Giáo án Lớp 9 môn Ngữ văn - Tuần học 23

Giáo án Lớp 9 môn Ngữ văn - Tuần học 23

MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

 Giúp HS:

 - Thấy được vẻ đẹp và ý nghĩa của hình tượng con cò trong bài thơ.

 - Thấy được sự vận dụng sáng tạo ca dao của tác giả và những đặc điểm về hình ảnh, thể thơ, giọng điệu của bài.

 

doc 6 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1589Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 9 môn Ngữ văn - Tuần học 23", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 23: 
	- Con cò. 
	- Liên kết câu. 
	- Luyện nói. 
	- Trả bài làm văn số 4. 
Tiết 111. 112 
CON CÒ
	Chế Lan Viên
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 
	Giúp HS: 
	- Thấy được vẻ đẹp và ý nghĩa của hình tượng con cò trong bài thơ. 
	- Thấy được sự vận dụng sáng tạo ca dao của tác giả và những đặc điểm về hình ảnh, thể thơ, giọng điệu của bài. 
II. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 
	1. Oån định. 
	2. Kiểm tra bài cũ: 
	- Em hãy phát biểu chủ đề của văn bản:”Tiếng nói của văn nghệ”? 
	3. Giới thiệu bài mới. 
	4. Các hoạt động dạy và học: 
Hoạt động của thầy và trò
Ghi bảng
☺ Hoạt động 1: Đọc và tìm hiểu chú thích. 
? -Hãy trình bày những hiểu biết của em về nhà thơ Chế Lan Viên? 
-HS đọc chú thích về tác giả. 
 GV hướng dẫn HS đọc bài thơ. 
 GV đọc mẫu 1 đoạn trước. 
-HS đọc 2 khổ thơ tiếp theo. 
? -Em hãy nêu xuất xứ, thể thơ và nội dung khái quát của cả bài? 
? -Bố cục bài thơ gồm mấy phần? Nội dung chính của từng phần? 
? -Hình ảnh bao trùm lên cả bài thơ là hình ảnh con cò. Biểu tượng của”Con cò” trong văn học nói chung và văn học dân gian nói riêng là gì? 
- Biểu tượng cho hình ảnh người nông dân, người phụ nữ. 
☺ Hoạt động 2: Tìm hiểu ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh con cò trong bài thơ. 
? - Em hãy đọc lại đoạn thơ 1 để tìm hiểu hình ảnh con cò trong lời ru của mẹ? 
? - Trong khổ này, em thấy có những câu thơ nào rất quen thuộc? Những câu thơ ấy lấy ý từ những câu ca dao nào? 
- Đọc phần chú thích (1) và (2). 
? - Em có nhận xét gì về cách vận dụng ca dao ở đây? 
Vận dụng sáng tạo hình ảnh con cò trong ca dao và thể thơ tự do với ý nghĩa biểu tượng phong phú. 
? - Hình ảnh người phụ nữ vất vả, nhọc nhằn gợi cho em nhớ đến những bài ca dao nào có hình ảnh con cò mang ý nghĩa tương tự? 
? - Từ hình ảnh con cò với những ý nghĩa biểu tượng phong phú trong ca dao, CLV đã mượn để làm điểm tựa cho những liên tưởng sáng tạo nhưng rất gần gũi, quen thuộc và có giá trị biểu cảm khá cao. Điều này thể hiện rất rõ ở những câu hát vỗ về, nhắn nhủ của mẹ. Đó là những lời nào? 
-”Cò một mình cò phải kiếm lấy ăn Con có mẹ con chơi rồi lại ngủ Ngủ yên, ngủ yên, ngủ yên Sữa mẹ nhiều, con ngủ chẳng phân vân”
? - Em có cảm nhận gì qua những lời vỗ về này? 
- HS thảo luận theo nhóm. 
 GV chốt ý đoạn I và chuyển ý sang đoạn II. 
 HS đọc lại đoạn II. 
? - Con cò trong lời ru của mẹ đã gắn bó với những giai đoạn nào của đời con? 
- Gắn bó suốt cả cuộc đời: khi con còn nằm nôi – khi con đến trường và khi con trưởng thành. 
? - Em có nhận xét gì về nhịp điệu thơ ở khổ thứ II? 
? - Em hãy diễn xuôi khổ thơ này để thấy được giá trị tinh thần mà người mẹ qua những lời ru về cánh cò đã vun đắp cho tâm hồn của con? 
- GV bình chốt ý và chuyển sang đoạn III. 
- HS đọc lại đoạn III. 
? - Em có cảm nhận gì về âm điệu ở khổ thơ này? 
? - Vẫn là âm điệu”à ơi ”. Những câu thơ ngân nga theo nhịp nôi đưa con vào giấc ngủ. Hình ảnh con cò bây giờ chỉ mang 1 biểu tượng duy nhất. Đó là biểu tượng gì? 
? - Tại sao em cho là như thế? 
? - Theo em, câu thơ nào trong khổ này là hay nhất? 
- Con dù lớn vẫn là con của mẹ Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con 
? - Những câu thơ ấy có nét gì đặt biệt? 
- Một con cò thôi 
? - Em hiểu thế nào về những câu thơ này? 
- HS thảo luận theo tổ. 
- GV chốt ý đoạn III. 
☺ Hoạt động 3: Hướng dẫn HS tổng kết giá trị nghệ thuật và nội dung bài thơ: 
? - Em hãy nhắc lại nội dung chính của bài thơ? 
- HS trả lời. 
? - Qua tìm hiểu, em thấy bài thơ có những nét nghệ thuật đặc sắc nào? 
? - Theo em, trong cuộc sống hiện đại, những lời hát ru có cần thiết hay không? Tại sao? 
- HS phát biểu cảm nghĩ. 
☺ Hoạt động 4: Hướng dẫn HS thực hiện phần luyện tập. 
1. Mỗi chúng ta từ thuở nằm nôi, có lẽ ai cũng đã từng nghe mẹ hát ru. Em có thể hát lại 1. 2 câu ru mà em nhớ nhất? 
- Mời 2 HS hát. 
2. Làm theo nhóm bài tập được giao về nhà chuẩn bị: Mỗi nhóm lên trình bày và bình 1 bài thơ (ca dao – dân ca) ngợi ca tình mẹ mà nhóm em nhất trí chọn. 
- Mỗi tổ cử đại diện lên đọc và bình bài thơ đã chuẩn bị. 
I. Giới thiệu: 
1. Tác giả: 
2. Tác phẩm: 
Xuất xứ. 
Thể thơ. 
Bố cục. 
II. Tìm hiểu bài: 
1. Con cò – lời ru: 
-”Con cò bay la con cò Đồng Đăng”
-”Con cò ăn đêm cò sợ xáo măng”
- Cò một mình con có mẹ 
- Ngủ yên! Ngủ yên! chớ sợ con ngủ chẳng phân vân 
®
“ Cò một mình Con có mẹ  Ngủ yên! Ngủ yên ”
“Cành có mềm mẹ đã sẵn tay nâng ”
2. Con cò – cuộc đời: 
“Ngủ yên! Ngủ yên ! 
 Mai khôn lớn 
 Lớn lên, lớn lên, lớn lên,  
 Cánh cò trắng lại bay hoài không nghỉ ”
3. Con cò – lòng mẹ: 
“Dù ở gần con
 Dù ở xa con
 Lên rừng xuống bể
 Cò sẽ   
 Cò mãi  
 Con dù lớn vẫn là 
 Đi hết đời, 
 Một con cò thôi
 Cũng là cuộc đời ”
III. Tổng kết: 
 Ghi nhớ SGK. 
IV. Luyện tập: 
	5. Dặn dò: 
Học thuộc lòng bài thơ và viết cảm nghĩ của em về bài thơ. 
Soạn bài”Liên kết câu và đoạn văn”. 
Tiết 113
LIÊN KẾT CÂU VÀ ĐOẠN VĂN (tt)
C. PHÉP NỐI: 
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 
 Giúp HS: 
Nhận biết phép nối. 
Nhận biết vai trò của phép nối trong việc tạo lập văn bản. 
Nhận biết một số quan hệ nghĩa thường gặp ở các phương tiện nối. 
II. TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY: 
	1. Oån định. 
	2. Kiểm tra bài cũ: 
Phép liên kết thế được sử dụng các phương tiện nào làm yếu tố thế? 
Kể các yếu tố được thế. 
Cho 1 ví dụ có sử dụng phép liên kết thế. 
	3. Giới thiệu bài mới: 
	4. Hoạt động của thầy và trò: 
 * Tìm hiểu bài: 
 Nhận biết các phương tiện của phép nối. 
 ☺ Hoạt động 1: Hình thành kiến thức về phép nối. 
- Cho HS đọc và quan sát các ví dụ trong SGK / 53. 
?- Mỗi từ ngữ in đậm trong các câu này nối câu chứa nó với câu nào? 
- Các từ ngữ đó nối câu chứa nó với câu đứng trước. Yêu cầu HS làm việc với từng đoạn cụ thể và chỉ rõ câu đứng trước cụ thể. 
?- Cho biết mỗi từ ngữ kết nối nêu trên chỉ kiểu quan hệ nào? 
- Từ “và” chỉ quan hệ bổ sung, từ “rồi” chỉ quan hệ thời gian. Từ “nhưng” chỉ quan hệ nghịch đối, từ “vì” chỉ quan hệ nguyên nhân, ngữ “mặc dù vậy” chỉ quan hệ nhượng bộ. 
 * Ghi nhớ: 
 ☺ Hoạt động 2: Làm việc với phần ghi nhớ. 
- Cho HS đọc vài lần phần ghi nhớ (SGK / 53). 
	 1. Những từ nào dùng để nối câu với câu trong các đoạn trích trên là quan hệ từ? 
“và”, ”nhưng”, ”vì”, ”rồi”
	2. Từ ngữ nào dùng để nối câu với câu trong các đoạn trích trên là tổ hợp từ? 
“mặc dù vậy”
	3. Yếu tố”nhưng” và yếu tố”mặc dù vậy” chỉ những kiểu quan hệ nghĩa nào? 
“nhưng” chỉ quan hệ nghịch đối, ”mặc dù vậy” chỉ quan hệ nhượng bộ. 
 * Luyện tập: 
 ☺ Hoạt động 3: Hướng dẫn thực hiện phần luyện tập, làm tại lớp các BT1. 2
	5. Dặn dò: - Học thuộc phần ghi nhớ. 
	 - Làm các BT 3. 4
	 - Chuẩn bị bài”Luyện nói về vấn đề tư tưởng, đạo đức, lối sống”. 
Tiết 114
LUYỆN NÓI:BÌNH LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ
TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, LỐI SỐNG
I. Mục tiêu cần đạt:
Giúp HS rèn luyện kỹ năng nói về một vấn đề có nội dung tư tưởng, đạo đức, lối sống.
II. Chuẩn bị:
1) Ra đề cho HS soạn bài theo gợi ý của SGK.
2) GV yêu cầu mỗi HS đều phải soạn dàn bài phát biểu và tập phát biểu trước ở nhà.
3) GV và ban cán bộ mỗi lớp hội ý để thống nhất chọn nhóm điều hành tiết luyện nói.
4) GV hướng dẫn và đề ra yêu cầu cụ thể với nhóm điều khiển trong giờ luyện nói.
5) GV quy định thời gian nhận dàn ý của mỗi nhóm và góp ý (mang tính định hướng) với nhóm trưởng của từng nhóm.
® Trình tự của dàn ý bình luận ( theo SGK).
6) Nhóm điều khiển trình bày bảng trước khi GV vào lớp ( khi chuyển tiết).
III.Tiến trình tổ chức dạy và học:
 ☺ Hoạt động 1:
1. Nêu vai trò, tầm quan trọng, ý nghĩa của việc luyện nói.
2. Nhắc lại yêu cầu cần đạt của người trình bày bài nói về hình thức và nội dung bài nói.
 ☺ Hoạt động 2:
1. Đọc lại đề: “ Bình luận về vấn đề giữ gìn môi trường sống sạch đẹp”.
2. Tìm hiểu đề:
 - Môi trường bao gồm những không gian nào?
 - Thế nào là sạch đẹp? ( nghĩa tường minh, nghĩa hàm ẩn).
 - Việc bảo vệ môi trường sống sạch đẹp gồm những vấn đề nào?
a) Môi trường sinh thái ( quan hệ giữa xã hội loài người với hệ sinh thái) (xoáy).
Con người đe dọa sự sinh tồn của các thực vật và động vật.
Con người sản xuất các chất phóng xạ mà sau đó chúng sẽ được phóng thích vào môi trường.
b) Môi trường xã hội (quan hệ giữa con người với con người) ( lướt).
Xác định giới hạn bình luận: môi trường sinh thái.
Thực trạng môi trường sống ở địa phương như thế nào?
Có đề nghị nào về việc giữ gìn môi trường sạch đẹp?
♀ Dàn ý:
 * Mở bài:
 Giới thiệu vấn đề bình luận: Giữ gìn môi trường sống sạch đẹp.
 * Thân bài:
1/ Thế nào là giữ gìn môi trường sống đẹp:
- Môi trường: Toàn bộ nói chung những điều kiện tự nhiên, xã hội trong đó con người hay một sinh vật tồn tại, phát triển, trong quan hệ với con người với sinh vật ấy.
- Nghĩa bóng: giữ gìn cuộc sống chung quanh.
2/ Giữ gìn cuộc sống trên các phương diện:
- Môi trường sinh thái: không khí, nhà cửa, đường phố, công viên.
- Môi trường xã hội: quan hệ giữa người với người, văn hoá.
3/ Địa điểm:
- Cuộc sống ở nhà, công cộng.
4/ Thực trạng ở địa phương:
- Xây cất lộn xộn, phơi phóng bữa bãi làm ô nhiễm.
- Không giữ môi trường: xả rác, phóng uế, dán quảng cáo vô trật tự.
+ Tác hại: môi trường ô nhiễm ảnh hưởng sức khoẻ, làm việc, học tập không hiệu quả.
+ Thuận lợi: có sức khỏe, cuộc sống ổn định, học tập tiến bộ, sáng tác trong công việc.
+ Biện pháp: nâng cao ý thức, tham gia chủ nhật xanh, không xả rác
 * Kết bài:
- Cần giữ gìn, phát huy tính tự giác.
- HS không xả rác, sống nề nếp văn hóa.
☺ Hoạt động 3: (trọng tâm 30 phút) . Thực hành luyện nói.
1) Bước 1:
 Các nhóm thảo luận (mỗi lớp có 4 nhóm).
 Nói trước nhóm (10 phút).
2) Bước 2:
 Trình bày phần đặt vấn đề ( học sinh TB – yếu).
 Trình bày phần kết thúc vấn đề ( học sinh TB – khá).
3) Bước 3:
 Trình bày phần giải quyết vấn đề.
® Sau mỗi phần nói, nhóm điều hành tiết luyện nói phải tổ chức cho các bạn góp ý, nhận xét và chốt lại các ý kiến.
® GV sẽ cùng tham gia nếu có vấn đề lệch phương hướng mà nhóm điều hành chưa nhìn thấy được hoặc chưa có hướng giải quyết.
4) Bước 4:
 Nhóm điều khiển treo dàn ý đã chuẩn bị sẵn lên bảng và cử đại diện trình bày bài nói.
® GV hướng dẫn lớp góp ý, bổ sung, nhận xét.
☺ Hoạt động 4: GV tổng kết tiết học.
Ưu điểm.
Khuyết điểm.
☺ Hoạt động 5: Dặn dò bài nhà:
Làm bài viết hoàn chỉnh vào vở bài tập.
Soạn “ Mùa xuân nho nhỏ” và “Viếng lăng Bác”.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 23.doc