cô đơn một mình -> Màu sắc âm điệu quê hương
 -Hình ảnh bếp lửa đã trở thành biểu tượng của ánh sáng, niềm tin
 “Rồi sớm rồi chiều..dai dẳng”
 ->Tấm lòng, niềm tin, hi vọng của bà đối với cháu
 -Hình ảnh bếp lửa trở thành biểu tượng của quê hương, đất nước trong đó người bà vừa là người nhen lửa vừa là người giữ lửa
 “Lận đận đời bàthiêng liêng bếp lửa”
 ->Khai thác ngữ điệu ý nghĩa biểu tượng của h/ảnh bếp lửa
 -Cuối cùng nhà thơ rút ra được 1 đạo lý về mối quan hệ hữu cơ giữa quá khứ và hiện tại
 “Giờ cháu đã đi xa.nhóm bếp lên chưa?”
 3.Kết bài:-Khẳng địng giá trị bài thơ:thể thơ,giọng điệu, hình ảnh, phương thức biểu đạt
 -Tình cảm thiêng liêng gia đình nâng lên thành tình yêu quê hương, cội nguồn đất nước
*Hoạt động3:Luyện nói:
GV: cho HS thảo luận nhóm thống nhất ý, cử bạn lên trình bày theo từng phần
HS: nhận xét về:nội dung nói, cách diễn đạt, ngữ điệu
 GV chốt lại kiến thức nghị luận đoạn thơ, bài thơ 
 Cho điểm những em có bài nói tốt
Đề bài: Bếp lửa sưởi ấm một đời. Bàn về bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt
I.Xác định đề:
-Thể loại:Nghị luận bài thơ
-Nội dung:Bếp lửa sưởi ấm một đì tình bà cháu
-Cách nghị luận:Xuất phát từ sự cảm nhận đối với bài thơ khái quát thành những thuộc tính cao đẹp của con người (tình bà cháu)
 II.Dàn ý:
1.Mở bài:
-Giới thiệu tác giả, tác phẩm (năm sáng tác)
-Nét đặc sắc của bài thơ
(tình bà cháu sâu nặng, thắm thiết)
2.Thân bài:
(Phân tích theo từng khổ thơ, kết hợp nội dung + nghệ thuật)bà cháu)
4. Củng cố: Gv củng cố bài
5. Dặn dò: -Học bài
 -Soạn bài:Những ngôi sao xa xôi
 (đọc VB, tóm tắt, trả lời câu hỏi/sgk)
D.Rút kinh nghiệm:
 **********************************

Tài liệu đính kèm:

  • docTuần 30.doc