Giúp HS:
- Cảm nhận được tình yêu làng quê thắm thiết thống nhất với lòng yêu nước và tinh thần kháng chiến ở nhân vật ông Hai trong truyện. Qua đó thấy được một biểu hiện cụ thể, sinh động về tình yêu nước của nhân dân ta trong thời kháng chiến.
- Thấy được những nét khá đặc sắc trong nghệ thuật truyện: xây dựng tình huống tâm lý, miêu tả sinh động diễn biến tâm trạng, ngôn ngữ nhân vật quần chúng.
- Rèn luyện năng lực phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự, đặc biệt là phân tích tâm lý nhân vật.
Tuần 13 Tiết 61, 62 LÀNG I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS: - Cảm nhận được tình yêu làng quê thắm thiết thống nhất với lòng yêu nước và tinh thần kháng chiến ở nhân vật ông Hai trong truyện. Qua đó thấy được một biểu hiện cụ thể, sinh động về tình yêu nước của nhân dân ta trong thời kháng chiến. - Thấy được những nét khá đặc sắc trong nghệ thuật truyện: xây dựng tình huống tâm lý, miêu tả sinh động diễn biến tâm trạng, ngôn ngữ nhân vật quần chúng. - Rèn luyện năng lực phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự, đặc biệt là phân tích tâm lý nhân vật. II. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1. Ổn định: 2. Kiểm tra bài cũ: Ánh trăng. - Hình ảnh vầng trăng trong bài thơ có những ý nghĩa gì? - Chủ đề của bài thơ? 3. Giới thiệu bài: 4. Tiến trình hoạt động dạy và học: Hoạt động của thầy và trò Ghi bảng * Hoạt động 1: Đọc và tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm. - Cho HS đọc chú thích trong SGK - GV nhấn mạnh 2 đặc điểm về nhà văn Kim Lân. + Sở trường về truyện ngắn. + Am hiểu, gắn bó với nông thôn và người nông dân. ® 2 đặc điểm trên tạo nên thành công của tác giả trong truyện “Làng” cũng như một số truyện khác của ông. - GV tóm tắt phần đầu truyện mà SGK lược bớt. Cho HS đọc truyện, tìm hiểu chung về nội dung của truyện. ® Truyện diễn tả chân thực và sinh động tình yêu làng quê ở ông Hai - một người nông dân rời làng đi tản cư trong thời kỳ kháng chiến. * Hoạt động 2: Tìm hiểu tình huống truyện và diễn biến tâm trạng của ông Hai. ? Tác giả đã đặt nhân vật ông Hai và một tình huống như thế nào để làm bộc lộ sâu sắc tình yêu làng, yêu nước của ông? - Tình huống ấy là tin làng ông theo giặc mà chính ông nghe được từ miệng những người tản cư qua vùng ông. ?- Tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng mình theo giặc? - Nghe tin ấy quá đột ngột, ông Hai bàng hoàng, sững sờ không thể nào ngờ được: “Cổ ông lão nghẹn ắng lại, da mặt tê rân rân. Ông Lão lặng đi, tưởng như đến không thở được”. - Những cảm giác ban đầu bất ngờ, bán tín bán nghi. Khi trấn tĩnh lại được phần nào, ông còn cố chưa tin cái tin ấy: “Liệu có thật không hở bác? Hay là chỉ lại...”. Nhưng rồi những người tản cư kể rành rọt quá, lại khẳng định họ: “Vừa ở dưới ấy lên”, làm ông không thể không tin. ?- Từ lúc nghe được cái tin dữ ấy thì diễn biến tâm trạng của ông như thế nào? - Từ lúc nghe tin làng theo giặc, trong tâm trí ông Hai chỉ còn có cáo tin dữ ấy xâm chiếm, nó thành một nỗi ám ảnh day dứt. Nghe tiếng chửi bọn Việt gian, ông “cúi gằm mặt xuống mà đi”. Về đến nhà, ông nằm vật ra giường, rồi tủi thân khi nhìn đàn con, “nước mắt ông lão cứ tràn ra. Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng, hắt hủi đấy ư?”. - Suốt mấy ngày sau, ông không dám đi đâu, chỉ quanh quẩn ở trong nhà, nghe ngóng tình hình bên ngoài. “Một đám đông xúm lại, ông cũng để ý, dăm bảy tiếng cười nói xa xa, ông cũng chột dạ. Lúc nào ông cũng nơm mớp tưởng như người ta đang để ý, người ta đang bàn đến “Cái truyện ấy?”. Cứ thoáng nghe tiếng Tây, Việt gian, cam-nhông... là ông lủi ra một góc nhà, nín thít. “Thôi lại truyện ấy rồi!”. - Tác giả đã diễn tả rất cụ thể nỗi ám ảnh nặng nề biến thành sự sợ hãi thường xuyên trong ông Hai cùng với nỗi đau xót tủi hổ của ông trước cái tin làng mình theo giặc. ?- Ở ông Hai tình cảm yêu làng có quan hệ như thế nào với lòng yêu đất nước? - Tình yêu làng quê gắn với tình yêu nước. Khi nghe tin làng theo giặc, hai tình cảm ấy đã dẫn đến một cuộc xung đột nội tâm ở ông Hai. + Bị đẩy vào tình thế bế tắc, tuyệt vọng khi mà mụ chủ nhà muốn đuổi gia đình ông đi. “Bao nhiêu ý nghĩ đen tối, ghê rợn nối tiếp bời bời” trong đầu óc ông. “Đi đâu bây giờ?”. “Không ai muốn chứa chấp dân làng Việt gian”. “Mà dẫu vì chính sách cụ Hồ người ta chẳng đuổi thì cũng chẳng còn mặt mũi nào đi đến đâu”. + Hay là quay về làng? ... Cũng không thể. “Về làng tức là bỏ kháng chiến. Bỏ cụ Hồ...” ® Mối mâu thuẫn trong nội tâm và tình thế của nhân vật dường như đã thành sự bế tắc, đòi hỏi phải được giải quyết. ?- Cuối cùng ông Hai đã lựa chọn cách nào để giải quyết mâu thuẫn nội tâm? - Ông đã dứt khoát lựa chọn theo cách của ông: “Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù”. Tình yêu nước rộng lớn hơn, bao trùm lên tình cảm với làng quê. ? - Nhưng dù đã xác định như thế, ông vẫn không thể dứt bỏ tình cảm với làng quê. Vì thế mà ông càng đau sót tủi hổ. Theo em, đoạn truyện nào bộc lộ một cách cảm động tâm trạng đó của ông Hai? Hãy đọc lại và phân tích tình cảm yêu làng, yêu nước của ông Hai qua đoạn truyện đó? (câu hỏi thảo luận). - HS đọc lại đoạn: “Ông lão ôm thằng con út lên lòng... vợi đi được đôi lời”. - Trong tâm trạng bị dồn nén và bế tắc, ông chỉ còn biết trút nỗi lòng mình vào những lời thủ thỉ tâm sự với đứa con nhỏ ngây thơ. Thực chất đó là lời tự nhủ với mình, tự giãi bày nỗi lòng mình. Qua đó ta thấy rõ tình cảm của ông Hai là: + Tình yêu sâu nặng với cái làng chợ Dầu của ông. (ông muốn đứa con nhỏ ghi nhớ câu: “Nhà ta ở làng Chợ Dầu”). + Tấm lòng thủy chung với kháng chiến, với cách mạng mà biểu tượng là cụ Hồ. (· Anh em đồng chí biết cho bố con ông. · Cụ Hồ trên đầu lên cổ xét soi cho bố con ông.) Tình cảm ấy là sâu nặng, bền vững và thiêng liêng. (· Cái lòng bố con ông là như thế đấy, có bao giờ dám đơn sai. · Chết thì chết có bao giờ dám đơn sai). ?- Tình cảm yêu nước, tấm lòng thủy chung với kháng chiến của ông được thể hiện như thế nào qua đoạn cuối, khi ông nghe tin cải chính về làng? + Đi khắp mọi nhà, bô bô: “Tây nó đốt nhà tôi rồi... đốt nhẵn!” + Cứ múa tay lên mà khoe cái tin ấy với mọi người. ® Đó là bằng chứng hùng hồn chứng minh cho danh dự làng ông – Nỗi ám ảnh day dứt, mâu thuẫn nội tâm được giải tỏa ® Tự hào vì làng mình vẫn là làng kháng chiến, thủy chung với Cách mạng. * Hoạt động 3: Nhận xét nghệ thuật miêu tả tâm lý và ngôn ngữ nhân vật ông Hai. ?- Tâm lý nhân vật được thể hiện qua những phương diện nào? Diễn biến tâm lý nhân vật có hợp lý không? - Đặt nhân vật vào tình huống thử thách bên trong để bộc lộ chiều sâu tâm trạng. - Miêu tả cụ thể, gợi cảm diễn biến nội tâm qua các ý nghĩ, hành vi, ngôn ngữ... Đặc biệt diễn tả rất đúng và gây ấn tượng mạnh mẽ về sự ám ảnh, day dứt trong tâm trạng nhân vật. ® Tác giả am hiểu sâu sắc con người và thế giới tinh thần của con người, đặc biệt là nông dân. * Hoạt động 4: Tổng kết giá trị nội dung và nghệ thuật truyện. - HS dựa vào phần ghi nhớ để tổng kết. - GV nhấn mạnh thêm những đặc sắc của truyện: + Truyện thể hiện chân thực, sinh động tình cảm bền chặt, sâu sắc: tình yêu làng thống nhất lòng yêu nước và tinh thần kháng chiến. + Xây dựng theo cốt truyện tâm lý, tình huống truyện sáng tạo. + Miêu tả tâm lý sâu sắc, tinh tế. + Ngôn ngữ nhân vật sinh động, giàu tính khẩu ngữ và thể hiện cá tính của từng nhân vật. + Cách trần thuật linh hoạt tự nhiên. * Hoạt động 5: Luyện tập. - BT1 Cho HS làm tại lớp bằng hình thức nói (nếu còn thời gian). - BT2 HS tự làm ở nhà. I. Đọc và tìm hiểu chú thích: - Tác giả, tác phẩm (SGK). II. Tìm hiểu văn bản: 1. Tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng mình theo giặc: - Cổ ông lão nghẹn ắng... da mặt tê rân rân. Ông lão lặng đi, tưởng như đến không thở được. - Cúi gằm mặt xuống mà đi. - Về đến nhà, ... nằm vật ra giường, ... tủi thân, nước mắt... cứ tràn ra. - Lúc nào ông cũng nơm mớp... ® Tình huống truyện thử thách, diễn tả cụ thể tâm trạng day dứt, ám ảnh nặng nề, đau xót tủi hổ. 2. Tình yêu làng quê và tinh thần yêu nước: - Biết đem nhau đi đâu...? Biết đâu người ta chứa... ? - Về làm gì cái làng ấy nữa... Về làng tức là bỏ kháng chiến. Bỏ cụ Hồ... - Nhà ta ở làng chợ dầu. ® Tình yêu làng sâu nặng. - Cái lòng bố con ông... có bao giờ dám đơn sai. ® Tấm lòng thủy chung với kháng chiến, với cách mạng. III. Tổng kết: - Ghi nhớ (SGK/168). IV. Luyện tập: - BT1 / 168: làm miệng tại lớp. - BT2 / 169: về nhà. 5. Dặn dò: - Học ghi nhớ. - Làm bài luyện tập. - Soạn “Lặng lẽ Sa-Pa”.
Tài liệu đính kèm: