Giáo án Lớp 9 môn Ngữ văn - Tuần thứ 5

Giáo án Lớp 9 môn Ngữ văn - Tuần thứ 5

Giúp học sinh:

- Nắm được một trong những cách quan trọng để phát triển của từ vựng tiếng Việt là biến đổi và phát triển nghĩa của từ trên cơ sở nghĩa gốc.

1. Kiến thức:

- Nắm được sự biến đổi và phát triển nghĩa của từ ngữ.

- Nắm được phương thức phát triển nghĩa của từ ngữ

 

doc 20 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1526Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 9 môn Ngữ văn - Tuần thứ 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn .................... Tiết 22
Giảng9A:
	9C:
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỪ VỰNG
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Giúp học sinh:
- Nắm được một trong những cách quan trọng để phát triển của từ vựng tiếng Việt là biến đổi và phát triển nghĩa của từ trên cơ sở nghĩa gốc.
1. Kiến thức:
- Nắm được sự biến đổi và phát triển nghĩa của từ ngữ.
- Nắm được phương thức phát triển nghĩa của từ ngữ.
2. Kĩ năng:
- Nhận biết ý nghĩa của từ ngữ trong các cụm từ trong văn bản.
- Phân biệt các phương thức tạo nghĩa mới của từ ngữ với các phép tư từ ẩn dụ, hoán dụ.
3. Thái độ:
- Sử dụng từ vựng cho đúng
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
GV: Thiết kế bài dạy, tài liệu tham khảo, bảng phụ
HS: Đọc và soạn bài
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Kiểm tra:
- Sĩ số: 9A 9C..
- Bài cũ: Thế nào là cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp?
2. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động1: Tìm hiểu sự biến đổi và phát triển nghĩa của từ ngữ.
HS: Đọc yêu cầu câu hỏi 1 và bài thơ cảm tác vào nhà ngục Quảng Đông
GV: Từ “ kinh tế”trong bài thơ này có nghĩa là gì?
HS:Từ kinh tế trong bài thơ này là hình thức nói tắt của kinh bang tế thế thế có nghĩa là: (trị nước cứu đời)
GV: Cả câu thơ ý nói tác giả ôm ấp hoài bão trông coi việc nước, cứu giúp người đời
GV: Ngày nay chúng ta còn dùng nghĩa đó như cụ Phan Bội Châu dùng hay không?
HS: Ngày nay không còn dùng từ kinh tế theo nghĩa như vậy nữa mà theo nghĩa: toàn bộ hoạt động của con người trong lao động sản xuất, trao đổi, phân phối và sử dụng của cải, vật chất làm ra. 
GV: Qua đó em có nhận xét gì về nghĩa của từ?
HS: Nghĩa của từ không phải là bất biến. Nó có thể thay đổi theo thời gian, có những nghĩa cũ bị mất đi và có những nghĩa mới được hình thành 
GV: treo bảng phụ ghi VD a, b mục2
HS: Đọc ví dụ
GVDT Tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm nhỏ 
GV: Nghĩa của từ (xuân, tay )trong các câu trên cho biết nghĩa nào là nghĩa gốc nghĩa nào là nghĩa chuyển, chuyển theo phương thức chuyển nghĩa nào?
HS: trình bày kết quả
GV: Tổng hợp kết quả đưa ra đáp án 
- Tay chuyển nghĩa theo phương thức hoán dụ lấy tên bộ phận để chỉ toàn thể
GV: Từ việc tìm hiểu VD trên em có nhận xét gì về sự phát triển nghĩa của từ ngữ?
Hs: nghĩa của từ phát triển trên cơ sở nghĩa gốc của chúng. Có 2 phương thức chuyển nghĩa của từ vựng là phương thức ẩn dụ và phương thức hoán dụ
HS: Đọc ghi nhớ: SGK
* Hoạt động 2:luyện tập
GV:ho HS đọc bài 1
HS: hoạt động độc lập
GV: gọi HS trả lời và nhận xét
Bài 2-3 cho Hs hoạt động theo nhóm
HS: hoạt động, trình bày kết quả 
GV: tổng hợp kết quả và đưa ra đáp án
Bài 4: tìm ví dụ chứng minh rằng các từ hội chứng,ngân hàng, sốt vua là những từ nhiều nghĩa:
- Sốt : nghĩa gốc là tăng nhiệt độ cơ thể lên quá mức bình thườngdo bệnh
- Anh ấy sốt đến 40 độ
- Nghĩa chuyển:trạng thái tăng đột ngột về nhu cầu khiến hàng trở nên khan hiếm, giá tăng nhanh
cơn sốt đất, cơn sốt hàng điện tử
I. SỰ BIẾN ĐỔI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TỪ NGỮ
1.Ví dụ: Giải thích nghĩa của từ
*Kinh tế: trong bài thơ vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác- >- Trị nước cứu đời
- Ngày nay dùng với nghĩa: Toàn bộ hoạt động của con người trong lao đông sản xuất, trao đổi, phân phối, sử dụng, của cải vật chất làm ra.
=>Nghĩa của từ không phải là bất biến.nó có thể thay đổi theo thời gian. Có những nghĩa cũ bị mất đi và có những nghĩa mới được hình thành 
2.VD:2
*Xuân:
- Xuân 1: muà chuyển tiếp từ đông sang hạ, thời tiết ấm dần lên thường coi là mở đầu của đầu năm (nghĩa gốc)
- Xuân 2: tuổi trẻ (nghĩa chuyển theo phương thức ẩn đụ
*Tay
- Tay 1: bộ phận phía trên của cơ thể,từ vai đến các ngón dùng để cầm nắm (nghĩa gốc)
- Tay 2: người chuyên hoạt động hay giỏi về một môn, một nghề nào đó (chuyển theo phương thức hoán dụ)
*Ghi nhớ :SGK
II. LUYỆN TẬP
Bài 1
a. Từ chân được dùng với nghĩa gốc
b. Chân dùng với nghĩa chuyển theo phương thức hoán dụ
c. Chân được dùng với nghĩa chuyển theo phương thức ẩn dụ
d. Chuyển theo phương thức ẩn dụ
Bài 2
Trà: đã được dùng với nghĩa chuyển chứ không phải nghĩa gốc như giải thích ở trên.
- Trà với những cách dùng này có nghĩa là sản phẩm từ thực vật, được chế biến thành dạng khô, dùng để pha nước uống ( chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ)
Bài 3
Đồng hồ điện, đồng hồ nước, đồng hồ xăng: được dúng với nghĩa chuyển theo phương thức ẩn dụ
=>Khí cụ dùng để đo có bề ngoài giống đồng hồ
Bài 4
- Sông núi nước nam vua nam ở
- Ông vua dầu lửa là người Irăc 
- Ngân hàngphát triển nông thôn
- Nghĩa chuyển: là kho lưu trữ những thành phần, của cơ thể sử dụng khi cần
ngân hàng máu, ngân hàng gen 
- Tập hợp dữ liệu liên quan đến một lĩnh vực được tổ chức tra cứu sử dụng
(ngân hàng dữ liệu, ngân hàng đề thi)
Bài 5. từ mặt trời trong lăng ẩn dụ tu từ có nghĩa lâm thời
 3.Củng cố: 
- Sự phát triển của từ vựng ? Có những phương thức nào phát triển là chủ yếu?
 4. hướng dẫn học bài ở nhà:
- Đọc một số từ trong từ điển và xác định nghĩa gốc , nghĩa chuyển, chỉ ra trình tự trình bày nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ trong từ điển.
- Soạn bài: Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh.
****************************************************************
Soạn ........................ Tiết 23
Giảng9A:
	9C:
HƯỚNG DẪN ĐỌC THÊM
CHUYỆN CŨ TRONG PHỦ CHÚA TRỊNH.
(Trích: Vũ trung tuỳ bút- Phạm Đình Hổ)
I. .MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
- Bước đầu làm quen với thể loại tùy bút trung đại.
- Cảm nhận được nội dung phản ánh xã hội của tùy bút trong truyện
- Thấy được đặc điểm nghệ thuật độc đáo của truyện
1. Kiến thức: 
- Bước đầu làm quen với thể loại tuỳ bút thời kì trung đại, 
- Thấy được cuộc sống xa hoa của vua chúa, sự nhũng nhiễu của bọn quan lại thời Lê-Trịnh.
- Nắm được đặc điểm nghệ thuật của một văn bản viết theo thể loại tuỳ bút thời kì trung đại ở Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh
2. Kĩ năng:
- Đoc- hiểu một văn bản tuỳ bút thời kì trung đại.
- Tự tìm hiểu một số địa danh, chức sắc, nghi lễ thời Lê- Trịnh
3. Thái độ:
 - Căm ghét cuộc sông xa hoa của bọn quan lại và vua chúa và sự nhũng nhiễu dưới chế độ Lê –Trịnh.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
GV : soạn bài + sgk, sgv 
HS: Học diễn cảm, soạn bài, trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Kiểm tra: 
- Sĩ số: 9A.. 9C.
- Bài cũ: Kiểm tra 15 phút
* Câu hỏi:
Phẩm chất của nhân vật Vũ Nương bộc lộ như thế nào qua cảnh 3 và cảnh 4 ?
* Đáp án:
* Cảnh 3. Vừa tiễn chồng, lòng đã thổn thức
- Nỗi buồn kéo dài theo năm tháng 
-> thuỷ chung -> yêu chồng thiết tha.
- Tận tình chăm sóc thuốc thang cho mẹ
- Lúc nào cũng dịu dàng, ân cần.-> dâu thảo
* Cảnh 4.
- Dùng lời nói chân thành.
- Phân trần, cầu xin
- Đau đớn , thất vọng
-> Nỗi đau cùng cực , tuyệt vọng 
- Tự vẫn->Trong sạch, ngay thẳng, cao thượng => Bị đày đoạ, bất hạnh.
2. Bài mới: 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
* Hoạt động 1: Tìm hiểu chung
GV: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu tác giả. Em hãy nêu vài nét cơ bản về tác giả và tác phẩm ?
HS: trình bày tóm tắt.
GV: nhấn mạnh về tác giả và tác phẩm.
GV: Hướng dẫn HS đọc văn bản và tìm hiểu chú thích
GV: hướng dẫn đọc .( đọc to, rõ rànghơi buồn tỏ ý phê phán kín đáo )
HS: đọc văn bản.
GV: nhận xét quá trình đọc của học sinh.
GV lưu ý cho HS các chú thích 1, 3, 7, 8,9,12, 13, 14.
GV: Văn bản được viết theo thể loại gì ?
HS: Tùy bút.
GV: Tùy bút ( một loại bút kí ) thuộc thể loại tự sự nhưng cốt truyện đơn giản (thậm chí không có truyện) kết cấu tự do, tả người, kể việc, trình bày cảm xúc, ấn tượng của người viết.
GV: Em hãy xác định bố cục và nội dung chính của đoạn trích ? 
HS: bố cục 2 phần:
- Phần 1: Từ đầu  triệu bất thường ( Cuộc sống xa hoa hưởng lạc của Thịnh Vương Trịnh Sâm)
- Phần 2: Còn lại: Lũ hoạn quan thừa gió bẻ măng. 
* Hoạt động 2: Tìm hiểu văn bản
GV: Hướng dẫn học sinh tự tìm hiểu về thú ăn chơi của chúa Trịnh.
GV: Em đã được học lịch sử rồi em đã biết gì về chúa Trịnh ? ông là người như thề nào ?
HS: Thịnh Vương Trịnh Sâm (1742 - 1782)
GV: Lúc mới lên ngôi, Trịnh Sâm là người cứng rắn, thông minh, quyết đoán, trí tuệ nhưng sau khi dẹp song các phe phái chống đối, trật tự kỉ cương được lập -> kiêu căng, đắm chìm trong cuộc sống xa hoa, ăn chơi hưởng lạc, nhất là sau khi lấy Đặng Thị Huệ.
-> Phế con trưởng, lập con thứ -> gây biến động tranh giành quyền lực đánh giết lẫn nhau.
GV: Thói ăn chơi xa xỉ của chúa Trịnh và các quan lại hậu cận trong phủ trong phủ chúa Trịnh được miêu tả như thế nào ở phần đầu đoạn trích ?
HS: Thích đèn thuốc, xây dựng các đền đài, cung điện?
GV: Vậy cảnh dạo chơi bên hồ được tác giả miêu tả như thế nào ?
HS: Binh lính hầu vòng quanh bốn mặt hồ.
 - Nội thần trong trang phục đàn bà bày bán hàng quanh bờ hồ
 - Hoà nhạc.
GV: Em có nhận xét gì về cảnh ăn chơi đó ?
HS: Đó là cảnh ăn chơi tốn kém, lãng phí, thiếu văn hóa
GV: Cái thú chơi cây cảnh được kể qua các chi tiết nào ?
HS: Ra sức vơ vét các loại cây quý trong thiên hạ. Việc tìm thu vật phụng thủ thực chất là cướp đoạt (chim quý thú lạ, cây cổ thụ,những hình dáng kì lạ chậu hoa cây cảnh) về tô điểm cho nơi ở của chúa
GV: Vậy việc để có cây cảnh của Chúa Trịnh là bằng cách nào ?
HS: Dùng quyền lực để mà có, không mất một đồng tiền nào.
GV cho hs đọc câu “ Mỗi khitriệu bất thường”
HS đọc
GV: Đó là cảnh tượng như thề nào ? Triệu bất thường đó là gì ?
HS: đó là cảnh rùng rợn, bí hiểm, ma quái
GV: Tại sao tác giả lại viết “ Kẻ thức giả biết đó là điều bất thường” ?
HS: 
 Báo trước sự suy vong tất yếu của một triều đại ăn chơi hưởng lạc.
GV: Từ thú chơi đèn thuốc cho đến các đền đài và cây cảnh em hiểu gì về cuộc sống của các quan lại ngày xưa ?
HS: tự trình bày suy nghĩ của mình.
GV: Em có nhận xét gì về nghệ thuật miêu tả trong đoạn văn này ?
HS: Các sự việc được miêu tả một cách cụ thể chân thực khách quan, không lời bình, có lời kể, có miêu tả tỉ mỉ vài sự kiện để khắc hoạ ấn tượng, làm nổi bật bức tranh phồn hoa mà giả dối
- cảnh nơi vườn của chúa được miêu tả thực: chân cầm dị thú, cổ mộc quái thạch lại được bày vẽ như (bến bể đầu non) nhưng âm thanh lại gợi cảm giác ghê rợn trước một cái gì đang tan tác,đau thương chứ không phải trước cảnh đẹp bình yên, no ấm
GV:Hướng dẫn học sinh tìm hiểu về sự tham lam, nhũng nhiễu của quan lại trong phủ chúa.
GV cho hs chú ý phần 2.
GV: Bọn quan lại được giới thiệu như thế nào? Chúng lợi dụng điều gì ?
HS: Vơ vét của cải, cây cảnh và và thú nuôi khác - nhờ gió bẻ măng. 
 -Ban ngày đi dò la xem nhà ai có chậu hoa cây cảnh, chim hót hay biên hai chữ (phụng thủ vào vật ấy)
- Đêm đến cho quan lính lấy rồi vu cho chủ nhà giấu vật cung phụng để doạ lấy tiền
->vừa ăn cướp vừa la làng,vô lí
GV: Thủ đoạn này gây ra tai hoạ như thế nào cho người dân ?
HS: Của cải mất, tinh thần căng thẳng. Nhiều nhà giầu bị vu oan phải muốn cho êm chuyện bỏ tiền ra hoặc tự tay huỷ bỏ của quý của nhà mình
GV: Em có nhận xét gì về bản chất của bọn quan lại  ... anh?
HS: Kiêu căng tự mãn,chủ quan khinh địch,cho quân lính mặc sức vui chơi
GV: Sự thất bại được miêu tả cụ thể như thế nào?
HS: tướng thì sợ mất mật, ngựa không kịp đóng yên, không kịp mặc áo giáp chuồn trước qua cầu phao
- Quân lúc lâm trận (ai nấy đều dụng rời sợ hãi) xin ra hàng, bỏ chạy toán loạn giày xéo lên nhau mà chết) quân sĩ các doanh nghe tin, đều hoảng hồn, tan tác bỏ chạy, tranh nhau qua cầu sang sông, xô đẩy nhau rơi xuông sông mà chết (đến nỗi nước sông Nhị Hà vì thế mà tắc nghẽn không chảy được nữa, cả đội binh hùng tướng mạnh, chỉ quen diễu võ oai dương võ giờ đây chỉ còn biết tháo chạy, mạnh ai nấy chạy 
GV: Chi tiết nào hài hước nhất?
HS: Tôn Sĩ Nghị sợ mất mặt... chuồn trước qua cầu phao. Là một tên tướng bất tài,cầm quân mà không biết thực hư ra sao
GV: Vua tôi Lê Chiêu Thống đã có hành động gì khi nghe tin Ngọc Hồi thất thủ 
HS: Rời cung điện chạy chốn
- Cướp thuyền đánh cà để chạy Lê Chiêu Thống vội vă cùng mấy bề tôi thân tín đưa thái hậu ra ngoài chạy bán sống bán chết cướp cả thuyền dân để qua sông luôn mấy ngày không ăn may gặp người thổ hào thương tình đón về cho ăn và chỉ đường cho chạy trốn. Đuổi kịp được Tôn Sĩ Nghị vua tôi chỉ còn biết nhìn nhau than thở, chảy nước mắt
- khi Lê Chiêu Thống chạy sang Tàu, phải cạo đầu, tết tóc, ăn mặc giống như người Mãn Thanh cuối cùng gửi nắm xương tàn nơi đất khách quê người
GV: Theo em cách bỏ ngai vàng của Lê Chiêu Thống là bi kịch hay hài kịch? vì sao?
HS: Hài kịch - vua trở thành cướp
GV:Nhận xét lối văn trần thuật ở đoạn 2
HS: thảo luận theo nhóm
Câu hỏi: Ngòi bút của tác giả miêu tả hai cuộc tháo chạy của lê chiêu Thống và quân tướng nhà Thanh có gì đặc biệt? 
Hs :Cuộc tháo chạy của quân tướng nhà Thanh nhịp điệu nhanh, mạnh hối hả sướng của người thắng ttrận trước sự thảm bại của bọn cướp nước
- Lê Chiêu Thống: nhịp điệu có chậm hơn ,tác giả dừng lại miêu tả từng giọt nước mắt thương cảm của người thổ hào, nước mắt tủi hổ của vua tôi Lê Chiêu Thống, âm hưởng có phần ngậm ngùi, chua xót, là những cựu thần củ nhà Lê, các tác giả không thể không mủi lòng trước sự sụp đổ của một vương triều mà mình từng phụng thờ 
* Hoạt động 3: Tổng kết
GV: Em hãy nêu đặc sắc nghệ thuật của văn bản?
GV: Em hãy nêu ý nghĩa của văn bản?
HS: Ghi lại lịch sử hào hùng của dân tộc ta và hình ảnh người anh hùng Nguyễn Huệ trong chiến thắng mùa xuân năm Kỉ Dậu (1789)
=> Ghi nhớ
HS đọc ghi nhớ SGK
* Hoạt động 4: Luyện tập
Viết đoạn văn ngắn miêu tả cuộc hành quân thần tốc của Quang Trung
 HS trình bày đoạn văn
 GV nhận xét
II.Tìm hiểu văn bản
1. Người anh hùng Nguyễn Hụê
a. Nguyễn Huệ chuẩn bị...
b. Quang Trung đại phá quân Thanh
- Tài dụng binh như thần
- Hoạch định phương lược
- Tổ chức quân sĩ
- Thống lĩnh một mũi tấn công
- Cưỡi voi đốc thúc 
- Xông pha tên đạn, bày mưu tính kế.
=> Tài mưu lược, táo bạo
=> Quả cảm, mạnh mẽ, sáng suốt, nhạy bén, tài dùng binh như thần 
* NT: Lời văn trần thuật sinh động, miêu tả cụ thể, xác đáng
3. Sự thảm bại của nhà Thanh và vua tôi bán nước hại dân
* Sự thảm bại của nhà Thanh
- Nguyên nhân: chủ quan, bất tài
- Bỏ chạy toán loạn, tranh nhau sang sông, xô đẩy nhau rơi xuống chết rất nhiều
* Vua tôi Lê Chiêu Thống
- Rời cung điện chạy chốn
- Cướp thuyền đánh cá để chạy
* Nghệ thuật:
- Kể chuyện xen miêu tả một cách sinh động cụ thể, gây ấn tượng mạnh
-Tất cả đều miêu tả thực với những chi tiết thực
- Miêu tả cuộc tháo chạy của nhà Thanh: hối hả khẩn trương, hả hê xung xướng của người thắng trận
- Cuộc tháo chạy của vua Lê Chiêu Thống: nhịp điệu chậm hơn, âm hưởng ngậm ngùi thương xót
III. Tổng kết: 
* Nghệ thuật:
- Lựa chọn trình tự kể theo diễn biến sự kiện lịch sử.
- Khắc họa nhân vật lịch sử với ngôn ngữ kể, tả, chân thực, sinh động.
- Có giọng điệu trần thuật thể hiện thái độ của tác giả với vương triều nhà Lê, với chiến thắng của dân tộc và với bọn giặc cướp nước.
* Ý nghĩa: 
Ghi lại lịch sử hào hùng của dân tộc ta và hình ảnh người anh hùng Nguyễn Huệ trong chiến thắng mùa xuân năm Kỉ Dậu (1789)
* Ghi nhớ (SGK)
III. Luyện tập
 3. Củng cố: 
- Nội dung của bài
 - Hình ảnh người anh hùng áo vải được miêu tả ntn?
 - Sự thảm bại của quân tướng nhà Thanh?
 4. Hướng dẫn học ở nhà:
- Nắm được diễn biến các sự kiện lich sử trong đoạn trích.
- Cảm nhận và phân tích được một số chi tiết nghệ thuật đặc sắc của đoạn trích.
- Hiểu và dùng được một số từ Hán Việt thông dụng được sử dụng trong văn bản.
Học bài, soạn bài: sự phát triển của từ vựng ( Tiếp theo)
********************************************************************
Soạn ........................ Tiết 26
Giảng9A:
	9C:
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỪ VỰNG
( Tiếp theo tiết 21)
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
Giúp học sinh: nắm thêm hai cách quan trọng để phát triển từ vựng trong tiếng Việt là tạo từ ngữ mới và mượn từ ngữ của nước ngoài
1. Kiến thức: 
- Nắm được việc tạo từ mới.
- Việc mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài.
2. Kĩ năng:
- Nhận biết từ ngữ mới được tạo ra và những từ ngữ mượn của tiếng nước ngoài
- Sử dụng từ ngữ mượn tiếng nước ngoài phù hợp.
- Tích hợp với một số ngôn ngữ về môi trường.
3. Thái độ:
- ý thức sử dụng một các hợp lí trong cuộc sống giao tiếp hàng ngày.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
GV: soạn bài , bảng phụ
HS: : đọc và tìm hiểu bài
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Kiểm tra:
- Sĩ số: 9A 9C.
- Bài cũ: 
GV? Sự phát triển của từ vựng dựa trên cơ sở nào ? có mấy phương thức phát triển nghĩa của từ ?
* Đáp án:
- Từ vựng phát triển dựa trên thời gian và phát triển cho phù hợp với su thế chung của xã hội loài người.
- Phương thức phát triển đó là ẩn dụ và hoán dụ.
2. Bài mới:
* Giới thiệu bài: Khái quát nội dung tiết trước -> bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
* Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm những từ ngữ mới được cấu tạo từ các từ có sẵn.
GV: Trong thời gian gần đây, có những từ ngữ nào mới được cấu tạo trên cơ sở các từ: đối thoại, kinh tế, di động, sở hữu, trí thức, đặc khu, trí tuệ ?
HS: trình bày
- Điện thoại di động, điện thoại nóng.
- Kinh tế tri thức, đặc khu kinh tế, kinh tế nông nghiệp.
- Sở hữu trí tuệ, sở hữu công cụ lao động.
GV: Cho HS Thảo luận theo nhóm
- Chia lớp 4 nhóm mỗi nhóm 1 ý
 Hãy giải thích nghĩa của các từ ngữ mới cấu tạo đó.
HS các nhóm đại diện trả lời 
GV: khái quát chiếu kết quả
GV: Trong tiếng Việt có những từ được cấu tạo theo mô hình X+ tặc. Hãy tìm từ ngữ được cấu tạo như thế.
HS: Lâm tặc, đạo tặc, không tặc, lão tặc, hải 
GV: Qua tìm hiểu ví dụ em hãy cho biết tạo từ mới để làm gì?
GV khái quát -> HS đọc ghi nhớ
GV: Tìm thêm từ mới liên quan đến môi trường
Sinh thái: môi trường sống
* Hoạt động 2: Tìm hiểu sự phát triển của từ vựng bằng cách mượn tiếng nước ngoài.
GV: cho HS đọc đoạn trích a, b ( t73). 
GV: Em hãy tìm từ hán Việt trong 2 đoạn trích ? 
HS: tìm gv nhận xét
GV: Trong Tiếng Việt dùng những từ nào để chỉ ra những khái niệm sau ?
+ Bệnh mất khả năng miễn dịch, gây tử vong.(HIV, AIDS)
+ Nghiên cứu một cách có hệ thống những điều kiện để tiêu thụ hàng hoá (Makettinh)
GV: Những từ này có nguồn gốc từ đâu ?
Ngoài ra còn những từ áo sơ mi, bê tông, cao su
GV: Việc mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài cũng là cách để phát triển từ vụng, bộ phận quan trọng nhất là mượn tiếng Hán
VD: Tên người VN, tên các đầu báo
- GV khái quát -> ghi nhớ 
- HS đọc ghi nhớ
* Hoạt đông 3: Hướng dẫn luyện tập.
- HS đọc yêu cầu bài tập 1
- Tìm hai mô hình có khả năng tạo ra từ ngữ mới kiểu X + tặc
( HS thảo luận)
- Đại diện nhóm trình bày
- nhận xét.( chiếu Kết quả)
- HS đọc yêu cầu bài tập 2.
- HS tìm các từ ngữ mới được dùng phổ biến gần đây và giải nghĩa ?
( Đường vành đai, đa dạng sinh học, hiệp định khung, thương hiệu, xe ôm...)
- HS đọc yêu cầu bài tập 3
- Chỉ rõ nguồn gốc các từ mượn
 HS đọc yêu cầu bài tập.
- GV khái quát bằng bảng phụ
- HS lên điền nội dung
Các cách phát triển từ vựng
GV: Dùng Grap
Các cách phát triển từ vựng
Sự bién đổi và PT của từ ngữ, nghĩa cũ mất đi nghia mơi
Phát triển số lượng từ ngữ
Mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài
 Tạo từ ngữ mới
- Từ ngữ của một ngôn ngữ có thể không thay đổi được không? 
Vì sao?
HS: Từ ngữ của một ngôn ngữ không thể không thay đổi vì xã hội luân vận động, phát triển
Nhận thức về thế giới của con người cũng phát triển -> từ ngữ phải thay đổi để đáp ứng nhu câu giao tiếp và nhận thức. Theo ngôn ngữ từ vựng không thay đổi thì không đáp úng được như cầu giao tiếp
VD những năm 60 gọi xe gắn máy là bình bịch
I .Tạo từ ngữ mới 
1. Từ ngữ mới được cấu tạo từ ngữ có sẵn
 - Điện thoại di động: điện thoại vô tuyến nhỏ mang theo người, được sử dụng trong vùng phủ sóng trên cơ sở cho thuê bao.
- Kinh tế trí thức: nền kinh tế dựa chủ yếu vào việc sản xuất, lưu thông , phân phối các sản phẩm có hàm lượng trí thức cao.
- Đặc khu kinh tế: khu vực dành riêng để thu hút vốn và công nghệ nước ngoài, với những chính sách ưu đãi
- Sở hưu trí tuệ: quyền sở hữu đối với sản phẩm do hoạt động trí tuệ mang lại, được pháp luật bảo hộ như quyền tác giả, quyền đối với sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp...
2. Từ mới cấu tạo theo mô hình X+ tặc. 
- lâm tặc : kẻ cướp tài nguyên rừng
- hải tặc: kẻ chuyên cướp ttrên biển
=> Tạo từ ngữ mới để làm cho vốn từ ngữ tăng lên cũng là một cách để phát triển từ vựng
* Ghi nhớ (SGK)
II. Mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài
* Ví dụ 1.
a. Thanh minh, tiết, lễ, tảo mộ, hội, đạp thanh, yến anh, bộ hành, xuân, tài tử giai nhân
b. Bạc mệnh, duyên phận, thần linh, chứng giám, thiếp đoan trang, tiết trinh, bạch ngọc
* Ví dụ 2.
- AIDS 
- Makettinh
-> gốc châu Âu
* Ghi nhớ (SGK)
III. Luyện tập
Bài tập 1 (T47)
* X + trường: chiến trường, công trường, nông trường, thương trường
* X+ hoá: Ô xy hoá, lão hoá, cơ giới hoá, điện khí hoá, công nghiệp hoá...
* X + điện tử: thư điện tử, giáo dục điện tử, thương mại điện tử...
Bài tập 2. (T. 74)
- Bàn tay vàng: bàn tay tài giỏi, hiếm có trong việc thực hiện 1 thao tác lao động và kinh tế nhất định
- Cơm bụi: cơm giá rẻ trong quán nhỏ tạm bợ
- Cầu truyền hình: hình thức truyền hình tại chỗ cuộc giao lưu đối thoại trực tiếp với nhau qua hệ thống ca-mê-ra
- Đa dạng sinh học: phương pháp đa dạng về nguồn gen về giống loài sinh vật trong tự nhiên
-Thương hiệu: nhãn hiệu thương mại (nhãn hiệu của hàng hoá của cơ sở sản xuất)
- Công viên nước
- Đường cao tốc
Bài tập 3 (T.74)
Từ gốc Hán
Từ gốc Âu
Mãng xà, biên phòng, tham ô, tô thuế, phê bình, phê phán, ca sĩ, nô lệ
Xà phòng, ôtô, ra diô, ô xi, cà phê, ca nô
Bài tập 4. (T. 74)
3. Củng cố
- Những cách phát triển từ vựng ?
- HS trình bàygv nhận xét.
4. Hướng dẫn học ở nhà
- Học 2 ghi nhớ trong sách giáo khoa.
- Tra từ điển để xác định nghĩa của một số từ Hán Việt thông dụng được sử dụng trong các văn bản đã học
- Chuẩn bị bài: Truyện Kiều của Nguyễn Du
- Nhận xét giờ học.

Tài liệu đính kèm:

  • docngu van 9 tuan 5.doc