Giáo án Lớp 9 môn Ngữ văn - Tuần 7 - Năm 2011

Giáo án Lớp 9 môn Ngữ văn - Tuần 7 - Năm 2011

I/ Mục tiêu: Giúp học sinh:

 1/ Kiến thức:

-Đặc điểm của truyện cổ tích qua nhân vật ,sự kiện ,cốt truyện ở tác phẩm em bé thông minh.

-Cấu tạo xâu chuỗi nhiều mẫu chuyện về những thử thách mà nhân vật đã vượt qua trong truyện cổ tích sinh hoạt .

-Tiếng cười vui vẻ ,hồn nhiên nhưng không kém phần sâu sắc trong một truyện cổ tích và khát vọng về sự công bằng của nhân vật lao động.

2/ Kĩ năng:

 

doc 7 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1608Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 9 môn Ngữ văn - Tuần 7 - Năm 2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 7 Ngày soạn: 02/10/2012
Tiết 26 +27 	 Ngày dạy:04/10/2012
Văn bản
EM BÉ THÔNG MINH
(Truyện cổ tích)
I/ Mục tiêu: Giúp học sinh:
 1/ Kiến thức: 
-Đặc điểm của truyện cổ tích qua nhân vật ,sự kiện ,cốt truyện ở tác phẩm em bé thông minh.
-Cấu tạo xâu chuỗi nhiều mẫu chuyện về những thử thách mà nhân vật đã vượt qua trong truyện cổ tích sinh hoạt . 
-Tiếng cười vui vẻ ,hồn nhiên nhưng không kém phần sâu sắc trong một truyện cổ tích và khát vọng về sự công bằng của nhân vật lao động.
2/ Kĩ năng: 
-Biết cách đọc-hiểu văn bản truyện cổ tích theo đặc trưng thể loại .
-Bước đầu trình bày những cảm nhận ,suy nghĩ của mình về nhân vật thông minh.
-Giúp HS kể lại được câu chuyện cổ tích .
 GDKNS:- Giao tiếp: trình bày suy nghĩ, ý tưởng ,cảm nhận của bản thân về ý nghĩa của các tình tiết trong tác phẩm.
 3/ Thái độ : Rèn luyện trí thông minh, sự nhanh nhạy và sáng tạo.
II/ Chuẩn bị:
1/ Giáo viên: Nghiên cứu bài, đọc kĩ những lưu ý ở SGV. 
2/ Học sinh: Đọc, kể và tìm hiểu truyện.
III/ Tiến trình lên lớp:
1) Ổn định tổ chức:
2) Kiểm tra bài cũ
Câu hỏi: a/ Nêu những chi tiết nói về sự ra đời khác thường của Thạch sanh. Qua đó nhân dân muốn thể hiện điều gì?
 b/ Nêu nội dung, ý nghĩa, nghệ thuật của truyện Thạch Sa
Đáp án: a. Sự khác thường: 
+ Thái tử đầu thai
 + Mẹ mang thai nhiều nă
 + Thiên thần dạy võ, phép thần.-> Con người bình thường cũng là những con người có khả năng, phẩm chất kì lạ.
 b. Người dũng sĩ diệt chằn tinh, đại bàng cứu người bị hại.
 - Thể hiện ước mơ, niềm tin về đạo đức, công lí xã hội và lí tưởng nhân đạo, yêu hoà bình.
 - Có nhiều chi tiết tưởng tượng thần kì, giàu ý nghĩa.
 - Có yếu tố hoang đường, thể hiện niềm tin, ước mơ của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác, cái tốt đối với cái xấu, sự công bằng đối với sự bất công.
 3) Bài mới:
 Hoạt động của GV và HS
 Nội dung
ÚHoạt động 1 : Khởi động:Phương pháp thuyết trình 
*Hoạt động 2 : Phương pháp vấn đáp ,thuyết trình,
- HS đọc từng đoạn (4 HS ).
- HS nhận xét cách đọc - GV bổ sung, góp ý.
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu chú thích.
- 3 HS kể tóm tắt truyện.
Theo em, văn bản này có thể chia làm mấy phần? Nêu nội dung từng phần?
- HS trình bày.
- GV chốt ý (treo bảng phụ)
*Hoạt động 2 : Phương pháp vấn đáp ,giải thích –minh họa ,thuyết trình,khái quát .
Hỏi: Sự mưu trí, thông minh của em bé được thử thách mấy lần?
Hỏi: ở lần thử thách thứ nhất, trí thông minh của em bé đã được bộc lộ như thế nào?
- HS trình bày-> HS nhận xét, bổ sung.
Hỏi: Em hiểu thế nào là nhân tài?
Hỏi: Vì sao vua có ý định thử tài em bé?
Hỏi: Lần thứ hai ai thử tài em bé? Thử như thế nào? Câu đố lần này có gì oái oăm hơn? Em bé phản ứng ra sao?
- HS trình bày-> Lớp nhận xét, bổ sung.
Hỏi: Nhà vua đánh giá cậu bé ra sao?
Tiết 2
Hỏi: Tại sao có lần thử thách này(thứ ba)? Thái độ của nhà vua ra sao?
- HS trình bày-> Lớp nhận xét, bổ sung.
- GV bình giảng, chốt ý.
Hỏi: Lần thử thách thứ tư có gì đặc biệt? Những ai tham gia giải đố?
- HS trình bày-> Lớp nhận xét, bổ sung
GV GDKNS:- Cho học sinh giao tiếp giao tiếp: trình bày suy nghĩ, ý tưởng ,cảm nhận của bản thân về ý nghĩa của các tình tiết trong tác phẩm.
GV chốt lại :Cụ thể qua 4 lần thi tài :trong đó em bé đã khéo léo tạo ra những tình huống để chỉ ra sự phi lí trong những câu đố cùng với mức độ tăng dần của các câu đố để nhân vật bộc lộ tài năng phẩm chất 
- GV liên hệ thực tế: Em có nhận xét gì vai trò của kiến thức sách vở và kiến thức đời sống?
Hỏi: Trong những lần thử thách, em bé tham gia giải đố cùng với ai? Họ có giải được không?
- HS trình bày-> Lớp nhận xét, bổ sung.
-> GV phân tích cho HS thấy sự đối lập giữa đối tượng tham gia giải đố với em bé.
Hỏi: Cách giải đố của em bé có gì thú vị?
-> HS trả lời.
*Hoạt động 4: Phương pháp vấn đáp ,khái quát 
Hỏi:Nêu ý nghĩa văn bản?
- HS trình bày.Lớp nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, kết luận.
- HS đọc ghi nhớ SGK.
I/ Đọc - Hiểu văn bản:
1/ Đọc
2/ Kể: 
3/Bố cục:
- Đầu .... lỗi lạc: Vua sai viên quan đi tìm người hiền tài cứu nước.
- Tiếp .... láng giềng: Em bé vượt qua thử thách.
- Còn lại: Em bé được phong trạng nguyên.
III/ Phân tích:
1/ Những thử thách đối với em bé:
- Lần 1: 
“ Trâu của lão cày một ngày mấy đường”
-> “Ngựa của ông đi một ngày mấy bước”
-> Đố lại viên quan -> đẩy viên quan vào thế bí.
=> Nhân tài ở đây rồi.
- Lần 2: 
“ Ba con trâu đực đẻ thành chín con”
-> Vua tự nói ra sự vô lí của nhà vua.
=> Chịu thằng bé là thông minh lỗi lạc.
- Lần 3:
“ Một con chim sẻ dọn ba mâm cỗ”
-> “1 kim may rèn 1 con dao xẻ thịt chim”
-> “Gậy ông đập lưng ông”
=> Phục hẳn.
- Lần 4:
“Xâu sợi chỉ mảnh qua ruột con ốc vặn”
-> Dùng kinh nghiệm dân gian để giải đố.
=> Thán phục.
* Đối tượng tham gia giải đố:
- Cha em bé ngẩn ra, chưa biết trả lời.
- Cả dân làng lo sợ.
- Vua, triều đình, các trạng, nhà thông thái: vò đầu, bó tay.
=> Câu đố càng khó -> càng bộc lộ rõ sự thông minh của em bé.
2/ Cách giải đố thú vị:
- Thông minh hơn người.
- Bất ngờ, giản dị, hồn nhiên.
IV/ Tổng kết:
-Ý nghĩa văn bản 
-Truyện đề cao sự thông minh và trí khôn dân gian, từ đó tạo nên tiếng cười vui vẻ, hồn nhiên trong đời sống hằng ngày.
* Ghi nhớ: 
4) Củng cố: GV củng cố lại bài 
5) Dặn dò:
 - Đọc và kể lại truyện.
 -Học ghi nhớ và nắm được nội dung, ý nghĩa của truyện. 
 - Chuẩn bị bài Chữa lỗi dùng từ 
 IV. Rút kinh nghiệm:
Tuần 7 Ngày soạn: 03/10/2012
Tiết 28 	Ngày dạy: 05/10/2012
 Tiếng Việt:
CHỮA LỖI DÙNG TỪ
I/ Mục tiêu: Giúp học sinh:
1/ Kiến thức:
-Lỗi do dùng từ không đúng .
-Cách chữa lỗi do dùng từ không đúng nghĩa.
2/ Kĩ năng:
-Nhận biết dùng từ không đúng nghĩa.
-Dùng từ chính xác ,tránh lỗi về nghĩa của từ.
GDKNS:- Nhận ra và lựa chọn cách sửa lỗi dùng từ.
3/ Thái độ : Giáo dục HS có ý thức dùng từ đúng nghĩa.
II/ Chuẩn bị:
1/ Giáo viên: Nghiên cứu bài dạy + bảng phụ có chứa ngữ liệu phần I/ sgk- 75,bảng phụ ghi ngữ liệu bài tập phần II
 2/ Học sinh: Tìm hiểu bài và soạn bài.
III/ Tiến trình lên lớp:
1) Ổn định:
2) Kiểm tra bài cũ: 
Câu hỏi: Gọi HS lên bảng làm bài tập 2/ 69.
Đáp án: Thay từ sai bằng từ khác:
 - Bàng quang -> bàng quan; linh động -> sinh động; thủ tục -> hủ tục.
 3) Bài mới:
 Hoạt động của GV và HS
 Nội dung
ÚHoạt động 1 : Khởi động:Phương pháp thuyết trình 
*Hoạt động 2 : Phương pháp vấn đáp ,giải thích –minh họa 
- HS đọc ví dụ ở bảng phụ 
Hỏi: Chỉ ra từ dùng sai trong các ví dụ?
- HS trình bày-> nhận xét , bổ sung
Hỏi: Hãy cho biết nghĩa của các từ trên?
- HS trình bày-> nhận xét , bổ sung
- GV diễn giảng, chốt ý.
Hỏi: Dựa trên cơ sở của việc phân tích nghĩa của từ dùng sai, em hãy thay các từ dùng sai bằng những từ khác?
- HS trình bày-> nhận xét , bổ sung
Hỏi: Hãy giải thích nghĩa của những từ vừa thay?
GV chốt ý và chuyển ý.
Hỏi: Nguyên nhân nào người viết mắc những lỗi này?
- HS trả lời --> GV bổ sung, chốt ý.
Hỏi: Hướng khắc phục những nguyên nhân trên?
- HS trả lời
-> GV kết luận và GDKNS:Nhận ra và lựa chọn cách sửa lỗi dùng từ.
Nhận biết dùng từ không đúng nghĩa.
-Dùng từ chính xác ,tránh lỗi về nghĩa của từ.
Giáo dục HS có ý thức dùng từ đúng nghĩa.
ÚHoạt động 3: Phương pháp vấn đáp ,giải thích –minh họa ,nêu và giải quyết vấn đề 
- HS đọc bài tập 1/ 75.trên bảng phụ 
- GV gọi HS nêu yêu cầu của bài tập.
-> HS làm bài tập trên bảng con và giải thích nghĩa của từ 
Hỏi: Em hãy chọn từ thích hợp để điền vào chỗ trống?
- HS làm vào bảng phụ.
- HS trình bày: gạch dưới các từ dùng sai và giải thích.
- HS chữa lỗi dùng từ bài 3
I/ Dùng từ không đúng nghĩa.
1. Phát hiện lỗi.
a/ Yếu điểm: điểm quan trọng
b/ Đề bạt: cử giữ chức vụ cao hơn (cấp có thẩm quyền quyết định, không do bầu cử)
c/ Chứng thực: xác nhận là đúng sự thật.
2. Chữa lỗi:
a/ Nhược điểm: điểm còn yếu, kém.
b/ Bầu: chọn bằng cách bỏ phiếu hoặc biểu quyết để giao cho 1 chức vụ nào đó.
c/ Chứng kiến: trông thấy tận mắt.
3. Nguyên nhân và hướng khắc phục.
a/ Nguyên nhân:
- Không biết nghĩa
- Hiểu sai nghĩa
- Hiểu nghĩa không đầy đủ
b/ Hướng khắc phục:
- Không hiểu hoặc hiểu chưa rõ --> chưa dùng.
- Khi chưa hiểu nghĩa --> tra từ điển.
II/ Luyện tập:
Bài 1/ 75: Kết hợp đúng:
- bản tuyên ngôn
- bôn ba hải ngoại
- tương lai xán lạn
- Thuỷ mạc
Bài 2/ 76: Điền vào chỗ trống
a. Khinh khỉnh
b. Khẩn trương
c. Băn khoăn
Bài 3. Chữa lỗi dùng từ trong các câu:
a. Tống --> tung
b. Thực thà --> thành khẩn
 bao biện --> ngụy biện
c. Tinh tú --> tinh tuý
4) Củng cố:
Hỏi: Khi nói, viết ta thường mắc những lỗi dùng từ nào?
5) Dặn dò:
 - Xem lại bài Chữa lỗi dùng từ để tránh mắc lỗi khi dùng từ.
 - Chuẩn bị kiểm tra một tiết phần văn bản:
 + Đọc lại các văn bản và nắm được nội dung các văn bản.
 + Học ghi nhớ các văn bản truyền thuyết và cổ tích.
 + Học hai khái niệm truyền thuyết và truyện cổ tích.
V. Rút kinh nghiệm:
Tuần 7 Ngày soạn:
. 

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 7.doc