Giáo án Lớp 9 môn Ngữ văn - Tuần 6: Học kì II

Giáo án Lớp 9 môn Ngữ văn - Tuần 6: Học kì II

A. Kết quả cần đạt

- Học sinh nắm được nét cơ bản về thân thế và sự nghiệp văn học của Nguyễn Du . Trên cơ sở hiểu nội dung cốt truyện , thấy được những giá trị cơ bản của Truyện Kiều .

 Thấy được nghệ thuật miêu tả nhân vật của Nguyễn Du : sử dụng bút pháp nghệ thuật ước lệ mà vẫn gợi tả được vẻ đẹp và tính cách riêng của chị em Thuý Kiều . Hiểu được một phương diện cảm hứng nhân văn trong Truyện Kiều : sự trân trọng sắc đẹp , tài năng , phẩm cách con người .

 

doc 14 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1370Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 9 môn Ngữ văn - Tuần 6: Học kì II", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 6
Tiết 26
A. Kết quả cần đạt
- Học sinh nắm được nét cơ bản về thân thế và sự nghiệp văn học của Nguyễn Du . Trên cơ sở hiểu nội dung cốt truyện , thấy được những giá trị cơ bản của Truyện Kiều .
 Thấy được nghệ thuật miêu tả nhân vật của Nguyễn Du : sử dụng bút pháp nghệ thuật ước lệ mà vẫn gợi tả được vẻ đẹp và tính cách riêng của chị em Thuý Kiều . Hiểu được một phương diện cảm hứng nhân văn trong Truyện Kiều : sự trân trọng sắc đẹp , tài năng , phẩm cách con người .
 Thấy được tài miêu tả thiên nhiên của Nguyễn Du :cảng ngày xuân trong sáng, tươi đẹp qua bút pháp gợi và tả ;từ ngữ, hình ảnh giàu chất tạo hình ;tả cảnh mà nói lên được tâm trạng .
- Nắm được khái niệm và những đặc điểm cơ bản của thuật ngữ ; từ đó nâng cao năng lực sử dụng thuật ngữ , đặc biệt trong các văn bản khoa học, công nghệ .
- Hiểu được vai trò của yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự .
A. Chuẩn bị bài học
1. Việc của Thầy
- Dự kiến phương pháp dạy học
- Xác định trọng tâm :
- Tham khảo SGV 
2 Việc của trò
- Đọc và chuẩn bị trước nội dung, trả lời các câu hỏi “hướng dẫn học bài” trong SGK Ngữ văn 9 tập 1
B. Hoạt động dạy học
1.Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới
TRUYỆN KIỀU CỦA NGUYỄN DU
Hoạt động của thầy và trò
Ghi bảng
Giáo viên cho học sinh đọc 2 – 3 lần phần giới thiệu tác giả.
[?] Em hãy nêu những điểm chính về tác giả Nguyễn Du?
[?] Giới tiệu đôi nét về tác phẩm Truyện Kiều?
* Giáo viên gọi học sinh trong SGK. Sau đó cho học sinh tóm tắt ngắn gọn theo từng phần
[?] Em hãy tóm tắt những nội dung chính trong phần này?
[?] Tóm tắt nội dung phần ba
[?] Sau khi nắm được nội dung cốt truyện. Em hãy cho biết giá trị nội dung của “Truyện Kiều”
[?] Truyện Kiều đã đề cao điều gì? Em hãy chứng minh điều đó?
- Tình yêu tự do: mối tình Kim- Kiều giữa xã hội phong kiến.
- Khát vọng công lí: Từ Hải anh hùng hảo hán, ngang tàng một mình dám chống lại xã hội
- Phong cách đẹp: Thuý Kiều: đẹp, tài –sắc, thông minh lòng hiếu thảo Từ Hải hiện thân của đức thủy chung, lòng nhân ái
[?] Nêu giá trị về nghệ thuật.
I. Giới thiệu tác giả, tác phẩm
1. Tác giả
(SGK).
2. Tác phẩm
- Nguyễn Du đã dựa vào tác phẩm văn xuôi “Kim Vân Kiều Truyện” của Thanh Tâm tài nhân (Trung Quốc) để viết “Đoạn Trường tân thanh” bằng thơ lục bát. Nguyễn Du tuy giữ lại cơ bản cốt truyện và các nhân vật nhưng tác giả đã sáng tạo, đã thay đổi các hci tiết, ngôn ngữ, tâm lí nhân vật tạo ra một thế giớinhân vật đặc sắc.
- “Đoạn trường tân thanh”: Tiếng nói mới về nỗi đau thương đứt ruột. " Truyện Kiều.
II. Nội dung Truyện Kiều
1. Phần thứ nhất: Gặp gỡ và đính ước
 .
2. Phần thứ hai: Gia biến và lưu lạc
3. Phần thứ ba: Đoàn tụ 
III. Đánh giá Truyện Kiều
1. Giá trị nội dung: 
+ Giá trị nhân đạo
- Đề cao tình yêu tự do, khát vọng công lí và ca ngợi phong cách cao đẹp của con người.
+ Giá trị hiện thực
- Là tiếng nói lên án các thế lực tàn bạo chà đạp lên quyền sống con người.
2. Giá trị nghệ thuật
- Truyện Kiều là một kiệt tác, với bút pháp của một nghệ sĩ thiên tài.
- Ngôn ngữ Truyện Kiều là ngôn ngữ tinh hoa của dân tộc, trong sáng mĩ lệ và rất dồi dào sắc thái biểu cảm.
D. Củng cố, dặn dò
Học tóm tắt truyện + tác giả + giá trị nội dung, nghệ thuật
Soạn bài “ Chị em Thuý Kiều” (trích Truyện Kiều)
Tiết 27
A. Chuẩn bị bài học
1. Việc của Thầy
- Dự kiến phương pháp dạy học
- Xác định trọng tâm :
- Tham khảo SGV, sách tham khảo .
2. Việc của trò
- Đọc đoạn trích “ Chị em Thuý Kiều” và chuẩn bị trước nội dung trả lời các câu hỏi “hướng dẫn học bài” trong SGK Ngữ văn 9 tập 1
- Sưu tầm các câu thơ chứng minh nghệ thuật tả người điêu luyện của thi hào Nguyễn Du
B. Hoạt động dạy học
1.Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
 Hỏi: Em hãy giới thiệu đôi nét về thân thế và sự nghiệp sáng tác của tác giả Nguyễn Du ?
 Hỏi: Theo em giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật trong tác phẩm Truyện Kiều là gì ?
3.Bài mới:
CHỊ EM THUÝ KIỀU
(Trích Truyện Kiều)
Nguyễn Du
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi bảng
Giới thiệu bài : 
Hoạt động 1: Tìm hiểu chung
Lệnh: Em hãy nhắc lại nội dung Truyện Kiều gồm mấy phần ?
Hỏi: Đoạn trích thuộc phần nào?
Đọc: Giáo viên đọc diễn cảm mẫu đoạn trích “Chị em Thuý Kiều”
Nghe. 
Trả lời : ba phần
- Gặp gỡp và đính ước
-Gia biến và lưu lạc
- Đoàn tụ
Trả lời: phần đầu
Nghe.
CHỊ EM THÚY KIỀU
(Trích Truyện Kiều )
Nguyễn Du
I. Giới thiệu chung
1. Vị trí đoạn trích
 Trích trong phần mở đầu của “Truyện Kiều” từ câu 15 đến câu 38 .
2. Đọc và tìm hiểu chú thích
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi bảng
Hỏi: Theo em cần đọc đoạn trích “Chị em Thuý Kiều” bằng giọng điệu nào ?
Giảng: Âm điệu câu thơ nhịp nhàng, nhấn mạnh sự đối xứng
Lệnh :Các em hãy tập đọc theo giọng điệu đó
Giáo viên : Nhận xét, đánh giá
Hỏi: Đoạn trích “Chị em Thúy Kiều” nhằm miêu tả:
Bức chân dung Thúy Vân .
Bức chân dung Thúy Kiều và dự báo số phận của Thúy Kiều.
Bức chân dung Thúy Kiều và Thúy Vân
Miêu tả hai bức chân dung của chị em Thúy Kiều – Thúy Vân . Qua đó dự báo số phận của họ .
Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung đoạn trích
Lệnh : Đây là đoạn thơ có bố cục khá chặt chẽ , em hãy chứng minh ?
Giảng: Bố cục hoàn chỉnh chặt chẽ này chứng tỏ bút pháp cổ điển điêu luyện của tác giả
Lệnh: Em hãy đọc lại 4 câu thơ đầu và cho biết 4 câu thơ đó giới thiệu cho ta biết điều gì ?
Hỏi:Câu thơ nào miêu tả vẻ đẹp chung của hai chị em Thuý Kiều? Em hiểu nghĩa của câu thơ đó như thế nào?
Hỏi: Để miêu tả vẻ đẹp ấy tác giả đã sử dụng những biệp pháp nghệ thuật gì trong câu thơ? Tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó ?
Hỏi: Em có nhận xét gì về vẻ đẹp hoàn hảo ấy qua câu thơ tiếp theo?
Giảng:Câu thơ cho ta cảm nhận được vẻ đẹp hoàn hảo thanh tao của hai chị em Thuý Kiều-Thuý Vân nhưng vẻ đẹp của họ lại không hoàn toàn giống nhau mà “mỗi người một vẻ” . 
Lệnh: Đọc 16 câu thơ tiếp theo và cho biết những câu thơ nào miêu tả vẻ đẹp của Thuý Vân ?
Hỏi:Vì saoNguyễn Du lại tả Thuý Vân trước, công việc này có trái với logic đời thường không?
Hỏi:Em có thể phác hoạ lại vẻ đẹp của Thuý Vân qua những câu thơ ấy theo cảm nhận của emkhông?.
Hỏi: Em có nhận xét gì về hình ảnh, về từ ngữ được sử dụng trong những câu thơ trên .
Giảng:Tác giả sử dụng hình ảnh ước lệ, từ ngữ chọn lọc kỹ càng mang tính chất gợi cảm
Lệnh :Đọc 12 câu thơ miêu tả sắc, tài của Thuý Kiều
Hỏi: Nguyễn Du đã giới thiệu vẻ đẹp khái quát của Thuý Kiều như thế nào?
Hỏi:Em hãy nhận xét cách miêu tả nhan sắc của Thuý Kiều so với Thuý Vân?
Giảng bình :Nguyễn Du không chú ý nhiều về các chi tiết ông chỉ miêu tả khái quát so sánh với Thuý Vân
 Hỏi: So sánh đối chiếu thái độ của thiên nhiên đối với vẻ đẹp thùy mị của Vân và vẻ đẹp sắc sảo của Kiều.
Hỏi: Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào trong hai câu thơ miêu tả nhan sắc của Thuý Kiều .
Hỏi: Tả sắc đẹp “ Một hai nghiêng nước, nghiêng thành” của Kiều tác giả lấy từ điển cố “ Nhất cố khuynh thành, tái cố khuynh quốc” câu thơ có tác dụng gì?
Hỏi: Hãy nêu lên ấn tượng về vẻ đẹp của Thuý Kiều.Qua cách miêu tả của Nguyễn Du về hai chị em Thuý Kiều, em hình dung nhân vật nào rõ hơn. Nếu là một họa sĩ thì công việc vẽ chân dung nhân vật nào sẽ khó hơn.
 Lệnh:Đọc câu thơ miêu tả tài năng của Kiều .
Hỏi: Tài năng của Thuý Kiều được giới thiệu như thế nào? Nổi bật nhất là tài gì?
Giáo viên: dùng tranh minh hoạ
Hỏi :Em có nhận xét gì về từ ngữ tác giả miêu tả sự tài hoa của Thuý Kiều ?
Thảo luận :Tại sao đang sống êm ấm cùng cha mẹ và hai em Kiều lại soạn khúc nhạc buồn,ảo não “Bạc mệnh oán” điều này tác giả có dụng ý gì không?
Lệnh :Đọc 4 câu cuối
Hỏi: Những câu thơ này cho thấy cuộc và đức hạnh của chị em Kiều như thế nào?
Giảng :Câu thơ “Xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê” là một câu thơ độc đáo về thanh điệu, về sử dụng phụ âm -> tạo âm điệu nhẹ nhàng êm đềm của cuộc sống yên vui, êm ấm của thiếu nữ phòng khuê.
Hỏi:Cho biết tác dụng của đoạn thơ này?
Hoạt động 3 :Tìm hiểu ý nghĩa đoạn trích . 
Hỏi:Nêu lại những nét nghệ thuật chủ yếu và cách vận dụng của tác giả?
Hỏi:Nêu nội dung của đoạn trích .
Trả lời: nhịp nhàng.
Đọc : 2 hs
Nghe.
Trả lời : D
Trả lời :
-4 câu đầu : vẻ đẹp chung của hai chị em Thúy Kiều –Thúy Vân.
-16 câu tiếp :vẻ đẹp riêng của Vân và tài ,sắc của Kiều
-4 câu cuối :đức hạnh và phong thái của hai chị em.
Đọc.
Trả lời:
-Vị thứ trong gia đình .
-Ca ngợi hai chị em.
Trả lời :
“Mai cốt cách ,tuyết tinh thần”
-Vóc dáng thanh tao (cốt cách như mai)
-Tâm hồn trong trắng (tinh thần như tuyết)
Trả lời:
-Hình ảnh tượng trưng .
-Phép ẩn dụ.
-Câu thơ gồm hai vế tiểu đối.
Trả lời: Vẻ dẹp hoàn hảo từ vóc dáng đến tâm hồn.
Đọc .
Trả lời:4 câu.
Trả lời: Đây là một dụng ý nghệ thuật. Thúy Vân là đòn bẩy để nâng vẻ đẹp Thúy Kiều.
Trả lời:Thúy Vân có khuôn mặt đầy đặn ,cân đối,phúc hậu ,điệu cười ,giọng nói đoan trang ,suối tóc óng ả hơn mây, làn da trắng hơn cả tuyết.
Trả lời:
-Hình ảnh ước lệ(khuôn trăng, nét ngài)
-Từ ngữ gợi tả(đầy đặn ,nở nang, đoan trang ,thua ,nhường.)
-Thiên nhiên đối chiếu với con người.
Đọc.
Trả lời:Sắc sảo hơn ,mặn mà hơn. Nàng hơn em cả về sắc đẹp cả về tài năng.
Trả lời :Tập trung vào đôi mắt:trong trẻo ,long lanh với nét mày thanh mảnh ,tươi xanh.
Nghe.
Trả lời:
-Đối Thúy Vân :Thiên nhiên chịu “thua” ,chịu “nhường”
-ĐốiThúy Kiều thiên nhiên “ghen”, “hờn”
->Dự báo số phận của Thúy Kiều.
Trả l ...  “vốn sẵn”, “pha nghề”, “đủ mùi”, “lầu bậc”, “ ăn đứt”
Thảo luận nhóm:
Qua khúc nhạc tác giả muốn dự báo số phận đau khổ, bất hạnh của Kiều.
Đọc.
Trả lời:Cuộc sống nề nếp ,gia giáo.
Trả lời:Khép lại và làm hoàn chỉnh thêm hai bức chân dung.
Trả lời:
-Ngôn ngữ thơ tinh luyện
Vận dụng điêu luyện tinh tế các biện pháp tu từ: tượng trưng ,ước lệ , so sánh
Trả lời:
-Bức chân dung Thuý Vân –Thuý Kiều.
-Dự báo số phận.
Tấm lòng nhà thơ.
3. Đại ý
 Miêu tả hai bức chân dung của chị em Thúy Kiều –Thúy Vân. Qua đó dự báo số phận của họ .
II. Tìm hiểu đoạn trích
Vẻ đẹp chung của chị em Thuý Kiều
Hình ảnh tượng trưng ẩn dụ, hai vế tiểu đối
“ Mai cốt cách tuyết tinh thần”
“  mười phân vẹn mười”
=>vẻ đẹp hoàn hảo, thanh tao
2.Vẻ đẹp riêng của Thúy Vân và tài ,sắc của Thúy Kiều.
a.Thúy Vân
Hình ảnh ước lệ, so sánh, từ ngữ gợi tả. 
“Khuôn trăng nét ngài
Hoa cười, ngọc thốt
Mây thua tuyết nhường”
=>Vẻ đẹp trang trọng ,phúc hậu dự báo một cuộc sống yên vui ,hạnh phúc trong tương lai.
b.Thúy Kiều
 b1.Sắc
Hình ảnh ước lệ, nhân hoá, từ ngữ chọn lọc
“Làn thu thuy,û nét xuân sơn
Hoa ghen  liễu hờn”
 “nghiêng nước ,nghiêng thành”
=>Kiều là một tuyệt thế giai nhân.
 b2. Tài
-Thông minh.
-Làm thơ
 Vẽ tranh
 Ca xướng
 Đánh đàn
 Soạn nhạc.
Cuộc sống và đức hạnh của hai chị em.
-Cuộc sống “Phong lưu”, “êm đềm” khuôn phép và đức hạnh mẫu mực .
III. Tổng kết
Nghệ thuật
-Ngôn ngữ thơ tinh luyện ,giàu cảm xúc.
-Các biện pháp tu từ (tượng trưng ,ước lệ ,so sánh) được vận dụng thần tình.
Nội dung
-Đoạn thơ giới thiệu bức chân dung xinh đẹp của hai nhân vật Thúy Vân –Thúy Kiều và dự báo số phận của họ.
-Hàm ẩn sau bức chân dung mĩ nhân là cả một tấm lòng qúy mến ,trân trọng của tác giả .
C. Củng cố
- Đọc diễn cảm bài thơ.
- Nhận xét nghệ thuật tả người của Nguyễn Du ,chứng minh qua một số câu thơ khác.?
- Theo em tác giả muốn nói gì với chúng ta qua hai bức chân dung xinh đẹp ấy?
D. Dặn dò
- Học thuộc lòng đoạn trích .- Nắm được nội dung nghệ thuật của đoạn trích
- Soạn bài : CẢNH NGÀY XUÂN
TIẾT 28
CẢNH NGÀY XUÂN
(Trích truyện Kiều – Nguyễn Du)
I. Đồ dùng phương tiện:
- Tư liệu: Truyện Kiều.
Tranh mimh hoạ cảnh trảy hội ngày xuân.
II. Tổ chức hoạt động
1. Oån định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
[?] Đọc thuộc lòng đoạn trích “Chị em Thuý Kiều”. Những nét nghệ thuật đặc sắc?
III. Tổ chức đọc- hiểu văn bản
Hoạt động của thầy 
Hoạt động của trò
Ghi bảng
 HĐ1: Hướng dẫn chung về văn bản
- Gv : Nêu cách đọc văn bản: nhẹ nhàng, say sưa, chú ý vào cách ngắt nhịp cho phù hợp.
-Gv: đọc mẫu 4 dòng đầu. Gọi Hs đọc tiếp và tìm hiểu các chú thích 2, 3, 4.
Hỏi: so với đoạn trích Chị em Thuý Kiềuđoạn này nằm ở vị trí nào?
Hỏi: Theo em nội dung chính của đoạn trích là gì?
Hỏi: Đoạn trích có thể chia làm mấy phần? 
HĐ2: Hướng dẫn phân tích.
-Gọi Hs đọc 4 câu đầu.
Hỏi: Cảnh ngày xuân được Nguyễn Du gợi tả bằng những hình ảnh nào?
Hỏi: Những hình ảnh đó gợi ấn tượng gì về mùa xuân?
Hỏi: Những câu thơ nào gợi gợi bức họa sâu sắc ấn tượng nhất? Cảm nhận.
- Gv bình vào cách miêu tả, cách dùng từ điển , so sánh với miêu tả của Nguyễn Trãi cỏ non như khói
- Gọi Hs đọc tiếp 8 câu thơ sau:
Hỏi: Những hoạt động lễ hội nào được nhắc tới trong đoạn thơ?
Hỏi: Hệ thống từ ghép sử dụng phong phú , hãy phân chia theo từ loại và nêu ý nghĩa của từng loại?
* Hs đọc 6 câu cuối.
Hỏi: - Cảnh vật, không khí mùa xuân trong 6 câu có gì khác 4 câu đầu?
Hỏi:- Các từ láy có ý nghĩa biểu đạt như thế nào ?
Nêu cảm nhận của em về khung cảnh thiên nhiên và tâm trạng con người trong 6 câu thơ cuối?
HĐ3: Hướng dẫn tổng kết.
Hỏi: Nghệ thuật nổi bật của của đoạn trích? 
Hỏi: Cảm nhận sâu sắc của em về cảnh trong đoạn trích?
HĐ4: Hướng dẫn luyện tập. Hs làm việc theo nhóm. Đại diện nhóm trình bày. Các nhóm bổ sung. Gv nhận xét, định hướng gợi ý cho Hs suy nghĩ tiếp.
- Nghe
- 2hs đọc
- Hs Phát biểu nội dung, Gv điều chỉnh ghi đại ý.
- 3 phần
- Nêu
=>không gian khoáng đạt trong trẻo, tinh khôi, giàu sức sống.
- Hs chỉ ra 2 hoạt động và diễn giải nghĩa từ hán việt.
-Trả lời
- Hs phát hiện cảnh và không khí lặng dần không nhộn nhịp, rộn ràng
- Hs khái quát những nét tiêu biểu về bút pháp tả cảnh, về cách sử dụng từ
- Ghi nhớ
Thảo luận 
[?] So sánh cảnh thiên nhiên trong 2 câu thơ cổ và 2 câu thơ Kiều.
I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Đọc, hiểu chú thích
2. Xuất xứ
Sau đoạn tả Chị em Thuý Kiều
3. Đại ý
Đoạn trích tả cảnh chị em Thuý Kiều chơi xuân trong tiết thanh minh.
4. Bố cục: 3 phần
II. PHÂN TÍCH
1. Bức tranh thiên nhiên mùa xuân
- Hình ảnh:
+ Chim én đưa thoi .
+ Chiều quang: ánh sáng.
+ Cỏ non xanh tận trân trời.
=> Gợi tả không gian khoáng đạt trong trẻo, tinh khôi, giàu sức sống.
- Bức hoạ mùa xuân:
Màu sắc cỏ non trải rộng làm nền, hoa lê trắng điểm xuyết gợi sự hài hoà=> vẻ thanh khiết , mới mẻ, sống động có hồn.
2. Cảnh trong tiết thanh minh
- Lễ tảo mộ, hội đạp thanh 
- Các từ ghép:
+ Gần xa, nô nức( tính từ), yến anh, tài tử, giai nhân (danh từ) 
 Sắm sửa, dập dùi (động từ) 
=> Không khí tấp nập nhộn nhịp , vui vẻ , ríu rít
3. Cảnh Chị em Thuý Kiều du xuân trở về
- Bóng ngả về tây=> thời gian không gian thay đổi.
- Từ láy :Tà tà, thanh thanh, nao nao, thơ thẩn.=> diễn tả khung cảnh thiên nhiên và tâm trạng con người: bâng khuâng xao xuyến về một ngày xuân nhộn nhịp đã hết, linh cảm điều gì sắp xảy ra.
III. TỔNG KẾT
1. Nghệ thuật
- Tả cảnh thiên nhiên đặc sắc bằng bút pháp tả và gợi.
- Sử dụng từ ghép, từ láy giầu chất tạo hình.
2. Nội dung
Bức tranh thiên nhiên lễ hội mùa xuân tươi đẹp, trong sáng.
IV. LUYỆN TẬP
- Sự tiếp thu: thi liệu cổ điển (cỏ, chân trời, cành lê).
- Sự sáng tạo: Xanh tận chân trời không gian bao la, rộng.
Cành lê trắng điểm bút pháp đặc tả, điểm nhãn , gợi sự thanh tao, tinh khiết.
IV. Dặn dò
- Thuộc đoạn thơ, làm tiếp bài tập . Chuẩn bị bài Thuật ngữ
Tiết 29
A. Hoạt động dạy học
1.Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
 Hỏi: Có thể phát triển từ vựng tiếng Việt bằng cách nào ? Tìm một vài từ ngữ mới được dùng phổ biến gần đây và giải thích nghĩa ?
3.Bài mới:
THUẬT NGỮ
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi bảng
HĐ1: Tìm hiểu thuật ngữ là gì ?
- Chiếu BT1/87,88
- Yêu cầu hs đọc to bt
[?]Nếu một em bé hỏi em nuớc là gì, muối là gì em sẽ chọn cách nào để giải thích ?
[?] Cách giải thích nào không thể hiểu được nếu thiếu kiến thức hoá học ?
Chốt: Cách giải thích thứ nhất dựa trên kinh nghiệmvà cảm tính , là cách giải thích nghĩa của từ ngữ thông thường .
Cách gải thích nghĩa thứ hai dựa trên những nghiên cứu khoa học , là cách giải thích của thuật ngữ .
[?] Treo bảng phụ hay chiếu đèn bt2/tr88 .
- Y/c Hs đọc
[?] Em đã học cách định nghĩa này ở những bộ môn nào ?
[?] Những từ ngữ được định nghĩa chủ yếu được dùng trong loại văn bản nào ?
Chốt: Các từ ngữ : thạch nhũ , ba- dơ, ẩn dụ, phân số thập phân gọi là thuật ngữ . Vậy em hiểu thuật ngữ là là những từ ngữ như thế nào?
- Cho Hs đọc to ghi nhớ 
HĐ2: Đặc điểm của thuật ngữ 
[?] Thử tìm xem những thuật ngữ đã dẫn ở mục 1, 2 ở trên còn có ý nghĩa nào khác không ?
- Gv treo bảng phụ:
Từ “bụng”
- Nghĩa gốc : Phần giữa của cơ thể con người , động vật , chứa ruột, dạ dày v.v..
Nghĩa chuyển : Biểu tượng của ý nghĩa , tình cảm sâu kín: “Suy bụng ta ra bụmg người”
[?] Qua việc tìm hiểu câu hỏi 1 và ví dụ, em hãy rút ra kết luận về nghĩa của các từ ngữ thông thường và nghĩa của thuật ngữ ?
Chốt: Thuật ngữ mang tính chính xác . 
- Cho Hs đọc dấu chấm thứ nhất của Gn2
- Y/c Hs đọc bt2. Bảng phụ
[?] Ở ví dụ nào , từ “muối” mang sắc thái biểu cảm?
[?] Vậy em nói thế nào về thuật ngữ “muối” ở ví dụ a? 
[?] Em hãy rút ra kết luận thứ hai về đặc điểm của thuật ngữ ?
-Y/c Hs đọc Gn2
HĐ3: Luyện tập
- Bài tập 1: 6 nhóm, mỗi nhóm 2 khái niệm
- Bài tập 2, 3, 4 làm cá nhân
- Bài tập 5: làm nhóm
-Nhìn và đọc to BT
-Trả lời : cách thứ nhất
-Trả lới :cách thứ hai
- Nghe
- Nhìn
- Một Hs đọc to.
- Trả lời: trong địalý, trong toán học .
- Trả lời: trong văn bản về khoa học công nghệ.
- Đọc to ghi nhớ
- Trả lời: Không
- Trả lời: Từ ngữ thông thường có thể có nhiều nghĩa còn thuật ngữ thì có một nghĩa 
- Đọc to
- Đọc to
- Trả lời: b
-Trả lời: không mang tính biểu cảm
- Đọc GN2
- Các nhóm làm và nhâïn xét
- Làm việc độc lập
- Làm theo nhóm.
I. Thuật ngữ là gì ?
Ví dụ :(sgk/87,88)
- Thạch nhũ, ba dơ, ẩn dụ, phân số thập phân.
* Biểu thị khái niệm khoa học, công nghệ.
=> Thuật ngữ 
 Ghi nhớ 1 /tr88
II. Đặc điểm của thuật ngữ
- Trong một lĩnh vực khoa học , mỗi thuật ngữ chỉ biểu thị một khái niệm.
- Không mang tính biểu cảm.
 Ghi nhớ 2
III .Luyện tập
Bt1/89
Bt2/90
 4. Củng cố
 5. Dặn dò: 
- Học thuộc ghi nhớ
- Tìm trong các bộ môn các thuật ngữ
- Soạn bài “Kiều ở lầu Ngưng Bích”
Tiết 30
TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ MỘT
A.Các bước ổn định lớp
1. Oån định lớp
2. Các hoạt động
HĐ1: 
-Cho Hs nhắc lại đề bài
- Gv ghi đề bài lên bảng
HĐ2: Cho Hs xác định yêu cầucủa đề bài.
a, Về mặt hình thức
- Kiểu bài: thuyết minh
b, Về mặt nội dung
- Thuyết minh kết hợp yếu tỗ miêu tả, các biện pháp nghê thuật
c, Các yêu cầu khác:
- Chữ viết , cách trình bày, bố cục vv
HĐ3: Gv nêu nận xét chung và thống kê điểm số 
Điểm
4
5
6
7
8
9
10
Số bài
HĐ4: Sửa lỗi cụ thể theo chủ đề
a, Từ sai
b, Câu sai
c, Chính tả
HĐ5: Giải đáp các thắc mắc khác của Hs
HĐ6: Đọc bài hay
3. Tổng kết, dặn dò
Soạn bài “Kiều ở lầu Ngưng Bích”

Tài liệu đính kèm:

  • docHKI.doc