I.Mục tiêu:
- Bước đầu biết cách tiếp cận một tác phẩm kịch hiện đại.
- Nắm được xung đột, diễn biến hành động kịch, ý nghĩa tư tưỡng của đoạn trích hồi bốn của vở kịch và nghệ thuật viết kịch của Nguyễn Huy Tưởng.
II.Kiến thức chuẩn:
1.Kiến thức:
- Đặc trưng cơ bản thể loại kịch.
- Tình thế cách mạng khi cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn xảy ra.
- Nghệ thuật viết kịch của Nguyễn Huy Tưởng.
GANV9T35 TIẾT:161 -165 NS: 22/04 ND:25 -29/04 TIẾT: 161 - 162 BẮC SƠN (Trích hồi 4) I.Mục tiêu: - Bước đầu biết cách tiếp cận một tác phẩm kịch hiện đại. - Nắm được xung đột, diễn biến hành động kịch, ý nghĩa tư tưỡng của đoạn trích hồi bốn của vở kịch và nghệ thuật viết kịch của Nguyễn Huy Tưởng. II.Kiến thức chuẩn: 1.Kiến thức: - Đặc trưng cơ bản thể loại kịch. - Tình thế cách mạng khi cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn xảy ra. - Nghệ thuật viết kịch của Nguyễn Huy Tưởng. 2.Kĩ năng: Đọc – hiểu một văn bản kịch. III.Hướng dẫn – thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ NỘI DUNG - Hoạt động 1:Khởi động - Ổn định tổ chức: - Kiểm tra bài cũ: -Hãy cho biết đôi nét về tác giả Lân- đơn ? -Hãy nêu nội dung và nghệ thuật của văn bản Con chó Bấc ? -Giới thiệu bài: Hai tiết học giúp chúng ta hiểu được nghệ thuật kịch nói qua vở kịch “Bắc Sơn”. Hoạt động 02: Hình thành kiến thức: -Hướng dẫn HS tìm hiểu bài: -Gọi HS đọc phần chú thích tìm hiểu tác giả , tác phẩm? H.Tìm hiểu bố cục của vở kịch? H.Phân tích chủ đề của văn bản? -GVsơ kết tiết 161, bình chuyển sang tiết 162. - Hoạt động 03 Phân tìch: -Gọi HS đọc văn bản: 1.Loại hình kịch và các thể kịch: -Hãy phân tích loại hình kịch và các thể kịch? 2.Tóm tắt nội dung kịch, tìm hiểu xung đột kịch: -Thuật lại diễn biến sự việc và hành động trong các lớp kịch trích ở hồi bốn? Trong các lớp kịch này, tác giả đã xây dựng được một tình huống bất ngờ, gay cấn,.Đó là tình huống nào? Tình huống ấy có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện xung đột và phát triển hành động kịch? ( Một tình huống bất ngờ xãy ra với Thơm, buộc cô phải lựa chọn thái độ dứt khoát :Thái và Cửu bị bọn Ngọc truy lùng, đã chạy nhằm vào nhà của Thơm, Thơm đã dũng cảm che giấu Thái và Cửu ngay trong buồng của mình,Tình huống đó cho thấy chiều hướng xung đột của kịch, phát triển hành động của kịch theo chiều hướng thuận lợi cho cách mạng,) 3.Tâm trạng và hành động của Thơm: -Hoàn cảnh của nhân vật? -Tâm trạng và thái độ của Thơm với chồng? -Hành động của cô cứu Thái và Cửu ? 4.Phân tích các nhân vật Thái, Cửu và Ngọc: -Bằng những thủ pháp nào tác giả đã để cho nhân vật Ngọc bộc lộ bản chất của y, và đó là bản chất gì? (Tác giả đã để cho nhân vật qua hành động để tự bộc lộ bản chất của mình là tên nho lại đầy tham vọng, là tên tay sai, Việt gian nguy hiểm, là người chồng dối trá với vợ.) -Những nét nổi bật của Thái và Cửu là gì? 5. Nhận xét về nghệ thuật: -Nhận xét về nghệ thuật viết kịch của Nguyễn Huy Tưởng trong các lớp kịch này, chú ý các phương tiện xây dựng tình huống, tổ chức đối thoại, biểu hiện tâm lí và tính cách nhân vật? Hoạt động 04 Ý nghĩa văn bản: - Nêu những nhận xét chính về nội dung và nghệ thuật của văn bản? - Hoạt động 05 Luyện tập: -Bài tập 1 ở lớp (Tập theo cách diễn phân vai) -Bài tập 2: Hướng dẫn HS thực hiện ở Nhà -Hoạt động 06 Hướng dẫn tự học - Tóm tắt lại đoạn trích. - Nhớ được những đặc trưng cơ bản của thể loại kịch. - Trên cơ sở kiến thức về kịch hiện đại đã được học, ứng dụng vào việc tìm hiểu nội dung và nghệ thuật của vở kịch Tôi và chúng ta, tuần sau , chúng ta học. -Lắng nghe -Ghi tựa bài -Thảo luận tìm hiểu bài: -Tìm hiểu tác giả và tác phẩm. Thực hiện theo yêu cầu của giáo viên Thực hiện theo yêu cầu của giáo viên -Thảo luận tìm hiểu về các loại hình kịch và các thể kịch. -Đại diện các nhóm lần lượt nêu y kiến. -Các nhóm thảo luận tóm tắt vở kịch -Tìm hiểu xung đột kịch -Phân tích tâm trạng của nhân vật Thơm -Nhận xét hành động của nhân vật này -Phát hiện và nêu nhận xét về các nhân vật Thái, Cửu và Ngọc. -Các nhóm thảo luận về nghệ thật xây dựng xung đột kịch, tình huống kịch, ngôn ngữ đối thoại -Các nhóm thảo luận tổng kết bài. Thực hiện theo yêu cầu của giáo viên Các nhóm phân vai để đọc ở lớp bài tập 1 -Thực hành bài tập 2 ở nhà. -Lắng nghe và thực hành theo yêu cầu của giáo viên. - Khởi động - Tìm hiểu chung: 1/ Tác giả : Nguyễn Huy Tưởng( 1912 – 1960) quê ở Hà Nội, viết văn từ trước 1945. Sau cách mạng tháng Tám, ông là một trong những nhà văn chủ chốt của nền văn học cách mạng. Năm 1996, ông được nhà nước truy tặng Giải thưởng HCM về văn học nghệ thuật. 2/Tác phẩm: Kịch Bắc Sơn được sáng tác và đưa lên sân khấu đầu năm 1946 3/Bố cục:Văn bản có thể chia ra ba lớp kịch a.Lớp 01:Đối thoại giữa vợ chồng Thơm Ngọc.Mâu thuẩn giữa hai người. b.Lớp hai:Thơm - Thái - Cửu.Thơm quyết định cứu Thái và Cửu trước sự truy đuổi của Pháp và Ngọc. c.Lớp 03:Thơm - Ngọc.Ngọc đột ngột về nhà.Mâu thuẩn, dat dứt trong lòng Thơm. 4.Chủ đề: Sức thuyết phục của chính nghĩa cách mạng. - Phân tìch: 1.Nội dung: 1.Nội dung: 1.Loại hình kịch và các thể kịch: -Kịch là một trong ba loại hình văn học ( tự sự, trữ tình kịch ) -Phân chia các thể loại trong kịch: ca kịch, kịch thơ, kịch nói; hài kịch, bi kịch, chính kịch, kịch ngắn, kịch dài. -Cấu trúc của một vở kịch: hồi, lớp; thời gian và không gian trong kịch ( Cần lấy dẫn chứng ngay trong trích đoạn này hay trong loại hình chèo HS đã học ) 2.Tóm tắt nội dung vở kịch, đọc đoạn trích, tìm hiểu xung đột kịch và tình huống kịch trong đoạn trích: -Tóm tắt nội dung vở kịch. -Nêu giá trị và vị trí của vở kịch. -Tìm hiểu xung đột và hành động kịch: +Xung đột cơ bản trong kịch Bắc Sơn là xung đột giữa lực lượng cách mạng và kẻ thù. +Trong hồi bốn, xung đột ấy thể hiện trong sự đối đầu giữa Ngọc cùng đồng bọn với Thái, Cửu. +Xung đột của hồi kịch còn diễn ra trong nhân vật Thơm(qua một tình huống bất ngờ), khiến cô đứng hẳn về phía cách mạng ( che dấu Thái, Cửu). 3.Phân tích tâm trạng và hành động của Thơm: -GV nêu những nét chính về nhân vật Thơm ở các hồi trước để HS hiểu được tâm trạng và hoàn cảnh của nhân vật ở hồi bốn ( SGV tr 173 ) -Tâm trạng và hành động của Thơm: +Hoàn cảnh: Cuộc khởi nghĩa bị đàn áp, cha và em của Thơm đã hi sinh, mẹ bỏ đi.Thơm chỉ còn Ngọc là người thân duy nhất. +Sự day dứt, ân hận của Thơm +Sự băn khoăn, nghi ngờ đối với Ngọc ngày càng tăng. +Hành động dứt khoát của Thơm để cứu Thái và Cửu. Báo tin cho quân du kích kịp thời đối phó với Thái và đồng bọn. 4.Phân tích các nhân vật Ngọc Thái, Cửu: -Nhân vật Ngọc: Nhân vật phản diện, y là tên nho lại đầy tham vọng, một tên tay sai trung thành của Pháp, một tên Việt gian tàn ác, một người chồng che giấu bản chất trước vợ. -Hai nhân vật Thái, Cửu : Họ là những nhân vật phụ, Thái bình tĩnh, sáng suốt; Cửu nóng nảy, thiếu chính chắn. 2.Nghệ thuật: -Thể hiện xung đột: Thể hiện gay gắt trong sự đối đầu giữa Ngọc với Thái và Cửu, xung đột kịch cũng diễn ra ngay trong nội tâm nhân vật Thơm. -Xây dựng tình huống: tình huống éo le, bất ngờ, bộc lộ rõ xung đột và thúc đẩy tình huống kịch phát triển. -Sáng tạo nên ngôn ngữ đối thoại: Các đối thoại với nhịp điệu đối thoại, giọng điệu khác nhau phù hợp với từng đoạn của hành động kịch. -Ý nghĩa văn bản: 1.Nội dung: Văn bản là sự khẳng định sức thuyết phục cảu chính nghĩa. 2.Nghệ thuật: - Thể hiện xung đột: - Xây dựng tình huống: - Thể hiện tâm lí, tính cách nhân vật - Luyện tập: Bài tập 1: Cho HS đọc theo cách phân vai một đoạn kịch bản Bắc Sơn. Bài tập 2: Giúp HS tìm hiểu thể loại của các vở kịch mà em đã được học hay đã xem (dựa vào chú thích (é é ) - Hướng dẫn tự học: -Tập diễn vở kịch trong nhóm -Xem lại phần chú thích để củng cố thêm về loại hình kịch. -Soạn trước bài “ Tôi và chúng ta” Tiết 163-164 TỔNG KẾT PHẦN TẬP LÀM VĂN I.Mục tiêut: - Nắm vững kiến thức về ccác kiểu văn bản ( tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận, điều hành) đã được học từ lớp 6 đế lớp 9. II.Kiến thức chuẩn: 1.Kiến thức: - Đặc trưng của từng kiểu văn bản và phương thức biểu đạt đã được học. - Sự khác nhau giữa kiểu văn bản và thể loại văn học. 2.Kĩ năng: - Tổng hợp, hệ thống hóa kiến thức về các kiểu văn bản đã học. - Đọc – hiểu các kiểu văn bản theo đặc trưng của kiểu văn bản ấy. - Nâng cao năng lực đọc và viết các kiểu văn bản thông dụng. - Kết hợp hài hòa, hợp lí các kiểu văn bản trong thực tế làm bài. III.Hướng dẫn – thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ NỘI DUNG - Hoạt động 1:Khởi động - Ổn định tổ chức: - Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra các nội dung chuẩn bị ở nhà của HS - Ổn định tổ chức: -Giới thiệu bài:Hai tiết tổng kết giúp chúng ta nắm rõ hơn các kiểu văn bản đã học. Hoạt động 02: Hình thành kiến thức: -Hướng dẫn HS tìm hiểu bài: I.Đọc bảng thống kê và trả lời các câu hỏi -On lại các kiểu văn bản? -Nêu nhận xét về các phương thức biểu đạt? - Gv sơ kết tiết 163, bình chuyển sang tiết 164 -Hãy cho biết sự khác nhau của các kiểu văn bản đã nêu trong bảng tổng kết? -Các kiểu văn bản trên có thể thay thế cho nhau được hay không? Vì sao? -Các phương thức biểu đạt trên có thể được phối hợp với nhau trong một văn bản cụ thể hay không?Vì sao? Nêu một ví dụ để minh họa? -Từ bảng trên, hãy cho biết kiểu văn bản và hình thức thể hiện, thể loại tác phẩm văn học có gì giống nhau và khác nhau? a.Hãy kể tên các thể loại văn học đã học, ghi lên bảng? ( Tự sự, trữ tình, kịch) b.Mỗi thể loại ấy đã sử dụng các phương thức biểu đạt nào? ( tự sự, miêu tả, nghị luận) c.Tác phẩm văn học như thơ, truyện, kịch có khi nào sử dụng yếu tố nghị luận hay không? Cho ví dụ và cho biết yếu tố nghị luận có đặc điểm gì? ( Yếu tố nghị luận giúp cho tác phẩm văn học trở nên sâu sắc và có tính thuyết phục hơn. Ví dụ :vă bản “Anh trăng có sử dụng yếu tố nghị luận để làmrõ sự ân hận của nhân vật trữ tình trong thơ). -Kiểu văn bản tự sự và thể loại văn học tự sự khác nhau như thế nào? Tính nghệ thuật trong tác phẩm văn học tự sự thể hiện ở những điểm nào? -Kiểu văn bản biểu cảm và thể loại văn học trữ tình giống và khác nhau ở những điểm nào” Nêu đặc điểm của thể loại văn học trữ tình.Cho ví dụ minh họa. -Tác phẩm nghị luận có cần các yếu tố thuyết minh, miêu tả, tự sự không? Cần ở mức độ nào, vì sao? II.Mối quan hệ giữa Văn và Tập làm văn. Phần Văn và Tập làm văn có mối quan hệ với nhau như thế nào? Hãy nêu ví dụ cho thấy quan hệ đó trong chương trình đã học? -Phần Tiếng Việt có quan hệ thế nào với phần Văn và Tập làm văn? Nêu ví dụ chứng minh? -Các phương thức biểu đạt: miêu tả, tự sự, nghị luận, biểu cảm, thuyết minh có ý nghĩa như thế nào đối với việc rèn luyện kĩ năng làm văn? III.Ôn lại tinh thần tích hợp trong Tập làm văn -Nêu mối quan hệ tích hợp giữa học văn và Tập làm văn? -Đọc văn bản tự sự, miêu tả giúp cho các em học kể chuyện và làm văn miêu tả như thế nào? -Đọc văn bản nghị luận, thuyết minh có tác dụng như thế nào đối với cáh tư duy, trình bày một tư tưởng, một vấn đề? VI.Ôn lại văn bản thuyết minh: -Văn bản thuyết minh có đích biểu đạt là gì? -Muốn làm được văn bản thuyết minh, trước hết cần chuẩn bị những gì?-Hãy cho biết các phương pháp thường dùng trong văn bản thuyết minh? -Ngôn ngữ của văn bản thuyết minh có đặc điểm gì? Văn bản tự sự: -Văn bản tự sự có đích biểu đạt là gì? -Nêu các yếu tố tạo thành văn bản tự sự? -Vì sao văn bản tự sự thường kết hợp với các yếu tố miêu tả, nghị luận, biểu cảm? Hãy cho biết tác dụng của các yếu tố đó đối với văn bản tự sự? -Ngôn ngữ trong văn bản tự sự có đặc điểm gì? Văn bản nghị luận: -Văn bản nghị luận có đích biểu đạt là gì? -Văn bản nghị luận do các yếu tố nào tạo thành? -Nêu yêu cầu đối với luận điểm, luận cứ. Lập luận ? -Nêu dàn bài chung của bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống hoặc một vấn đề tư tưởng, đạo lí? -Nêu dàn bài chung của bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích), hoặc một bài thơ, đoạn thơ? -Hoạt động 03 Hướng dẫn tự học: - Xác định kiểu văn bản và phân tích đặc trưng kiểu văn bản đó trong một văn bản tự chọn. - Xem lại bài tổng kết, thực hành viết các loại văn bản đã học, chuẩn bị cho thi học kì hai. -Lắng nghe -Ghi tựa bài -Thảo luận tìm hiểu bài: -Các nhóm đọc các nội dung trong bảng thống kê -Trao đổi và nêu ý kiến các vấn đề đã thống nhất -Thảo luận, nêu ý kiến -Trình bày những suy nghĩ của nhóm -Nêu nhận định sau khi đã ôn lại các kiểu văn bản, các tác phẩm cụ thể xuất hiện các kiểu văn bản. -Đại diện cá nhóm trình bày ý kiến. -So sánh các thể loại văn học, các kiểu văn bản và rút ra nhận xét. -Phát hiện, nêu nhận xét -Phát hiện, nêu ý kiến -Nêu nhận xét -HS liên hệ việc tương tác giữa học văn bản, Tiếng Việt với nâng cao kĩ năng làm văn. -Trao đổi về tinh thần tích hợp trong Tập làm văn. -Thảo luận và trả lời các yêu cầu của GV -Thảo luận, đóng góp trong nhóm -Đại diện nhóm nêu ý kiến -Thảo luận, nêu ý kiến -Nêu ý kiến Lắng nghe và thực hành theo yêu cầu của giáo viên. - Khởi động; - Tiến hành tổng kết I.Đọc bảng thống kê và trả lời câu hỏi: -On lại các kiểu văn bản: +Văn bản tự sự (Bản tin báo chí, truện) +Văn bản miêu tả (Văn tả cảnh..) +Văn bản biểu cảm (Tác phẩm văn học trữ tình) +Văn bản thuyết minh ( Bản thuyết minh, lời giới thiệu) +Văn bản nghị luận ( Xã luận, bình luận) +Văn bản điều hành: ( Đơn từ, báo cáo) -Phương thức biểu đạt: +Văn bản tự sự: Trình bày các sự việc có quan hệ nhân quả, nhằm mục đích biểu hiện con người, quy luật đời sống +Văn bản miêu tả: Tái hiện các thuộc tính, tính chất của sự vậtnhằm mục đích giúp con người cảm nhận được chúng. +Văn bản biểu cảm: Bày tỏ trực tiếp hoặc gián tiếp tính cảm, cảm xúc của con ngườinhằm mục đích bày tỏ tình cảm, khơi gợi sự đồng cảm. +Văn bản thuyết minh:Trình bày thuộc tính, cấu tạocủa sự vật, hiện tượngnhằm mục đích giúp người đọc có tri thức khách quan về chúng. +Văn bản nghị luận : Trình bày tư tưởng, quan điểm đối với tựu nhiên, xã hộinhằm mục đích thuyết phục mọi người tin theo cái đúng. +Văn bản điều hành:Trình bày theo mẫu chungnhằm đảm bảo các mối quan hệ bình thường giữa người với người. -Phân biệt sự khác nhau của các kiểu văn bản trên: +Khác nhau về phương thức biểu đạt. +Khác nhau về hình thức thể hiện. -Các kiểu văn bản trên không thể thay thế cho nhau được, vì : +Phương thức biểu đạt khác nhau +Hình thức thể hiện khác nhau +Mục đích khác nhau -Các phương thức biểu đạt trên có thể phối hợp với nhau trong một văn bản cụ thể, vì : + Vì trong bản tự sự có thể sử dụng các phương thức biểu đạt khác và ngược lại. -So sánh kiểu văn bản và thể loại văn học: +Giống nhau: Các kiểu văn bản và các thể loại văn học có thể dùng chung một phương thức biểu đạt nào đó. +Khác nhau: Kiểu văn bản là cơ sở của thể loại văn học-Thể loại văn học là “môi trường” xuất hiện của các kiểu văn bản. -Sự khác nhau giữa kiểu văn bản tự sự và thể loại văn học tự sự +Kiểu văn bản tự sự: có thể sử dụng trong bản tin, trong văn học, lịch sử, còn thể loại văn học tự sự lại thể hiện phong cách nghệ thuật của hình tượng văn học. +Tính nghệ thuật trong tác phẩm văn học thể hiện ở nhân vật, cốt chuyện -Kiểu văn bản biểu cảm và thể loại văn học trữ tình +Giống nhau:Bày tỏ trực tiếp hoặc gián tiếp tình cảm, cảm xúc. +Khác nhau: kvbbc: có trong các điện mừng, thư từcòn thể loại vhtt có trong thơ trữ tình hay văn tùy bút, ví dụ : thơ “Sau phút chia Li” văn tùy bút “Sài Gòn tôi yêu” -Tác phẩm nghị luận và các yếu tố thuyết minh, miêu tả, tự sự. +Các yếu tố trên giúp cho tác phẩm nghị luận đươc trong sáng, rõ ràng hơn nhưng nó không thể thay thế cho vai trò của tác phẩm nghị luận II.Ôn lại mối quan hệ giữa kiểu văn bản và thể loại văn học: -Phần Văn và Tập làm văn có mối quan hệ: +Kiểu văn bản và thể loại văn học là hai chuyện khác nhau, nhưng kiểu văn bản là cơ sở +Ví dụ: ở văn bản “Những ngôi sao xa xôi” thuộc thể loại tự sự có sử dụng kiểu văn bản tự sự là cơ sở. -Phần Tiếng Việt giúp chúng ta làm văn, dùng từ, đặt câu đúng với ngữ pháp. -Sự phối hợp, đan xen các kiểu văn bản trong các thể loại.Ví dụ: miêu tả, tự sự, biểu cảm,thuyết minh giúp cho các thể loại văn học được thể hiện sinh động hơn, mặc khác cũng giúp cho việc rèn luyện kĩ năng làm văn được tốt hơn. III.Ôn lại tinh thần tích hợp trong Tập làm văn. +Mô phỏng +Học phương pháp kết cấu +Học diễn đạt +Gợi ý sáng tạo +Kết luận: Đọc nhiều để học cách viết tốt; không đọc, ít đọc, ít viết thì không tốt, không hay. -Đọc văn bản tự sự, miêu tả đã giúp cho chúng ta kể chuyện được lưu loát hơn, làm văn miêu tả được mạch lạc hơn. -Đọc văn bản nghị luận, thuyết minh giúp cho em tư duy chính xác đối tượng, lập luận vững chắc hơn. VI.Ôn lại ba kiểu văn bản học ở lớp 9 và ứng dụng luyện viết các kiểu văn bản đó: 1. Văn bản thuyết minh: -Đích biểu đạt của vbtm là giúp cho người đọc có tri thức khách quan về sự vật, hiện tượng. -Muốn làm được vbtm trước hết phải quan sát, tìm hiểu thuộc tính của đối tượng. -Các phương pháp thường dùng trong văn bản thuyết minh là trình bày, giải thích -Ngôn ngữ của vbtm phải chính xác, rõ ràng. 2.Văn bản tự sự: -Văn bản tự sự có đích biểu đạt là biểu hiện con người, quy luật đời sống -Các yếu tố tạo thành văn bản tự sự là nguyên nhân, diễn biến, kết quả của sự việc. -Vbts thường kết hợp với các yếu tố miêu tả, nghị luận, biểu cảmđể làm cho vbts thêm gợi cảm -Ngôn ngữ vbts: phải thể hiện được cách giới thiệu nhân vật, cách kể 3.Văn bản nghị luận: -Thuyết phục mọi người tin theo cái đúng -Văn bản nghị luận được tạo thành bởi các hệ thống luận điểm, luận cứ, lập luận -Yêu cầu cần đạt đối với luận điểm là phải rõ ràng, thể hiện tư tưởng, quan điểm của bài văn nên phải đúng đắn, chân thật -Đối với luận cứ: phải chân thật, đúng đắn, tiêu biểu. -Về lập luận: Rõ ràng, chặt chẽ. -Về dàn bài nghị luận về hiện tượng đời sống hay tư tưởng đạo lí ( xem lại các khái niệm) - Về dàn bài tác phẩm truyện hoặc bài thơ (xem lại các khái niệm) Hướng dẫn tự học: -Củng cố lại các nội dung đã tổng kết ở trên. -Tuyên dương HS thảo luận tích cực -Nhận xét chung về hai tiết dạy. Tiết 165 TÔI VÀ CHÚNG TA I.Mục tiêu : - Thấy được cuộc đấu tranh gay gắt giữa những con người có tư tưởng đổi mới, tiến bộ với những kẻ mang tư tưởng bảo thủ, lạc hậu. - Nắm vững hơn những kiến thức về thể loại kịch. II.Kiến thức chuẩn: 1.Kiến thức: - Tính cách của những nhân vật tiêu biểu ( Hoàng Việt, Nguyễn Chính) và cuộc đấu tranh gay gắt giữa cái mới và cái cũ, giữa tư tưởng tiến bộ và tư tưởng lạc hậu, bảo thủ. - Nghệ thuật xây dựng tình hưống, tạo mâu thuẩn kịch. 2.Kĩ năng: Đọc – hiểu một văn bản kịch. III.Hướng dẫn – thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ NỘI DUNG - Hoạt động 1:Khởi động - Ổn định tổ chức: - Kiểm tra bài cũ: Vở kịch “Bắc Sơn” -Tóm tắt vở kỉch. Phân tích xung đột và hành động kịch? -Phân tích các nhân vật :Ngọc, Thái, Cửu? - Giới thiệu bài:Đây là một vở kịch khá hay, thể hiện sự đấu tranh giữa tư tưởng đổi mới và các tư tưởng bảo thủ , trì trệ. Hoạt động 02: Hình thành kiến thức: -Hướng dẫn HS tìm hiểu bài: -Hướng dẫn HS tìm hiểu tác giả và tác phẩm. H.Qua phần đọc chú thích và những tư liệu tựu sưu tầm, em hãy nêu vài nét về nhà viết kịch Lưu Quang Vũ? H.Vở kịch “Tôi và chúng ta” đã đề cập đến những vấn đề gì? H.cho biết bố cục của văn bản? H.Tìm hiểu chủ đề của văn bản? - Hoạt động 03 Phân tìch: -Hướng dẫn HS đọc –hiểu văn bản. -Tìm hiểu chú thích -Hoạt động 04 Hướng dẫn tự học: -Lắng nghe -Ghi tựa bài -Thảo luận tìm hiểu bài: -Đọc chú thích, thỏa luận -Nêu những hiểu biết về tác giả vả tác phẩm, - Thực hiện theo yêu cầu của giáo viên - Thực hiện theo yêu cầu của giáo viên -Các nhóm đọc văn bản -Tìm hiểu chú thích -Lắng nghe và thực hành theo yêu cầu của giáo viên. - Khởi động - Tìm hiểu chung: 1Tác giả: -Lưu Quang Vũ (1.948-1.988), quê gốc ở Quảng Nam. -Ngòi bút kịch của ông nhạy bén, sắc sảo, đề cập đến hàng loạt vấn đề có tính thời sự nóng hổi 2.Tác phẩm: “Tôi và chúng ta “ phản ánh cuộc đấu tranh gay gắt để thay đổi phương thức sản xuất ở xí nghiệp thắng lợi 3.Bố cục:Gồm cảnh 03( trên 09 cảnh, không chia ồi. lớp, ở đây cảnh tương đương với lớp). 4.Chủ đề:Nêu lên chiến thắng của cái mới , cái tiến bộ trước những thế lực lạc hậu. - Tìm hiểu chung: -Đọc văn bản, tìm hiểu chú thích 3 Hướng dẫn tự học: -Sơ kết lại các nội dung đã tìm hiểu ở trên -Soạn trước phần phân tích văn bản, chuẩn bị cho tiết phân tích sau. Duyệt của tổ trưởng Ngày 23/04/2011 Lê Lĩnh nam
Tài liệu đính kèm: