Giáo án Lớp 9 môn Ngữ văn - Tuần thứ 7 - Bài 6, 7

Giáo án Lớp 9 môn Ngữ văn - Tuần thứ 7 - Bài 6, 7

· Qua đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích, cảm nhận được tâm trạng cô đơn, buồn tủi và tấm lòng thủy chung, hiếu thảo của Thúy Kiều. Thấy rõ nghệ thuật khắc họa nội tâm nhân vật qua ngôn ngữ độc thoại và nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc.

· Qua đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều, thấy đươc thái độ căm ghét của tác giả đối vớibản chất xấu xa của kẻ buôn người và tài năng nghệ thuật trong việc khắc họa tính cách nhân vật phản diện.

 

doc 8 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1448Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 9 môn Ngữ văn - Tuần thứ 7 - Bài 6, 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đơn vị soạn: Trường THCS Cù Chính Lan, quận Bình Thạnh
–—˜™–— & –—˜™–—
GIÁO ÁN NGỮ VĂN 9 (HKI)
Tiết 31: Kiều ở lầu Ngưng Bích
	 Mã Giám Sinh mua Kiều ( tự học có hướng dẫn )
Tiết 32: Miêu tả trong văn bản tự sự
Tiết 33: Trau dồi vốn từ 
Tiết 34, 35: Viết bài tập làm văn số 2
Tuần 7 
 BÀI 6,7 
MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :
Qua đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích, cảm nhận được tâm trạng cô đơn, buồn tủi và tấm lòng thủy chung, hiếu thảo của Thúy Kiều. Thấy rõ nghệ thuật khắc họa nội tâm nhân vật qua ngôn ngữ độc thoại và nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc.
Qua đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều, thấy đươc thái độ căm ghét của tác giả đối vớibản chất xấu xa của kẻ buôn người và tài năng nghệ thuật trong việc khắc họa tính cách nhân vật phản diện.
Nắm được những định hướng chính để trau dồi vốn từ : hiểu rõ nghĩa của từ và cách dùng từ, tăng cường vốn từ mới
Viết được bài văn tự sự kết hợp với miêu tả cảnh vật, con người và sự việc.
Kiều ở lầu Ngưng Bích
Tiết 31:	
Nguyễn Du
I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
II.TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY :
1.Ổn định lớp
2.Kiểm tra bài cũ : Cảnh ngày xuân
3.Bài mới : Trong truyện Kiều, Nguyễn Du viết :
Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu 
Tài năng của đại thi hào Nguyễn Du không chỉ ở nghệ thuật tả cảnh, tả nhân vật mà còn là miêu tả nội tâm nhân vật qua ngôn ngữ độc thoại và tả cảnh ngụ tình được thể hiện đặc sắc qua đoạn trích “ Kiều ở lầu Ngưng Bích “
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
 GHI BẢNG
-Hoạt động 1 : Tìm hiểu chú thích
Hãy cho biết vị trí của đoạn trích
Nêu đại ý đoạn trích ?
Xác định bố cục của đoạn trích ?
Hoạt động 2 : Đọc hiểu văn bản
Học sinh đọc lại 6 câu đầu .
? Hai chữ “ Khóa xuân “ có ý nghĩa gì .
-Kiều đang bị mụ Tú Bà giam lỏng ở lầu Ngưng Bích
? Em hãy tìm hiểu cảnh thiên nhiên qua 6 câu thơ đầu
(Non xa, trăng gần, bốn bề bát ngát  )
? Cảnh ở đây gợi em cảm giác thế nào về không gian và hoàn cảnh của Kiều 
-Không gian mênh mông hoang vắng Kiều cảm thấy trơ trọi. Từ trên cao, lầu Ngưng Bích trơ trọi con người càng lẻ loi cô đơn .
Cụm từ “ Mây sớm đèn khuya “ gợi thời gian tuần hoàn khép kín . Tất cả giam hãm Kiều, càng khắc sâu nỗi cô đơn .
Hoạt động 3: Phân tích nỗi lòng của Thuý Kiều.
 -GV cho hs đọc 8 câu tiếp
?Trong cảnh ngộ này Kiều đã tưởng nhớ đến những ai
-Kiều nhớ đến Kim Trọng, cha mẹ 
?Nỗi nhớ Kim Trọng được diễn tả như thế nào ? Tại sao Kiều lại nhớ sâu sắc đến thế ? 
Giáo viên bình : Nhớ người yêu là nhớ kỷ niệm đêm thề nguyền dưới trăng 
“Trăm năm thề chẳng ôm cầm thuyền ai”
Kiều coi mình là kẻ lỗi hẹn phụ tình Kiều tưởng tượng kim Trọng vẫn chưa hay biết gì, vẫn trông chờ tin tức của nàng mà uổng công vô ích. Tấm lòng son của Kiều luôn nhớ về Kim Trọng. Cũng có thể tấm lòng trong trắng của Kiều bị vùi dập hoen ố biết bao giờ mới gột rửa được. Kiều thật đau đớn xót xa 
?Cũng là nỗi nhớ nhưng cách nhớ khác nhau và cách thể hiện khác nhau. Nỗi nhớ cha mẹ có gì khác so với nỗi nhớ người yêu
-Thành ngữ : quạt nồng ấp lạnh 
Điển cố : sân Lai  gốc tử
?Em có nhận xét gì về tấm lòng của Kiều qua nỗi nhớ cha mẹ ?
Kiều xót xa cha mẹ tuổi già sức yếu, luôn trông ngóng mình,cha mẹ không ai chăm sóc, phụng dưỡng ->lòng hiếu thảo 
 Hoạt động 4: Nỗi buồn của Thuý Kiều
Nỗi buồn ban đầu từ cảnh mà dội vào lòng người, bây giờ là nỗi buồn từ lòng người mà đi ra.Em hãy đọc 8 câu cuối.
? Cảnh là cảnh thực hay hư ?Mỗi cảnh vật đều có nét riêng đồng thời lại có nét chung để diễn tả tâm trạng Kiều.
Em hãy phân tích từng cảnh.
 - 8 câu cuối là thực cảnh mà cũng là tâm cảnh. Mỗi cảnh gợi một nỗi buồn khác nhau. Cảnh được nhìn qua tâm trạng của Kiều theo quy luật :
 “ Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”
Cảnh từ xa đến gần, từ nhạt đến đậm cũng như nỗi buồn từ man mác đến lo âu ,kinh sợ ,bế tắc tuyệt vọng.
+Thảo luận nhóm:
Nhận xét về cách dùng điệp ngữ “ Buồn trông” .Cách dùng điệp ngữ góp phần diễn tả tâm trạng Kiều như thế nào?
- Điệp ngữ “buồn trông” mở đầu câu thơ liên kết 4 cặp lục bát,4 cảnh. Buồn trông
là buồn mà nhìn xa ,trông ngóng 1 cái gì mơ hồ sẽ đến làm đổi thay hiện tại nhưng trông mà vô vọng .
-Điệp ngữ kết hợp với các từ láy,hình ảnh đứng sau diễn tả những nỗi buồn khác nhau,ngày càng dâêng cao.Tạo âm hưởng trầm buồn,trở thành điệp khúc của đoạn thơ cũng là điệp khúc tâm trạng.
Hoạt động 5:Tổng kết
Em nhận xét gì về nghệ thuật của đoạn trích?
Tình cảm của Nguyễn Du dành cho Thuý Kiều như thế nào?
 -HS đọc ghi nhớ
Hoạt động 6:Luyện tập ( TR 96)
I.Đọc - hiểu chú thích
1.Vị trí : Nằm ở phần 2 “ Gia biến và lưu lạc “
2.Đại ý : Tâm trạng của Thúy Kiều khi bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích 
3.Bố cục : 3 phần
 6 câu đầu : hoàn cảnh cô đơn
 8 câu tiếp : nỗi nhớ người thân
 8 câu cuối : nỗi buồn số phận.
II.Đọc – hiểu văn bản :
1.Hoàn cảnh cô đơn tội nghiệp của Kiều :
Trước lầu  khóa xuân
Vẻ non xa  trăng gần
Bốn bề bát ngát
Cát vàng  bụi hồng 
->Miêu tả có đường nét màu sắc 
Không gian mênh mông, hoang vắng 
Con người lẻ loi cô đơn 
2.Nỗi nhớ :
a)Nhớ Kim Trọng :
-Tưởng người dưới nguyệt
->Nhớ đêm thề nguyền 
-.rày trông mai chờ
->Tưởng tượng Kim Trọng đang chờ đợi vô vọng
-Đau đớn khi mình lỗi hẹn 
->Lòng thủy chung 
b) Nhớ cha mẹ:
-Xót người tựa cửa 
->Hình dung cha mẹ mong ngóng tin nàng
-Quạt nồng ấp lạnh 
-Sân Lai , gốc tử
( Thành ngữ, điển tích )
->Xót xa cha mẹ không người phụng dưỡng, chăm sóc.
->Lòng hiếu thảo.
 .
3. Nỗi buồn cô đơn tuyệt vọng:
 Thấp thoáng cánh buồm
 ->Nhớ quê nhà
 Hoa trôi man mác
 ->Thân phận lưu lạc 
Buồn trông Nội cỏ rầu rầu
(điệp ngữ ) ->Cuộc sống vô vị tẻ nhạt
 Gió cuốn mặt duềnh
 ->Dự cảm tai họa sẽ ập xuống 
=>Nỗi buồn cô đơn, đau đớn xót xa, đầy bế tắc tuyệt vọng
III.Ghi nhớ (sgk tr 96) 
@?@?@?@?&@?@?@?@?
	MÃ GIÁM SINH MUA KIỀU
	(TỰ HỌC CÓ HƯỚNG DẪN)
I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
II.TIẾN TRÌNH 
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
 GHI BẢNG
Hoạt động 1 : Tìm hiểu chú thích
-Đọc văn bản 
-Vị trí đoạn trích : phần 2 truyện Kiều
-Giáo viên tóm tắt những sự việc chính dẫn đến cảnh Mã Giám Sinh mua Kiều
Hoạt động 2 : Tìm hiểu văn bản
1.Phân tích những nét về ngoại hình và tính cách của nhân vật Mã Giám Sinh ?
-Người viễn khách :
Tên rằng : “ Mã Giám Sinh “ 
Quê : Huyện Lâm Thanh
->Ngôn ngữ cộc lốc, lý lịch mù mờ 
-Diện mạo : Trạc ngoại tứ tuần 
 Mày râu nhẵn nhụi
 Áo quần bảnh bao
->Sự trau chuốt bề ngoai(
+Tư cách : Trước thầy sau tớ 
 Ghế trên  ngồi tót 
->Thô lỗ, vô học 
+Thực chất của việc hỏi vợ :
 Đắn đo cân sắc cân tài
 Ép  thử Cò kè  ngã giá 
?Qua đó em thấy Mã Giám Sinh là người như thế nào.
Giáo viên : Dù đã che đậy bằng hình thức bề ngoài nhưng Mã Giám Sinh đã bộc lộ bản chất là con buôn lọc lõi, đê tiện. Màn kịch vấn danh thực chất là cảnh “ buôn thịt bán người “ một cách trắng trợn “.
2.Tâm trạng của Thuý Kiều trong lễ vấn danh này ra sao ?Nỗi mình là gì ?Nỗi nhà là gì?
-Nỗi mình : là nỗi đau phụ ước Kim Trọng, mối tình đầu tan vỡ, trở thành món hàng
-Nỗi nhà : là nỗi căm tức gia đình bị vu oan, cha và em bị đánh đập, giam cầm, nhà cửa tan nát
-Tâm trạng : suốt cuộc mua bán Kiều chỉ âm thầm chịu đựng, chỉ biết khóc. Kiều cảm nhận được cảnh ngộ éo le, tủi nhục, ý thức được phẩm giá của mình, đau đớn nhục nhã khi bị xúc phạm, bị biến thành món hàng .
-Thảo luân nhóm :
Qua đoạn trích em cảm nhận gì về tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du ?
Đọc –Hiểu chú thích:
a/ Vị trí đoạn trích :Phần hai”Gia biến và lưu lạc”
b/ Đại ý: Đoạn trích phơi bày bản chất con buôn ghê tởm của Mã Giám Sinh đồng thời thể hiện nỗi đau đớn, tủi nhục, ê chề của Thuý Kiều.
Đọc –Hiểu văn bản:
 1.Chân tướng Mã Giám Sinh:
- Lai lịch không rõ
-Nói năng cộc lốc
-Diện mạo lố bịch
- Cử chỉ thô lỗ,vô học
+ Thực chất việc hỏi vợ:
-Cân sắc cân tài
-Cò kè.ngã giá
->Keo kiệt , bỉ ổi
->Hắn là một con buôn sành sỏi, ghê tởm.Màn kịch vấn danh thực chất là cảnh”buôn thịt bán người” trắng trợn.
 2. Tâm trạng Thuý Kiều:
-Nỗi mình
-Nỗi nhà
-Lệ hoa
-Bóng thẹnmặt dày
-> Nỗi đau câm lặng, Kiều đau đớn nhục nhã khi bị biến thành món hàng.
Đoạn trích là bức tranh hiện thực về xã hội phong kiến đồng thời thể hiện tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du. Đề cao phẩm chất cao đẹp của Thúy Kiều, thương cảm xót xa cho số phận con người tài hoa bị vùi dập, khinh bỉ, tố cáo bọn buôn người bất nhân tàn bạo 
GHI NHỚ: tr 99.
4. Củng cố: Phân tích tâm trạng Thuý Kiều qua 8 câu cuối “Kiều ở lầu Ngưng Bích”.
5. Dặn dò: Về nhà học thuộc lòng đoạn trích.
 Soạn bài: Thuý Kiều báo ân báo oán.
@?@?@?@?&@?@?@?@?
MIÊU TẢ TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ
Tiết 32: 
MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: 
TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY:
Ổn định 
Bài cũ
Bài mới: Văn tự sự lấy việc kể người, kể vật việc là chính nhưng để cho câu chuyện hấp dẫn sinh động hơn ta cần đưa vào yếu tố miêu tả.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
GHI BẢNG
Hoạt động 1: Tìm hiểu vai trò của miêu tả trong văn bản tự sự.
GV gọi HS đọc đoạn trích
? Đoạn trích kể về việc gì.
? Trong trận đánh đó vua Quang Trung đã làm gì,xuất hiện như thế nào.
?Chỉ ra các chi tiết miêu tả trong đoạn trích.Các chi tiết miêu tả ấy nhằm thể hiện những đối tượng nào
HS tìm
_ GV treo bảng phụ có đoạn trích c/
( các câu được ghép lại thành 1 đoạn văn)
?So sánh 2 đoạn trích đoạn nào hay hơn . Tại sao ?
Nhận xét: Đoạn 1 hay hơn vì có yếu tố miêu tả, sự việc diễn ra cụ thể sinh động.
GV: Yếu tố miêu tả có vai trò như thế nào đối với văn bản tự sự ?
 (Ghi nhớ tr / 92 )
GV chia nhóm thực hiện bài tập 1 và 2 
Đại diện nhóm trình bày, cả lớp nhận xét, bổ sung.
Tìm hiểu yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự:
VD1 /trang 91
a/ Sự việc: Quang Trung đánh đồn Ngọc Hồi.
-Diễn biến: Quang Trung cho lính ghép ván dàn thành chữ nhất tiến sát đồn Ngọc Hồi. Quân Thanh phun khói lửa,quân Quang Trung khiêng ván nhất tề xông lên. Quân Thanh đại bại. 
b/ Các chi tiết miêu tả: 
-Vua Quang Trung .hai mươi bức.
-Đoạn kén hạng línhNgọc Hồi.
-Nhân có gió bắc
c/ Sự việc đầy đủ nhưng không sinh động.
-> Cần có yếu tố miêu tả để tái hiện trận đánh. 
+ Ghi nhớ : SGK /Tr 92
II. Luyện tập:
Bài 1: 
Đoạn 1:Chị em Thuý Kiều
- Tả người: dùng hình ảnh thiên nhiên,bút pháp ước lệ tượng trưng miêu tả vẻ đẹp 2 chị em Thuý Kiều .
+Thuý Vân:Khuôn trăng đầy đặn
 Hoa cười ngọc thốt
 Mây thua .màu da.
 + Thuý Kiều: Sắc sảo mặn mà 
 Làn thu thuỷ nét xuân sơn
-> Tác dụng: Thuý Vân có vẻ đẹp phúc hậu làm nền cho vẻ đẹp sắc sảo của Kiều
Đặc tả đôi mắt để nêu bật vẻ đẹp tâm hồn.
Đoạn 2: Cảnh ngày xuân
 -Ngày xuân con én .bông hoa.
 -Nô nức yến anh
 -Tà tà bóng ngả về tây
-> Tác dụng: Bức tranh mùa xuân thật tươi đẹp ,không khí nhộn nhịp ngày hội.
4. Củng cố: Trong văn bản tự sự yếu tố miêu tả có vai trò như thế nào?
5.Dặn dò : Về nhà làm bài tập 2 và 3. 
@?@?@?@?&@?@?@?@
TRAU DỒI VỐN TỪ
Tiết 33: 
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
II. TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY:
1. Ổn định 
2. Kiểm tra bài cũ: Sự phát triển của từ vựng . Sửa bài tập.
3. Bài mới: Từ là chất liệu để tạo nên câu. Muốn diễn tả chính xác và sinh động những suy nghĩ tình cảm của mình người nói phải có một vốn từ phong phú. Do đó trau dồi vốn từ là việc làm quan trọng và thường xuyên để phát triển kỹ năng diễn đạt
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
GHI BẢNG
Hoạt động 1: Rèn luyện nghĩa của từ và cách dùng từ.
GV cho HS đọc ví dụ Sgk / Tr 99
? Em hiểu ý kiến đó như thế nào.
+ Tiếng Việt là một ngôn ngữ có khả năng
rất lớn để đáp ứng nhu cầu diễn đạt của người Việt
+ Muốn phát huy tốt khả năng tiếng Việt ta phải không ngừng trau dồi ngôn ngữ của mình.
- HS đọc VD 2. Xác định lỗi diễn đạt
-GV treo bảng phụ viết sẵn các VD. Gọi HS lên sửa,giải thích.
+ Cả 3 VD người viết đều mắc lỗi dùng từ.
+ Sửa lại cho đúng:
a/ Việt Namthắng cảnh.
b/ ...dự đoán = ước tính, phỏng đoán,ước đoán 
c/ đẩy mạnh= mở rộng
- GV cho HS tìm thêm VD khác về hiện tượng từ đồng nghĩa, nhiều nghĩa.
 ? Vậy muốn sử dụng tốt Tiếng Việt ta phải làm gì. 
 * GHI NHỚ 1 / Tr 100
HOẠT ĐỘNG 2:Rèn luyện để làm tăng vốn từ. 
GV hướng dẫn HS đọc đoạn văn của nhà văn Tô Hoài.
? Em hiểu thế nào về ý kiến trên.
? Vậy muốn làm tăng số lượng vốn từ ta phải làm gì?
-> Phải rèn luyện để biết thêm những từ nào mà ta chưa biết.
 I. Rèn luyện để nắm vững nghĩa của từ và cách dùng từ:
VD 1: 
- Tiếng Việt rất giàu đẹp
- Muốn phát huy tốt khả năng tiếng Việt ta phải trau dồi vốn từ.
VD 2: 
a/ Việt Nam chúng ta có rất nhiều thắng cảnh.
b/ Các nhà khoa học ước đoán ( phỏng đoán).
c/ đã mở rộng
* Ghi nhớ 1 / trang 100
II. Rèn luyện để làm tăng vốn từ:
_Ý kiến của Tô Hoài : Nguyễn Du trau dồi vốn từ bằng cách học lời ăn tiếng nói của nhân dân.
 * GHI NHỚ 2 / Trang 101
III.Luyện tâp:
BT1: Chọn cách giải thích đúng:
-Hậu quả: b/ Kết quả xấu
- Đoạt : a/ Chiếm được phần thắng
- Tinh tú: b/ Sao trên trời
BT2: Xác định nghĩa của yếu tố Hán Việt
a/ Tuyệt: 
- Dứt, không còn gì: tuyệt chủng, tuyệt giao, tuyệt tự, tuyệt thực.
- Cực kì, nhất: tuyệt đỉnh, tuyệt mật,tuyệt tác, tuyệt trần.
b/ Đồng: 
- Cùng nhau, giống nhau:đồng âm, đồng bào,đồng bộ, đồng chí,đồng dạng, đồng khởi, đồng môn, đồng niên, đồng sự.
-Trẻ em: đồng ấu, đồng dao,đồng thoại.
-(Chất đồng): trống đồng
BT3: Sửa lỗi dùng từ sai:
-Im lặng=yên tĩnh, vắng lặng
-Thành lập= Thiết lập
-Cảm xúc= cảm động, cảm phục
BT4,5 :THẢO LUẬN NHÓM
BT6: Điền từ
4. Củng cố: Muốn sử dụng tốt Tiếng Việt ta phải làm gì?
5. Dặn dò: Về nhà làm bài tập 7,8,9 /trang 104.
 Chuẩn bị viết bài Tập làm văn số 2- Văn tự sự.
@?@?@?@?&@?@?@?@?
VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 2- VĂN TỰ SỰÏ
Tiết 34,35: 
I. Mục đích yêu cầu:
II. Tiến trình giảng dạy:
GV chọn 1 trong 4 đề sách giáo khoa trang 105
ĐỀ 1: Tưởng tượng 20 năm sau , vào một ngày hè, em về thăm lại trường cũ. Hãy viết thư cho một bạn học hồi ấy kể lại buổi thăm trường đầy xúc động đó.
ĐỀ 2: Kể lại một giấc mơ, trong đó em được gặp lại người thân đã xa cách lâu ngày.
* Yêu cầu: Làm đúng thể loại văn tự sự có kết hợp miêu tả.
@?@?@?@?&@?@?@?@?

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 7.doc