Giáo án Lớp 9 môn Ngữ văn - Tuần 34 năm học 2011

Giáo án Lớp 9 môn Ngữ văn - Tuần 34 năm học 2011

 A. Mục tiêu cần đạt : Giúp HS.

1. Kiến thức:

 - Những nhận xét tinh tế kết hợp với trí tưởng tượng tuyệt vời của tác giả khi viết về loài vật.

 - Tình yêu thương, sự gần gũi của nhà văn khi viết về con chó Bấc.

 2. Kĩ năng:

- Đọc hiểu một văn bản dịch thuộc thể loại tự sự.

3. Thái độ:

- Giáo dục HS lòng yêu thương loài vật.

 

doc 8 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1419Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 9 môn Ngữ văn - Tuần 34 năm học 2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 34 Ngày soạn:09 /04/2011 
Tiết 166,167 Dạy Ngày: /04/2011 
 Văn bản
 CON CHÓ BẤC
 (G.V Lân-đơn )
 A. Mục tiêu cần đạt : Giúp HS.
1. Kiến thức:
	- Những nhận xét tinh tế kết hợp với trí tưởng tượng tuyệt vời của tác giả khi viết về loài vật. 
 - Tình yêu thương, sự gần gũi của nhà văn khi viết về con chó Bấc.
 2. Kĩ năng:
- Đọc hiểu một văn bản dịch thuộc thể loại tự sự.
3. Thái độ:
- Giáo dục HS lòng yêu thương loài vật.
B.Chuẩn bị: 
*Thầy: Nghiên cứu SGK, SGV, chuẩn KT – KN, soạn bài.
 * Trò: Đọc kĩ câu hỏi, soạn bài, sưu tầm tranh Lân-đơn phóng to.
C. Tiến trình các hoạt động.
 1. Ổn định tổ chức: GV nắm sĩ số.
 2. Kiểm tra bài cũ:
 a.Câu hỏi Nêu suy nghĩ của em về bác thợ rèn Phi-líp ?
 b.Đáp án: Là người am hiểu, biết cảm thông chia xẻ với nỗi đau của người khác, cứu Xi-mông thoát khỏi cái chết...Người giàu lòng yêu thương con người..
 3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG THẦY TRÒ
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Khởi động
Hoạt động 2: Sử dụng PP vấn đáp, thuyết trình
 GV: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu tác giả, tác phẩm.
 - Nêu hiểu biết của em về tác giả, tác phẩm ?
Hoạt động 3: Sử dụng PP vấn đáp, thuyết trình, nêu vấn đề.
- Gv nêu cách đọc, đọc mẫu một đoạn, gọi HS đọc, nhận xét cách đọc của bạn.
 - Kể tóm tắt truyện ?
 - Nêu bố cục của văn bản ?
Hoạt động 3:.Sử dụng PP vấn đáp, thuyết trình, nêu vấn đề.
- Nội dung chủ yếu của đoạn văn là nói về tình cảm của nhân vật nào? Vì sao có cách sắp xếp bố cục như vậy ?
- Cách cư xử của Thoóc-tơn với bấc có gì đặc biệt và biểu hiện ở những chi tiết nào ? Tại sao trước khi diễn tả tình cảm của Bấc đối với chủ, nhà văn laị dành một đoạn để nói về tình cảm của Thoóc-tơn với Bấc ?
- Tình cảm của con chó Bấc đối với chủ biểu hiện qua những khía cạnh khác nhau ra sao ? Nhận xét về năng lực của tác giả khi viết đoạn văn này.
- Chứng minh trí tưởng tượng tuyệt vời và lònh yêu thương loài vật của nhà văn khi ông đi sâu vào” Tâm hồn” của con chó Bấc
Hoạt động 5:Sử dụng PP vấn đáp
- So sánh với Bài học đường đời đầu tiên và Chó sói và cừu non của La Phông-ten để thấy được nghệ thuật nhân hoá của Giắc Lân - đơn ?
 - Qua câu chuyện của chó Bấc và ông chủ, em rút ra cho bản thân tình cảm và cách ứng xử như thế nào đối với những con vật nuôi trong nhà ?
 - HS đọc ghi nhớ SGK
I Tác giả, tác phẩm: SGK
II.Đọc-Hiểu văn bản.
 1.Đọc-kể.
 2.Thể loại: Tiểu thuyết gồm 7 chương
 3.Bố cục: 3đoạn.
 a. đoạn 1: Mở đầu.
 b. Đoạn 2: Tình cảm của Thốc-tơn với Bấc.
 c. Đoạn 3-4-5: Tình cảm của Bấc với Thóoc-tơn.
III.Phân tích:
 1.Tình cảm của Thoóc-tơn với Bấc.
 - Đối xử như con đẻ của anh.
 =>Xem như người, bạn bè, đồng loại.
 - Ông chủ lí tưởng.
 - Túm chặt lấy đầu Bấc, dựa vào đầu mình, đẩy tới đẩy lui.
 =>Chào hỏi thân mật, nói vui vẻ, Trò chuyện =>Nhân từ với Bấc.
 - Trời đất! Đằng ấy hầu như biết nói đấy
 =>Ngạc nhiên, yêu thương vô hạn nồng nàn của một ông chủ với con chó quý của mình. Con người đối với bạn bè thân thiết, người cha đang yêu thương, vỗ về khám phá ra đứa con mình thông minh, tình cảm, đáng yêu thế.
 2.Tình cảm của Bấc với Thoóc-tơn.
 - Bật vùng dậy...vô tận.
 - Há miệng....thương mến.
 - Không săn đón...toả rạng.
 - Sợ ám ảnh bị mất Thoóc-tơn...chủ
 =>Nhận xét tinh tế=>Tình cảm phong phú và đặc biệt sâu sắc vừa yêu thương, vừa tôn thờ, kính ngưỡng biết ơn, thần phục tuyệt đối( Bấc có tâm hồn khác hẳn những con chó khác).
 3.Nghệ thuật:
 - Nhân hoá ( có tâm hồn, suy nghĩ vẫn là con chó chỉ tinh khôn và đặc biệt hơn mà thôi)
 - Nhà văn vẫn đứng ngoài quan sát, tưởng tượng và miêu tả chứ không nhập hẳn vào nhân vật, đóng vai nhân vật
 - Câu chuyện rất sinh động, hấp dẫn bởi hiểu biết dồi dào, cặn kẽ về cảnh và người, bởi sức tưởng tượng phong phú của tác giả.
IV.Tổng kết: Ghi nhớ SGK
4. Củng cố: Nêu suy nghĩ của em về nhà văn Lân-đơn ?
5. Dặn dò: 
 - Kể, tóm tắt được tác phẩm. Nắm được những đặc sắc về ND – NT của văn bản.
 - Học bài, nhớ được 3 ý chính của bài.
 -Soạn bài Bắc Sơn, tóm tắt những nét chủ yếu của vở kịch .
D.Rút kinh nghiệm:
***********************************
Tuần 34	Ngày soạn:09 /04/2011 
Tiết 168	Ngày dạy: /04/2011
KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
A.Mục tiêu cần đạt : 
-Hệ thống hóa kiến thức đã học
-Vận dụng vào việc nhận diện kiến thức và viết đoạn văn
-Giáo dục ý thức nghiêm túc khi làm bài kiểm tra
B.Chuẩn bị :
*Thầy : Ra đề và đáp án , biểu điểm.
*Trò : ôn tập
C.Tiến trình các hoạt động :
1.Ổn định tổ chức : GV nắm sĩ số HS
2.Kiểm tra bài cũ : Không
	GV kiểm tra việc chuẩn bị giấy bút của HS
3.Bài mới
Hoạt động 1: GV phát đề cho HS (A,B xen kẽ)
Hoạt động 2: GV nêu một số yêu cầu khi làm bài +Ghi rõ họ tên lớp
 +Đọc kỹ đềø bài
 +Suy ngh,ĩ nghiêm túc làm bài
ĐỀ BÀI:
Câu 1 (3 đ) 
Viết lại các câu sau sao cho có khởi ngữ là bộ phận in đậm:
Tuấn không thích bóng đá.
Tôi còn nhớ rõ những chuyện ấy.
c. Anh ấy giỏi lắm.
Câu 2 (2đ) Tìm hàm ý trong câu in đậm sau:
– Cậu thấy cô âý hát có hay không?
- Mình thấy cô ấy mặc rất đẹp.
b. - Anh có thấy con lợn cưới của tôi chạy qua đây không?
 - Từ lúc tôi mặc cái áo mới này, tôi chẳng thấy con lợn nào chạy qua đây cả.
Câu 3 (3 đ): Viết một đoạn văn ngắn nói về cảm xúc của bản thân khi học xong bài thơ "Viếng lăng Bác" của Viễn Phương trong đó có câu chứa thành phần tình thái và thành phần cảm thán.
Câu 4(2 đ) Hãy điền vào lượt lời của B trong đoạn thoại sau đây một câu có hàm ý từ chối.
	A. Chiều nay cậu giảng lại bài toán hôm qua cho mình với nhé.
	B:..
	A. Thế thì thôi vậy.
..HẾT
ĐÁP ÁN 
Câu
Đáp án
Biểu điểm
1
Bóng đá thì Tuấn không thích .
Những chuyện ấy thì tôi còn nhớ rõ .
c. Giỏi, anh ấy giỏi lắm.
(HS có thể thêm quan hệ từ “về, đối với” ở trước khởi ngữ hay quan hệ từ “thì” hoặc dấu phẩy ở sau khởi ngữ)
1 điểm
1 điểm
1 điểm
2
a. Hàm ý: Cô ấy hát không hay 
Hoặc: Mình không muốn bàn luận về chuyện cô ấy hát hay hay dở
(Hs chỉ cần trả lời được một trong hai hàm ý trên là đạt điểm tối đa)
b. Hàm ý khoe khoang: Tôi có chiếc áo mới.
1 điểm
1 điểm
3
- Về nội dung: Hs viết đúng được đoạn văn bày tỏ cảm xúc của bản thân về bài thơ "Viếng lăng Bác" của Viễn Phương 
- Sử dụng đúng thành phần tình thái
- Sử dụng đúng thành phần cảm thán
- Diễn đạt lưu loát, mạch lạc
1 điểm
0.75 điểm
0.75 điểm
0.5 điểm
4
- Hs điền đúng 1 câu có hàm ý từ chối. 
(Ví dụ: Mình bận phụ mẹ làm việc mất rồi. Hay: Mình cũng không hiểu bài toán hôm qua.)
2 điểm
 Hoạt động 3:HS làm bài, GV quan sát nhắc nhở
Hoạt động 4: GV thu bài , hướng dẫn về nhà:
 - Soạn bài :Luyện tập viết hợp đồng
 (bảng phụ :Tổ 2- bài 2; Tổ 3- bài 3; Tổ 4 -bài 4)
...................................................................
Tuần 34	Ngày soạn:09 /04/2011 
Tiết 169	Ngày dạy: /04/2011
LUYỆN TẬP VIẾT HỢP ĐỒNG
A. Mục tiêu cần đạt : 
1. Kiến thức:
- Những kiến thức cơ bản về đặc điểm, chức năng, bố cục của hợp đồng
2. Kĩ năng:
- Viết một hợp đồng ở dạng đơn giản, đúng qui cách
3. Thái độ:
- Giáo dục HS ý thức cẩn trọng khi soạn thảo hợp đồng và có ý thức tránh nhiệm với việc thực hiện các điều khoản ghi trong hợp đồng đã thỏa thuận và kí kết .
B.Chuẩn bị: 
*Thầy: Nghiên cứu SGK, SGV, chuẩn KT – KN, soạn bài.
 * Trò: Đọc kĩ câu hỏi, soạn bài
C. Tiến trình các hoạt động.
 1. Ổn định tổ chức: GV nắm sĩ số.
 2. Kiểm tra bài cũ: 
H. Nêu đặc điểm của hợp đồng và cách trình bày một hợp đồng.
	3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG THẦY TRÒ
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Khởi động
Hoạt động 2: Sử dụng PP vấn đáp, thuyết trình
?Mục đích , tác dụng của HĐ là gì?
?Trong các VB sau VB nào có tính chất pháp lý?
Tường trình, báo cáo, biên bản, hợp đồng)
GV nhấn mạnh tính chất pháp lý của HĐ
?Một bản HĐ gồm có những mục nào? Phần nội dung chính được trình bày dưới h/thức ra sao?
?Những yêu cầu về số liệu, hành văn của hợp đồng ra sao?
Hoạt động 3: Sử dụng PP nêu vấn đề
HS đọc yêu cầu bài 1 và làm miệng
?Chọn cách diễn đạt đúng trong những tr/hợp?
HS đọc yêu cầu bài 2
GV nêu yêu cầu cơ bản, HS dựa vài dữ liệu/sgk
Đại diện HS trình bày , Lớp theo dõi, bổ sung 
Ví dụ:Bài tập 2: 
 Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
 Độc lập-Tự do-Hạnh phúc
 HỢP ĐỒNG CHO THUÊ XE
Căn cứ vào nhu cầu và khả năng của 2 bên
Hôm nay ngàythángnăm
Tại địa điểm 
Chúng tôi gồm có:
Bên A. người có xe cho thuê:
Đại diện là ông: Nguyễn Văn A
Địa chỉ
Bên B. người thuê xe
Đại diệN là ông:Lê Văn C
Địa chỉ :Khách sạn y
Chứng minh nhân dân sốdo sở công an tỉnh cấp ngàythángnăm
Hai bên thống nhất nội dung hợp đồng như sau:
*. Điều 1:Nội dung giao dịch:
Bên A cho bên B thuê một chiếc xe đạp mi ni Nhật,màu tím, trị giá 1.000.000đ
Với thời gian: 3 ngày đêm
*.Điều 2: Trách nhiệm, nghĩa vụ bên A
Bảo đảm giao xe đúng thời gian , kiểu dáng , giá trị như thỏa thuận
*.Điều 3:Trách nhiệm nghĩa vụ bên B
-Giao trả xe đúng thời gian
-Bảo quản xe cẩn thận, không để mất mát hư hỏng
-Nếu xe hỏng hay mất thì phải bồi thường cho bên A
-Nếu trả xe chậm phải nộp tiền phạt gấp đôi
*.Điều 4:
Phương thức thanh toán:
Bằng tiền mặt với mức thuê: 10.000đ / ngày đêm
*.Điều 5:Hiệu lực của hợp đồng
Hợp đồng có hiệu lực từ ngày..thángnăm ->hết ngàythángnăm
Trong quá trình thực hiện hợp đồng nếu có điểm nào chưa phù hợp thì 2 bên sẽ bàn bạc đi đến cách giải quyết thống nhất
Hợp đồng lập thành 2 bản có giá trị như nhau, mỗi bên giữ một bản
Đại diện bên A Đại diện bên B
 (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
*.Bài tập 3,4 :Đại diện tổ 3,4 lên trình bày
GV nhận xét và tuyên dương những tổ làm tốt
I.Ôn lý thuyết
1.Mục đích:Ghi lại nội dung thỏa thuận về trách nhiệm, nghĩa vụ, q/lợi của 2 bên tham gia hợp đồng
-Tác dụng:Bảo đảm việc th/hiện đúng thỏa thuận đã cam kết
2.Tính chất pháp lý
3.Bố cục:
4.Yêu cầu:+Hành văn ngắn gọn,rõ ràng
 +Số liệu cụ thể, chính xác
II.Bài tập:
Bài 1:Cách diễn đạt đúng:
a.HĐ có giá trị từ ngày, tháng, năm..
b.Bên B phải thanh toán cho bên A
c.Bên B sẽ không nhận .thỏa thuận
d.Bên A có trách nhiệmvới bên B
Bài 2:
4. Củng cố: Gv củng cố bài
5. Dặn dò: 
-Học bài, Hoàn thành các bài tập 
-Soạn bài: Tổng kết VH VN
 Lập bảng thống kê theo các mục :STT,T/p,T/g, nước,TK,Thể loại, nội dung, nghệ thuật
 Tổ 1:VB lớp 6, Tổ 2:VB lớp 7;Tổ 3: VB lớp 8;Tổ 4:Vb lớp 9
D.Rút kinh nghiệm:
***********************************
Tuần 34	Ngày soạn:09 /04/2011 
Tiết 170, 171	Ngày dạy: /04/2011
TỔNG KẾT
PHẦN VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI
A. Mục tiêu cần đạt : 
1. Kiến thức:
- Hệ thống kiến thức về các tác phẩm văn học nước ngoài đã học
2. Kĩ năng:
- Tổng hợp, hệ thống hoá kiến thức về các tác phẩm văn học nước ngoài
- Liên hệ với các tác phẩm văn học Việt Nam cùng đề tài
3. Thái độ:
- Giáo dục ý thức tự giác học tập
B.Chuẩn bị: 
*Thầy: Nghiên cứu SGK, SGV, chuẩn KT – KN, soạn bài.
 * Trò: Đọc kĩ câu hỏi, lập bảng thống kê
C. Tiến trình các hoạt động.
 1. Ổn định tổ chức: GV nắm sĩ số.
 2. Kiểm tra bài cũ: Gv kiểm tra vở soạn của học sinh
	3. Bài mới:
Hoạt động 1: Khởi động
( TIẾT 1 : những văn bản lớp 6,7,8) 
Hoạt động 2: Sử dụng PP vấn đáp – tái hiện
( GV hướng dẫn HS lập bảng thống kê các VB đã học)
Đại diện các tổ 1,2,3 trình bày phần chuẩn bị của tổ về các lớp 6,7,8
Cả lớp theo dõi bổ sung 
GV chốt lại những kiến thức quan trọng, cơ bản
?Em có nhận xét gì về nội dung các Văn bản trên?
(VHNN mạng đậm sắc thái, phong tục, tập quán của nhiều nước trên TG :Nga,Tquốc,Đan Mạch,TBNha,Mỹ Pháp,Anh. Đề cập nhiều v/đ XH, nhân sinh ở các nước thuộc những thời đại khác nhau :TK 8,16,17-18,19,20. chúng góp phần bồi dưỡng cho chúng ta những t/cảm đẹp:Yêu nước, yêu thiên nhiên, quê hương, đồng loại, g/đ, yêu cái thiện, ghét cái ác, cái xấu)
Hoạt động 3: Sử dụng PP vấn đáp – tái hiện, thuyết trình
GV nhắc lại những nét nghệ thuật chính của các thể loại:
-Thơ Đường: Hình ảnh thơ tráng lệ, huyền ảo, từ ngữ g/dị, tinh luyện, phép đối rất chuẩn, kết hợp nhiều p/thức biểu đạt, hình ảnh giàu ý nghĩa biểu tượng
-Kịch: Ngôn ngữ ngắn gọn, tính cách rõ nét, tình huống xung đột
-Bút ký: Trình tự lập luận hợp lý
-Nghị luận (XH,VH):Phép lập luận, lý lẽ, tình tiết
-Truyện ngắn, tiểu thuyết:Lối kể chuyện, p/thức biểu đạt, nghệ thuật m/tả n/v, biện pháp nghệ thuật, tình tiết, kết cấu
 TIẾT 2:
Hoạt động 2: Sử dụng PP vấn đáp – tái hiện
Tổ 4 trình bày những văn bản lớp 9 
HS trình bày sự cảm thụ của mình về Vb mình thích và giải thích lý do 
GV Tóm lại :Mục đích của việc học VB nước ngoài
Lớp
TÁC PHẨM
TÁC GIẢ
Thể loại
 NỘI DUNG
NGHỆ THUẬT
6
..
7
.......
8
.
9
Buổi học cuối cùng
Lòng yêu nước
Xa ngắm thác núi Lư 
Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh
Ngẫu nhiên mới về quê
Bài ca nhà tranh .thu phá
Cô bé bán diêm
Đánh nhau với cối xay gió
Chiếc lá cuối cùng 
Hai cây phong
-Đi bộ ngao du
- Ông Giuốc-đanh lễ phục
Cố hương
Những đứa trẻ
Chó Sói và Cừu ...La- phông- ten
Mây và Sóng
..
Rô-bin-xơn hoang(TT)
Bố của Xi-mông (tr/ngắn)
.
Con chó Bấc
(t/thuyết)
A. Đô-đê (Pháp)
Ê-ren-bua (Nga)
Lý bạch (TQ)
Lý Bạch (TQ)
Hạ Tri Chương
(TQ)
Đỗ Phủ(TQ)
An-đéc-xen
(Đan Mạch)
Xéc-van-téc
(Tây Ban Nha)
-O.Hen-ri (Mỹ)
-Ai-ma-tốp 
(Nga)
-Ru-xô (Pháp)
-Mô-li-e (Pháp)
-Lỗ Tấn (TQ)
-Mác-xim.Go-rơ-ki (Nga)
-H.Ten 
(Pháp)
-Ta-go (Ấn Độ)
-Đi-phô (Pháp)
Mô-pa-xăng 
(Pháp)
-Giắc.Lân-đơn
(Mỹ)
Truyện ngắn
..
bút ký- ch/luận
.
thơ Đường
..
Truyện ngắn
Tiểu thuyết
Truyện ngắn
Truyện ngắn
Nghị luận XH
Kịch
..
Truyện ngắn
Hồi kí
Nghị luận VH
thơ
20
..
18
..
19
..
20
-Lòng yêu nước trong biểu hiện cụ thể là yêu tiếng nói của DT mình
-Lòng yêu nước tha thiết, sâu sắc của người Xô viết trong hoàn cảnh thử thách của chiến tranh
-Vẻ đẹp sinh động của Hương Lô,T/y quê hương đằm thắm của t/giả
-TY quê hương của người sống xa nhà trong đêm thanh tĩnh
-Ty quê hương tha thiết của người xa quê vừa đặt chân về quê cũ
-Nỗi khổ vì nhà tranh bị gió thu phá, mơ ước có ngôi nhà vững chắc che chở cho người nghèo
-Truyền cho ta lòng thương cảm sâu sắc đối với1 em bé bất hạnh
-Những phẩm chất đáng quí và tồn tại của Đôn- ki- hô- tê và Xan- chô Pan- xa
-Sự rung cảm trước T/y thương cao cả của những con người nghèo khổ
-TY quê hương tha thiết và lòng xúc động về 2 cây phong gắn với người thầy đã vun trồng ước mơ hi vọng cho thế hệ trẻ
-Tầm quan trọng của đi bộ, sự giản dị, quan trọng của thể dục và yêu TN của t/giả
-Tiếng cười sáng khoái cho khán giả về tính cách lố lăng của tên trưởng giả học làm sang
-Những rung cảm của t.g trước sự thay đổi của làng quê, phê phán lễ giáo PK-đặt ra v/đ con đường đi cho người dân trong XH
-Thể hiện sinh động tình bạn tha thiết giữa những đứa trẻ hàng xóm sống thiếu tình thương
-Nêu bật đặc trưng của s/tạo NT in đậm dấu ấn riêng của nhà văn
-Ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng bất diệt
..
-M/tả c/s khó khăn, gian khổ nhưng rất lạc quan của Rbxơn
-Nhắc nhở lòng y/thương con người, sự c/thông với nỗi đau, lầm lỡ của người khác
-Thể hiện tâm hồn p/phú của Bấc, t/cảm yêu thương loài vật
-X/dựng thành công nhân vật qua ngoại hình, cử chỉ, lời nói, tâm trạng
-Trình tự lập luận chặt chẽ
-Hình ảnh thơ tráng lệ huyền ảo
-Từ ngữ giản dị mà tinh luyện
-Từ ngữ giản dị phép đối rất chuẩn
-Kết hợp nhiều phương thức biểu đạt
.......
-NT kể chuyện hấp dẫn, đan xen hiện thực và mộng ảo, tình tiết d/biến hợp lý
-Sự tương phản trong NT miêu tả nhân vật
-Tình tiết hấp dẫn,chặt chẽ, khéo léo, đảo ngược tình huống
-Miêu tả sinh động đậm chất hội họa
-Lập luận chặt chẽ có sức thuyết phục nhờ lý lẽ thực tiễn cuộc sống
-Xây dựng tình tiết sinh động hấp dẫn
-Phép so sánh đối chiếu, sự kết hợp nhuần nhuyễn nhiều p/thức biểu đạt
......
-Tài kể chuyện giàu hình ảnh đan xen chuyện đời thường với cổ tích
-Cách so sánh đối chiếu giữa 2 cách nhìn nhận
-H/thức đối thoại lồng lời kể, h/a TN giàu ý nghĩa t/trưng
-P/thức tự thuật sinh động, m/tả tinh tế
.
-NT m/tat diễn biến tâ lý n/v sinh động
-Tài q/sát,nhận xét tinh tế, trí t/tượng p/phú
4. Củng cố: Gv củng cố bài
5. Dặn dò: 
-Học bài, Hoàn thành các bài tập 
-Soạn bài: Bắc Sơn
 Lập bảng thống kê theo các mục :STT,T/p,T/g, nước,TK,Thể loại, nội dung, nghệ thuật
 Tổ 1:VB lớp 6, Tổ 2:VB lớp 7;Tổ 3: VB lớp 8;Tổ 4:Vb lớp 9
D.Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docTUÀN 34.doc