Giáo án Lớp 9 Môn Ngữ văn - Tuần 37 - Tiết 171 - 175

Giáo án Lớp 9 Môn Ngữ văn - Tuần 37 - Tiết 171 - 175

I.Mục tiêu :

 -Đánh giá được nội dung cơ bản của cả ba phần trong SGK Ngữ văn 9, chủ yếu là tập 2

 -Biết cách vận dụng kiến thức và kĩ năng Ngữ văn đã học một cách tổng hợp, toàn diện theo nội dung và cách thức kiểm tra, đánh giá mới.

II.Kiến thức chuẩn:

1.Kiến thức:

Đánh giá được nội dung cơ bản của cả ba phần trong SGK Ngữ văn 9, chủ yếu là tập 2.

 

doc 6 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1458Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 9 Môn Ngữ văn - Tuần 37 - Tiết 171 - 175", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GANV9T37 TIẾT: 171- 175 NS: ND:
TIẾT:171- 172
 KIỂM TRA TỔNG HỢP CUỐI NĂM
I.Mục tiêu :
 -Đánh giá được nội dung cơ bản của cả ba phần trong SGK Ngữ văn 9, chủ yếu là tập 2
 -Biết cách vận dụng kiến thức và kĩ năng Ngữ văn đã học một cách tổng hợp, toàn diện theo nội dung và cách thức kiểm tra, đánh giá mới.
II.Kiến thức chuẩn:
1.Kiến thức:
Đánh giá được nội dung cơ bản của cả ba phần trong SGK Ngữ văn 9, chủ yếu là tập 2.
2.Kĩ năng:
 Biết cách vận dụng kiến thức và kĩ năng Ngữ văn đã học một cách tổng hợp, toàn diện theo nội dung và cách thức kiểm tra, đánh giá mới.
- Ổn định tổ chức:
- Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
-Giới thiệu bài:Chuẩn bị cho tiết kiểm tra tổng hợp.
III.Hướng dẫn – thực hiện:
Hoạt động 1:khởi động
-Ghi tựa bài :Kiểm tra tổng hợp
Hoạt động 2: Tiến hành kiểm tra
Kiểm diện HS, đánh số báo danh, gọi tên, kí vào giấy thi và giấy nháp, theo hiệu lệnh trống để phát đề cho HS.
-Theo dõi, quản lí hai tiết kiểm tra, nhắc nhở hoặc xử lí các hành vi vi phạm nếu có, 15 phút trước khi hết giờ cần nhắc nhở cho HS biết.
-Thu bài HS khi hết giờ kiểm tra.
Hoạt động 3Củng cố - dặn dò:
*Củng cố:
+Nhận xét hai tiết làm bài của HS
*Hướng dẫn tự học:
 +Nhắc nhở HS chuẩn bị cho tiết kiểm tra sau.
TIẾT:173 - 174
THƯ (ĐIỆN) CHÚC MỪNG VÀ THĂM HỎI.
I.Mục tiêu :
Nắm được đặc điểm, tác dụng và cách viết thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi.
II.Kiến thức chuẩn:
1.Kiến thức:
Mục đích, tình huống và cách viết thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi.
2.Kĩ năng:
Viết (thư) điện chúc mừng thăm hỏi.
III.Hướng dẫn – thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
NỘI DUNG 
- Hoạt động 1:Khởi động
- Ổn định tổ chức:
- Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra việc chuẩn bị các tư liệu phục vụ cho tiết học.
-Giới thiệu bài:Tiết học này giúp chúng ta hiểu và thực hành được các văn bản thư (điện).
Hoạt động 02: Hình thành kiến thức:
-Hướng dẫn HS tìm hiểu bài:
- Tích hợp giáo dục kĩ năng sống:
 +Giao tiếp:biết thể hiện sự chia sẻ, cảm thông của cá nhân với niềm vui, nỗi buồn của những người xung quanh bằng thư ( điện ) chúc mừng / thăm hỏi.
 +Ra quyết định:lựa chọn hình thức thư (điện) chúc mừng/thăm hỏi phù hợp với hoàn cảnh, đối tượng và mục đích.
- Các kĩ thuật dạy học:phân tích tình huống, thực hành.
I.Tìm hiểu các tình huống cần viết thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi.
-Cho HS đọc thầm bốn trường hợp cần gởi thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi trong SGK.
-Dựa vào các tình huống đã nêu trong bốn ví dụ, HS kể thêm các tình huống cần gởi thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi trong đời sống hằng ngày.
-GV nêu câu hỏi để HS suy nghĩ, thảo luận và trả lời
-Gởi thư (điện) chúc mừng trong hoàn cảnh nào và để làm gì?
-Gởi thư (điện) thăm hỏi trong hoàn cảnh nào và để làm gì?
-Khi có điều kiện đến tận nơi để chúc mừng hoặc thăm hỏi thì có nên gởi thư hoặc điện không ? Tại sao?
-Sơ kết tiết 1, bình chuyển sang tiết 2
II.Tìm hiểu cách viết thư (điện):
-HS đọc thẩm ba bức điện trong SGK và lần lượt trả lời bốn câu hỏi tiếp sau đó
-Nội dung của thư (điện) chúc mừng và thư (điện ) thăm hỏi giống nhau và khác nhau như thế nào?
-Em có nhận xét gì về độ dài của thư (điện) chúc mừng và thư (điện) thăm hỏi?
-Trong thư (điện) chúc mừng và thư (điện) thăm hỏi, tình cảm được thể hiện như thế nào?
-Lời văn của thư (điện) chúc mừng và thư (điện) thăm hỏi có điểm nào giống nhau?
III. Hướng dẫn HS tập diễn đạt:
-Các em hãy thống nhất chọn hai tình huống: một tình huống viết điện chúc mừng, một tình hống viết điện thăm hỏi?
-Hãy tìm cách diễn đạt khác nhau để biểu thị nội dung?
HS rút ra khái niệm:
-Luyện tập:
-Bài tập 1:
-Hoàn chỉnh lần lượt ba bức điện ở mục II.1 theo mẫu ở sgk tr 204?
-Bài tập 2:
-Trong các tình huống nêu dưới đây (SGK tr 205), tình huống nào cần viết thư (điện) chúc mừng, tình huống nào cần viết thư (điện) thăm hỏi?
-Bài tập 3:
-Hoàn chỉnh một bức điện mùng theo mẫu của bưu điện?
Hoạt động 4:Củng cố - dặn dò:
*Củng cố:
-Nêu các tình huống cần viết thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi.
-Cách viết thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi
*Hướng dẫn tự học:
- Sưu tầm một vài bức thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi.
-Làm thêm các bài tập củng cố ở sbt NV 9 T2,Tr 97,98
- Xem lại các nội dung đã học về tiếng Việt và ngữ pháp để làm tốt bài kiểm tra học kì II.
-Soạn trước các tiết trả bài kiểm tra Văn, kiểm tra Tiếng Việt, kiểm tra tổng hợp. 
-Lắng nghe
-Ghi tựa bài
-Thảo luận tìm hiểu bài:
-Đọc thầm các trường hợp cần gởi thư (điện)
-Thảo lận các yêu cầu của GV nêu lên
-Nêu thêm các tình huống cần gởi thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi.
-Đọc thầm ba bức điện
-Tiến hành thảo luận các vấn đề GV dã nêu ra
-Đại diện các nhóm nêu ý kiến.
-Các nhóm chọn tình huống để 
viết điện chúc mừng và thăm hỏi
-Chọn cách diễn đạt khác nhau để biểu hiện nội dung
Thực hiện theo yêu cầu của giáo viên
Chia ra ba nhóm, mỗi nhóm hoàn thành một bức điện.
Các nhóm nhắc lại các tình huống viết thư (điện) thăm hỏi và chúc mừng
-Căn cứ vào đó, HS chọn các tình huống thích hợp.
-Các nhóm lưâ chọn tình huống để viết.
-Lắng nghe và thực hành theo yêu cầu của giáo viên.
- Khởi động
- Hình thành kiến thức
I.Tìm hiểu các tình huống cần viết (thư) điện chúc mừng và thăm hỏi:
-Gởi thư ( điện) chúc mừng:nhằm mục đích chia vui với ngươì nhận về những niềm vui hay những thành công mĩ mãn nào đó.
-Gởi thư (điện) thăm hỏi: là bày tỏ sự ân cần thăm hỏi, chia sẽ một vấn đề nào đó với người nhận.
-Khi có điều kiện đến tận nơi để chúc mừng hoặc thăm hỏi thì không nên gởi thư hoặc điện , vì làm như thế sẽ hạn chế đi tình cảm vối người ta cần chia sẽ tình cảm.
-Bình chuyển sang tiết 2
II.Tỉm hiểu cách viết thư (điện) chúc mừng hoặc thăm hỏi:
-Nội dung của thư (điện ) chúc mừng và thăm hỏi có những điểm giống và khác nhau như sau:
 +Giống nhau:Cùng bày tỏ tình cảm thăm hỏi hay san sẽ niềm vui, nỗi buồn đến người nhận.
 +Khác nhau:Thư (điện ) chúc mừng bày tỏ sự thán phục, hay chia vui về một thành công nào đó đến người nhận, còn thư (điện) thăm hỏi thường bày tỏ sự quan tâm, hay an ủi về một vấn đề nào đó cần chia sẽ.Nội dung của thư thư (điện) thăm hỏi thường có độ dài hơn nội dung của thư (điện) chúc mừng
-Trong thư (điện) chúc mừng và thư (điện) thăm hỏi, tình cảm biểu hiện phải luôn chân thành.
-Lời văn của thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi đều giống nhau ở sự chân thành, quan tâm, chia sẽ.
III.HS tập diễn đạt:
-Các nội dung diễn đạt cần thống nhất theo các yêu cầu sau:
 +Lí do viết thư (điện) chúc mừng hoặc thăm hỏi.
 +Bộc lộ suy nghĩ hoặc cảm xúc đối với tin vui hoặc nỗi bất hạnh, điều không mong muốn củangười nhận điện.
 +Lời chúc mừng mong muốn.
 +Lời thăm hỏi, chia buồn.
-HS rút ra khái niệm:
- Những trường hợp cần viết thư (điện) để chúc mừng hay thư (điên) để thăm hỏi
 +Thư ( điện ) chúc mừng hoặc thăm hỏi là những văn bản bày tỏ sự chúc mừng hoặc thông cảm của người gởi đến người nhận.
- Đặc điểm của thư ( điện )
 +Nội dung thư ( điện ) cần phải nêu được lí do, lời chúc mừng hoặc lời thăm hỏi và mong muốn người nhận điện sẽ có những điều tốt lành.
 +Thư ( điện ) cần được viết ngắn gọn, súc tích nhưng vẫn thể hiện được nội dungchúc mừn hay thăm hỏi với tình cảm chân thành.
- Điều kiện sử dụng thư (điện) :Khi người gởi không trực tiếp đến tận nơi để chúc mừng( hay thăm hỏi).
Hoạt động 3-Hướng dẫn luyện tập:
-Bài tập 1:Cho HS kể lại mẫu bức điện và điền những thông tin cần thiết vào mẫu
-Bài tập 2:
a.Điện chúc mừng
b.Điện chúc mừng
c.Điện thăm hỏi
d.Thư (điện) chúc mừng
-Bài tập 3:HS tự xác định tình huống và viết theo mẫu của bưu điện (xem bài tập 1)
Tiết:175
 TRẢ BÀI KIỂM TRA TỔNG HỢP
I.Mục tiêu :
 -Đánh giá mức độ nhận thức và vận dụng các kiến thức về Đọc-hiểu văn bản, Tiếng Việt, Tập làm văn trong chương trình trung học cơ sở, chủ yếu là ở lớp 9
 -Có hướng khắc phục những tồn tại trong bài kiểm tra.
II.Kiến thức chuẩn:
1.Kiến thức:
Đánh giá mức độ nhận thức và vận dụng các kiến thức về Đọc-hiểu văn bản, Tiếng Việt, Tập làm văn trong chương trình trung học cơ sở, chủ yếu là ở lớp 9.
2.Kĩ năng:
-Có hướng khắc phục những tồn tại trong bài kiểm tra.
- Ổn định tổ chức:
- Kiểm tra bài cũ: Hỏi lại các kiến thức về các văn bản truyện?
-Giới thiệu bài:Tiết trả bài giúp chúng ta đánh giá được tổng hợp năng lực Văn của mình.
III.Hướng dẫn – thực hiện:
- Hoạt động 1:Khởi động
-Ghi tựa bài: “Trả bài.”
Hoạt động 2:Tiến hành chữa bài
-Nhắc lại đề kiểm tra
-Rút ra ưu khuyết điểm:
 +Ưu:Hiểu đề, thực hiện đúng yêu cầu của đề, có bài đạt xuất sắc.
 +Khuyết:Còn bài làm chỉ đạt ở mức độ trung bình, có em không đạt yêu cầu.
+Hướng khắc phục:
 *Đối chiếu với đáp án của giáo viên, xem lại các kiến thức mà bài viết còn thiếu hoặc trình bày sai,tiếp thu những ý kiến đóng góp của bạnèđịnh ra giải pháp thích hợp nhất để chữbài đạt kết quả tốt nhất.
Hoạt động 3:Củng cố - dặn dò:
*Củng cố:
- Nhận xét chung về tiết trả bài.
*Hướng dẫn tự học:
- Gợi dẫn các phần học sinh cần bổ túc kiến thức.
Duyệt của tổ trưởng
Ngày / / 2012
Lê Lĩnh Nam

Tài liệu đính kèm:

  • docGANV9TUAN 37 CHUAN.doc