Giáo án Lớp 9 - Môn Ngữ văn - Tuần 6 năm 2012

Giáo án Lớp 9 - Môn Ngữ văn - Tuần 6 năm 2012

Kiến thức

 - Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Du.

 - Nhân vật, sự kiện, cốt truyện của Truyện Kiều.

 - Thể thơ lục bát truyền thống của dân tộc trong một tác phẩm văn học trung đại.

 - Gía trị nội dung, nghệ thuật chủ yếu của tác phẩm.

 

doc 19 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1305Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 9 - Môn Ngữ văn - Tuần 6 năm 2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 6 NGÀY SOẠN: 20/9/2012
TIẾT 26 NGÀY DẠY : 24/9/2012
“TRUYỆN KIỀU” CỦA NGUYỄN DU
A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
 1. KIẾN THỨC
 - CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP SÁNG TÁC CỦA NGUYỄN DU.
 - NHÂN VẬT, SỰ KIỆN, CỐT TRUYỆN CỦA TRUYỆN KIỀU.
 - THỂ THƠ LỤC BÁT TRUYỀN THỐNG CỦA DÂN TỘC TRONG MỘT TÁC PHẨM VĂN HỌC TRUNG ĐẠI.
 - GÍA TRỊ NỘI DUNG, NGHỆ THUẬT CHỦ YẾU CỦA TÁC PHẨM.
 2. KĨ NĂNG
 - ĐỌC-HIỂU MỘT TÁC PHẨM TRUYỆN THƠ NÔM TRONG VĂN HỌC TRUNG ĐẠI.
 - NHẬN RA NHỮNG ĐẶC ĐIỂM NỔI BẬT VỀ CUỘC ĐỜI VÀ SÁNG TÁC CỦA MỘT TÁC GIẢ VĂN HỌC TRUNG ĐẠI.
3. THÁI ĐỘ
 TỰ HÀO VỀ NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA NGUYỄN DU CHO KHO TÀNG VĂN HỌC DÂN TỘC.
B/ CHUẨN BỊ
 1. GV: GIÁO ÁN, SGK, SGV, TRANH ẢNH, CHÂN DUNG TÁC GIẢ.
 2. HS: ĐỌC KĨ VĂN BẢN, SOẠN THEO CÂU HỎI SGK.
C/ TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
 1. ỔN ĐỊNH
 2. KIỂM TRA
	GV KIỂM TRA SỰ CHUẨN BỊ CỦA HỌC SINH
 3. BÀI MỚI
 * GIỚI THIỆU BÀI
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
?EM HÃY TÓM TẮT NỘI DUNG TÁC PHẨM “TRUYỆN KIỀU”?
- HS LẦN LƯỢT TÓM TẮT 
- GV BỔ SUNG.
4. GIÁ TRỊ TÁC PHẨM 
? TRUYỆN KIỀU - NGUYỄN DU CÓ NHỮNG GIÁ TRỊ NỘI DUNG NÀO ?
 A) GIÁ TRỊ NỘI DUNG 
? HÃY NÊU RÕ GIÁ TRỊ HIỆN THỰC MÀ TRUYỆN KIỀU PHẢN ÁNH?
(GV LẤY MỘT SỐ CÂU THƠ MINH HỌA)
* GIÁ TRỊ HIỆN THỰC
 XÃ HỘI PHONG KIẾN THỐI NÁT, BỘ MẶT TÀN BẠO CỦA TẦNG LỚP THỐNG TRỊ VÀ SỐ PHẬN NGƯỜI PHỤ NỮ: BỊ CHÀ ĐẠP LÊN NHÂN PHẨM, DANH DỰ, QUYỀN SỐNG, QUYỀN LÀM NGƯỜI.
?TÍNH CHẤT NHÂN ĐẠO SÂU SẮC BIỂU HIỆN NHƯ THẾ NÀO TRONG TÁC PHẨM?
*GIÁ TRỊ NHÂN ĐẠO 
 NIỀM CẢM THÔNG SÂU SẮC CỦA TÁC GIẢ TRƯỚC NỖI KHỔ ĐAU BẤT HẠNH CỦA CON NGƯỜI. CA NGỢI NHỮNG PHẨM CHẤT TỐT ĐẸP HƯỚNG TỚI NHỮNG KHÁT VỌNG CHÂN CHÍNH.
- GV NÊU NHỮNG VÍ DỤ MINH HỌA.
B) GIÁ TRỊ NGHỆ THUẬT 
- NGÔN NGỮ ĐIÊU LUYỆN QUA LỐI THƠ LỤC BÁT.
- NGHỆ THUẬT TỰ SỰ: XÂY DỰNG TÍNH CÁCH NHÂN VẬT ĐIỂN HÌNH, TẢ CẢNH NGỤ TÌNH ĐẶC SẮC, BỐ CỤC CHẶT CHẼ.
?VỚI “TRUYỆN KIỀU”- MỘT KIỆT TÁC VĂN HỌC, NGUYỄN DU ĐÃ THÀNH CÔNG TRÊN NHỮNG PHƯƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT NÀO? EM HÃY CHỨNG MINH.
- GV DÙNG MỘT SỐ DẪN CHỨNG BÌNH GIẢNG THÊM VỀ NGHỆ THUẬT ĐẶC SẮC CỦA TRUYỆN KIỀU.
? QUA VIỆC TÌM HIỂU TÁC GIẢ, TÁC PHẨM, TA THẤY YẾU TỐ NÀO ĐÃ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC TẠO RA TÁC PHẨM “TRUYỆN KIỀU” BẤT HỦ? 
(YẾU TỐ THỜI ĐẠI VÀ BẢN THÂN).
àGV CHỐT Ý, GỌI HS ĐỌC GHI NHỚ SGK/80
5. TỔNG KẾT 
*GHI NHỚ (SGK/80)
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP 
?SƯU TẦM NHỮNG CÂU THƠ TIÊU BIỂU VỀ TẢ CẢNH, TẢ NGƯỜI TRONG “TRUYỆN KIỀU” - NGUYỄN DU.
III. LUYỆN TẬP
 NHỮNG CÂU THƠ TIÊU BIỂU VỀ TẢ CẢNH, TẢ NGƯỜI TRONG “TRUYỆN KIỀU” - NGUYỄN DU.
 1. TẢ CẢNH
 -“LONG LANH ĐÁY NƯỚC IN TRỜI
THÀNH XÂY KHÓI BIẾC NON PHƠI BÓNG VÀNG”
 -“DƯỚI TRĂNG QUYÊN ĐÃ GỌI HÈ
ĐẦU TƯỜNG LỬA LỰU LẬP LOÈ ĐÂM BÔNG”
 2. TẢ NGƯỜI
 -“THOẮT TRÔNG NHỜN NHỢT MÀU DA
ĂN GÌ CAO LỚN ĐẪY ĐÀ LÀM SAO?” 
 (TÚ BÀ)
 - “PHONG TƯ TÀI MẠO TÓT VỜI
 VÀO TRONG PHONG NHÃ, RA NGOÀI HÀO HOA”
 (KIM TRỌNG)
4. CỦNG CỐ 
 HS TÓM TẮT THEO 3 PHẦN CỦA TÁC PHẨM.
5. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ 
 - HỌC BÀI: NẮM ĐƯỢC GIÁ TRỊ NỘI DUNG VÀ GIÁ TRỊ NGHỆ THUẬT CỦA“TRUYỆN KIỀU”
 - SOẠN : CHỊ EM THUÝ KIỀU - HỌC THUỘC LÒNG VĂN BẢN.
	+ TÌM HIỂU CHI TIẾT MIÊU TẢ SẮC ĐẸP CỦA THUÝ VÂN - THUÝ KIỀU.
	+ TÌM HIỂU CHÚ THÍCH SGK/82. SOẠN THEO CÂU HỎI (SGK)
 ______________________________________________
	 NGÀY SOẠN: 23/9/2012
TIẾT 27 	 NGÀY DẠY : 25/9/2012
CHỊ EM THUÝ KIỀU
	(TRÍCH “TRUYỆN KIỀU”)	
A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : GIÚP HS:
	- THẤY ĐƯỢC NGHỆ THUẬT MIÊU TẢ NHÂN VẬT CỦA NGUYỄN DU: KHẮC HOẠ NHỮNG NÉT RIÊNG VỀ NHAN SẮC, TÀI NĂNG, TÍNH CÁCH, SỐ PHẬN THUÝ VÂN - THUÝ KIỀU BẰNG BÚT PHÁP NGHỆ THUẬT CỔ ĐIỂN.
 1. KIẾN THỨC
 - BÚT PHÁP NGHỆ THUẬT TƯỢNG TRƯNG, ƯỚC LỆ CỦA NGUYỄN DU TRONG MIÊU TẢ NHÂN VẬT.
 - CẢM HỨNG NHÂN ĐẠO CỦA NGUYỄN DU: NGỢI CA VẺ ĐẸP, TÀI NĂNG CỦA CON NGƯỜI QUA MỘT ĐOẠN TRÍCH CỤ THỂ.
 2. KĨ NĂNG
 - ĐỌC-HIỂU MỘT VĂN BẢN TRUYỆN THƠ TRONG VĂN HỌC TRUNG ĐẠI.
 - THEO DÕI DIỄN BIẾN SỰ VIỆC TRONG TÁC PHẨM TRUYỆN.
 - CÓ Ý THỨC LIÊN HỆ VỚI VB LIÊN QUAN ĐỂ TÌM HIỂU VỀ NHÂN VẬT.
 - PHÂN TÍCH ĐƯỢC MỘT SỐ CHI TIẾT NGHỆ THUẬT TIÊU BIỂU CHO BÚT PHÁP NGHỆ THUẬT CỔ ĐIỂN CỦA NGUYỄN DU TRONG VĂN BẢN.
3. THÁI ĐỘ
 - THẤY ĐƯỢC CẢM HỨNG NHÂN ĐẠO TRONG TRUYỆN KIỀU: TRÂN TRỌNG, CA NGỢI VẺ ĐẸP CỦA CON NGƯỜI.
 - BIẾT VẬN DỤNG BÀI HỌC ĐỂ MIÊU TẢ.
B/ CHUẨN BỊ 
 1. GV: GIÁO ÁN, BẢNG PHỤ, PHẤN MÀU, SGK, SGV.
 2. HS: ĐỌC KĨ ĐOẠN TRÍCH, SOẠN THEO CÂU HỎI SGK.
C/ TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC 
 1. ỔN ĐỊNH
 2. KIỂM TRA
CÂU1 -TÓM TẮT NGẮN GỌN TRUYỆN KIỀU CỦA NGUYỄN DU.(10 ĐIỂM)
CÂU2- NÊU GIÁ TRỊ NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT CỦA TÁC PHẨM.(10 ĐIỂM)
GIÁ TRỊ NỘI DUNG 
* GIÁ TRỊ HIỆN THỰC
 XÃ HỘI PHONG KIẾN THỐI NÁT, BỘ MẶT TÀN BẠO CỦA TẦNG LỚP THỐNG TRỊ VÀ SỐ PHẬN NGƯỜI PHỤ NỮ: BỊ CHÀ ĐẠP LÊN NHÂN PHẨM, DANH DỰ, QUYỀN SỐNG, QUYỀN LÀM NGƯỜI.
*GIÁ TRỊ NHÂN ĐẠO 
 NIỀM CẢM THÔNG SÂU SẮC CỦA TÁC GIẢ TRƯỚC NỖI KHỔ ĐAU BẤT HẠNH CỦA CON NGƯỜI. CA NGỢI NHỮNG PHẨM CHẤT TỐT ĐẸP HƯỚNG TỚI NHỮNG KHÁT VỌNG CHÂN CHÍNH.
 GIÁ TRỊ NGHỆ THUẬT 
- NGÔN NGỮ ĐIÊU LUYỆN QUA LỐI THƠ LỤC BÁT.
- NGHỆ THUẬT TỰ SỰ: XÂY DỰNG TÍNH CÁCH NHÂN VẬT ĐIỂN HÌNH, TẢ CẢNH NGỤ TÌNH ĐẶC SẮC, BỐ CỤC CHẶT CHẼ.
3. BÀI MỚI
 * GIỚI THIỆU BÀI
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG 1. TÌM HIỂU CHUNG
? EM HÃY CHO BIẾT VỊ TRÍ CỦA ĐOẠN TRÍCH TRÊN?
? NÊU BỐ CỤC VĂN BẢN?
I/ TÌM HIỂU CHUNG
 1. VỊ TRÍ ĐOẠN TRÍCH 
- THUỘC PHẦN I CỦA TRUYỆN KIỀU
 ( TỪ CÂU 15 àCÂU 38)
 2. BỐ CỤC: 4 PHẦN
- 4 CÂU ĐẦU: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CHỊ EM THUÝ KIỀU.
- 4 CÂU TIẾP: VẺ ĐẸP CỦA THUÝ VÂN.
- 12 CÂU TIẾP: TÀI SẮC CỦA THUÝ KIỀU.
- 4 CÂU CUỐI: NHẬN XÉT CHUNG VỀ CUỘC SỐNG CỦA HAI CHỊ EM.
? KẾT CẤU ĐÓ LIÊN QUAN NHƯ THẾ NÀO ĐẾN TRÌNH TỰ MIÊU TẢ NHÂN VẬT?
 (KẾT CẤU CHẶT CHẼ, BIỂU HIỆN CÁCH MIÊU TẢ NHÂN VẬT TINH TẾ)
HOẠT ĐỘNG 2: ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN
II/ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN 
- GV HƯỚNG DẪN CÁCH ĐỌC: GIỌNG TƯƠI VUI, TRONG SÁNG, TIẾT TẤU HƠI NHANH, NHỊP NHÀNGà GỌI HS ĐỌC ĐOẠN TRÍCH.
? CÂU THƠ NÀO GỢI TẢ KHÁI QUÁT VẺ ĐẸP CỦA HAI CHỊ EM THUÝ KIỀU?
? EM HIỂU GÌ VỀ NỘI DUNG CÂU THƠ? 
(DÁNG VẺ THANH TÚ NHƯ CÀNH MAI, TINH THẦN TRONG SẠCH, THANH CAO NHƯ TUYẾT).
1/ GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHỊ EM THUÝ KIỀU
 MAI CỐT CÁCH TUYẾT TINH THẦN
MỖI NGƯỜI MỘT VẺ MƯỜI PHÂN VẸN MƯỜI .
? TÁC GIẢ ĐÃ SỬ DỤNG BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT ĐẶC SẮC NÀO ĐỂ GỢI TẢ VẺ ĐẸP ẤY CỦA CHỊ EM THUÝ KIỀU?
? QUA ĐÓ, EM NHẬN RA VẺ ĐẸP GÌ Ở HAI CHỊ EM THUÝ KIỀU?
àẨN DỤ, TƯỢNG TRƯNG, ƯỚC LỆ.
=>VẺ ĐẸP TOÀN VẸN VỀ NGOẠI HÌNH VÀ TÍNH CÁCH.
? NGOÀI RA TA THẤY CÁC VẾ ĐỐI NHAU TRONG CÂU THƠ NHẰM MỤC ĐÍCH GÌ?
àHS TRẢ LỜIàGV CHỐT Ý: HAI CÂU THƠ CÓ CÁC VẾ ĐỐI NHAU ĐÃ KHÁI QUÁT ĐƯỢC VẺ ĐẸP RIÊNG CỦA TỪNG NGƯỜI VÀ VẺ ĐẸP CHUNG CỦA HAI CHỊ EM. CÂU THƠ CÒN LÀ LỜI KHEN CHIA ĐỀU CHO HAI CHỊ EM NHƯNG NÉT BÚT THÌ LẠI ĐẬM NHẠT “MỖI NGƯỜI MỖI VẺ”. VÌ THẾ, TÁC GIẢ TẬP TRUNG RỌI SÁNG TỪNG NGƯỜI =>GV CHUYỂN Ý
? TÌM NHỮNG CÂU THƠ MIÊU TẢ VẺ ĐẸP CỦA THUÝ VÂN?
? TỪ “TRANG TRỌNG” GỢI LÊN ĐIỀU GÌ TRONG VẺ ĐẸP THUÝ VÂN ?
? VẺ ĐẸP THUÝ VÂN ĐƯỢC LIÊN TƯỞNG ĐẾN HÌNH ẢNH NÀO CỦA THIÊN NHIÊN VŨ TRỤ? TẠI SAO PHẢI SO SÁNH NHƯ VẬY ?
? EM HÃY PHÂN TÍCH NGHỆ THUẬT CỦA THI CA CỔ ĐIỂN ĐƯỢC SỬ DỤNG Ở ĐOẠN THƠ TRÊN?
2/ VẺ ĐẸP THUÝ VÂN 
 “... VÂN XEM TRANG TRỌNG
KHUÔN TRĂNG ĐẦY ĐẶN NÉT NGÀI NỞ NANG
 HOA CƯỜI NGỌC THỐT ĐOAN TRANG
MÂY THUA NƯỚC TÓC TUYẾT NHƯỜNG MÀU DA
àẨN DỤ, ƯỚC LỆ TƯỢNG TRƯNG.
? EM NHẬN RA VẺ ĐẸP GÌ Ở NHÂN VẬT THUÝ VÂN? 
=>VẺ ĐẸP PHÚC HẬU, HIỀN HOÀ, ĐÁNG YÊU.
- GV: BÚT PHÁP GỢI NHIỀU HƠN TẢ. BẰNG HÌNH ẢNH CỦA TRĂNG, HOA, TUYẾT, NGỌC, MÂY LÀ HÌNH TƯỢNG ĐẸP CỦA THIÊN NHIÊN. QUA LĂNG KÍNH VŨ TRỤ, VỚI BÚT PHÁP ƯỚC LỆ CỔ ĐIỂN THEO LỐI ẨN DỤ, TƯỢNG TRƯNG ĐỂ GỢI TẢ VẺ ĐẸP THUÝ VÂN.
? TRƯỚC VẺ ĐẸP ẤY, THÁI ĐỘ CỦA THIÊN NHIÊN BIỂU HIỆN THẾ NÀO QUA TỪ “THUA - NHƯỜNG”?
 (THÁI ĐỘ CHẤP NHẬN, QUY PHỤNG)
? ĐIỀU ĐÓ, CÓ THỂ DỰ BÁO TƯƠNG LAI SỐ PHẬN SAU NÀY CỦA CÔ RA SAO ?
à CUỘC ĐỜI BÌNH LẶNG, SUÔN SẺ.
àGV CHUYỂN Ý à HS ĐỌC 12 CÂU TIẾP
3. VẺ ĐẸP, TÀI NĂNG THUÝ KIỀU 
? CÂU THƠ NÀO TRONG VB ĐÃ KHÁI QUÁT ĐƯỢC ĐẶC ĐIỂM CỦA NHÂN VẬT KIỀU ?
 KIỀU CÀNG SẮC XẢO MẶN MÀ 
 SO BỀ TÀI SẮC LẠI LÀ PHẦN HƠN
? “SẮC SẢO MẶN MÀ” Ở ĐÂY ĐƯỢC HIỂU THẾ NÀO?(TRÍ TUỆ SẮC SẢO, TÂM HỒN MẶN MÀ)
?TÌM CÂU THƠ GỢI TẢ SẮC ĐẸP CỦA KIỀU?
? CÁCH MIÊU TẢ VẺ ĐẸP THUÝ KIỀU CÓ ĐIỂM GÌ GIỐNG VÀ KHÁC SO VỚI CÁCH MIÊU TẢ THUÝ VÂN?
 LÀN THU THUỶ, NÉT XUÂN SƠN
HOA GHEN THUA THẮM, LIỄU HỜN KÉM XANH
àƯỚC LỆ, TƯỢNG TRƯNG, GIÀU TÍNH HÌNH TƯỢNG.
- GV: NGUYỄN DU ĐỀU SỬ DỤNG HÌNH TƯỢNG NGHỆ THUẬT CỦA THI CA CỔ ĐIỂN MANG TÍNH ƯỚC LỆ ĐẶC TẢ ĐÔI MẮT KIỀU LONG LANH SÓNG SÁNH NHƯ LÀN NƯỚC MÙA THU, ĐÔI LÔNG MÀY TƯƠI TRẺ NHƯ NÉT NÚI MÙA XUÂN. VẺ ĐẸP CỦA KIỀU KHÁC VẺ ĐẸP CỦA VÂN, TÁC GIẢ KHÔNG TẢ CỤ THỂ TỈ MỈ NHƯ TẢ THUÝ VÂN MÀ GỢI NHIỀU, TẬP TRUNG VỀ ĐÔI MẮT, TẠO ẤN TƯỢNG MẠNH VỀ SẮC ĐẸP TUYỆT THẾ, BỞI ĐÔI MẮT LÀ PHẦN TINH ANH CỦA TÂM HỒN VÀ TRÍ TUỆ. NÉT ĐẸP TOÁT RA TỪ “ĐÔI MẮT” CŨNG ĐỦ ĐỂ LÀM CHAO ĐẢO LÒNG NGƯỜI, CHỈ HAI NÉT PHÁC HOẠ, TÁC GIẢ ĐÃ BỘC LỘ RÕ ĐƯỢC VẺ ĐẸP CÓ MỘT KHÔNG HAI CỦA THUÝ KIỀU. NGUYỄN DU QUẢ LÀ BẬC THẦY CỦA NGÔN TỪ NGHỆ THUẬT.
? TÓM LẠI, NHỮNG CÂU THƠ CÓ THỂ GIÚP TA TƯỞNG TƯỢNG TRƯỚC MẮT MỘT CON NGƯỜI VỚI SẮC ĐẸP THẾ NÀO?
=>VẺ ĐẸP CỦA MỘT TUYỆT THẾ GIAI NHÂN. 
? VÌ SAO CÓ THỂ KHẲNG ĐỊNH “GHEN - HỜN” LÀ SỰ DỰ BÁO VỀ SỐ PHẬN CỦA KIỀU? EM SUY NGHĨ GÌ KHI CẢM NHẬN HAI TỪ TRÊN?
à CUỘC ĐỜI SÓNG GIÓ, KHỔ ĐAU.
à HS TRẢ LỜI à GV CHỐT Ý: “GHEN - HỜN” BIỂU LỘ SẮC THÁI TÌNH CẢM KHÔNG PHẲNG LẶNG BÌNH THƯỜNG MÀ THỊNH NỘ GIẬN DỮ “SÓNG NGẦM NỔI GIÓ” BỞI SỰ ĐỐ KỊ GHEN GHÉT CỦA THIÊN NHIÊN. MỘT KHI THIÊN NHIÊN ĐÃ NỔI GIẬN THÌ CON NGƯỜI KHÓ TRÁNH KHỎI BỂ TRẦM LUÂN.
? KHÔNG NHỮNG ĐẸP, KIỀU CÒN RẤT CÓ TÀI. TÌM CÂU THƠ MINH HOẠ?
 THÔNG MINH VỐN SẴN TÍNH TRỜI
PHA NGHỀ THI HOẠ ĐỦ MÙI CA NGÂM
 CUNG THƯƠNG LÀU BẬC NGŨ ÂM
NGHỀ RIÊNG ĂN ĐỨT HỒ CẦM MỘT TRƯƠNG
...MỘT THIÊN BẠC MỆNH LẠI CÀNG NÃO NHÂN. 
? NHẬN XÉT CỦA EM VỀ CÁCH DÙNG TỪ “VỐN SẴN, LÀU BẬC, ĂN ĐỨT”
àTỪ NGỮ NGỢI CA, TÔN XƯNG- BÚT PHÁP LÍ TƯỞNG.
? TÀI NĂNG NÀO Ở KIỀU ĐƯỢC BỘC LỘ ? 
(ĐÀN, LÀM THƠ, VẼ, CA HÁT, SOẠN NHẠC à CẦM - KÌ - THI - HOẠ)
=> ĐỀ CAO TÀI NĂNG, VẺ ĐẸP THUÝ KIỀU - CON NGƯỜI ĐA SẦU ĐA CẢM, TRÍ TUỆ THIÊN BẨM.
? TRONG HAI BỨC CHÂN DUNG, TA THẤY BỨC CHÂN DUNG NÀO NỔI BẬT HƠN. VÌ SAO ?
? THEO EM, TẠI SAO TÁC GIẢ KHÔNG MIÊU TẢ THUÝ KIỀU TRƯỚC - THUÝ VÂN SAU? CÁCH MIÊU TẢ NHƯ VẬY CÓ TÁC DỤNG GÌ ?
à HS TRẢ LỜI, GV CHỐT Ý : TÁC GIẢ DÙNG PHÉP ĐÒN BẨY ĐỂ KHẮC HOẠ VẺ ĐẸP CỦA KIỀU LÀ VẺ ĐẸP CỦA NHAN SẮC - TÀI NĂNG - TẦM HỒN VÀ TRÍ TUỆ.
? QUA HAI BỨC CHÂN DUNG, EM HIỂU GÌ VỀ QUAN NIỆM CỦA NGUYỄN DU VÀ TẤM LÒNG CỦA ÔNG ĐỐI VỚI NGƯỜI PHỤ NỮ ?
* YÊU MẾN, NGƯỠNG MỘ VÀ TRÂN TRỌNG CÁI ĐẸP, TRÂN TRỌNG NGƯỜI PHỤ NỮ.
-GỌI HS ĐỌC 4 CÂU CUỐI.
? BỐN CÂU CUỐI TÁC GIẢ KHẲNG ĐỊNH ĐIỀU GÌ ?
4. CUỘC SỐNG CHỊ EM THUÝ KIỀU 
 (4 CÂU CUỐI)
àKHẲNG ĐỊNH, CA NGỢI ĐỨC HẠNH CỦA HỌ HAI CHỊ EM THUÝ KIỀU
? EM HỌC TẬP ĐƯỢC GÌ VỀ NGHỆ THUẬT TẢ NGƯỜI VÀ NỘI DUNG ĐOẠN THƠ ?
? CẢM NHẬN CỦA EM VỀ GIÁ TRỊ NGHỆ THUẬT VÀ NỘI DUNG ĐOẠN THƠ ?
à GỌI HS ĐỌC NHẮC LẠI GHI NHỚ (SGK)
5/ TỔNG KẾT 
A. NGHỆ THUẬT
- SỬ DỤNG NHỮNG HÌNH ẢNH TƯỢNG TRƯNG, ƯƠC LỆ.
- SỬ DỤNG NGHỆ THUẬT ĐÒN BẨY.
- LỰA CHỌN VÀ SỬ DỤNG NGÔN NGỮ T ... I)
? NHẬN XÉT CÁCH DÙNG LOẠI TỪ, ÂM ĐIỆU CỦA ĐOẠN THƠ CUỐI? 
à TỪ LÁY GỢI TẢ, GIỌNG TRẦM LẮNG.
? CÁC TỪ “THANH THANH, NAO NAO, TÀ TÀ” GỢI TẢ CẢNH SẮC THIÊN NHIÊN NHƯ THẾ NÀO ? CÁC TỪ ẤY CÒN GỢI TẢ TÂM TRẠNG GÌ CỦA NHÂN VẬT ?
=>THIÊN NHIÊN ĐẸP NHƯNG ĐƯỢM BUỒN. 
àTÂM TRẠNG XAO XUYẾN, BÂNG KHUÂNG.
? HÃY DIỄN XUÔI 6 CÂU THƠ CUỐI THÀNH MỘT ĐOẠN VĂN MIÊU TẢ?
- HS THẢO LUẬN THEO NHÓM.
? TÓM LẠI, QUA ĐOẠN THƠ, TÁC GIẢ THÀNH CÔNG GÌ VỀ GIÁ TRỊ NGHỆ THUẬT VÀ NỘI DUNG?
4/ TỔNG KẾT 
* GV BÌNH: ĐOẠN THƠ KẾT CẤU CHẶT CHẼ THEO TRÌNH TỰ CUỘC DU XUÂN, NGÔN TỪ GIÀU GIÁ TRỊ BIỂU CẢM, GIÀU CHẤT TẠO HÌNH, KẾT HỢP BÚT PHÁP CỔ ĐIỂN GỢI TẢ BẰNG NÉT CHẤM PHÁ NHẸ NHÀNG TẠO NÊN BỨC TRANH XUÂN ĐẶC SẮC, LỄ HỘI RỘN RÀNG.
 A. NGHỆ THUẬT: SỬ DỤNG NGÔN NGỮ MIÊU TẢ GIÀU HÌNH ẢNH, GIÀU NHỊP ĐIỆU, DIỄN TẢ TINH TẾ TÂM TRẠNG NHÂN VÂT.
 MIÊU TẢ THEO TRÌNH TỰ THỜI GIAN CỦA CUỘC DU XUÂN.
 B. NỘI DUNG: 
- GV CHỐT Ý, GỌI HS ĐỌC GHI NHỚ SGK/87.
*GHI NHỚ SGK/87
4. CỦNG CỐ : ĐỌC DIỄN CẢM ĐOẠN THƠ TRÊN.
5. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ :
 - HỌC THUỘC LÒNG ĐOẠN TRÍCH. 
 - NẮM ĐƯỢC NỘI DUNG, NGHỆ THUẬT ĐẶC SẮC CỦA ĐOẠN TRÍCH.
 - RÈN LUYỆN KĨ NĂNG PHÂN TÍCH ĐOẠN TRÍCH.
 - HIỂU VÀ SỬ DỤNG ĐƯỢC MỘT SỐ TỪ HÁN - VIỆT THÔNG DỤNG CÓ TRONG VĂN BẢN.
 - SOẠN : THUẬT NGỮ.
 + TÌM HIỂU, PHÂN TÍCH CÁC DỮ LIỆU SGK. 
 + NẮM KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA THUẬT NGỮ
 + NHÓM 2 VIẾT BẢNG PHỤ.
--------------------------------------------------------
NGÀY SOẠN:25/9/2012
TIẾT 29 NGÀY DẠY :28/9/2012
THUẬT NGỮ
A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: GIÚP HS:
- HIỂU ĐƯỢC KHÁI NIỆM THUẬT NGỮ VÀ MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA NÓ.
- BIẾT SỬ DỤNG CHÍNH XÁC CÁC THUẬT NGỮ.
1. KIẾN THỨC
 - KHÁI NIỆM THUẬT NGỮ.
 - NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA THUẬT NGỮ.
2. KĨ NĂNG
 - TÌM HIỂU Ý NGHĨA CỦA THUẬT NGỮ TRONG TỪ ĐIỂN.
 - SỬ DỤNG THUẬT NGỮ TRONG QUÁ TRÌNH ĐỌC – HIỂU VÀ TẠO LẬP VB KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ.
3. THÁI ĐỘ
 CÓ Ý THỨC SỬ DỤNG THUẬT NGỮ.
B/ CHUẨN BỊ
 1.GV: GIÁO ÁN, BẢNG PHỤ, PHẤN MÀU, SGK - SGV.
 2. HS: SOẠN THEO CÂU HỎI SGK.
C/ TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
 1. ỔN ĐỊNH
 2. KIỂM TRA
 -VÌ SAO PHẢI TẠO TỪ NGỮ MỚI?(ĐỂ LÀM CHO VỐN TỪ NGỮ TĂNG LÊN)
 - TỪ NGỮ MỚI THƯỜNG ĐƯỢC TẠO RA BẰNG CÁCH NÀO? CHO VÍ DỤ MINH HOẠ.
(TẠO TỪ NGỮ MỚI VÀ MƯỢN TỪ NGỮ CỦA TIẾNG NƯỚC NGOÀI)
3. BÀI MỚI
GIÁO VIÊN GIỚI THIỆU BÀI
HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG 1: TÌM HIỂU KHÁI NIỆM THUẬT NGỮ 
-GV TREO BẢNG PHỤàGỌI HS ĐỌC CÁC VÍ DỤ.
- CHO HS THẢO LUẬN, TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI.
I/ THUẬT NGỮ LÀ GÌ ?
 1. XÉT VÍ DỤ (87/SGK)
? SO SÁNH HAI CÁCH GIẢI THÍCH VỀ NGHĨA CỦA TỪ “NƯỚC” VÀ TỪ “MUỐI”?
VÍ DỤ 1: SO SÁNH HAI CÁCH GIẢI THÍCH
A. CÁCH THỨ NHẤT:
? CÁCH GIẢI THÍCH NÀO NẾU KHÔNG CÓ KIẾN THỨC CHUYÊN MÔN VỀ HOÁ HỌC THÌ KHÔNG THỂ HIỂU ĐƯỢC? DỰA VÀO ĐÂU CÓ CÁCH GIẢI THÍCH (1)?
- GV: CÁCH GIẢI THÍCH (1) LÀ GIẢI THÍCH THEO NGHĨA THÔNG THƯỜNG CỦA TỪ NGỮ QUA KINH NGHIỆM, CẢM TÍNH, NÊU ĐẶC TÍNH BÊN NGOÀI CỦA SỰ VẬT. (MÀU SẮC THẾ NÀO? CHẤT RẮN HAY LỎNG? DO ĐÂU MÀ CÓ?)
- GIẢI THÍCH THEO NGHĨA THÔNG THƯỜNG, CẢM TÍNH.
? CÁCH GIẢI THÍCH (2) DỰA TRÊN CƠ SỞ NÀO?
 - GV: CÁCH GIẢI THÍCH (2) THEO THUẬT NGỮ NÊU ĐẶC TÍNH BÊN TRONG SỰ VẬT. (CÓ CẤU TẠO THẾ NÀO? CÁC YẾU TỐ TRONG CẤU TẠO CÓ MỐI QUAN HỆ RA SAO? CÁCH GIẢI THÍCH NÀY NẾU KHÔNG CÓ KIẾN THỨC CHUYÊN MÔN THÌ KHÔNG THỂ HIỂU ĐƯỢC)
B. CÁCH THỨ HAI
- GIẢI THÍCH NGHĨA CỦA THUẬT NGỮ TRÊN CƠ SỞ KIẾN THỨC VỀ HOÁ HỌC.
 - HS ĐỌC VÍ DỤ (2).
? EM ĐÃ HỌC NHỮNG ĐỊNH NGHĨA NÀY Ở CÁC BỘ MÔN NÀO?
VÍ DỤ 2 
 - THẠCH NHŨ (MÔN ĐỊA LÍ)
 - BAZƠ ( HOÁ HỌC)
 - ẨN DỤ ( NGỮ VĂN)
 - PHÂN SỐ THẬP PHÂN (TOÁN HỌC)
? NHỮNG TỪ NGỮ ĐƯỢC ĐỊNH NGHĨA ẤY CHỦ YẾU ĐƯỢC DÙNG TRONG LOẠI VĂN BẢN NÀO? (VĂN BẢN KHOA HỌC)
=> DÙNG TRONG VĂN BẢN KHOA HỌC.
 2. GHI NHỚ: (TR 88/SGK )
? HÃY TÌM VÍ DỤ LÀ THUẬT NGỮ DÙNG TRONG CHUYÊN NGÀNH KHOA HỌC NÀO ĐÓ?
HOẠT ĐỘNG 2: ĐẶC ĐIỂM CỦA THUẬT NGỮ
II/ ĐẶC ĐIỂM CỦA THUẬT NGỮ
 1. XÉT CÁC VÍ DỤ (88/SGK)
? NHỮNG THUẬT NGỮ Ở VÍ DỤ (I.2) CÒN MANG NÉT NGHĨA NÀO KHÁC NỮA KHÔNG? NÓ BIỂU THỊ ĐIỀU GÌ?
VÍ DỤ 1. CÁC THUẬT NGỮ Ở VÍ DỤ (I.2) CHỈ CÓ MỘT NGHĨA.
 - GV CHO THÊM VÍ DỤ:
 A. TÔI TRAO TẬN TAY ANH HAI QUYỂN VỞ.
 B. ANH ẤY LÀ TAY SÚNG THIỆN XẠ.
? GIẢI THÍCH NGHĨA HAI TỪ “TAY”? HAI TỪ ẤY CÓ GÌ KHÁC NHAU? DỰA TRÊN CƠ SỞ NÀO CÓ SỰ KHÁC NHAU ẤY? PHƯƠNG THỨC CHUYỂN NGHĨA Ở ĐÂY LÀ GÌ?
? GỌI TỪ “TAY” LÀ THUẬT NGỮ, VẬY NÓ THUỘC HIỆN TƯỢNG TỪ GÌ?(TỪ NHIỀU NGHĨA)
? VẬY ĐẶC ĐIỂM ĐẦU TIÊN CỦA THUẬT NGỮ Ở VÍ DỤ (I.2) LÀ GÌ?
(TRONG MỘT LĨNH VỰC, MỖI THUẬT NGỮ CHỈ BIỂU THỊ MỘT KHÁI NIỆM; MỖI KHÁI NIỆM CHỈ ĐƯỢC BIỂU THỊ BẰNG MỘT THUẬT NGỮ)
- BIỂU THỊ MỘT KHÁI NIỆM.
- GỌI HS ĐỌC VÍ DỤ 2(88/SGK)
? Ở HAI VÍ DỤ TRÊN, VÍ DỤ NÀO TỪ “MUỐI” CÓ GIÁ TRỊ BIỂU CẢM? TỪ “MUỐI” NÀO LÀ THUẬT NGỮ? VÌ SAO?
VÍ DỤ 2.
 A. MUỐI : THUẬT NGỮ.
 B. MUỐI: KHÔNG PHẢI THUẬT NGỮ.
àCÓ GIÁ TRỊ BIỂU CẢM.
? QUA VÍ DỤ 2 TA THẤY THUẬT NGỮ CÓ ĐẶC ĐIỂM NÀO KHÁC NỮA?
àHS ĐỌC GHI NHỚ 2(89/SGK)
=> THUẬT NGỮ KHÔNG CÓ TÍNH BIỂU CẢM.
 2. GHI NHỚ 2( 89/SGK) 
 =>GV CHỐT HAI GHI NHỚ, NHẤN MẠNH TÍNH CHÍNH XÁC, TÍNH HỆ THỐNG VÀ TÍNH QUỐC TẾ CỦA THUẬT NGỮ.
- GV CHO THÊM VÍ DỤ:
 + VI RÚT (SINH VẬT HỌC): MỘT SINH VẬT CỰC NHỎ, ĐƠN GIẢN CHƯA CÓ CẤU TẠO TẾ BÀO, GÂY RA CÁC BỆNH TRUYỀN NHIỄM.
 + VI RÚT (TIN HỌC): MỘT BỘ MẬT MÃ XÂM NHẬP VÀO CHƯƠNG TRÌNH MÁY TÍNH NHẰM GÂY RA LỖI, PHÁ HỎNG NHỮNG THÔNG TIN LƯU TRỮ.
? EM NHẬN XÉT GÌ VỀ ĐIỀU NÀY CỦA THUẬT NGỮ?
 - GV NHẤN MẠNH: ĐÂY LÀ HIỆN TƯỢNG ĐỒNG ÂM, MỘT THUẬT NGỮ ĐƯỢC DÙNG CHO NHỮNG CHUYÊN NGÀNH KHOA HỌC RIÊNG BIỆT, DO XU HƯỚNG ẢNH HƯỞNG LẪN NHAU, LIÊN KẾT NHAU TRONG CÁC NGÀNH KHOA HỌC HIỆN ĐẠI.
 GV CHỐT ÝàCHO HS ĐỌC LẠI 2 GHI NHỚ.
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
III/ LUYỆN TẬP
- HS ĐỌC, XÁC ĐỊNH YÊU CẦU BT1.
- GV HƯỚNG DẪN.
- HS THẢO LUẬN THỰC HIỆN YÊU CẦU CỦA BTàĐẠI DIỆN TRẢ LỜI.
- GV SỬA CHỮA, BỔ SUNG.
- HS ĐỌC, XÁC ĐỊNH YÊU CẦU BT2.
BT1/89
- LỰC (VẬT LÍ)
- XÂM THỰC (ĐỊA LÍ.)
- HIỆN TƯỢNG HOÁ HỌC (HOÁ HỌC)
- TRƯỜNG TỪ VỰNG (NGỮ VĂN)
- DI CHỈ (SỬ HỌC)
- THỤ PHẤN (SINH HỌC)
- LƯU LƯỢNG (ĐỊA LÍ)
- TRỌNG LỰC (VẬT LÍ)
- KHÍ ÁP (ĐỊA LÍ)
- ĐƠN CHẤT (HOÁ HỌC)
- THỊ TỘC PHỤ HỆ (LỊCH SỬ)
- ĐƯỜNG TRUNG TRỰC (TOÁN HỌC)
BT2/90:
? GIẢI THÍCH NGHĨA TỪ “ĐIỂM TỰA” TRONG CÂU THƠ? TRONG VẬT LÍ “ĐIỂM TỰA” ĐƯỢC HIỂU NHƯ THẾ NÀO?
( ĐIỂM CỐ ĐỊNH CỦA MỘT ĐÒN BẨY, THÔNG QUA ĐÓ, LỰC TÁC ĐỘNG TRUYỀN TỚI VẬT CẢN.)
- ĐIỂM TỰA: KHÔNG DÙNG NHƯ MỘT THUẬT NGỮ.
? “ĐIỂM TỰA’ TRONG ĐOẠN THƠ CÓ ĐƯỢC DÙNG NHƯ MỘT THUẬT NGỮ KHÔNG? VÌ SAO?
- CHO HS ĐỌC, XÁC ĐỊNH YÊU CẦU BT3.
 àCHO HS THẢO LUẬN, TRẢ LỜIàGV BỔ SUNG, SỬA CHỮA.
BT3/90
 A. HỖN HỢP: THUẬT NGỮ.
 B. HỖN HỢP: TỪ NGỮ THÔNG THƯỜNG.
- HS ĐẶT CÂU VỚI TỪ “HỖN HỢP” DÙNG THEO NGHĨA THÔNG THƯỜNG.
VÍ DỤ: 
- BÁNH NƯỚNG: LÀ LOẠI BÁNH GỒM HỖN HỢP NHIỀU NGUYÊN VẬT LIỆU.
- BỘT NGŨ CỐC: LÀ HỖN HỢP THỨC ĂN GIÀU CHẤT DINH DƯỠNG CHO TRẺ.
- GỌI HS ĐỌC, XÁC ĐỊNH YÊU CẦU BT4. 
? HÃY ĐỊNH NGHĨA TỪ “CÁ”.
BT4/90
- CÁ: ĐỘNG VẬT CÓ XƯƠNG SỐNG, Ở DƯỚI NƯỚC, BƠI BẰNG VÂY, THỞ BẰNG MANG. (THUẬT NGỮ)
- CÁ VOI, CÁ HEO, CÁ SẤU: CÁCH GỌI THÔNG THƯỜNG (CÁ KHÔNG NHẤT THIẾT PHẢI THỞ BẰNG MANG.)
- CHO HS ĐỌC, XÁC ĐỊNH YÊU CẦU BT5àGV HƯỚNG DẪN HS LÀM.
BT5/90
 THỊ TRƯỜNG: HIỆN TƯỢNG ĐỒNG ÂM, MỘT THUẬT NGỮ DÙNG TRONG HAI CHUYÊN NGÀNH KHOA HỌC RIÊNG BIỆT.
à KHÔNG VI PHẠM NGUYÊN TẮC MỘT THUẬT NGỮ NÊU MỘT KHÁI NIỆM.
4. CỦNG CỐ
- THUẬT NGỮ LÀ GÌ? ĐẶC ĐIỂM CỦA THUẬT NGỮ? 
	- TÌM THÊM MỘT SỐ THUẬT NGỮ VỀ MÔI TRƯỜNG?
5. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
 - HỌC BÀI.
 - HOÀN THÀNH BT.
 - XEM LẠI KĨ NĂNG LÀM BÀI VĂN THUYẾT MINH, CÁC YẾU TỐ BỔ TRỢ VÀ TÁC DỤNG CỦA NÓ.
 - XEM LẠI ĐỀ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 1.
 _________________________________________
NGÀY SOẠN: 25/9/2012
TIẾT 30 NGÀY DẠY :29/9/2012
 TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 1
I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: GIÚP HS:
 - ĐÁNH GIÁ ĐƯỢC BÀI LÀM CỦA MÌNH, RÚT KINH NGHIỆM 
 - SỬA CHỮA NHỮNG SAI SÓT VỀ CÁC MẶT: XÂY DỰNG BỐ CỤC, Ý, DIỄN ĐẠT, CÂU VĂN, DÙNG TỪ.
II/ CHUẨN BỊ
- GV: CHẤM BÀI, CHÚ Ý SỬA LỖI SAI CỦA HS.
- HS: ÔN LẠI VĂN THUYẾT MINH, YÊU CẦU XEM CÁC YẾU TỐ BỔ TRỢ.
III/ TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
 1. ỔN ĐỊNH 
 2. KIỂM TRA
 3. BÀI MỚI: 
GIỚI THIỆU BÀI: NÓI VỀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA TIẾT TRẢ BÀI.
* ĐỀ BÀI 
CÂU1: KỂ TÊN CÁC PHƯƠNG PHÁP THUYẾT MINH THƯỜNG DÙNG TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH?
CÂU2: THUYẾT MINH VỀ CON TRÂU TRONG ĐỜI SỐNG VIỆT NAM.
I/ PHÂN TÍCH ĐỀ BÀI
CÂU1: SO SÁNH, PHÂN TÍCH, NÊU SỐ LIỆU, GIẢI THÍCH...
CÂU2:
 - ĐỐI TƯỢNG THUYẾT MINH: CON TRÂU.
 - PHẠM VI: TRONG MỌI KHÍA CẠNH CỦA ĐỜI SỐNG NGƯỜI VIỆT NAM.
 - KĨ NĂNG: THUYẾT MINH KẾT HỢP MỘT SỐ YẾU TỐ BỔ TRỢ. ( MIÊU TẢ, SO SÁNH, NHÂN HOÁ, TỰ THUẬT)
II/ LẬP DÀN Ý
	1/ MỞ BÀI: GIỚI THIỆU VAI TRÒ, VỊ TRÍ CỦA CON TRÂU TRONG ĐỜI SỐNG VIỆT NAM.
	2/ THÂN BÀI: THUYẾT MINH CỤ THỂ:
NGUỒN GỐC
ĐẶC ĐIỂM NGOẠI HÌNH
CÁC BỘ PHẬN
KHẢ NĂNG LÀM VIỆC.
KHẢ NĂNG CHO THỊT.
NUÔI DƯỠNG VÀ CHĂM SÓC.
* YÊU CẦU: - HS PHẢI ĐƯA YẾU TỐ MIÊU TẢ VÀO BÀI THUYẾT MINH.
	 	 + CON TRÂU TRONG ĐỜI SỐNG Ở LÀNG QUÊ VIỆT NAM.
	 + CON TRÂU TRONG VIỆC NHÀ NÔNG.
	 + CON TRÂU VỚI LỄ HỘI.
	 + CON TRÂU VỚI TUỔI THƠ.
	 - TRÍCH DẪN XEN KẼ MỘT SỐ CÂU THƠ, CA DAO CÓ HÌNH ẢNH CON TRÂU.
III/ NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ
 1. NHẬN XÉT 
 A. ƯU ĐIỂM
- ĐA SỐ HS CÓ Ý THỨC LÀM BÀI TỐT: NẮM ĐƯỢC KĨ NĂNG THUYẾT MINH, ĐÚNG TRỌNG TÂM YÊU CẦU ĐỀ RA.
- BIẾT KẾT HỢP YẾU TỐ MIÊU TẢ VÀ NGHỆ THUẬT VÀO BÀI VĂN.
- BỐ CỤC MỘT SỐ BÀI RÕ RÀNG, VĂN VIẾT TRÔI CHẢY, GỌN RÕ, CÓ CẢM XÚC.
 B. TỒN TẠI:
- MỘT SỐ BÀI THUYẾT MINH KHÔ KHAN, NỘI DUNG ĐƠN ĐIỆU, CHƯA ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỀ RA 
- BỐ CỤC CHƯA HỢP LÍ, KĨ NĂNG KẾT HỢP CÁC YẾU TỐ BỔ TRỢ CHƯA TỐT. DÙNG TỪ THIẾU CHÍNH XÁC, CHƯA CHỌN LỌC 
- CHỮ VIẾT XẤU, TRÌNH BÀY CẨU THẢ, VIẾT TẮT, VIẾT SỐ NHIỀU 
- KĨ NĂNG TÁCH ĐOẠN CHƯA ĐẠT.
2. ĐÁNH GIÁ: PHÁT BÀI, LẤY ĐIỂM.
3. CHỮA LỖI SAI 
*GV TREO BẢNG PHỤ CÓ GHI CÁC LỖI TRONG BÀI LÀM CỦA HSàGỌI HS PHÁT HIỆN VÀ SỬA.
 A. DÙNG TỪ CHƯA CHỌN LỌC, THÔ VỤNG, THIẾU CHÍNH XÁC.
 - DÒNG HỌ CỦA CON TRÂU LÀ NHỮNG CON BÒ à TRÂU CÙNG HỌ VỚI BÒ.
 - TÔI THƯỜNG HAY HÚC VỚI CÁC BẠN CÙNG ĐỒNG LẮM à CÁC BẠN ĐỒNG TRANG LỨA.
 - CÁC NGƯỜI DÂN COI TÔI LÀ MỘT CON VẬT LINH THIẾN à CON NGƯỜI XEM TÔI LÀ CON VẬT LINH THIÊNG.
 - TỪ THỜI XA XƯA NÓ CŨNG ĐÃ ĐƯỢC ÔNG CHA TA TUYỂN DỤNG à... NÓ ĐƯỢC ÔNG CHA TA TUYỂN CHỌN.
 - DA TRÂU CÒN ĐƯỢC LÀM TRỐNG... àDA TRÂU DÙNG LÀM TRỐNG.
 - THỨC ĂN GIẤU TRONG DIỀU àGIẤU TRONG DẠ DÀY.
 - GIA ĐÌNH LÀM ĂN THÔ LỖ KHI MUA TRÂU LƯỠI TRẮNG àTHUA LỖ
 B. VẬN DỤNG NGHỆ THUẬT SO SÁNH CHƯA CHÍNH XÁC.
- CHÚNG TÔI TO GỒ GHỀ NHƯ CÁI BÀN MÀ NGƯỜI DÂN DÙNG TIẾP KHÁCH.
 C. LỖI CHÍNH TẢ :
- TRÂU HÀNG ĐÀNG àHÀNG ĐÀN	- RANG RÁT à RAN RÁT
- HÚT CẢ VOI à HÚC	- XỨC MẠNH àSỨC MẠNH
- CÁI ĐUI à CÁI ĐUÔI	- TRÀO ĐỜI à CHÀO ĐỜI
- XÔI NỔI àSÔI NỔI	- XANH MƯỚC à XANH MƯỚT
- ĐỒNG GIAO à ĐỒNG DAO.
- GV ĐỌC BÀI KHÁ: 
LỚP 9A: ADY MY, NGỌC TUYỀN...
LỚP 9B: HỒNG NHI, THANH QUỲNH, KHÁNH HUYỀN
4. CỦNG CỐ: GV NHẮC NHỞ LỖI CẦN KHẮC PHỤC Ở BÀI SAU.
5. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ: 	
- XEM LẠI LÍ THUYẾT VỀ THUYẾT MINH.
 - SOẠN : KIỀU Ở LẦU NGƯNG BÍCH
	- TỔ 3 VIẾT ĐOẠN TRÍCH VÀO BẢNG PHỤ.
 _____________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 6.doc