Giáo án Lớp 9 môn Ngữ văn - Tuần thứ 8

Giáo án Lớp 9 môn Ngữ văn - Tuần thứ 8

Thấy được nghệ thuật miêu tả tâm trạng nhân vật vè tấm lòng thương cảm của Nguyễn Du đối với con người

1. Kiến thức:

- Nỗi bẽ bàng buồn tủi, cô đơn của Thuý Kiều khi bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích và tấm lòng thuỷ chung và hiếu thảo của nàng.

- Ngôn ngữ độc thoại và nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc.

2. Kĩ năng:

 

doc 23 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1301Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 9 môn Ngữ văn - Tuần thứ 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn .. Tiết 36
Giảng9A:
	9B:
KIỂU Ở LẦU NGƯNG BÍCH
( Trích: Truyện Kiều- Nguyễn Du)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Thấy được nghệ thuật miêu tả tâm trạng nhân vật vè tấm lòng thương cảm của Nguyễn Du đối với con người
1. Kiến thức:
- Nỗi bẽ bàng buồn tủi, cô đơn của Thuý Kiều khi bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích và tấm lòng thuỷ chung và hiếu thảo của nàng.
- Ngôn ngữ độc thoại và nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc.
2. Kĩ năng:
- Bổ sung kiến thức đọc- hiểu văn bản truyện thơ trung đại
- Nhận ra và thấy được tác dụng của ngôn ngữ độc thoại, của nghệ thuật tả cảnh ngụ tình.
- Phân tích tâm trạng nhân vật qua một đoạn trích trong tác phẩm Truyện Kiều.
- Cảm nhận được sự cảm thông sâu sắc của Nguyễn Du đối với nhân vật trong truyện.
3. Thái độ:
- Cảm thông với nhân vật, thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
II. CHUẨN BỊ CỦA GVVÀ HS:
GV: Thiết kế bài dạy, tài liệu tham khảo, GSK, SGV, Tài liệu chuẩn kiến thức, 
HS: Đọc và soạn bài theo câu hỏi trong SGK
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Kiểm tra:
- Sĩ số: 9A. 9B..
- Bài cũ: Đọc thuộc lòng đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều. Cho biết tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du thể hiện trong đoạn trích?
2. Bài mới: 
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
* Hoạt động 1: Hướng dẫn đọc tìm hiểu chung.
GV: Vị trí của đoạn trích
HS: Gia đình gặp tai biến, Kiều bán mình cứu cha và em. Tưởng được làm vợ lẽ, không ngờ bị Mã lừa gạt, làm nhục đưa vào lầu xanh, Tú Bà mắng nhiếc đánh đập, bắt tiếp khách. Kiều định tự vẫn, Tú Bà sợ mất vốn dụ dỗ thuốc thang đưa Kiều ra lầu Ngưng Bích, thực chất là giam lỏng chuẩn bị cho một âm mưu mới. 
GV: hướng dẫn đọc
GV đọc mẫu 
HS đọc văn bản 
GV: Lưu ý HS các chú thích 2, 3, 5, 6, 9, 10.
GV: Nêu kết cấu đoạn trích
HS: Ba phần.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu văn bản
GV: cho HS đọc 6 câu thơ đầu
GV: Từ khoá xuân có nghĩa là gì?
HS: Khoá xuân là giam lỏng
Khung cảnh thiên nhiên được nhìn qua con mắt của ai?
HS : Khung cảnh thiên nhiên được nhìn qua con mắt của Kiều
GV : Được gợi ra bằng những hình ảnh nào?
HS : Cảnh non xa, trăng gần, bát ngát, cát vàng, cồn nọ bụi hồng dặm kia (dãy núi mờ xa)
GV : Những hình ảnh gợi cảnh thiên nhiên như thế nào ?
HS : Không gian mở ra vừa rộng, vừa xa, vừa cao qua cái nhìn của nhân vật -> mênh mông, hoang vắng, rợn gợp.
GV : Con người như thế nào? 
HS: Con người nhỏ bé, trơ trọi trước không gian rợn gợp.
GV : Những hình ảnh “non xa, trăng gần, cát vàng, bụi hồng” theo em đó là hình ảnh thực hay hình ảnh mang tính ước lệ ?
HS: Hình ảnh vừa thực vừa mang tính ước lệ để diễn tả tâm trạng cô đơn của Kiều.
GV: H/ ảnh non xa, trăng gần cát vàngcó thể là cảnh thực, có thể là hình ảnh ước lệ gợi sự mênh mông, hoang vắng. Câu thơ sáu chữ chữ nào cũng gợi lên sự rợn ngợp của không gian. Cảnh non xa, trăng gần -> lầu chơi vơi giữa mênh mang trời nước. Nhìn xa chỉ thấy dãy núi mờ xa, cồn cát bụi bay mù mịt, không một bóng người, không sự giao lưu.
GV: Câu thơ “Bẽ bàng mây sớm đèn khuya”. “mây sớm đèn khuya” gợi thời gian như thế nào ?Ai “bẽ bàng” ? 
HS: Mây sớm- khuya sự tuần hoàn khép kín
GV: Thời gian tuần hoàn khép kín, cảnh vật cũng đi theo thời gian. Như vậy cả thời gian và không gian đều giam hãm Kiều, ngày và đêm nàng thui thủi một mình làm bạn với mây, đèn ...
 - Đối diện với mây và đèn Kiều càng thấm thía cái bẽ bàng của thân phận : Nỗi nhục nhã ê chề nàng đã thấu hiểu ngay từ cuộc mua bán, lại thêm sự lừa gạt của Mã Giám Sinh, sự ân hận xót xa vì phụ bạc chàng Kim. 
GV: Từ hình ảnh đó góp phần diễn tả tâm trạng của Kiều như thế nào?
HS: Nàng rơi vào cô dơn cô độc hoàn toàn
GV: Tại sao Nguyễn Du lại nói “Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng”. Cảnh nào, tình nào ?
 HS : Cảnh hoang vắng, đau buồn, tình xót xa, nhục nhã làm lòng Kiều tan nát.
GV chốt lại chuyển ý :
 Cảnh vật trước lầu Ngưng Bích cứ luân chuyển vô tư theo quy luật của nó không một nét thân mật, không một niềm an ủi. Khung cảnh đó đã tác động tới Kiều. Nàng càng đau đớn tủi nhục cho thân phận của mình. Chính trong hoàn cảnh cô đơn nơi đất khách quê người, tâm trạng của Kiều đã chuyển từ buồn sang nhớ. 
HS: đọc 8 câu thơ tiếp theo
GV: Đoạn thơ diễn tả tâm trạng gì của Thuý Kiều?
HS: Nỗi nhớ của Kiều
GV: Trong hoàn cảnh ấy Kiều nhớ đến ai trước?
HS: Kiều nhớ đến người yêu trước
GV: Câu hỏi nêu vấn đề : Có người đặt vấn đề tại sao Kiều lại nhớ người yêu trước mà không phải là cha mẹ ? Em có thể lý giải ?
HS: Kiều đã bán mình giải quyết sự xung đột giữa hiếu và tình : 
 “Duyên hội ngộ đức cù lao
 Bên tình bên hiếu bên nào nặng hơn
 Để lời thệ hải minh sơn
 Làm con trước phải đền ơn sinh thành”.
GV: Trong lòng luôn ám ảnh mặc cảm phụ tình chàng Kim, nên nàng nhớ Kim Trọng trước là hợp lô gíc -> Sự tinh tế trong ngòi bút Nguyễn Du.
GV: Kiều nhớ Kim Trọng như thế nào?
HS: Nhớ Kim Trọng : “Tưởng ... đồng” -> nhớ tới lời thề nguyền đôi lứa. Nàng tưởng tượng ra chàng Kim cũng đang hướng về mình, đau đáu chờ tin nàng vô ích “Tin sương ... chờ”. 
GV: Em hiểu như thế nào về câu thơ " tấm son"
HS: Câu “Tấm son ... phai” có hai cách hiểu:
- Tấm lòng son là tấm lòng son sắt của Kiều với Kim Trọng không bao giờ nguôi, tình yêu chung thủy không phai nhạt.
- Tấm lòng son của Kiều bị dập vùi hoen ố, biết bao giờ gột rửa được.
GV: Qua nỗi nhớ Kim Trọng cho thấy tình yêu của Kiều với chàng Kim như thế nào?
HS: Chung thuỷ
GV: Nỗi nhớ cha mẹ có gì khác với cách thể hiện nỗi nhớ người yêu? 
HS: Khác xót người tựa cửa
GV: Thể hiện rõ qua chi tiết nào?nhớ hình ảnh nào?
HS: Thương và xót cha mẹ sớm chiều tựa của trông con.
GV: - Những điểm tích thành ngữ được sử dụng.
HS: giải nghĩa sân lai, gốc tử.
HS: Cha mẹ tuổi già sức yếu không người chăm sóc
- GV bình :
 Từ khi xa nhà đến nay “Sân lai cách mấy nắng mưa”, có lẽ mưa nắng đã làm thay đổi cảnh quê nhà, “gốc tử” đã lớn “vừa người ôm”, cha mẹ ngày một thêm già yếu. Càng nghĩ Kiều càng xót xa cho cha mẹ.
GV: Theo em trong cảnh ngộ hiện tại thì Kiều, Kim Trọng và cha mẹ thì ai là người đáng thương nhất ?
HS: Kiều
GV: Kiều đã quên cảnh ngộ bản thân để nhớ thương, xót xa đến cha mẹ người yêu-> Kiều là người như thế nào?
HS: Kiều là người tình thuỷ chung, người con hiếu thảo ->có lòng vị tha.
GV:Qua đoạn trích Suy nghĩ của Kiều khi đang ở lầu Ngưng Bích. Kiều hướng về cha mẹ, Kim trọng -> ngôn ngữ độc thoại. Đây là thành công lớn trong việc miêu tả nhân vật qua ngôn ngữ độc thoại.
GV: Đọc 8 câu thơ cuối. 
GV: Đoạn thơ có 8 câu cứ hai câu một cặp và mỗi cặp thơ là một cảnh khác nhau đó là những cảnh nào ? được diễn tả qua cái nhìn của ai ? Nghệ thuật?
HS: Thuyền... thấp thoáng... xa xa” Kiểu nghĩ đến thân phận bơ vơ nơi đất khách nhớ quê hương 
+ “Cánh hoa trôi... biết là về đau” -> số phận chìm nổi long đong vô định của mình lo cho số phận
+ Khắc “Chân mây mặt đất” -> xanh xanh, dầu dầu, tê tái, héo úa, mịt mờ -> nỗi đau tê tái vô vọng
GV: ( sắc cỏ dầu dầu ấy nàng đã một lần nhìn thấy ngày nào trên mộ Đạm tiên: Sè..) Biện pháp tu từ đặc sắc
+ Tiếng gió, tiếng sóng kêu quanh “ghế ngồi” -> âm thanh dữ dội -> biểu tượng tai hoạ khủng khiếp sắp giáng xuống -> Kiều lo âu sợ hãi
GV: Tiếng sóng vỗ có gì khác tiếng sóng kêu? Sóng kêu báo hiệu điều gì?
HS: Những chặng đường đầy cạm bẫy, nhiều máu và nớc mắt có “ma đưa lối, quỷ dẫn đường” với Kiều đang ở phía trước đoạn thơ Kiều ở lầu NB như chứa đầy lệ: lệ của ngời con gái lưu lạc, đau khổ vì cô đơn lẻ loi, buồn thơng chua xót vì mối tình đầu tan vỡ, xót xa nhớ thương cha mẹ, lo sợ cho thân phận số phận mình; lệ của nhà thơ, 1 trái tim nhân đạo bao la đồng cảm, xót thương cho người thiếu nữ tài sắc hiếu thảo mà bạc mệnh
GV: Nhận xét nghệ thuật của 8 câu thơ ? biện pháp nghệ thuật đó có tác dụng như thế noà trong việc diễn tả nhân vật?
 GV nâng cao :
 Bức tranh về tâm trạng buồn của Kiều thật sống động. Cảnh lầu Ngưng Bích được thể hiện qua tâm trạng Kiều. Cảnh được mô tả từ xa đến gần, từ nhạt đến đậm, từ tĩnh đến động. Các từ thấp thoáng, man mác, rầu rầu, xanh xanh, ầm ầm đã biểu hiện cụ thể tâm trạng buồn tủi của Kiều. Tâm trạng đó cứ mở dần, mở dần theo điệp ngữ “buồn trông” và cứ trở đi trở lại nhờ cách điệp cấu trúc câu của tác giả. Đó là bức tranh thiên nhiên đồng thời cũng là bức tranh tâm trạng -> Bút pháp nghệ thuật tả cảnh ngụ tình.
* Hoạt động 3: Tổng kết
GV: Đặc sắc nghệ thuật?
Hsawcu
GV: ý nghĩa của văn bản?
HS: Tâm trạng cô đơn buồn tủi và tâm slongf thuỷ chung, hiếu thảo của Thuý Kiều
- HS đọc ghi nhớ (SGK - T.96)
I. Đọc, tìm hiểu chung.
1. Đọc: 
2. Chú thích: SGK
3. Bố cục: 3 phần
- 6 câu đầu: Tâm trạng của Kiều trước lầu Ngưng Bích.
- 8 Câu tiếp theo: nỗi lòng thương nhớ Kim Trọng.
 - 8 câu cuối: Tâm trạng đau buồn âu lo của Kiều thể hiện qua cách nhìn cảnh vật.
II. Tìm hiểu văn bản
1. Hoàn cảmh của Kiều
"Khoá xuân" -> giam lỏng
- Cảnh: non xa, trăng gần, bát ngát, cát vàng, bụi bay, dãy núi mờ xa
-> Không gian mênh mông, hoang vắng, trơ trọi 
- >Hình ảnh vừa thực vừa mang tính ước lệ diễn tả tâm trạng cô đơn của Kiều.
- Mây sớm- khuya -> sự tuần hoàn khép kín
- Nỗi buồn của người như thấm vào cảnh vật.
=> Kiều rơi vào cô đơn cô độc hoàn toàn
2. Nỗi nhớ Kim Trọng và cha mẹ
* Nhớ Kim Trọng
- Nhớ lời thề nguyền
- Tiếc cho chàng uổng công chờ tin mình.
- " tấm sonphai"
-> tấm long son của Kiều bị vùi dập hoen ố biết bao giờ gột rửa được
- Nỗi nhớ Kim Trọng với nỗi đau đớn xót xa, khẳng định lòng chung thuỷ sắc son.
* Nỗi nhớ cha mẹ :
- Thương và xót cha mẹ sớm chiều tựa của trông con.
- Day dứt vì cha mẹ tuổi già sức yếu không người chăm sóc
- Quạt nồng ấp lạnh
- Sân lai gốc tử. = > điển tích điển cố
-> Tấm lòng hiếu thảo và nỗi nhớ thương cha mẹ của Kiều.
=> Kiều là người tình thuỷ chung, người con hiếu thảo ->có lòng vị tha.
3.Tâm trạng buồn lo của Thuý Kiều
- Mỗi cặp câu -> một nỗi nhớ, nỗi buồn
+ “Thuyền... thấp thoáng... xa xa” -> thân phận bơ vơ nơi đất khách 
+ “Cánh hoa trôi... biết là về đau” -> số phận chìm nổi long đong vô định
+ Khắc “Chân mây mặt đất” -> xanh xanh, dầu dầu, tê tái, héo úa, mịt mờ -> nỗi đau tê tái
+ Tiếng gió, tiếng sóng kêu quanh “ghế ngồi” -> âm thanh dữ dội -> biểu tượng tai hoạ khủng khiếp sắp giáng xuống -> Kiều lo âu sợ hãi
=> Bút pháp nghệ thuật tả cảnh ngụ tình.Tâm trạng Kiều buồn cô đơn, xót xa, lo âu, sợ hãi.
* Ghi nhớ (SGK)
III. Tổng kết:
* Nghệ thuật:
- Miêu tả nội tâm nhân vật, diễn biến tâm trạng được thể hiện qua ngôn ngữ độc thoại và tả cảnh ngụ tình đặc sắc.
- Lựa chọn từ ngữ và biện pháp tu từ
* Ghi nhớ: SGK
3. Củng cố 
	- Thế nào là tả cảnh ngụ tình? 
	- Nội dung chính của đoạn trích
4. Hướng dẫn học ở nhà
	- Học bài
	- Học thuộc lòng đoạn trích "Kiều ở lầu Ngưng Bích"
- Phân tích, cảm thụ những hình ảnh thơ hay, đặc sắc trong văn bản.
- Sưu tầm câu thơ đoạn thơ ...  phân tích nhân vật Kiều Nguyệt Nga 
HS: Đọc lại đoạn Kiều Nguyệt Nga trả lời Lục Vân Tiên ?
GV:Hình ảnh Kiều Nguyệt nga được tác giả khắc hoạ như thế nào?
HS: được khắc hoạ qua nét đẹp tâm hồn. 
GV: Nguyệt Nga bày tỏ thái độ như thế nào trước tấm lòng hiệp nghĩa của Vân Tiên? Cách xưng hô? Nói năng?
HS: 
 + Cách xưng hô khiêm nhường
 + Cách nói năng văn vẻ, dịu dàng, mực thước.
 + Cách trình bày vẫn đề rõ ràng, khúc triết, vừa đáp ứng đầy đủ điều thăm hỏi của Lục Vân Tiên vừa thể hiện chân thành niềm cảm kích, xúc động của mình.
GV: Nguyệt Nga cũng hiểu rõ được việc chịu ơn của mình, khâm phục sự khảng khái, hào hiệp của Lục Vân Tiên, cụ thể qua lời văn nào ?
 HS: + “Tiết trăm năm ...
 + “Lấy chi cho phỉ ....” Là người chịu ơn, tìm cách trả ơn.
GV: Thông qua cách xưng hô, nói năng, cư xử của Kiều chứng tỏ Kiều Nguyệt Nga là người như thế nào ?
HS: Kiều Nguyệt Nga hiền hậu, nết na, ân tình.
 GV mở rộng, chuyển ý :
 Kiều Nguyệt Nga sau này từ nguyện gắn bó cuộc đời với Lục Vân Tiên, không chịu lấy con của thái sư, dám liều mình để giữ trọn ân tình thủy chung với chàng. Nếu Lục Vân Tiên là chàng trai trọng nghĩa khinh tài “làm ơn há dễ mong người trả ơn” thì Nguyệt Nga là người con gái trọng tình trọng nghĩa “ơn ai một chút chẳng quên”. Vì vậy cả hai nhân vật đều được nhân dân dành cho nhiều tình cảm mến yêu.
* Hoạt động 3 : Nhận xét, đánh giá nghệ thuật miêu tả nhân vật và ngôn ngữ của đoạn trích 
GV: Nhân vật Kiều Nguyệt Nga và Lục Vân Tiên được miêu tả chủ yếu qua yếu tố nào ? hành động, cử chỉ bên ngoài hay nội tâm ? 
HS: + Qua hành động, cử chỉ, lời nói
GV: Mụcđích của nhà thơ ?
HS: NĐC sáng tác mục đích truyền dạy đạo lý, chỉ để truyền miệng, học trò ghi chép lại và lưu truyền trong nhân dân. Vì thế nhân vật ít khắc hoạ ngoại hình cũng ít miêu tả nội tâm.
 + Đặt nhân vật vào tình huống cụ thể để bộc lộ tính cách qua lời nói, cử chỉ, hành động ...
GV: Cách sử dụng từ ngữ của Nguyễn Đình Chiểu ? (có thể so sánh với Nguyễn Du).
HS: Ngôn ngữ mộc mạc, bình dị gần với lời nói thường mang mầu sắc Nam Bộ, nhiều khẩu ngữ phù hợp với diễn biến tình tiết truyện: Thái độ của Lục vân Tiên qua 2 sự việc (lũ cướp, Kiều ...)
GV: ý nghĩa của đoạn trích?
HS: Ca ngợi phẩm chất cao đẹp của hai nhân vật LVT, Kiều Nguyệt Nga và khát vọng hành đạo giu[p đời của tác giả.
HS đọc ghi nhớ 
II. Tìm hiểu văn bản
1.- Nhân vật Lục Vân Tiên( Tiếp)
a. Hành động đánh cướp
b. Thái độ cư xử với Kiều Nguyệt Nga
Vân Tiên tìm cách an ủi, hỏi han quê quán
Người bị nạn.
Khoan khoan ngồi đó chớ ra 
Nàng là phận gái ta là phận trai
- Là người đàng hoàng, hiểu lẽ giáo.
=> Bộc lộ tư cánh người chính trực hào hiệp.
- làm ơn há..
Kiến ngãi bất vi..
 Phi anh hùng..
- Từ chối lậy tạ và lời mời của Nguyệt Nga.
=> Làm việc nghĩa là bổ phận là lẽ đương nhiên -> đó là cách cư sử nghĩa hiệp của người anh hùng.
-> Lục Vân Tiên tài ba, dũng cảm, trọng nghĩa khinh tài, từ tâm nhân hậu. Đó là hình ảnh đẹp, hình ảnh lí tưởng mà tác giả gửi gắm niềm tin và ước mơ của mình.
2. Nhân vật Kiều Nguyệt Nga :
Thưa rằng..
Làm con
Quân tử..
Tiện thiếp..
Chút tôi..
- Rất hiểu ơn nghĩa to lớn của Vân Tiên: Cứu mạng bảo toàn phẩm hạnh
=> Ngôn ngữ mộc mạc,
+ Xưng hô khiêm nhường
+ Cách nói năng văn vẻ mực thước
+ Cách trình bày vấn đề rõ ràng, khúc triết, đáp ứng đầy đủ những điều thăm hỏi của LVT, vừa thể hiện chân thành cảm kích LVT -> Là một cô gái khuê các, thùy mị, nết na, có học thức.
- Là người chịu ơn, tìm cách trả ơn.
- Kiều Nguyệt Nga hiền hậu, nết na, ân tình.
3- Nghệ thuật miêu tả nhân vật và ngôn ngữ:
- Miêu tả nhân vật qua cử chỉ, hành động lời nói.
- Ngôn ngữ mộc mạc, giản dị gần với lời nói thông thường mang mầu sắc Nam Bộ, phù hợp với diễn biến truyện.
- ý nghĩa: : Ca ngợi phẩm chất cao đẹp của hai nhân vật LVT, Kiều Nguyệt Nga và khát vọng hành đạo giu[p đời của tác giả.
* Ghi nhớ :SGK 115
3. Củng cố.
- GV hệ thống bài.
- GV? Những ý kiến cho rằng thân phận và tính cách nhân vật Lục Vân Tiên có nhiều nét tương đồng vói nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu. Nêu ý kiến của em ?
HS:
+ Coi trọng nghĩa khí 
+ Trân trọng giá trị đạo đức truyền thống 
+ Khát vọng hạnh phúc 
+ Khát vọng hành đạo giúp đời
+ Tất cả các ý kiến trên 
4. Hướng dẫn học ở nhà.
- Học bài ghi nhớ, phần 1,2.
- Phân tích đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga để làm rõ tính cách tốt đẹp của hai nhân vật.
- Chuẩn bị bài: Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự.
- Giáo viên nhận xét giờ học. 
Soạn .. Tiết 40
Giảng9A:
	9B:
MIÊU TẢ NỘI TÂM TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
- Hiểu được vai trò của miêu tả nội tâm trong một văn bản tự sự.
- Vận dụng hiểu biết miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự để đọc- hiểu văn bản.
1.Kiến thức:
- Nắm được nội tâm nhân vật và miêu tả nội tâm nhân vật trong phẩm tự sự.
- Tác dụng của miêu tả nội tâm và mối quan hệ giữa nội tâm với ngoại hình trong khi kể chuyện.
2. Kĩ năng:
- Phát hiện và phân tích được tác dụng của miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự.
- Kết hợp giữa kể chuyện với miêu tả nội tâm nhân vật khi làm bài văn tự sự.
3. Thái độ:
- Có tình cảm và suy nghĩ chân thực trong bài văn tự sự
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS: 
GV: Thiết kế bài dạy, bảng phụ , tài liệu tham khảo
HS: Đọc và trả lời câu hỏi SGK
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Kiểm tra:
- Sĩ số: 9A.. 9B..
- Bài cũ: 
2. Bài mới: 
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
* Hoạt động 1 : Hướng dẫn tìm hiểu yếu tố miêu tả nội tâm trong một số đoạn văn tự sự 
GV: Thế nào là miêu tả ? Miêu tả dùng để làm gì ?
HS :Miêu tả cảnh vật, con người và sự việc một cách cụ thể, chi tiết có tác dụng làm cho câu chuyện thêm hấp dẫn, sinh động.
GV chuyển ý :
 Đối tượng của miêu tả bên ngoài : hoàn cảnh, ngoại hình là những cảnh vật và con người với chân dung, hình dáng, hành động, ngôn ngữ màu sắc ... quan sát trực tiếp. Vậy còn suy nghĩ, diễn biến tâm trạng của nhân vật làm sao quan sát trực tiếp được.
HS : Đọc đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”. 
GV : Tìm những câu tả cảnh và những câu miêu tả tâm trạng Kiều ?
HS : 
 + Tả cảnh : “Trước lầu .... xuân
 Cát vàng .... dặm kia”
 + Tả nội tâm : “Bên trời .... bơ vơ
 Có khi ... người ôm”
GV: Dấu hiệu nào cho thấy đoạn đầu tả cảnh đoạn sau tả nội tâm?
HS: Đoạn 2: tập trung miêu tả suy nghĩ , cảm xúc của Kiều, Kiều nghĩ về thân phận, về cha mẹ...
- Đoạn 1,3: miêu tả cảnh sắc thiên nhiên nhưng trong đó có tình (nỗi buồn)
GV: Những câu thơ tả cảnh có quan hệ như thế nào với thể hiện tâm trạng ?
HS: Không gian, cảnh sắc : hoang vắng, mênh mông không bóng người -> gợi hoàn cảnh cô đơn, trơ trọi tội nghiệp của Kiều
HS: Đọc 6 câu thơ nói về nỗi nhớ của Thúy Kiều ? Từ đó em có nhận xét gì về tác dụng của miêu tả nội tâm ?
HS: Hiểu vễ nỗi nhớ của Kiều với người yêu và cha mẹ.
 + Tâm trạng đau buồn, xót xa về thân phận cô đơn, bơ vơ, lòng xót thương cha mẹ ngày trông ngóng tin con, không ai phụng dưỡng, chăm sóc.
 + Phẩm chất cao đẹp, lòng vị tha nhân hậu của Kiều
GV: liên hệ đoạn trích " cảnh ngày xuân"
GV: miêu tả nội tâm có tác dụng như thế nào trong việc khắc hoạ tính cách nhân vật?
HS: Miêu tả nội tâm tái hiện tư tưởng tình cảm của nhân vật
HS: Đọc đoạn văn : “Mặt lão ... con nít” (SGK-117). Nhận xét cách tả ?
HS: Tả cử chỉ, vẻ mặt bên ngoài của lão Hạc giúp người đọc hình dung vẻ bề ngoài đó chứa đựng tâm hồn đau khổ, dằn vặt, đau đớn của lão trước sự việc bán con Vàng -> tả bên ngoài ta biết được tâm trạng nhân vật. Cụ thể là đặc điểm, tính cách nhân vật lão Hạc.
GV: 6 câu “Bên trời ... cho phai” là miêu tả nội tâm trực tiếp hay gián tiếp ?
HS: Trực tiếp diễn tả ý nghĩ, cảm xúc của Kiều chứ không thông qua cử chỉ, nét mặt, hành động như đoạn văn trên.
GV: Như vậy miêu tả nội tâm có vai trò to lớn trong văn bản tự sự? Đó là những tác dụng cụ thể nào ?
HS: Miêu tả nội tâm là tái hiện những ý nghĩ, cảm xúc và diễn biến tâm trạng của nhân vật, làm cho nhân vật sinh động.
HS đọc ghi nhớ.
GV : Đối tượng của miêu tả nội tâm (tình cảm, tâm trạng, cảm xúc ...)
+ Vai trò tác dụng (xây dựng nhân vật).
+ Miêu tả nội tâm bằng cách nào (trực tiếp hay gián tiếp).
GV: Bài tập nâng cao :
 + 8 câu cuối trong Kiều ở lầu Ngưng Bích.
 + Không thuần tuý là tả cảnh mà thể hiện tâm trạng đau buồn,lo lắng, ghê sợ của Kiều.
 + Mỗi cảnh được nhìn qua tâm trạng, trạng thái tình cảm của Kiều.
( Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình -> Đặc điểm của văn thơ trung đại)
* Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS luyện tập 
GV: Tổ chức hoạt động nhóm :
 Nhóm 1 + 2 : Thuật lại đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều chú ý miêu tả nội tâm Kiều.
 Nhóm 3 + 4 : Đóng vai Kiều viết đoạn văn kể lại việc báo ân báo oán. Chú ý bộc lộ trực tiếp tâm trạng Kiều.
- Tâm trạng Kiều khi gặp Hoạn Thư (lúc chưa gặp, lúc bắt đầu nhìn thấy, khi nghe Hoạn Thư nói, kết quả cuối cùng)
- Đại diện nhóm trả lời
- GV nhận xét - chốt lại.
VD: Sau khi Kiều quyết định bán mình chuộc cha, có một mụ mối đã đánh hơi thấy món hời, đã dẫn đến một gã đàn ông đến nhà Vương ông. Gã ấy khoảng 40 tuổi, ăn mặc chải chuốt. Vào nhà gia chủ chưa kịp mời đã ngồi tót lên ghế một cách ngạo mạn. Đến khi chủ nhà hỏi han hắn trả lời cộc lốc
GV:Gọi HS kể chuyện
I.Tìm hiểu yếu tố miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự:
1. Bài tập: Đoạn thích Kiều ở lầu Ngưng Bích
- Tả ngoại cảnh: 
“Trước lầu .... xuân
 Cát vàng .... dặm kia”
“Buồn trông cửa biển triều hôm
ầm ầm tiếng sống kêu quanh ghế ngồi”
- Tả nội tâm: “Bên trời .... bơ vơ
 Có khi ... người ôm”
- Đoạn văn tập trung miêu tả suy nghĩ của Kiều: về thân phận, quê hương, cha mẹ.
- Tả cảnh bên ngoài gợi tâm trạng bên trong của nhân vật.
- Hiểu rõ hơn về nhân vật.
=> Miêu tả nội tâm tái hiện tư tưởng tình cảm của nhân vật.
2. Bài 2: 
- Miêu tả nội tâm qua nét mặt cử chỉ ngoại hình của nhân vật -> Miêu tả nội tâm gián tiếp.
=> Miêu tả nội tâm là tái hiện những ý nghĩ, cảm xúc và diễn biến tâm trạng của nhân vật, làm cho nhân vật sinh động.
Ghi nhớ : SGK 117
II- Luyện tập
Bài tập 1 (92) :
- Tả ngoại hình -> tính cách của Mã.
- Tả nội tâm -> nỗi đau đớn, tủi hổ của Kiều.
 Bài 2 (92)
- Ngôi kể1 (Kiều)
* Trình tự:
- Kiều sử phiên toà xét sử.
- Cho vời Thúc Sinh (tả hình ảnh Thúc Sinh)
- Kiều nói với Thúc Sinh như thế nào?
- Nói với Thúc Sinh Về Hoạn Thư ntn?
- Kiều cho mời Hoạn Thư và chào như thế nào ( tâm trạng của Kiều khi nhìn thấy Hoạn Thư-lòng tôi lai sôi lên những căm giận tủi hờn)
- Hoạn Thư nói với Kiều 
- Hoạn Thư tìm lời bào chữa
Bài 3: Kể lại câu chuyện sau khi sảy ra một chuyện có lỗi với bạn
3. Củng cố
- Thế nào là miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự ?
- Sự khác nhau giữa miêu tả nội tâm trực tiếp và miêu tả nội tâm gián tiếp ?
4. Hướng dẫn học ở nhà
- Phân tích một đoạn văn tự sự có sử dụng các yếu tố miêu tả tâm trạng nhân vật đã học
- Học bài
- Chuẩn bị bài: Lục Vân Tiên gặp nạn
- Giáo viên nhận xét giờ học. 

Tài liệu đính kèm:

  • docNgu van tuan 8.doc