Giáo án Lớp 9 môn Ngữ văn - Tuần học 21

Giáo án Lớp 9 môn Ngữ văn - Tuần học 21

. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

 Giúp HS hiểu tác giả bài nghị luận văn chương đã dùng biện pháp so sánh hai hình tượng con cừu và con chó sói trong thơ ngụ ngôn của La Phông Ten với những dòng nhà khoa học Buy- phông viết về hai con vật ấy nhằm làm nổi bật đặc trưng của sáng tác nghệ thuật.

 

doc 6 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1663Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 9 môn Ngữ văn - Tuần học 21", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 21
Tiết 106, 107	Chó Sói và Cừu
Tiết 108, 109, 110 	Liên kết câu và đoạn văn 3 tiết
Tiết 106, 107
CHÓ SÓI VÀ CỪU
Trong thơ ngu ngôn của La Phông-ten
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 
	Giúp HS hiểu tác giả bài nghị luận văn chương đã dùng biện pháp so sánh hai hình tượng con cừu và con chó sói trong thơ ngụ ngôn của La Phông Ten với những dòng nhà khoa học Buy- phông viết về hai con vật ấy nhằm làm nổi bật đặc trưng của sáng tác nghệ thuật. 
II. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ: 
1. Ổn định. 
2. Kiểm tra bài cũ. 
	- Bài văn “Chuẩn bị hành trang bước vào thế kỉ mới”của tác giả nào? Viết về vấn đề gì? 
	- Nêu lên những cái mạnh, cái yếu trong tính cách, thói quen của người Việt Nam ta? 
	- Sửa phần luyện tập
3. Giới thiệu bài mới: 
4. Tiến trình tổ chức các hoạt động: 
Hoạt động của thầy và trò
Ghi bảng
☺ Hoạt động 1: 
- GV hướng dẫn đọc: 
+Giọng Cừu nhẹ nhàng, dịu dàng, đượm buồn. 
+Giọng Chó Sói đanh thép để buộc tội. 
 + Đoạn sau đọc rõ ràng. 
 Cho HS đọc văn bản. Nêu tác giả(SGK) 
 Tìm hiểu chú thích- Thể loại của văn bản- Xác định bố cục hai phần của bài nghị luận văn chương này, đặt tiêu đề cho từng phần. 
 ☺ Hoạt động 2: Hình tượng con Cừu
 HS đọc lại đoạn từ đầutốt bụng như thế
- Đoạn này nói về hình tượng nhân vật nào? 
- Đoạn thơ trong phần này là của tác giả nào? 
 La Phông Ten
- Hình ảnh con Cừu trong thơ của La Phông Ten hiện ra như thế nào? 
 Giọng Cừu non tội nghiệp, buồn rầu, dịu dàng, nó đang bị sự ức hiếp của con Sói. 
- Từ hình ảnh chú Cừu non tội nghiệp trong thơ của La Phông Ten, Buy- Phông đã nêu nhận xét về loài Cừu như thế nào? 
 Con Cừu là ngu ngốc và sợ sệt. 
- Tác giả đã đưa ra những luận cứ gì về con Cừu? 
 Ngu ngốc, sợ sệt, tụ tập thành bầy, đần độn, đứng nguyên tại đấy, muốn bắt di chuyển phải có con đầu đàn, dẫn dắt
- Những nhận xét của nhà khoa học Buy- Phông căn cứ vào đâu để nêu ra? 
 Đặc điểm sinh học của con vật. 
- Sau những nhận xét của Buy- Phông, tác giả trở lại với nhận xét của La Phông Ten ra sao? 
 Con vật thân thương, tốt bụng, thật cảm động thấy Cừu mẹ chạy tới khi nghe tiếng kêu rên của con nó, đứng yên khi con đã bú xong. 
- Nhận xét về cách viết của 2 tác giả về con Cừu? Điểm giống nhau và khác nhau giữa 2 tác giả? 
 Cùng xuất phát trên đặc điểm vốn có của loài Cừu là hiền lành, nhút nhát, không hại ai. 
 La Phông Ten nhân cách hóa con Cừu cho nó suy nghĩ, nói năng, hành động và nêu cảm xúc phóng khoáng hơn về con vật. 
- Mạch nghị luận được trình bày theo trình tự nào? 
 Theo trình tự 3 bước dưới ngòi bút của La Phông Ten – Buy Phông – La Phông Ten để làm rõ lên hình ảnh con Cừu. 
☺ Hoạt động 3: Hình tượng con Sói trong thơ La Phông Ten. 
 Đọc đoạn “Còn chó Sói đến hết”
- Con chó Sói trong thơ là con vật như thế nào? 
 Theo nhận xét của La Phông Ten và Buy Phông. 
- Tại sao nhận xét của hai nhà thơ La Phông Ten và nhà vạn vật học Buy Phông khác nhau? 
 Trên góc độ nhìn khác nhau. 
- Điểm khác của La Phông Ten khi viết về con Cừu, con Sói trong tác phẩm thể hiện như thế nào? 
 Caí nhìn đồng cảm, phóng khoáng hơn, có tình cảm hơn. 
- Nhận xét xuất phát từ góc độ nào? 
 Từ trong tác phẩm, từ đời sống con vật. 
- So sánh hình tượng con Cừu và con Sói được đưa ra như thế nào? 
 Sinh động khi đưa ra hình tượng con Cừu bằng cách trích thơ, còn ở con Sói thì không có. 
- Tổng kết
☺ Hoạt động 4: 
 Đọc thêm “Chó Sói và Chiên con”
I. Đọc- hiểu chú thích: 
 * Tác giả: 
H. Ten, La Phông Ten và thơ ngụ ngôn của ông
- Thể loại: Nghị luận văn chương
- Bố cục: 2 phần: 
 +Giọng chú Cừu non tốt bụng như thế
® Hình tượng con Cừu trong thơ La Phông Ten
 + Phần còn lại
® Hình tượng con Sói trong thơ La Phông Ten
II. Tìm hiểu văn bản: 
1. Hình tượng con Cừu trong thơ La Phông Ten: 
* La Phông Ten: 
- Tội nghiệp, buồn rầu, dịu dàng
“Xin bệ hạ hãy nguôi cơn giận”
“Chẳng lẽ kẻ hèn”
* Buy Phông: 
Ngu ngốc và sợ sệt. 
Tụ tập thành bầy. 
Hết sức đần độn
Chúng ở đâu là cứ đứng nguyên tại đấy. 
* La Phông Ten: 
Con vật đó còn thân thương và tốt bụng nữa. 
Động lòng thương cảm. 
2. Hình tương chó Sói trong thơ La Phông Ten: 
- Tên trộm cướp khốn khổ, bất hạnh. 
- Gã vô lại đói dài luôn bị ăn đòn
* Buy Phông: 
- Thù ghét sự kết bè kết bạn, bầy sói chinh chiến, ồn ào ầm ĩ
- Bộ mặt lấm lét, dáng vẻ hoang dã, tiếng hú rùng rợnđáng ghét, có hại, vô dụng. 
* La Phông Ten: bạo chúa, giọng khàn khàn
- Tính cách phức tạp. 
- khổ sở, mắc mưu vụng về, chẳng có tài trí, đói meo, hoá rồ
* Ghi nhớ
 A DẶN DÒ: 
 Soạn: Con cò. 
Tiết 108, 109, 110
LIÊN KẾT CÂU VÀ ĐOẠN VĂN
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 
Giúp HS nhận biết phép lặp từ ngữ và sử dụng các từ ngữ đồng nghĩa, gần nghĩa, trái nghiã và phép thế. 
Nhận biết vai trò của các phép liên kết này trong việc tạo lập văn bản. 
II. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 
 1. Ổn định lớp
 2. Kiểm tra bài cũ: 
Thế nào là thành phần phụ chú? 
Tìm trong sách hoặc đặt ví dụ có tình huống cụ thể, trong đó có câu chứa thành phần phụ chú, gọi đáp? 
 3. Giới thiệu bài mới
 4. Tiến trình hoạt động
Hoạt động của thầy và trò
Ghi bảng
☺ Hoạt động 1: 
 * Cho HS đọc ví dụ a trong SGK/49
1. Nêu các từ được in đậm và gạch dưới trong ví dụ(a)
Văn nghệ - sự sống - tâm hồn
Sự sống - văn nghệ - tâm hồn
2. So sánh? 
 Các từ giống nhau
3. Nếu không có các từ được gạch dưới thì các câu chứa chúng có liên kết về nghĩa với các câu chứa các từ in đậm không? 
 Không
4. Vậy hiện tượng liên kết ở đây được thực hiện bằng cách nào? 
 Lặp lại từ ngữ
5. Các từ được dùng để thực hiện sự liên kết đó năm trong một hay hai đoạn văn? 
 Hai đoạn văn khác nhau
* Cho HS đọc ví dụ b SGK/49
1. Trong đoạn văn từ “hai người”được dùng để chỉ cho ai? Nêu nhận xét? 
Ông - cô
Mang tính chất chung hơn, cao hơn một bậc so với ông và cô
2. Vậy mối quan hệ giữa chúng là đồng nghĩa hay gần nghĩa? 
 Gần nghĩa
3. Nếu không có từ ngữ này thì nghĩa của hai câu chứa chúng có liên kết được không? 
 Không thể biết được người xách làn, người ôm hoa cũng chính là người đi về phía xe đỗ. 
* Cho HS đọc ví dụ c SGK/50
1. Nêu nhận xét của em về ý nghĩa của 2 từ “lên, xuống”
 Trái nghiã nhau
2. Qua đó cho ta thấy quan hệ giữa hành động “xuống và lên”, cái nào là nguyên nhân, cái nào là hệ quả? 
 Không xuống của người tự xưng “cháu”là nguyên nhân làm diễn ra hành độnglên của “bác lái”
3. Như vậy trong đoạn văn, các câu có thể liên kết với nhau bằng cách nào? 
 Cho HS đọc lại phần ghi nhớ SGK/50
☺ Hoạt động2: 
* Cho HS làm các BT SGK/51
Bài tập1. 2. 5. 7 làm tại lớp
Bài tập 3. 4. 6 yêu cầu tương tự làm ở nhà
A. Phép lặp từ ngữ và sử dụng các từ ngữ đồng nghĩa, gần nghĩa, trái nghĩa
I. Các phương tiện liên kết: 
a)- Văn nghệ
- Sống
- Tââm hồn
® Lặp lại từ ngữ
b) ông, cô ® họ ® gần nghĩa
c) xuống # lên
®trái nghĩa
 Ghi nhớ
II. Luyện tập: 
 Làm bài tập 1. 2. 3. 4. 5. 6. 7
☺ Hoạt động 1: 
 Cho HS đọc và tìm hiểu các ví dụ a. b. c. d SGK/53
1. Nêu ra các từ ngữ được gạch dưới trong các ví dụ trên? 
2. Hãy cho biết các từ ngữ đó thay thế cho những cụm từ nào trong câu? 
3. Vậy ngoài các phương tiện liên kết là lặp, đồng nghĩa, gần nghĩa, trái nghĩa, chúng ta có thể sử dụng phép liên kết nào khác nữa? 
 Phép thế
4. Người ta thường dùng các phương tiện nào làm yếu tố thay thế? 
Hắn, vậy, ấy® đại từ thay thế
Cái này ® Tổ hợp “danh từ + chỉ từ”
5. Vậy trong câu các yếu tố được thay thế thường là những loại từ nào? 
Cái làn: cụm danh từ
Mộtgian: cụm danh tự
Quay về làng: cụm động từ
Nghệ sĩ: câu
 Cho HS đọc lại phần ghi nhớ SGK/54
☺ Hoạt động 2: 
 Cho HS làm bài tập
B. Phép thế: 
I. Các phương tiện liên kết: 
hắn® một trong những người cô độc nhất thế giới
cái này® quay về làng
ấy ® nghệ sĩ truyền điện thẳng vào tâm hồn chúng ta Þđại từ, tổ hợp “danh từ+chỉ từ”
 Ghi nhớ
II. Luyện tập: 
Làm bài tập 1. 2. 3. 4. 5. 6/ SGK /54. 55. 56
BT 1. 2. 3. 6 làm ở lớp
BT 4. 5 làm ở nhà
 5. Hướng dẫn học ở nhà
- Học thuộc phần ghi nhớ, làm bài tập. 
- Chuẩn bị bài mới. 

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 21.doc