Giáo án Lớp 9 môn Ngữ văn - Tuần 4 - Tiết 16, 17: Chuyện người con gái Nam Xương

Giáo án Lớp 9 môn Ngữ văn - Tuần 4 - Tiết 16, 17: Chuyện người con gái Nam Xương

Giúp HS:

 - Cảm nhận được vẻ đẹp của tâm hồn truyền thống của người phụ nữ VN qua nhân vật Vũ Nương.

 - Thấy rõ thân phận nhỏ nhoi, bi thảm của người phụ nữ dưới chế độ phụ quyền phong kiến.

 - Tìm hiểu thành công về nghệ thuật của tác phẩm, nghệ thuật dựng chuyện, dựng nhân vật, sự sáng tạo trong việc kết hợp những yếu tố kỳ ảo với những tình tiết có thực, tạo nên vẻ đẹp riêng của chuyện thần kỳ.

 

doc 4 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1848Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 9 môn Ngữ văn - Tuần 4 - Tiết 16, 17: Chuyện người con gái Nam Xương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 4
Tiết 16, 17
I. Mục tiêu cần đạt:
	Giúp HS:
	- Cảm nhận được vẻ đẹp của tâm hồn truyền thống của người phụ nữ VN qua nhân vật Vũ Nương.
	- Thấy rõ thân phận nhỏ nhoi, bi thảm của người phụ nữ dưới chế độ phụ quyền phong kiến.
	- Tìm hiểu thành công về nghệ thuật của tác phẩm, nghệ thuật dựng chuyện, dựng nhân vật, sự sáng tạo trong việc kết hợp những yếu tố kỳ ảo với những tình tiết có thực, tạo nên vẻ đẹp riêng của chuyện thần kỳ.
II. Các bước lên lớp: 
	1. Ổn định: 
	2. Bài cũ: 
	Qua bản “Tuyên bố thế giới về sự sống còn, bảo vệ và phát triển của trẻ em”, em nhận thức thế nào về tầm quan trọng của vấn đề này?
	3. Bài mới: 
	a. Giới thiệu bài: 
	Số phận người phụ nữ trong một xã hội phong kiến trọng nam khinh nữ thật nhỏ nhoi, bi thảm. Đây là vấn đề từng làm nhức nhối bao trái tim nhà văn nhân đạo. Nguyễn Dữ cũng là một trong số những cây bút đầu tiên của thế kỷ XVI hướng về đề tài cấp bách này. Truyền kỳ mạn lục với 20 truyện, nổi bật trong đó “Chuyện người con gái Nam Xương” là một thành công của ông khi viết về số phận và vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ.
	b. Tiến trình hoạt động: 
Hoạt động của GV – HS 
 Ghi bảng
Hoạt động 1: Đọc và tìm hiểu chung về tác phẩm.
?- Cho biết tác giả - Xuất xứ tác phẩm?
I. Tác giả - Tác phẩm: 
SGK.
GV đọc mẫu một đoạn, hướng dẫn HS đọc tiếp, chú ý phân biệt các đoạn tự sự và những lời đối thoại, đọc diễn cảm cho phù hợp với tâm trạng từng nhân vật trong từng hoàn cảnh.
II. Tìm hiểu văn bản: 
 1. Giới thiệu nhân vật:
 - Vũ Thị Thiết: thùy mị, nết na, tư dung tốt đẹp.
- Hướng dẫn HS đọc chú thích
 - Trương Sinh đa nghi, không 
?- Em hãy cho biết đại ý của tác phẩm?
có học, hay ghen đối với vợ, phòng ngừa quá sức.
2. Cuộc đời Vũ Nương:
 a. Cuộc hôn nhân giữa TS 
?- Em hãy cho biết bố cục tác phẩm và ý chính từng đoạn?
và VN, sự xa cách về chiến tranh và phẩm hạnh của nàng trong thời gian xa cách:
 - Giữ gìn khuôn phép...
 - Sinh con trai...
 - Hết sức thuốc thang.
Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi 2: Phân tích phẩm chất Vũ Nương.
® Là người vợ thủy chung, là người mẹ hiền, dâu thảo.
?- Tác giả đã đặt nhân vật Vũ Nương vào bao nhiêu tình huống khác nhau, những lời lẽ cùng cách cư xử của Vũ Nương trong từng tình huống đó?
 b. Nỗi oan khuất và cái chết bi thảm của Vũ Nương:
“Xin... đừng nghi oan...
?- Trong tình huống 1 - Vũ Nương đã xử sự như thế nào trước tính hay ghen của TS?
- Bình rơi trâm gẫy.
- Kẻ bạc mệnh này duyên
?- Trong tình huống 2 - Em hãy tìm hiểu ý tứ trong lời dặn dò của Vũ Nương.
phận...
® Bị dồn đẩy đến bước đường cùng, đành 
?- Em có nhận xét gì về những lời dặn dò của Vũ Nương?
chấp nhận trẫm mình sau mọi cố gắng không
?- Trong tình huống 3 - Em hãy tìm những hình ảnh ước lệ nói lên tình cảm của Vũ Nương khi xa chồng? (Thảo luận)
 thành.
 c. VN sống dưới thủy cung và ước mơ ngàn đời của ND.
?- Đối với mẹ chồng và con thơ Vũ nương đã thể hiện vai trò, trách nhiệm của mình như thế nào khi chồng vắng nhà?
- Ngồi trên chiếc kiệu hoa... Đa tạ tình chàng.
® Yếu tố truyền kỳ làm
?- Trong những lời trối cuối cùng của bà mẹ chồng, lời nào thể hiện sự ghi nhận nhân cách và đánh giá cao công lao của nàng đối với gia đình chồng?
hoàn chỉnh thêm nét đẹp VN, thể hiện ước mơ ND về sự công bằng.
?- Đó là lời đánh giá thế nào?
?- Tác giả còn khẳng định lần nữa tình nghĩa, công lao của nàng trong lời kể nào?
?- Trong tình huống 4 - Có bao nhiêu lời thoại của Vũ Nương? Em hãy tìm hiểu ý nghĩa từng lời thoại và qua đó nhận xét tính cách của Vũ Nương? (Cho HS thảo luận)
?- Ở đoạn truyện này em hãy nhận xét những tình tiết được tác giả, sắp xếp, so sánh với truyện cổ tích để làm nổi rõ thành công về nghệ thuật của tác giả (cho HS thảo luận).
?- Sau khi phân tích qua cả 4 tình huống, em hãy nhận xét chung về tính cách Vũ Nương và sự trớ trêu mà số phận đã an bài cho nàng.
?- Việc xây dựng tính cách Vũ Nương của tác giả là điểm khác biệt rõ nhất giữa tác phẩm với truyện cổ tích? Vì sao?
Hoạt động 3: Trả lời câu hỏi 3: Phân tích nhân vật Trương Sinh.
?- Mở đầu truyện, tác giả có hé mở cho ta thấy một chi tiết về cuộc hôn nhân có phần không bình đẳng giữa TS và VN là gì?
?- Đoạn sau VN có nhắc lại ý ấy trong lời than của mình không?
?- Sự cách biệt ấy đã cộng thêm một cái thế cho TS bên cạnh đó là những chi tiết nào được tác giả đưa ra để chuẩn bị cho hành động thắt nút của câu chuyện đầy kịch tính này?
?- Chuẩn bị cho những điều hợp lý của hành động thắt nút đẩy kịch tính truyện lên cao là tâm trạng ntn của TS khi trở về trong giọng kể ngậm ngùi, rời rạc của tác giả?
?- Trong hoàn cảnh và tâm trạng như thế, lời nói của đứa bé ngây thơ có tác động như thế nào đối với TS? Hãy phân tích lời nói tạo thêm nghi ngờ do sự vô tư, hồn nhiên của đứa trẻ?
?- Những dữ kiện đó tại sao TS lại có thể kết tội VN?
?- Có thể nhận xét khái quát cách khai thác tâm lý nhân vật của tác giả?
?- Nút thắt ngày một chặt, kịch tính ngày một cao vì những hành động nào của TS? Em có suy nghĩ gì về những hành động đó?
?- Cái chết của VN khác nào là một sự bức tử, mà kẻ bức tử lại hoàn toàn vô can. Đó là lời tố cáo và tâm trạng gì của tác giả?
Hoạt động 4: Trả lời câu hỏi 4.
?- Hãy nêu nhận xét về cách dẫn dắt tình tiết truyện của tác giả?
?- Giá trị nghệ thuật của những đoạn đối thoại và những lời tự bạch của VN?
Hoạt động 5: Tìm hiểu đoạn kết có hậu mà tác giả thêm vào truyện cổ tích
?- Hãy cho biết những yếu tố truyền kỳ được đưa vào truyện?
?- Nhận xét cách thức đưa những yếu tố truyền kỳ vào truyện của tác giả?
?- Ý nghĩa của những yếu tố truyền kỳ? Thảo luận.
® Người tốt dù oan khuất cuối cùng cũng được đền trả xứng đáng - Thiện thắng ác.
III. Tổng kết:
- Ghi nhớ SGK trang 46.
IV. Luyện tập:
?- Nhưng tính bi kịch của tác giả có thể vì thế mà bị giảm đi không?
- Đọc ghi nhớ
	4. Củng cố:
	- HS kể lại truyện theo cách của mình.
	- Đọc bài thơ của Lê Thánh Tông.
	5. Dặn dò:
	- Chuẩn bị: “Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh”.

Tài liệu đính kèm:

  • doc04-16_ChuyenNguoiConGaiNamXuong.doc