Giáo án Lớp 9 môn Ngữ văn - Tuần: 7 - Tiết: 32: Mã Giám sinh mua Kiều

Giáo án Lớp 9 môn Ngữ văn - Tuần: 7 - Tiết: 32: Mã Giám sinh mua Kiều

Giúp hs:

 - Hiểu biết về một loại người mới xuất hiện trong xã hội phong kiến suy tàn là bọn buôn bán trên thể xác người phụ nữ. Nghệ thuật xây dựng chân dung nhân vật phản diện Mã Giám Sinh với những nét bút sắc sảo, độc đáo.

 - Cảm nhận được nỗi đau đớn ê chề, thân phận bi kịch củ Thúy Kiều khi phải bán mình chuộc cha. Đó cũng là bất hạnh chung của vô vàn người phụ nữ dưới chế độ phong kiến.

 - Tấm lòng nhân đạo cao cả của Nguyễn Du qua đoạn trích.

doc 4 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1485Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 9 môn Ngữ văn - Tuần: 7 - Tiết: 32: Mã Giám sinh mua Kiều", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 7
Tiết: 32
MÃ GIÁM SINH MUA KIỀU
I. /- MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 
	Giúp hs: 
	- Hiểu biết về một loại người mới xuất hiện trong xã hội phong kiến suy tàn là bọn buôn bán trên thể xác người phụ nữ. Nghệ thuật xây dựng chân dung nhân vật phản diện Mã Giám Sinh với những nét bút sắc sảo, độc đáo. 
	- Cảm nhận được nỗi đau đớn ê chề, thân phận bi kịch củ Thúy Kiều khi phải bán mình chuộc cha. Đó cũng là bất hạnh chung của vô vàn người phụ nữ dưới chế độ phong kiến. 
	- Tấm lòng nhân đạo cao cả của Nguyễn Du qua đoạn trích. 
II. /- TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 
	1) - Oån định: 
	2) - Kiểm tra bài cũ: Kiều ở lầu Ngưng Bích. 
	- Tâm trạng nhớ thương của Kiều khi ở lầu Ngưng Bích? Tại sao trong cảnh ngộ này, Nguyễn Du lại để cho Thúy Kiều nhớ Kim Trọng trước, có hợp lý không? Vì sao? 
	- Phân tích 8 câu cuối đoạn trích. 
	3) - Giới thiệu bài: 
	Với các trích đoạn đã học mà cụ thể nhất là đoạn”Chị em Thúy Kiều”, các em đã thấy được nghệ thuật xây dựng nhân vật chính diện của Nguyễn Du qua bức chân dung của hai chị em Kiều. Với bài này, các em sẽ thấy những nét bút sắc sảo, độc đáo của nhà thơ qua nghệ thuật xây dựng nhân vật phản diện Mã Giám Sinh, đồng thời thấy được số phận bi kịch của Kiều và tấm lòng nhân đạo cao cả của nhà thơ trước thực trạng xấu xa của xã hội chà đạp con người. 
	4) - Tiến trình hoạt động dạy – học: 
Hoạt động của thầy và trò
Ghi bảng
* Hoạt động 1: Đọc - tìm hiểu chú thích
- GV hướng dẫn đọc và cho hs đọc văn bản. 
 Vị trí đoạn trích trong tác phẩm”Truyện Kiều”? 
- Hs dựa vào chú thích SGK để giới thiệu. 
- Lưu ý hs, sự việc ở đoạn này xảy ra trước đoạn”Kiều ở lầu Ngưng Bích”
- Hướng dẫn hs tìm hiểu các chú thích. 
* Hoạt động 2: Tìm hiểu về bức chân dung của Mã Giám Sinh 
 Hình ảnh Mã Giám Sinh khi đến nhà Kiều được miêu tả qua những chi tiết nào? 
 (Lời nói, ăn mặc, tuổi tác, cử chỉ, diện mạo) 
 Phân tích những chi tiết đó để thấy được bản chất của Mã Giám Sinh được bộc lộ như thế nào? 
- Về cách ăn nói: cộc lốc
 Hỏi tên, rằng 
 Hỏi quê, rằng 
 Mã Giám Sinh có nghĩa là học sinh trường Quốc Tử Giám họ Mã. Đó chưa phải là một cái tên đầy đủ rõ ràng. 
 Quê”Huyện Lâm Thanh” – trong truyện Kiều giới thiệu là Lâm Chung à không đúng sự thật. 
“Cũng gần” – lời mụ mối”viễn khách” à không rõ ràng, gian dối. 
 Ngay trong cách giới thiệu Mã Giám Sinh, nhà thơ đã cho thấy ở nhân vật này có cái gì đó không minh bạch, vừa phải giới thiệu nhưng vừa có cái gì như muốn che giấu gốc gác. 
- Về tuổi tác, diện mạo, ăn mặc: 
 Quá niên 
 Mày râu 
 Câu thơ lục đều là chữ Hán – nhà thơ không chỉ thông báo số tuổi mà muốn nhấn mạnh Mã Giám Sinh không còn trẻ trung nữa, hắn đã qua tuổi thanh niên rồi. 
 Đàn ông thời xưa là đấng”tu mi nam tử” – còn Mã Giám Sinh mày râu nhẵn nhụi như muốn làm trẻ lại hơn tuổi tác à ý muốn làm dáng. 
 Và thông thường trang phục phải phù hợp với tuổi tác. Đã ngoài 40 mà”áo quần bảnh bao” chải chuốt và lạc điệu. 
- Về cử chỉ: 
 Ghế trên ngồi tót sỗ sàng. 
 Hắn đến nhà Kiều với một lũ tôi tớ, cả thầy tớ đều nhốn nháo, loạn xị. Và cuối cùng là cử chỉ thô lỗ hết mức của gã khi vào đến nhà Kiều. Từ”Tót” đã gột chân tướng lố bịch, kệch cỡm à bất lịch sự, thiếu văn hóa, đâu phải là học sinh như hắn giới thiệu. 
 Bản chất Mã Giám Sinh được bộc lộ ra sao khi Kiều xuất hiện? 
 Bản chất con buôn của Mã Giám Sinh được bộc lộ đầy đủ hơn, sâu sắc hơn ở đoạn này. Với nghệ thuật dùng từ ngữ chính xác, Nguyễn Du đã chỉ ra việc giả danh đến dạm hỏi Kiều thực chất là cuộc buôn bán. Thái độ, hành vi của hắn lộ rõ bản chất buôn người: Đắn đo, cân, ép, thử. Thúy Kiều như một món hàng, Mã Giám Sinh cân thử, đánh giá tài và sắc của Kiều đáng được bao nhiêu để tính toán, ngã giá sao cho có lời. 
 Chân tướng con buôn của hắn đã được lột trần ở hai câu thơ: 
 “Cò kè bớt một thêm hai. 
 Giờ lâu ngả giá vàng ngoài bốn trăm”. 
 Cuộc mặc cả diễn ra khá lâu”cò kè”, ”thêm”, ”bớt”, ”ngã giá” món hàng từ”nghìn vàng” còn”ngoài bốn trăm” à hiện nguyên hình là tên buôn thịt bán người. 
* Hoạt động 3: Hình ảnh tội nghiệp xót xa, nỗi xót xa tái tê của Kiều. 
- Cho hs đọc câu thơ cho thấy hình ảnh của Kiều. 
 Sự xuất hiện của Kiều được tác giả miêu tả ra sao? 
 Đối lập với cái thô bỉ của Mã Giám Sinh, nhà thơ để Kiều xuất hiện với một vẻ thanh tao hiếm có. Khi mụ mối giục nàng ra, Thúy Kiều được Nguyễn Du miêu tả với những chi tiết ước lệ hết sức trang nhã: 
 Nổi mình 
 Thềm hoa 
 Ngại ngùng 
 Ngừng hoa 
 Nét buồn 
 Tâm trạng của Kiều được biểu hiện như thế nào qua đoạn thơ? 
“Nỗi mình” đau khổ vì phải chia cắt với Kim Trọng, lại thêm thức vì”nỗi nha” oan ức, Thúy Kiều đau đớn tột độ, những giọt lệ rơi theo từng bước chân của nàng. 
 Hơn thế Kiều vốn là một cô gái thông minh, nhận thức được mình đang là một món hàng để cho người ta trả giá nên càng hổ thẹn, ngại ngùng. Nàng đau xót, khóc cho thân phận hẩm hiu của mình”Thềm hoa lệ hoa ” Nàng tự cảm thấy xấu hổ, nhục nhã”ngừng hoa bóng thẹn trông gương mặt dày” nhưng hành động bán người là hành động tự nguyện hy sinh cho gia đình. Trong tình huống này, dưới ngòi bút miêu tả của Nguyễn Du, nàng chỉ là hiện thân của một nỗi đau khổ câm lặng đến tuyệt đối, chỉ hành động như một cái máy, hoàn toàn thụ động theo sự chỉ huy và đạo diễn của mụ mối và theo yêu cầu của khách hàng. 
* Hoạt động 4: Cảm nhận tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du qua đoạn trích. 
- Cho hs thảo luận và phát biểu dựa theo những nội dung gợi ý trong SGK. 
- GV chốt lại và nhấn mạnh thêm: 
 Kết thúc đoạn thơ - cuộc mua bán kết thúc, người ta đã định ngày để đưa Kiều về nhà Mã Giám Sinh – nhà thơ bình luận một câu mỉa mai, chua chát: 
 “Tiền lưng đã có, việc gì chẳng xong”
 Câu thơ phản ánh hiện thực xã hội phong kiến: đồng tiền ngự trị trên tất cả, chà đạp lên phẩm giá, nhân cách con người. Một người con gái tài sắc vẹn toàn trong một gia đình khuê các như Kiều bỗng chốc bị biến thành một món hàng để cho người ta mặc cả trao tay mua bán chẳng qua vì không có tiền. Vương Ông và Vương Quan bị đánh đập hành hạ, tra tấn dã man cũng chỉ vì không có tiền. Trong khi một tên thô lỗ, kệch cỡm, bỉ ổi như Mã Giám Sinh lại có quyền mặc cả ép Kiều làm cái này, thử cái nọ chẳng qua vì trong tay hắn có sẵn đồng tiền. 
* Hoạt động 5: Hướng dẫn hs tự tổng kết. 
- GV hướng dẫn hs tự rút ra tổng kết bài về nghệ thuật và nội dung. 
- Lưu ý hs bút pháp khác nhau của nhà thơ khi tả nhân vật chính diện và nhân vật phản diện. 
I/- Vị trí đoạn trích: 
 (Học SGK) 
II/- Tìm hiểu văn bản: 
1) - Bản chất xấu xa của Mã Giám Sinh 
Hỏi tên, rằng “Mã Giám Sinh”
Hỏi quê, rằng “Huyện Lâm Thanh cũng gần”
à Cách ăn nói cộc lốc; lời nói mập mờ, không rõ ràng, gian dối. 
 Quá niên trạc ngoại tứ tuần
Mày râu nhẵn nhụi, áo quần bảnh bao
à Diện mạo trau chuốt, ăn mặc lạc điệu
 Ghế trên ngồi tót sỗ sàng
à cử chỉ thô lỗ, bất lịch sự. 
Đắn đo cân sắc cân tài
Eùp cung cầm nguyệt, thử bài quạt thơ
Cò kè bớt một thêm hai
Giờ lâu ngả giá vàng ngoài bốn trăm. 
à Từ ngữ chính xác, bút pháp tả thực – bản chất bất nhân, con buôn vì tiền. 
2) - Hình ảnh tội nghiệp xót xa của Thúy Kiều: 
Thềm hoa một bước, lệ hoa mấy hàng. 
Ngừng hoa bóng thẹn, trông gương mặt dày
à Bút pháp ước lệ – nỗi đau đớn, tái tê, hổ thẹn ê chề. 
III/- Tổng kết: 
 (Hs tự tổng kết) 
	5) - Hướng dẫn chuẩn bị bài ở nhà: 
	- Viết phần tổng kết bài. Học thuộc đoạn trích. 
	- Chuẩn bị bài miêu tả trong văn bản tự sự (trang 85). 

Tài liệu đính kèm:

  • doc07-32_MaGiamSinhMuaKieu.doc