Giáo án Lớp 9 môn Ngữ văn - Tuần: 4 - Tiết: 20: Thuật ngữ

Giáo án Lớp 9 môn Ngữ văn - Tuần: 4 - Tiết: 20: Thuật ngữ

Mục tiêu cần đạt:

 Giúp HS:

 - Hiểu được khái niệm thuật ngữ và một số đặc điểm cơ bản của nó.

 - Biết sử dụng chính xác thuật ngữ.

II. Các bước lên lớp:

 1. Ổn định:

 2. Bài cũ:

 - Thế nào là cách dẫn trực tiếp và gián tiếp? Cho ví dụ?

 

doc 3 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1626Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 9 môn Ngữ văn - Tuần: 4 - Tiết: 20: Thuật ngữ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 4
Tiết: 20
THUẬT NGỮ
I. Mục tiêu cần đạt:
	Giúp HS:
	- Hiểu được khái niệm thuật ngữ và một số đặc điểm cơ bản của nó.
	- Biết sử dụng chính xác thuật ngữ.
II. Các bước lên lớp: 
	1. Ổn định: 
	2. Bài cũ: 
	- Thế nào là cách dẫn trực tiếp và gián tiếp? Cho ví dụ?
	3. Bài mới: 
	a. Giới thiệu bài: 
	Bất cứ ngành khoa học nào cũng cần phải có một tập hợp từ ngữ được xác dịnh một cách nghiêm ngặt, dùng để biểu thị những khái niệm trong ngành đó. Lớp từ vựng đó gọi là thuật ngữ. Nội dung bài học hôm nay sẽ cung cấp cho các em những kiến thức khái quát về khái niệm thuật ngữ và đặc điểm cơ bản của nó.
	b. Tiến trình hoạt động: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi bảng
Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS phân biệt hai cách giải thích nghĩa của từ “nước” và “muối”.
I. thuật ngữ là gì: 
Vd 1, 2 trang 51, 52
* So sánh hai cách giải thích về nghĩa của từ “nước” và “muối” trong SGK trang 51, hãy cho biết cách giải thích nào mà người không có kiến thức chuyên môn về hóa học không thể hiểu? Vì sao?
Þ Cách giải thích thứ nhất là cách giải thích nghĩa của từ ngữ thông thường, còn cách giải thích thứ hai là cách giải thích nghĩa của thuật ngữ.
- Cách giải thích thứ hai, vì cách 1 chỉ nêu đặc tính bên ngoài của sự vật, Cách giải thích thứ hai thể hiện đặc tính bên trong của sự vật. Những đặc tính này không thể nhận biết qua kinh nghiệm, cảm tính mà phải qua nghiên cứu nên không có kiến thức chuyên môn về hóa học thì không thể hiểu được
® Thuật ngữ thuộc các ngành hóa học, địa lý, ngữ văn, toán học.
Ghi nhớ trang 52 SGK
* Hãy đọc những định nghĩa (2/trang 52) và trả lời những câu hỏi sau: 
- Em đã học những định nghĩa này ở những môn nào?
- Địa lý (thạch nhũ), hóa học (bazơ), ngữ văn (ẩn dụ), toán học (phân số).
* Những từ ngữ được định nghĩa (in đậm), chủ yếu được dùng trong loại văn bản nào?
- Được dùng trong loại văn bản về khoa học, kỹ thuật công nghệ.
* Vậy thuật ngữ là gì?
* Em hãy đọc ghi nhớ SGK trang 52.
- Đọc ghi nhớ (trang 52).
Hoạt động 2: Tìm nghĩa khác trong các thuật ngữ ở mục 2.
* Thử tìm xem những thuật ngữ trong mục 2 còn có nghĩa nào khác không?
Þ Giúp HS liên hệ với những từ ngữ không phải thuật ngữ để tìm sự khác biệt: các từ ngữ không phải thuật ngữ thường có nhiều nghĩa.
VD: từ “đi” có nghĩa là dời chỗ, nhưng từ “đi” còn có nghĩa là qua đời.
“Bác đã đi rồi sao Bác ơi”.
- Không có nghĩa nào khác.
II. Đặc điểm của thuật ngữ:
Vd 2 trang 52.
® Thuật ngữ chỉ có một nghĩa.
Ghi nhớ trang 52.
* Cho biết từ “muối” nào có sắc thái biểu cảm trong 2 vd mục II/2 ab?
Hướng dẫn HS phân biệt sắc thái từ “muối” trong một định nghĩa hóa học và từ “muối” trong một câu ca dao.
- Từ “muối” thứ nhất là một thuật ngữ nên không có tính biểu cảm, không gợi lên những ý nghĩa bóng bẩy, muối là muối chứ không phải một cái gì khác. 
Còn từ “muối” thứ 2 là một từ thông thường, “gừng cay muối mặn” chỉ những vất vả gian truân mà con người phải nếm trải trong đời.
* Vậy ta có thể rút ra kết luận gì về nghĩa của thuật ngữ? Vì sao?
- Thảo luận rút ra kết luận: Thuật ngữ chỉ có một nghĩa, vì cần biểu thị chính xác khái niệm.
* Em hãy đọc ghi nhớ trang 53.
- Đọc ghi nhớ trang 53.
Hoạt động 3: Luyện tập.
III. Luyện tập:
BT1: Cho HS điền vào chỗ trống các thuật ngữ thích hợp theo thứ tự.
- Lực, xâm thực, hiện tượng hóa học, trường từ vựng, di chỉ, thụ phấn, lưu lượng, trọng lực, khí áp, đơn chất, thị tộc phụ hệ, đường trung trực.
BT1
BT2: Đọc đoạn trích từ “Phương trình” có được dùng như một thuật ngữ hay không? Ở đây từ này có ý nghĩa gì?
- Không được dùng như một thuật ngữ. Từ này chỉ mối liên hệ giữa vấn đề dân số với những nhân tố khác trong sự phát triển xã hội. Mối liên hệ này cũng giống như mối liên hệ giữa những con số chưa biết (ẩn số) và những con số đã biết của một đẳng thức toán học. Do đó từ này được dùng theo một nghĩa ẩn dụ.
BT2
BT3: Trường hợp nào “hỗ hợp” được dùng như một thuật ngữ, trường hợp nào “hỗ hợp” được dùng như một từ thông thường.
Đặt câu với từ “hỗn hợp” theo nghĩa thông thường.
- Trường hợp (a) “hỗn hợp được dùng như một thuật ngữ. Trường hợp (b) “hỗn hợp được dùng như một từ thông thường.
- Thức ăn hỗn hợp, đội quân hỗn hợ.
BT3
BT4: Định nghĩa thuật ngữ “cá”? Có gì khác nhau giữa nghĩa của thuật ngữ này với nghĩa của của từ “cá” theo cách hiểu thông thường của người Việt (thể hiện qua cách gọi: cá heo, cá voi).
- Định nghĩa từ “cá” của sinh vật học: Động vật có xương sống, ở dưới nước, bơi bằng vây, thở bằng mang. Theo cách hiểu thông thường của người Việt (thể hiện qua cách gọi cá voi, cá heo, cá sấu...)
- Cá không nhất thiết phải thở bằng mang.
BT4
BT5: Hiện tượng đồng âm có vi phạm nguyên tắc một thuật ngữ - một khái niệm đã nêu ở phần ghi nhớ không? Vì sao?
- Không - vì 2 thuật ngữ này được dùng trong 2 lĩnh vực khoa học riêng biệt, chứ không phải trong cùng một lãnh vực.
BT5
Giảng thêm:
- Trong sinh vật học, Vi rút có nghĩa là “Một sinh vật cực nhỏ, đơn giản chưa có cấu tạo tế bào, gây ra các bịnh truyền nhiễm.
- Trong tin học, vi rút có nghĩa là “Một bộ mật mã xâm nhập vào chương trình máy tính nhằm gây ra lỗi, phá những thông tin lưu trữ”.
	4. Cũng cố: 
	Đọc lại ghi nhớ.
	5. Dặn dò: 
	Chuẩn bị “Tóm tắt tác phẩm tự sự”.

Tài liệu đính kèm:

  • doc04-20_ThuatNgu.doc