I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Giúp HS: Hệ thống hóa kiến thức về các kiểu câu ứng với các mục đích giao tiếp (kiểu câu phân loại theo mục đích nói). Việc hệ thống hóa về các kiểu câu này gồm có hai việc:
- Hệ thống hóa các kiến thức về những dấu hiệu hình thức giúp phân biệt các kiểu câu trần thuật, nghi vấn, cầu khiến, cảm thán.
- Tổng kết về các chức năng và cách sử dụng trực tiếp và gián tiếp của các kiểu câu đó.
Tuần 31 Tiết 153 TỔNG KẾT NGỮ PHÁP (Tiếp theo) E/ Kiểu câu ứng với các mục đích giao tiếp I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS: Hệ thống hóa kiến thức về các kiểu câu ứng với các mục đích giao tiếp (kiểu câu phân loại theo mục đích nói). Việc hệ thống hóa về các kiểu câu này gồm có hai việc: - Hệ thống hóa các kiến thức về những dấu hiệu hình thức giúp phân biệt các kiểu câu trần thuật, nghi vấn, cầu khiến, cảm thán. - Tổng kết về các chức năng và cách sử dụng trực tiếp và gián tiếp của các kiểu câu đó. II. TIẾN TRÌNH CÁC TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC: 1. Ổn định. 2. Kiểm tra bài cũ. ?- Nêu các thành phần chính và thành phần phụ của câu? - Trạng ngữ, khởi ngữ, chủ ngữ, vị ngữ (động từ, tĩnh từ, phụ ngữ). ?- Thành phần biệt lập gồm có những thành phần gì? - Thành phần tình thái, cảm thán, gọi-đáp, phụ chú. ?- Câu đơn gồm có loại nào? - Câu đơn chủ vị. - Câu đơn đặc biệt. ?- Thế nào là câu ghép. Cho ví dụ. ?- Đổi một câu chủ động thành câu bị động 3. Giới thiệu bài mới. Ngôn ngữ là món quà quí báu của tạo hóa ban cho con người. Ngôn ngữ được dùng để giao tiếp. Mỗi câu nói trong giao tiếp đều có mục đích. Hôm nay, chúng ta sẽ ôn lại các kiểu câu ứng với các mục đích giao tiếp. 4. Các hoạt động của thầy và trò: Hoạt động của thầy và trò Ghi bảng ☺ Hoạt động 1: Nhận diện kiểu câu và cách dùng trực tiếp. Cho HS mở sách trang 177. 1/ Cho HS đọc phần 1/177 ?- Tìm câu nghi vấn trong đoạn? - Ba con, sao con không nhận? - Sao con biết là không phải? ?- Căn cứ vào dấu hiệu nào trong câu để nhận biết đây là câu nghi vấn? - Dấu câu: chấm hỏi cuối câu. - Dùng những từ để hỏi như: “sao”. ?- Cho biết ngoài ra còn có những từ nào dùng để hỏi? - Ai, gì, nào, đâu, bao giờ, bao nhiêu, à, ư, hả, chứ, không, chưa, hay... ?- Như vậy 2 ví dụ trên có các dấu hiệu hình thức là câu nghi vấn, còn chức năng hai câu này là gì? (hỏi) - Vậy câu nghi vấn dùng để hỏi theo đúng chức năng là cách dùng trực tiếp. ?- So sánh các câu nghi vấn sau đây: [a] Sáng ngày người ta đấm u có đau lắm không? [b] Con gái tôi vẽ đây ư? [c] Sao chú màu sinh sống ẩu tả quá như thế! (Thảo luận) - Xác định kiểu câu - Nêu chức năng dấu câu. - Dùng từ ngữ nào để xác định kiểu câu. Câu [a]: Câu nghi vấn - dùng để hỏi. Dùng dấu hỏi - từ nghi vấn: “không”. Câu [b]: Câu nghi vấn - dùng để nêu cảm xúc - không cần trả lời. Dùng dấu hỏi - từ nghi vấn: “ư”. Câu [c]: Câu nghi vấn - dùng để nêu cảm xúc. Dùng dấu chấm than - từ nghi vấn: “sao”. Câu [a]: Câu nghi vấn với hình thức, chức năng hỏi Þ Cách dùng trực tiếp. Câu [b] và [c]: Câu nghi vấn với hình thức, chức năng để nêu cảm xúc, không yêu cầu trả lời, có dấu chấm than Þ Cách dùng gián tiếp. Cho Ví dụ. 2/ Cho HS đọc câu 2. ?-Tìm câu cầu khiến. ?- Câu này ông lão dùng để ra lệnh cho ai? - Đừng có đi đâu đấy. - Dùng để ra lệnh cho đứa con gái lớn. ?- Dấu hiệu nào trong câu giúp em nhận ra đó là câu cầu khiến? + Nội dung là một lời yêu cầu - ra lệnh. + Từ nhận diện là: “đừng”. ?- Thường trong câu cầu khiến hay dùng những từ gì để thể hiện sự cầu khiến? - Hãy, đừng, chớ, đi, thôi nào... 3/ Đọc ví dụ 3: ?- Cho biết câu nào là câu em bé đề nghị anh Sáu vào ăn cơm? - Vô ăn cơm! ?- Theo em câu đề nghị của em bé với anh Sáu thuộc kiểu nào trong mục đích giao tiếp Þ Câu trần thuật. ?- Các em cho biết câu trần thuật thường có chức năng gì? - Câu trần thuật dùng để kể, thông báo, biểu lộ tình cảm, cảm xúc. ?- Dấu câu được dùng trong câu trần thuật? - Thường dùng dấu chấm. - Nhưng khi dùng để nêu yêu cầu, đề nghị, cảm xúc thì có thể dùng dấu chấm than. 4/ Đọc ví dụ 4: Câu em bé nói với mẹ là: - Thì má cứ kêu đi. Þ Câu cầu khiến. Dấu hiệu: nội dung là lời yêu cầu. Từ ngữ: “đi”. - Câu: Con kêu rồi mà người ta không nghe. Þ Câu trần thuật (trình bày sự việc). 5/ Đọc BT5 ?- Câu: “Sao mày cứng đầu quá vậy hả?” có hình thức của kiểu câu gì? - Câu cảm thán. ?- Anh Sáu dùng câu này để hỏi hay bộc lộ cảm xúc? - Bộc lộ cảm xúc. ?- Câu nào trong lời kể của tác giả bênh vực cho sự lựa chọn đó? - Giận quá và không kịp suy nghĩ, anh vung tay đánh vào mông nó và hét lên. ?- Như vậy trong giao tiếp có những kiểu câu nào? - Có 4 kiểu câu: Trần thuật, nghi vấn, cảm thán và cầu khiến. ?- Các kiểu câu này thường được sử dụng trong kiểu văn bản nào? Mục đích? - Văn bản tự sự, làm cho bài văn cụ thể, sinh động, thể hiện được mục đích diễn đạt. E. Kiểu câu ứng với các mục đích giao tiếp. 1. Câu nghi vấn. - Ba con, sao con không nhận? - Sao con biết là không phải? Þ Câu nghi vấn dùng để hỏi. 2. Câu cầu khiến: - Đừng có đi đâu đấy. Þ Dùng để ra lệnh cho đứa con. 3. Câu trần thuật: - Vô ăn cơm! Þ Đề nghị - Con kêu rồi mà người ta không nghe. 4. Câu cảm thán: - Sao mày cứng đầu quá vậy hả? Þ bộc lộ cảm xúc. BT7: Điền từ. Kiểu câu Hình thức Đích vốn có của Dấu câu Từ ngữ từng kiểu câu 1. 2. 3. 4. BT: Xác định kiểu câu - Bạn hãy làm bài đi! (cầu khiến) - Bạn đang làm bài à? (nghi vấn) - Bạn Lan đang làm bài tập toán. (trần thuật) - Ồ, Lan đã giải xong bài toán. (cảm thán) * BT6/179. * BT8/180.
Tài liệu đính kèm: