MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Nắm được nội dung và đặc điểm nghệ thuật của một đoạn trích trong tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên.
1. Kiến thức:
- Nắm được sự đối lập giữa cái thiện- cái ác, thái độ tình cảm và lòng tin của tác giả đối với những người lao động bình thường và nhân hậu.
- Nghệ thuật sắp xếp tình tiết và nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ trong đoạn trích.
Soạn . Tiết 41 Giảng9A: 9B: LỤC VÂN TIÊN GẶP NẠN (Trích: Lục Vân Tiên- Nguyễn Đình Chiểu) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Nắm được nội dung và đặc điểm nghệ thuật của một đoạn trích trong tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên. 1. Kiến thức: - Nắm được sự đối lập giữa cái thiện- cái ác, thái độ tình cảm và lòng tin của tác giả đối với những người lao động bình thường và nhân hậu. - Nghệ thuật sắp xếp tình tiết và nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ trong đoạn trích. 2. Kĩ năng: - Đọc- hiểu một đoạn trích trong truyện thơ trong văn học trungddaij. - Nắm được sự việc trong đoạn trích. - Phân tích để hiểu được sự đối lập thiện- ác và niềm tin của tác giả vào những điều tốt đẹp trong cuộc đời. 3. Thái độ: - Bồi dưỡng lòng vị tha, bao dung tấm lòng nhân nghĩa, thái độ cảm phục lòng vị nghĩa của các nhân vật trong truyện. II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS: GV: Thiết kế bài dạy, tài liệu tham khảo HS: Đọc và trả lời câu hỏi trong SGK III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Kiểm tra: - Sĩ số: 9A.. 9B - Bài cũ: Phân tích thái độ tình cảm Kiều Nguyệt Nga sau khi được Vân Tiên giúp? 2. Bài mới: Trong cuộc sống cái thiện và cái ác luôn song hành với nhau chúng ta không thể nhận ra chúng được. Nhưng theo quan niệm xã hội cái ác luôn bị trừng trị một cách thích đáng còn cái thiện luôn chiến thắng. Vậy cái thiện cái ác đó như thế nào chúng ta cùng nhau đi phân tích đoạn trích Lục Vân Tiên gặp nạn để biết được điều đó. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung * Hoạt động 1 : Hướng dẫn tìm hiểu chung về đoạn trích GV: Hướng dẫn cách đọc. Giọng kể chuyện phù hợp với nhân vật Lục Vân Tiên, đặc biệt là câu nói của ông chài. HS :Đọc và nhận xét bạn đọc: GV: Em hãy cho biết đoạn trích nằm vị trí nào ? GV: Thông qua sự việc kể trong đoạn trích em hãy nêu ý chính của đoạn ? GV: Căn cứ vào nội diễn biễn sự việc để chia đoạn và ý chính của từng đoạn ? HS: GV chuyển ý : Trong truyện Lục Vân Tiên, lực lượng đại diện cho cái ác, cái xấu khá mạnh (thái sư, cha con Võ Công, Bùi Kiệm, Trịnh Hâm ...). Chúng đại diện cho nhiều tầng lớp trong xã hội. Qua các nhân vật ta có thể hình dung ra sự khủng hoảng nghiêm trọng của xã hội phong kiến khi đã ở giai đoạn suy tàn. Kỷ cương trật tự xã hội lỏng lẻo, đạo đức xã hội xuống cấp, cái ác cái xấu ngang nhiên hoành hành. ở đoạn trích này cái ác hiện qua chân dung nhân vật Trịnh Hâm * Hoạt động 2 : Tìm hiểu về nhân vật Trịnh Hâm- kẻ đại diện cho cái ác, lực lượng phi nghĩa GV trình bày: Tình cảnh thầy trò Vân Tiên lúc này rất bi đát, tiền hết mắt đã mù đang bơ vơ nơi đất khách quê người thì gặp Trịnh Hâm, tưởng có thể nhờ cậy nhất là khi hắn hứa sẽ đưa về quê nhà. Không ngờ Trịnh Hâm đã lừa Tiểu đồng vào rừng, trói vào gốc cây, rồi ra nói với Vân Tiên rằng Tiểu đồng đã bị cọp ăn thịt. Vân Tiên lúc này bơ vơ hắn mới ra tay. HS: Đọc đoạn 1 (118).Trịnh Hâm đã ra tay hại Vân Tiên vào thời gian nào? HS: tìm chi tiết. “Đêm khuya ...” thời gian“ giữa vời ...” – không gian-> Thời điểm thuận lợi che lấp tội ác của mình GV: em có nhận xét gì về giá trị nghệ thuật của đoạn trích? HS : Tình tiết hợp lí, diễn biến hành động nhanh. GV: Nhận xét về hành động này ? HS: Tình tiết hợp lí, diễn biến hành động nhanh. Là hành động có toan tính, có sắp đặt kỹ lưỡng. Vờ kêu cứu thương tiếc để xóa tội GV: Điều gì khiến Trịnh Hâm ra tay hại Lục Vân Tiên ? HS: Vì lòng đố kỵ ganh ghét tài năng của Lục Vân Tiên, lo cho con đường tiến thân tương lai của mình. GV: Câu hỏi gợi mở : Sự ganh ghét đố kỵ với tài năng của bạn là một điều xấu, vì đố kỵ mà Trịnh đã hại Vân Tiên. Nhưng điều đáng nói ở đây là tình huống mà Nguyễn Đình Chiểu đưa ra : Lục Vân Tiên gặp nạn rất cần một chỗ dựa để bấu víu. TH không những không giúp mà còn hại. Vậy nguyên nhân hại Vân Tiên có còn chỉ là sự ganh ghét đố kỵ không ? HS: Tâm địa độc ác của một kẻ bất nhân, bất nghĩa. GV: Đây còn là hành động độc ác, bất nhân, bất nghĩa ? Tại sao? Hãy dựa vào tình cảnh của Lục Vân Tiên và mối quan hệ giữa họ với nhau để giải thích ? HS: Lục Vân Tiên đang trong cơn hoạn nạn, mù mắt, bơ vơ nơi đất khách, không nơi nương tựa, không có gì để chống đỡ. - Vân Tiên vốn là bạn đã từng làm thơ, uống rượu với nhau. Mặt khác khi gặp Vân Tiên bơ vơ Trịnh Hâm đã nói lời tình nghĩa “Đương cơn hoạn nạn gặp nhau Người lành nỡ bỏ người đau sao đành”. Vân Tiên nghe vậy cũng nhờ cậy “Tiên rằng tình trước ngãi sau Có thương xin khá giúp nhau phen này” GV: Tám câu thơ vừa tả cảnh, vừa kể việc đã lột tả được chân dung của Trịnh Hâm ? GV bình nâng cao : Từ sự ganh ghét đố kỵ -> đến toan tính mưu mô xảo quyệt -> hành động tội ác cho ta thấy tâm địa độc ác xấu xa đã ăn sâu vào tim gan máu thịt và trở thành bản chất của Trịnh Hâm. Điều đáng nói ở đây là kẻ có dã tâm độc ác này lại đội lốt một sĩ tử, có hiểu biết chữ nghĩa, từng dùi mài kinh sử, được tiếp thu đạo lý từ sách Nho. Rõ ràng sự bất nhân bất nghĩa trong hành động của Trịnh Hâm được nhân lên gấp bội. Qua nhân vật này Nguyễn Đình Chiểu muốn cảnh báo về sự xuống cấp trầm trọng của đạo đức xã hội thời ấy. * Hoạt động 3 : Tìm hiểu về nhân vật ông Ngư hiện thân của cái thiện GV: khi bị đẩy xuống sông Vân Tiên được cứu như thế nào? Giao long có nghĩa là gì? HS: Được giao long (Cá sấu) và gia đình ông chài cứu giúp (loài hung dữ cũng phải cảm thương mà giúp đỡ) GV: Tìm chi tiết miêu tả cảnh ông Ngư và gia đình cứu Lục vân Tiên? HS: Thấy ngươi bị nạn vớt ngay lên bờ Hối còn vầy lửa một giờ Ông hơ bụng dạ, mụ hơ mặt mày GV: Em hãy nêu nhận xét hành động đó? HS: Cả gia đình khẩn trương cứu chữa người bị nạn không tính toán. GV: Em có nhận xét gì về từ ngữ sử dụng? HS: Câu thơ mộc mạc tự nhiên, không chau chuốt kể lại sự việc một cách tự nhiên, mối chân tình của gia đình ông Ngư khẩn trương cứu người bị nạn. + Thái độ ân cần, chu đáo và lòng tốt đã trở thành bản chất của gia đình lao động nghèo ấy. GV: Sau khi cứu Lục Vân Tiên, biết tình cảnh của chàng gia đình ông đã tỏ ý như thế nào? HS: Ngư rằng người ở cùng ta Hôm mai hẩm hút với già cho vui Sẵn sàng cưu mang ngời bị nạn GV: em đánh giá như thế nào về hành động đó? HS: Tấm lòng bao dung nhân ái, hào hiệp. GV bình : Tình huống Lục Vân Tiên gặp nạn đã toát lên nhân cách cao cả của ông Ngư không chỉ khẩn trương cứu người không so đo tính toán thiệt hơn, tấm lòng bao dung, nhân ái, hào hiệp của ông tiếp tục thể hiện qua hành động sẵn sàng cưu mang dù hoàn cảnh Lục mù lòa, tứ cố vô thân, dù cuộc sống gia đình ông cũng đói nghèo thêm 1 người là thêm gánh nặng, nhưng ông vẫn chia sẻ với lời mời mộc mạc chân tình. GV: Sự khác nhau giữa hình tượng nhân vật ông Ngư với hình tượng nhân vật Trịnh Hâm ? HS: Sự đối lập giữa cái thiện và cái ác. GV:Cuộc sống của gia đình Ngư ông như thế nào? HS: Nước trong rửa ruột sạch trơn ....................................................... Rày doi mai vịnh vui vầy Ngày kia hứng gió đêm ngày chơi trăng Nghêu ngao nay chích mai đầm GV: Em có nhận xét như thế nào về cuộc sống lao động đó? HS: cuộc sống tự do phóng khoáng, vui thú với thiên nhiên, xa lạ với mưu cầu danh lợi Có cảnh thanh cao phong khoáng. Con người hòa trong cảnh ấy tự do. GV bình : Đằng sau hình ảnh người lao động bình thường ấy là bóng dáng của một ẩn sĩ, ẩn mình trong hoàn cảnh xã hội loạn lạc -> NĐC bày tỏ khát vọng về một cuộc sống đẹp, trong sạch, tự do một cuộc sống hoàn toàn đối lập với thực tế xã hội. GV: Từ hình tượng hai nhân vật, em có nhận xét gì về phương thức xây dựng nhân vật của Nguyễn Đình Chiểu ? HS: Tạo tình huống để nhân vật bộc lộ tính cách. GV: Nói tới cái thiện trong hành động cứu người và cuộc sống đẹp, đồng thời đối lập với cái ác ở trên tác giả muốn gửi gắm điều gì ? HS: Khát vọng về cuộc sống đẹp và niềm tin ông gửi gắm vào người dân. GV: NĐC hiểu rõ cái xấu, cái ác đang hoành hành đầy rẫy xã hội, nó được nấp sau những mũ cao áo dài để mưu danh trục lợi, sẵn sàng chà đạp lên đạo lý, nhân nghĩa. + Cái tốt cái đẹp vẫn được tỏa sáng, nó đáng trọng, đáng khao khát, nó tồn tại bền vững nơi con người nghèo khổ mà nhân hậu, vị tha, trọng nghĩa khinh tài. * Hoạt động 3 : Hướng dẫn HS tổng kết bài học GV: đặc sắc nghệ thuật của đoạn trích? HS: GV: Nội dung của văn bản phản ánh điều gì? HS: Đối lập giữa cái thiện và cái ác HS: Đọc ghi nhớ: SGK I- Đọc – Tìm hiểu chung: 1- Đọc – Tìm hiểu chú thích 2. Vị trí đoạn trích : - Nằm phần thứ 2 của truyện 3- Đại ý : Kể lại việc Vân Tiên bị Trịnh Hâm đẩy xuống sông. Sau đó Vân Tiên được Giao long và vợ chồng ông Ngư cứu sống. 4- Bố cục : 2 phần - 8 Câu đầu kể hành động tội ác của Trịnh Hâm. - Đoạn sau: Miêu tả việc làm nhân đức cùng cuộc sống trong sạch, nhân cách cao cả của gia đình Ngư ông. II- Tìm hiểu văn bản : 1- Trịnh Hâm – hiện thân của cái ác - Lừa Vân Tiên xuống thuyền, hứa sẽ trở về quê. - “Đêm khuya ...” thời gian “ giữa vời ...” – không gian -> Thời điểm thuận lợi che lấp tội ác của mình -> Tình tiết hợp lí, diễn biến hành động nhanh. Là hành động có toan tính, có sắp đặt kỹ lưỡng. - Nguyên nhân tội ác : Đố kỵ ganh ghét tài năng, cùng bản chất độc ác -> Tâm địa độc ác của một kẻ bất nhân, bất nghĩa. 2- Ông Ngư – hiện thân của cái thiện: + Hành động, cử chỉ :Thấy người bị nạn - Vớt ngay lên bờ - Vầy lửa - hơ bụng, mặt => Khẩn trương cứu chữa người bị nạn không tính toán. + Lời nói: Ngư rằng người ở cùng ta Hôm mai hẩm hút với già cho vui ...................................................... Dốc lòng nhân nghĩa há chờ trả ơn -> Sẵn sàng cưu mang người bị nạn - Tấm lòng bao dung nhân ái, hào hiệp. -> Bản chất của người lao động nghèo. + Cuộc sống lao động của gia đình ông Ngư: - “...roi ...vịnh...gió ...trăng...chích...đầm -> cuộc sống tự do phóng khoáng, vui thú với thiên nhiên, xa lạ với mưu cầu danh lợi + Nghệ thuật: - Tạo tình huống để nhân vật bộc lộ tính cách. => Khát vọng về cuộc sống đẹp và niềm tin ông gửi gắm vào người dân. III- Tổng kết * Nghệ thuật: - Khắc hoạ nhân vật đối lập thông qua lời nói cử chỉ, hành động. - Sắp xếp tình tiết hợp lí - Sử dụng ngôn ngữ mộc mạc, giản dị, giàu chất Nam Bộ. * ý nghĩa: - Sự đối lập giữa cái thiện và cái ác, qua đó thể hiện niềm tin của tác giả vào những diều bình dị mà tốt đẹp trong cuộc sống đời thường * Ghi nhớ: SGK IV. Luyện tập: Có nhân vật xếp cùng loại với Ngư ông ông tiều. họ đều là những con người không màng danh lợi. 3. Củng cố: GV: hệ thống nội dung của bài - Chỉ ra sự đối lập giữa cái thiện và cái ác? - Trịnh Hâm là người như thế nào? 4. hướng dẫn học ở nhà: - Phân tích nhân vật thông qua ngôn ngữ và hành động - Đọc và cảm nhận được niềm tin của nguyễn Đình Chiểu vào lí tưởng đạo đức cái thiện chiến thắng cái ác, ở hiền gặp lành. - Học thuộc lòng đoạn thơ - Soạn bài:Chương trình địa phương phần văn. - Lập bảng danh sách nhà văn địa phương - Sưu tầm và chép lại nhưỡng bài văn địa p ... inh năm 1950. Dân tộc Kinh. Quê ở xã Lâm Xuyên, huyệnSơn Dương, tỉnh Tuyên Quang. Hiện nhμ văn ở tại xóm 15, ỷ La, thị xã Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang. Trịnh Thanh Phong tham gia quân đội thời kì chống Mĩ cứu nước, đã tham gia nhiều trận đánh ở chiến trường Quảng Trị vμ Cánh đồng Chum (Xiêng Khoảng - Lμo). Lμ sĩ quan Quân đội Nhân dân Việt Nam của Học viện Hậu cần. Năm 1991, ông chuyển ngμnh về Ty Văn hoá - Thông tin tỉnh Hμ Tuyên vμ công tác ở Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh từ 1991 đến nay. Hiện ông giữ chức Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh, kiêm Tổng Biên tập Báo Tân Trμo. Các tác phẩm chính của Trịnh Thanh Phong: Bãi cuối sông (tập truyện ngắn - 1990),Gặp lại (tập truyện ngắn - 1997), Đôi mắt vầng trăng (thơ - 1999), Lời ru ban mai (truyện 2000), Dưới chân núi Bắc Quan (Kí - 2001), Bao giờ chim khuyên bay về (tập truyện thiếu nhi - 2002), Bức tường xanh (truyện thiếu nhi - 2003), Ma lμng (tiểu thuyết - 2002), Nắm đất hồn người (tiểu thuyết - 2007), Đồng lμng đom đóm bay (tiểu thuyết - 2007). GV: Hướng dẫn học sinh đọc GV Hướng dẫn cách đọc truyện. Có thể chia đoạn để đọc hoặc đọc theo hình thức phân vai (vai người dẫn truyện, vai lão Tòng, chị Cồi, anh Cút, cô nhân viên ngân hμng, ất, Lường, Lại, ông Tĩnh, bμ Tòng, ông Thông Bồng, anh Tâm). * Hoạt dộng 2: Tìm hiểu văn bản: GV: Bản chất đen tối, tâm địa độc ác của Phạm Tòng được khắc hoạ qua những chi tiết nào? HS: “Cái lμng cá mμ nổi lên thì uy tín thằng Tâm cμng nổi. Chúng mμy còn đâu chỗ ngồi...” + Tâm địa của lão Tòng bộc lộ qua những chi tiết: “Lão nghiến răng”, “Hai cục lửa trong hai mắt lão đỏ lên đòng đọc”, “Lão cười sằng sặc” GV: Phân tích tâm lí đám tay chân của Phạm Tòng (Lường, Lọt, Lại, Luồn) lúc bμn chuyện hậu sự cho lão Tòng để thấy được bản chất giả dối, sợ trách nhiệm của chúng? Câu 3. Qua đám ma Phạm Tòng vμ thái độ của dân lμng, con cháu, ông Thường, anh Tâm, em có nhận xét gì về ảnh hưởng của ông Tòng đối với người dân lμng Lộc? HS: GV: Qua đoạn trích, em có nhận xét gì về nghệ thuật kể chuyện vμ ngôn ngữ kể chuyện của nhμ văn? I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả, tác phẩm *. Tác giả Trịnh Thanh Phong sinh năm 1950. Quê ở Lâm Xuyên, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang. Đã từng tham gia quân đội thời kì chống Mĩ cứu nước. Hiện ông giữ chức Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Tuyên Quang, kiêm Tổng Biên tập Báo Tân Trμo. *. Tác phẩm: - Các tác phẩm chính: Truyện: Bãi cuối sông (1990), Lời ru ban mai (2000), Gặp lại (tập truyện ngắn 1997); Thơ: Đôi mắt vầng trăng (1999), Tiểu thuyết: Ma lμng (2002), Nắm đất hồn ngðời (2007), Đồng lμng đom đóm bay (2007). 2. Đọc đoạn trích: II. Tìm hiểu văn bản 1. Bản chất của Phạm Tòng - Kéo bè, kéo cánh để đưa nhau ngồi vμo những ghế chủ chốt trong lμng xã. - Sắp đặt cho con trai lấy cô Sứt, cháu gái của ông Thường, phó Chủ tịch huyện để cầu thân vμ tạo cơ hội để con trai có được ngôi vị trong lμng xã. - Tìm mọi cách để triệt phá dự án nuôi cá cũi của Tâm vì + Định thông đồng với cán bộ ngân hμng ngăn chặn không cho dân lμng vay tiền vốn để nuôi cá cũi. + Định rắc thuốc sâu lên lá sắn nhằm lμm chết cá. 2. Diễn biến tâm lí của đám tay chân Phạm Tòng - Khi biết lão Tòng bị rắn cắn nhưng chưa chết: đám tay chân ùa đến, xúm lại, tỏ vẻ lo lắng, tìm cách cứu chữa cho lão. - Khi thấy lão Tòng đã chết: “đám con cháu tự nhiên đứa nμo đứa nấy mắt ráo hoảnh”, đùn đẩy nhau “Về phía gia đình... Đảng cử dân bầu”. - Khi thấy ông Thường đến thì giả giọng khóc lóc, xót thương, nức nở: “Ơi các bác ơi...” - Bản chất giả dối, sợ trách nhiệm, bỏ mặc của chúng. 3. Thái độ của của con cháu, dân làng - Dân làng căm ghét Ông đã lμm nhiều việc thất đức, độc ác ghét. Khi ông chết, dân lμng nhổ trút được gánh nặng. 4. Giá trị nội dung - nghệ thuật của đoạn trích * Nội dung:Nội dungoạt động 3 Dân lμng thương hại nhiều hơn lμ thương xót, có người còn mừng thầm, họ đến đám tang hoặc để xem hoặc theo cái lẽ “nghĩa tử lμ nghĩa tận”. * Nghệ thuật: - Nghệ thuật kể chuyện của nhμ văn: cách kể chuyện tự nhiên, tình tiết phát triển lô gic, diễn biến tâm lí nhân vật được khắc họa qua chi tiết khá sắc. Ngôn ngữ kể chuyện của nhμ văn sinh động, hấp dẫn. 3. Củng cố: GV: Hệ thống lại bằng nội dung câu hỏi - Nêu những nét chính trong tiểu sử vμ sáng tác của nhμ văn Trịnh Thanh Phong. - Bản chất đen tối, tâm địa độc ác của lão Tòng được bộc lộ qua đoạn trích Gieo gió gặt bão như thế nμo? - Bản chất giả dối, sợ trách nhiệm của đám tay chân của lão Tòng được thể hiện Như thế nμo qua đoạn trích Gieo gió gặt bão? - Nêu những nét đặc sắc về nghệ thuật của đoạn trích Gieo gió gặt bão. 4. Hướng dẫn học ở nhà: - Tìm đọc tác phẩm Ma Làng - Tìm hiểu thêm về các tác phẩm văn học viết tỉnh Tuyên Quang trong giai đoạn từ 1975 đến 2006 (xem phần “Phụ lục 5” vμ tìm đọc ở Báo Tân Trμo hoặc thư viện của nhμ trường, của huyện, tỉnh Tuyên Quang...). Soạn bài Tổng kết từ vựng Soạn Tiết 43 Giảng9A: 9B: TỔNG KẾT TỪ VỰNG I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: - Hệ thống hoá kiến thức về từ vựng đã học từ lớp 6 đến lớp 9 - Biết vận dụng kiến thức đã học khi giao tiếp đọc- hiểu và tạo lập văn bản. 1. Kiến thức: - Nắm được một số khái niệm liên quan đến từ vựng. 2. Kĩ năng: - Cách sử dụng từ hiệu quả trong nói và viết, đọc- hiểu văn bản và tạo lập văn bản. 3. Thái độ: - Có ý thức trau dồi vốn từ, dùng từ chính xác trong bài viết và giao tiếp. II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS: GV: Thiết kế bài dạy, bảng phụ, tài liệu tham khảo. HS: đọc và soạn bài III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Kiểm tra: - Sĩ số: 9A 9B. - Bài cũ: Kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS 2. Bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung *Hoạt động 1:Hướng dẫn học sinh hệ thống hóa kiến thức về từ đơn và từ phức. GV hướng dẫn học sinh ôn lại khái niệm. GV? Thế nào là từ đơn, từ phức ? HS:Từ đơn là từ chỉ có một tiếng: nhà, cửa, biển, hồ - Từ phức là từ có hai hay nhiều tiếng : Quần áo, đẹp đẽ, sạch sành sanh. GV? Từ phức gồm có mấy loại ? HS: Có hai loại từ phức đó là: Từ ghép và từ lày. GV: Hướng dẫn học sinh làm bài tập 2 ở mục I. GV hướng dẫn học sinh tìm từ ghép và từ láy HS: tìm và trình bày. GV nhận xét. * Hoạt động 2:Hướng dẫn học sinh lập bảng thống kê. GV hướng dẫn học sinh ôn lại khái niệm thàng ngữ: GV? Thế nào là thành ngữ cho ví dụ minh họa ? HS: Là cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh. - Nghĩa của thành ngữ có thể bắt nguồn trực tiếp từ nghĩa đen của các từ tạo nên nó nhưng thương thông qua một số phép chuyển nghĩa như ẩn dụ, so sánh. GV: Hướng dẫn học sinh làm bài tập. GV cho hs đọc bài tập và hướng dẫn học sinh giải thích câu các câu thành ngữ và tục ngữ. GV cho hs đọc yêu cầu của bài tập 3. GV hướng dẫn học sinh tìm thành ngữ về các con vật như gà, chó, mèo, cây cối GV: tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm, chia lớp làm 2 nhón thi nhau xem nhóm nào tìm được nhiều thành ngữ GV: Kiến bò miệng chảo - như hổ về rừng - rồng đến nhà tôm - như vịt nghe sấm -Cưỡi ngựa xem hoa GV: hướng dẫn HS Điệu hổ li sơn: có nghĩa là dụ đối phương ra khỏi nơi mà đối phương cóưu thế để dễ bề chinh phục,dễ bề đánh thắng. Công an đã dùng kế điệu hổ li sơn để bắt tên cướp. -Bảy nổi ba chìm:Sống lênh đênh, gian truân,lận đận: GV hướng dẫn học sinh giải thích nghĩa vài từ * Hoạt động 3: Giáo viên hướng dẫn tìm hiểu nghĩa của từ. GV hướng dẫn học sinh ôn lại khái niệm nghĩa của từ: GV: Em hãy nhớ lại kiến thức về nghĩa của từ và cho biết nghĩa của từ là gì ? HS: Nghĩa của từ là nội dung (sự vật, tính chất, quan hệ,) mà từ biểu thị. GV: Em hãy tìm ví dụ và giải thích. GV hướng dẫn cho hs làm bài tập. GV hướng dẫn học sinh làm bài tập HS: trình bày, giáo viên nhận xét. * Hoạt động 4: Hướng dẫn tìm hiểu hiện tượng từ nhiều nghĩa và chuyển nghĩa của từ GV: Thế nào là từ nhiều nghĩa ? cho ví dụ minh họa ? HS trình bày: Từ nhiều nghĩa là 1 từ có hai hay nhiều nghĩa thì gọi đó là từ nhiều nghĩa. Ví dụ: - Ăn: chỉ hoạt động đưa thức ăn vào miệng. - Phân biệt từ nhiều nghĩa với từ đồng âm Mùa xuân là tết trồng cây làm cho đất nước càng ngày càng xuân - xuân1: Nghĩa gốc chỉ mùa xuân,mùa đầu trong bốn mùa của một năm - Xuân2: Nghĩa chuyển:chỉ sự tươi đẹp củ đất nước I. Từ đơn và từ phức. 1. Khái niệm. - Từ đơn là từ chỉ có một tiếng: nhà, cửa, biển, hồ - Từ phức là từ có hai hay nhiều tiếng : Ví dụ: Quần áo, hợp tác xã - Từ phức có hai loại: từ ghép và từ láy. 2. Bài tập 2/122 - Từ ghép: Ngặt nghèo, giam giữ, bó buộc, tươi tốt, bọt bèo, cỏ cây, đưa đón, nhường nhin, rơi rụng, mong muốn. - Từ láy: nho nhỏ, gật gù, lạnh lùng, xa xôi, lấp lánh. 3. Bài tập 3/123. - Giảm nghĩa: trăng trắng, đèm đẹp, nho nhỏ, lành lạnh, nhường nhịn, xôm xốp. - Tăng nghĩa: Sạch sành sanh, sát sàn sạt, nhấp nhô. II. Thành ngữ: 1. Khái niệm: - Là cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh. 2. Bài tập 2/123. a. Thành ngữ: - Đánh trống bỏ dùi: Làm việc không đến nơi đến chốn, thiếu tránh nhiệm. - Được voi đòi tiên: Lòng tham vô độ, có cái này lại đòi cái khác. - Nước mắt cá sấu: Sự thông cảm, thương xót giả dối nhằm đánh lừa người khác. b. Tục ngữ: - Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng: Môi trường XH và hoàn cảnh sống xung quanh có ảnh hưởng đến tính cách và đạo đức của con người. - Chó treo mèo đậy: (nghĩa đen) ngoài ra còn có nghĩa bóng:Muốn bảo vệ mình thì phải tùy cơ ứng biến 3. Bài tập 3/123. - Thành ngữ chỉ động vật: + Như chó với mèo; chó ngáp phải ruồi Hàm chó võ ngựa; lên voi xuống chó; chó chê mèo lắm lông; mèo mù vớ cá rán, mèo già hóa cáo; đầu voi đuôi chuột, được voi đòi tiên, Chuột sa chĩnh gạo, cháy nhà ra mặt chuột, Gà què ăn quẩn cối xay, Thóc đâu mà đãi gà rừng - Thành ngữ chỉ thực vật: + Bãi bể nương dâu, bèo dạt mây trôi, cắn rơm cắn cỏ, cây cao bóng cả.cây nhà lá vườn - Thàng ngữ chỉ sự vật: áo chiếc quần mang, nón mê áo rách, nhà rách vách nát. - Giải thích nghĩa: 4. Bài tập 4/123. - Cá chậu chim lồng (truyện Kiều-Nguyễn Du) - Bảy nổi ba chìm(Bánh trôi nước-Hồ Xuân Hương) - Màn trời chiếu đất (Lục Vân Tiên –Nguyễn Đình Chiểu) - Ra tuồng mèo mả gà đồng Ra tuồng lúng túng chẳng xong bề nào. (Nguyễn Du) III. Nghĩa của từ: 1. Khái niêm: Nghĩa của từ là nội dung (sự vật, tính chất, quan hệ,) mà từ biểu thị. 2. Bài tập 2/123. - Chọn cách hiểu : a. Mẹ: là người phụ nữ, có con, nói trong quan hệ với con. 3. Bài tập 3/123. - Chọn cách giải thích b là đúng IV. Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ. 1. Khái niệm: 2. Bài tập2/ 124 - Từ hoa trong lệ hoa, thềm hoa là nghĩa chuyển (lâm thời) nó chưa làm thay đổi nghĩa của từ, chưa thể đưa vào từ điển, không thể coi đây là hiện tượng nhiều nghĩa. 3. Củng cố. GV? Thế nào là từ ghép, từ láy, từ nhiều nghĩa ? HS: trình bày.gv nhận xét. 4. Hướng dẫn học ở nhà. - Phân tích cách lựa chọn từ ghép, từ láy, thành ngữ trong một văn bản cụ thể - Chuẩn bị bài: Tổng kết từ vựng phần tiếp theo.
Tài liệu đính kèm: