MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
- Giúp học sinh:
- Hiểu sâu sắc hơn nghĩa của từ.
- Phát triển ý thức dùng từ chính xác.
II. /- TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
1) - Ổn định lớp:
Tuần: 8 Tiết: 38 TRAU DỒI VỐN TỪ (tt) I. /- MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: - Giúp học sinh: - Hiểu sâu sắc hơn nghĩa của từ. - Phát triển ý thức dùng từ chính xác. II. /- TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 1) - Ổn định lớp: 2) - Kiểm tra bài cũ: Trau dồi vốn từ. - Các hình thức trau dồi vốn từ? - Sửa bài tập tiết trước. 3) - Giới thiệu bài: ỞØ tiết học trước, các em đã biết được các hình thức rèn luyện để trau dồi vốn từ cũng như hiểu được rằng việc trau dồi vốn từ là một việc rất quan trọng để phát triển kỹ năng diễn đạt. Trong tiết học này, qua các bài luyện tập, chúng ta sẽ thực hành rèn luyện để hiểu sâu hơn về nghĩa của từ và có ý thức cũng như kỹ năng sử dụng từ một cách chính xác, hợp lý. 4) - Tiến trình tổ chức các hoạt động: Đây là bài học hoàn toàn có tính thực hành nên các hoạt động tổ chức dạy học được tiến hành dưới hình thức GV hướng dẫn HS làm bài tập. Hoạt động của thầy và trò Ghi bảng * Hoạt động 1: - Cho Hs đọc bài tập 1. Hãy nêu yêu cầu của bài tập? - Hs nêu yêu cầu. - GV cho lớp tìm từ theo nhóm để tìm được nhiều từ. + Mỗi nhóm đọc những từ nhóm mình tìm được. Các nhóm khác nhận xét đúng sai. + GV nhận xét chung và lưu ý Hs những trường hợp dễ bị nhầm lẫn ở những từ có nghĩa khác hẳn nhau nhưng vỏ ngữ âm có phần giống nhau (yếu điểm/ điểm yếu, công nhân/ nhân công, sĩ tử/ tử sĩ, hạ bệ/ bệ hạ, ) * Hoạt dộng 2: - Cho Hs đọc bài tập 2. - Gọi nhiều Hs, mỗi em tìm 2 từ (không lặp lại từ của nhau). * Hoạt động 3: - Cho Hs đọc bài tập 3. - Có thể cho Hs giải quyết bài tập này theo từng bước: + Bước 1: Phân loại những từ mà yếu tố Hán Việt có cùng một nghĩa. + Bước 2: Giải thích nghĩa của từng từ. * Hoạt động 4: - Cho Hs đọc bài tập 4. Nêu yêu cầu của bài tập? - Mỗi Hs đọc từng câu. Chỉ ra lỗi dùng từ trong câu và giải thích rõ tại sao dùng từ như vậy là chưa chính xác. Sau đó sửa lại từ nào dùng thích hợp trong văn cảnh đó. - Lớp nhận xét, góp ý, bổ sung. - GV đúc kết lại. - Bài tập 1: (trang 110) Tìm từ ghép và từ láy có cấu tạo giống nhau. * Từ ghép: * Từ láy: - Bài tập 2: (trang 110) Tìm 2 từ ghép có yếu tố Hán Việt cho trước. -Bài tập 3: (trang 110) Xác định nghĩa của yếu tố Hán Việt. - Bài tập 4: (trang 111) Sửa lỗi dùng từ trong câu. * GV tổng kết lại nội dung bài” Trau dồi vốn từ ” qua 2 tiết lý thuyết và thực hành: + Trau dồi vốn từ là một việc làm quan trọng và thường xuyên. + Cần có ý thức rèn luyện và kết hợp nhiều hình thức rèn luyện để làm giàu vốn từ và có kỹ năng diễn đạt tốt. 5) - Hướng dẫn chuẩn bị bài ở nhà: - Xem lại bài” Trau dồi vốn từ” ở cả 2 tiết: + Học lại phần ghi nhớ. + Luyện tập các bài tập tương tự. - Chuẩn bị bài” Luyện tập kết hợp tự sự với miêu tả nội tâm” - Làm trước bài luyện tập số 1, 2 trang 112.
Tài liệu đính kèm: