Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Bài 1: Menden và di truyền học (tiếp)

Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Bài 1: Menden và di truyền học (tiếp)

1.Trình bày đối tượng, nội dung và ý nghĩa thực tiễn của di truyền học.

- Đối tượng nghiên cứu của di truyền học là: nghiên cứu bản chất và tính quy luật của hiện tượng di truyền.

- Nội dung của di truyền học:

+ cơ sở vật chất và cơ chế của hiện tượng di truyền

+ Các quy luật di truyền.

+ Nguyên nhân và quy luật biến dị

doc 14 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1075Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Bài 1: Menden và di truyền học (tiếp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 1: MENDEN VÀ DI TRUYỀN HỌC
1.Trình bày đối tượng, nội dung và ý nghĩa thực tiễn của di truyền học.
- Đối tượng nghiên cứu của di truyền học là: nghiên cứu bản chất và tính quy luật của hiện tượng di truyền.
- Nội dung của di truyền học:
+ cơ sở vật chất và cơ chế của hiện tượng di truyền
+ Các quy luật di truyền.
+ Nguyên nhân và quy luật biến dị.
- ý nghĩa: di truyền học đã trở thành cơ sở lí thuyết của khoa học chọn giống. Có vai tèo lớn lao đối với y học, có tầm quan trọng trong công nghệ sinh học hiện đại.
2. Tại sao Menđen lại chọn các cặp tính trạng tương phản để thực hiện các phép lai?
Để dễ chăm sóc và tác động vào các đối tượng nghiên cứu.
Để dễ theo dõi những biểu hiện của tính trạng.
Để dễ thực hiện phép lai.
3. Nội dung cơ bản của phương pháp phân tích các thế hệ lai?
 Lai cặp bố mẹ thuần chủng khác nhau một hay một số cặp tính trạng, theo dõ sự di truyền riêng lẽ của từng cặp tính trạng ở con cháu và dùng tốn thống kê để phân tích các số liệu thu được.
Bài 2 : LAI MỘT CẶP TÍNH TRẠNG
1. Khái niệm kiểu hình? Cho ví dụ?
- Kiểu hình là tổ hợp toàn bộ các tính trạng của cơ thể.
- ví dụ: Đậu Hà lan: hoa đỏ, hoa trắng, thân coa, thân lùn,
2. Nội dung quy luật phân li?
 Khi lai hai bố mẹ khác nhau về một cặp tính trạng thuần chủng tương phản thì F2 có sự phân li tính trạng theo tỉ lệ trung bình 3 trội : 1 lặn.
3. Menđen đã giải thích kết quả thí nghiệm trên đậu Hà lan như thế nào?
	- Thí nghiệm:
	- Giải thích: 
	F1 đều mang tính trạng trội, tính trạng lặn chỉ xuất hiện ở F2 giúp Menđen cho rằng các tính trạng không trộn lẫn vào nhau.
+ Oâng cho rằng môõi tính trạng do 1 cặp nhân tớ di truyền quy định.
+ Oâng giả định, trong tế bào sinh dưỡng, các nhân tố di truyền tồn tại thành từng cặp.
+ Oâng dùng các chữ cái để kí hiệu các nhân tố di truyền.
 Gen A = quy định hoa đỏ (tính trạng trội)
	Gen a = quy định hoa trăng ( tính trạng lặn).
+ sơ đồ lai:
+ Qua sơ đồ, Menđen giải thích kết quả thí nghiệm bằng sự phân li của cặp nhân tố di truyền trong quá trình phát sinh giao tử và sự tổ hợp trong quá trình thụ tinh.
Sự phân li cuiả cặp nhân tố di truyền  ở F1 đã tạo ra 2 loại giao tử với tỉ lệ ngang nhau 1A:1a (đây là luận điểm cơ bản trong quy luật phân li).
Theo ưuy luật phân li, trong quá trình phát sinh giao tử mỗi nhân tố di truyền trong cặp nhân tố di truyền phân li về 1 giao tử và giữ nguyên bản chất của nó như ở cơ thể thuần chủng của P.
Sự tổ hợp các loại giao tử này trong thụ tinh đã tạo ra tỉ lệ ở F2 là 1AA: 2Aa: 1aa.
4. Tại sao khi lai hai cơ thể bố mẹ thuần chủng khác nhau về một cặp tính trạng tương phản thì ở F2 phân li theo tỉ lệ trung bình 3 trội : 1 lặn ?
Các giao tử được kết hợp một cách ngẫu nhiên trong quá trình thụ tinh.
Các NTDT được phân li trong quá trình phát sinh giao tử.
Các giao tử mang gen trội át các giao tử mang gen lặn.
5. Vì sao F2 có sự phân li tính trạng ?
Vì trong cơ thể lai F1 gen lặn không trộn lẫn với gen trội. 
Bài 3 : LAI MỘT CẶP TÍNH TRẠNG (tt)
1.Muốn xác định kiểu gen của cá thể mang tính trạng trội cần phải làm gì?
 - Thực hiện phép lai phân tích. 
- Lai phân tích là phép lai giữa cá thể mang tính trạng trội cần xác định kiểu gen với cá thể mang tính trạng lặn. 
+ nếu kquả là đồng tính ¢ cá thể mang kiểu hình trội có KG đồng hợp (AA).
+ Nếu kquả là phân tính ¢ cá thể mang kiểu hình trội có KG dị hợp (Aa)
2. Tương quan trội – lặn của các tính trạng có ý nghĩa gì trong thực tiễn sản xuất?
- Tương quan trội – lặn là hiện tượng phổ biến ở thế giới sinh vật. Thông thường các tính trạng trội là tính trạng tốt, còn tính trạng lặn là tính trạng xấu. Vì thế, trong sản xuất cần xác định tương quan trội- lặn theo quy luật phân tính, để xác định tính trạng trội và tập trung nhiều gen trội quý vào một kiểu gen để tạo ra giống có giá trị kinh tế cao.
3. So sánh trội không hoàn toàn và trội hoàn toàn
Đặc điểm
Trội không hoàn toàn
Trội hoàn toàn
Kiểu hình F1
Trung gian (hồng)
Trội (đỏ)
Tỉ lệ kiểu hìnhF2
1đỏ:2hồng:1trắng
3 đỏ :1 trắng
Phép lai phân tích được dùng
x
Bài 4: LAI HAI CẶP TÍNH TRẠNG
1. Căn cứ vào đâu mà Menđen cho rằng cá tính trạng màu sắc và hình dạng hạt đậu trong thí nghiệm của mình di truyền độc lập với nhau?
 - Căn cứ vào tỉ lệ kiểu hình F2 bằng tích tỉ lệ của các tính trạng hợp thành nó.
2. Biến dị tổ hợp là gì? Nó xuất hiện ở hình thức sinh sản nào?
- Biến dị tổ hợp là sự tổ hợp lại các tính trạng của bố mẹ làm xuất hiện các kiểu hình khác P.
* Nguyên nhân: do sự phân li độc lập và tổ hợp lại các cặp tính trạng của P.
- Xuất hiện ở sinh sản hữu tính.
3. Thực chất của sự di truyền đọc lập các tính trạng là nhất thiết F2 phải như thế nào? 
- F2 phải có tỉ lệ mỗi kiểu hình bằng tích tỉ lệ các tính trạng hợp thành nó.
4. Tại sao biến dị tổ hợp chỉ xảy ra trong sinh sản hửu tính?
 - vì sinh sản hữu tính mới có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái.
	+ Thông qua giảm phân (phân li độc lập, tổ hợp tự do của các cặp gen tương ứng) đã tạo ra sự đa dạng của các giao tử.
	+ trong thụ tinh, các giao tử kết hợp với nhau một cách ngẫu nhiên đã tạo nhiều tổ hợp gen. 
¢ Xuất hiện nhiều biến dị tổ hợp hơn so với sinh sản vô tính.
Bài 5: LAI HAI CẶP TÍNH TRẠNG (TT)
1. Menden đã giải thích kết quả thí nghiệm lai hai cặp tính trạng của mình như thế nào?
- Xét riêng từng cặp tính trạng đều là 3:1 (3hạt vàng: 1 hạt xanh: 3 hạt trơn: 1 hạt nhăn). Từ đó, Menđen cho rằng mỗi cặp tính trạng do 1 cặp nhân tố di truyền quy định.
- Quy ước: A= quy định hạt vàng
	 a = quy định hạt xanh
	 B= quy định vỏ trơn
	 b = quy định vỏ nhăn
- Sơ đồ lai:
- Menđen giải thích: cơ thể mang kiểu gen AABB qua quá trình phát sinh giao tử cho 1 loại giao tử AB.; tương tự cơ thể mang kiểu gen aabb cho 1 loại giao tử.
 + Sự kết hợp giữa giao tử AB với ab ¢ F 1có kiểu gen AaBb.
 + Khi F1 hình thành giao tử, do sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp gen tương ứng (khả năng giữa A và a với B và b là như nhau) đã tạo ra 4 loại giao tử với tỉ lệ ngang nhau là AB, Ab. aB, ab.
 + Khi các giao tử ở F1 tổ hợp tự do lại với nhau thì F2 thu được 16 tổ hợp.
- Từ những phân tích trên Memđen đã giải thích kết quả thí nghiệm của mình bằng sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp gen quy định các cặp tính trạng đó trong quá trình phát sinh giao tử và thụ tinh.
2. Nội dung của quy luật phân li độc lập?
	Khi lai hai bố mẹ thuần chủng khác nhau về hai cặp tính trạng tương phản di truyền độc lập với nhau thì F2 có tỉ lệ mỗi kiểu hình bằng tích các tỉ lệ của các tính trạng hợp thành nó.
3. Biến dị tổ hợp có ý nghĩa quan trọng đối với chọn giống và tiến hoá?Tại sao ở các loài sinh sản giao phối, biến dị lại phong phú hơn nhiều so với những loài sinh sản vô tính?
* Ý nghĩa:
Tạo nhiều tính trạng khác nhau cho sinh vật.
Sinh vật tăng tính đa dạng và phong phú do đó có nhiều khả năng thích nghi và chọn lọc hơn.
Tạo giống mới có năng xuất cao, phẩm chất tốt.
* ở loài sinh sản hữu tính có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái. Vì vậy ở loài sinh sản hữu tính, biến dị tổ hợp nhanh chóng được nhân lên trong quá trình giao phối.
	( Trên thực tế, các sinh vật bậc cao, kiểu gen có rất nhiều và các gen này thường tồn tại ở thể dị hợp, do đó sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của chúng sẽ tạo ra vô số loại tổ hợp về kiểu gen và kiểu hình ở đời con cháu là rất lớn. ¢ từ đó, xuất hiện nhiều biến dị tổ hợp đối với loài sinh sản hữu tính hơn so với loài sinh sản vô tính).
Bài 8: NHIỄM SẮC THỂ
1. Nêu ví dụ về tính đặc trưng của bộ NSt của mỗi loài sinh vật. Phân biệt bộ NST lưỡng bội và bộ NST đơn bội?
 - Ví dụ: số lượng NST của một số loài.
 Người 2n = 46 , n =23
 Tinh tinh 2n = 48, n = 24
 Gà 	2n = 78, n = 39
 Đậu Hà Lan 2n = 14, n = 7
 Ngô	2n = 20, n= 10
- Phân biệt
NST lưỡng bội
NST đơn bội
- Trong tế bào sinh dưỡng NST tồn tại thành từng cặp tương đồng, kí hiệu 2n NST
- Trong giao tử NST chỉ chứa 1 chiếc của cặp tương đồng, kí hiệu n NST.
2. Cấu trúc điển hình của NST được biểu hiện rõ nhất ở kì nào của quá trình phân chia tế bào? Mô tả cấu trúc đó?
- Cấu trúc điển hình của NST được biểu hiện rõ nhất ở kì giữa của nguyên phân.
- Mô tả cấu trúc NST:
Ở kỳ này NST gồm hai nhiễm sắc tử chị em (crômatic) gắn với nhau ở tâm động (eo thứ nhất) chia nó thành hai cánh.
Tâm động là điểm dính xủa NST vào sợi tơ vô sắc trong thoi phân bào.
Ở kỳ giữa chiều dài của NST đã co ngắn từ 0,5 – 50 m, đường kính từ 0,2 – 2 m 
Có dạng đặc trưng như: hình hạt, hình que, hình chữ V,..
3. Nêu vai trò của SNT đối với sự di truyền các tính trạng?
	NST là cấu trúc mang gen có bản chất là ADN có vai trò quan trọng đối với sự di truyền các tính trạng. Chính sự tự nhân dôi của Adn đã đưa đến sự tự nhân đôi của NST. Thông qua đó, các gen quy định các tính trạng được di truyền qua các thế hệ.
Bài 9,10 : NGUYÊN PHÂN, 	GIẢM PHÂN
1. Những biến đổi hình thái NST được biểu hiện qua sự đóng và duổi xoắn điển hình ở các kỳ nào? Tại sao nói sự đóng xoắn và duỗi xoắn của NST có tính chất chu kì?
- Mức độ đóng, duỗi xoắn của NST diễn ra qua các kì của chu kì tế bào 
+ Dạng sợi : (duỗi xoắn) ở kì trung gian
+ Dạng đặc trưng (đóng xoắn cực đại ) ở kì giữa.
- sự đóng xoắn và duỗi xoắn của NST có tính chất chu kì : đóng xoắn cực đại ở kì giữa, bắt đầu đóng xoắn ở kì đầu và tháo xoắn ở kì cuối. Sau 1 chu kì tế bào thì hoạt động đóng và duỗi xoắn được lập lại.
 **** Ý nghĩa của sự đóng và duỗi xoắn này:
 + Sự duỗi xoắn: giúp NST tự nhân đôi
+ Sự đóng xoắn cực đại: giúp NST phân li nhờ đó mà quá trình nguyên phân mới diễn ra.
2. Diễn b ... làm biến đổi vật chất di truyền, gây bệnh, tật di truyền.
(cĩ thể giải thích: hầu hết các thải độc cĩ trong lịng đất hoặc các vật xung quanh ta thường xuyên phân rã xâm nhập vào động, thực vật rồi vào người, người sử dụng chúng làm thức ăn, chúng tích luỹ trong mơ xương, mơ máu, tuyến sinh dục gây ung thư máu, các khối u, đột biến.).
Bài 31 : CÔNG NGHỆ TẾ BÀO
1.Cơng nghệ tế bào là gì ? gồm những cơng đoạn thiết yếu nào ?
* Cơng nghệ tế bào: là ngành kĩ thuật về quy trình ứng dụng phương pháp nuơi cấy tế bào hoặc mơ để tạo ra cơ quan hoặc cơ thể hồn chỉnh.
Cơng nghệ tế bào gồm 2 cơng đoạn thiết yếu:
+ Tách tế bào hoặc mơ từ cơ thể rồi mang nuơi cấy ở mơi trường dinh dưỡng để tạo mơ non (mơ sẹo).
+ Dùng hoocmơn sinh trưởng kích thích mơ sẹo phân hố thành cơ quan hoặc cơ thể hồn chỉnh.
2. Hãy nêu những ưu điểm và triển vọng của nhân giống vơ tính trong ống nghiệm?
 - * Ưu điểm:
 Nhân giống vơ tính trong ống nghiệm là phương pháp cĩ hiệu quả, tăng nhanh số lượng cá thể, đáp ứng yêu cầu của sản xuất. (Giúp cho việc bảo tồn một số nguồn gen thục vật quý‎ hiếm cĩ nguy cơ bị tuyệt chủng)
*Triển vọng: Nhân nhanh nguồn gen quí hiếm cĩ nguy cơ bị tuyệt chủng. Đối với động vật việc nhân bản vơ tính để tạo cơ quan nọi tạng động vật từ các tế bào động vật đã được chuyển gen người mở ra khả năng chủ động cung cấp các cơ quan thay thế cho các bệnh nhân bị hỏng các cơ quan tương ứng.
Bài 32: CÔNG NGHỆ GEN
1. Kỹ thuật gen là gì ? gồm những khâu nào?Cơng nghệ gen là gì ?
* Kỹ thuật gen: là tập hợp những biện pháp kỹ thuật tác động lên AND cho phép chuyển gen từ một cá thể của mottj lồi sang cá thể của lồi khác.
* Kỹ thuật gen gồm 3 khâu cơ bản:
+ khâu 1: Tách ADN NST của tế bào cho và tách phân tử ADN dùng làm thể truyền từ vi khuẩn hoặc vi rút.
+ khâu 2: Tạo AND tái tổ hợp. AND của tế bào cho và phân tử AND làm thể truyền được cắt ở vị trí xác định nhờ enzim cắt chuyên biệt, ngay lập tức, ghép đoạn AND của tế bào cho vào AND làm thể truyền nhờ enzim nối.
+ khâu 3: Chuyển AND tái tổ hợp vào tế bào nhận, tạo điều kiện cho gen đã ghép được biểu hiện.
-Cơng nghệ gen là ngành kỹ thuật về 
qui trình ứng dụng kĩ thuật gen 
* cơng nghệ gen: là ngành kỹ thuật về quy trình ứng dụng kỹ thuật gen.
2. Trong sản xuất và đời sống, cơng nghệ gen được ứng dụng trong những lĩnh vực chủ yếu nào?
Trong sản xuất và đời sống, cơng nghệ gen được ứng dụng để chuyển gen; tạo ra các chủng vi sinh vật mới, các thực vật cà động vật được chuyển gen.
3. Cơng nghệ sinh học là gì? Gồm những lĩnh vực nào? Cho biết vai trị của Cơng nghệ sinh học và từng lĩnh vực của nĩ trong sản xuất và đời sống?
* cơng nghệ sinh học: là nghành cơng nghệ sử dụng tế bào sống và các quá trình sinh học đề tạo ra các sản phẩm sinh học cần thiết cho con người. 
* Các lĩnh vực trong cơng nghệ sinh học: 
+Cơng nghệ lên men để sản xuất ra các chế phẩm vi sinh dùng trong chăn nuơi, trồng trọt và bảo quản. 
+Cơng nghệ tế bào thực vật và động vật.
+ Cơng nghệ chuyển nhân phơi
+ Cơng nghệ xử lí mơi trường.
+ cơng nghệ enzim/Prơtêin (để sản xuất axit amin từ nhiều nguồn nguyên liệu, chế tạo ra các chất cảm ứng sinh học và thuốc phát hiện chất độc.)
+ Cơng nghệ gen (là cơng nghệ cao, quyết định sự thành cơng của cuộc các mạng sinh học)
+ Cơng nghệ y – dược
Bài 33: GÂY ĐỘT BIẾN NHÂN TẠO TRONG CHỌN GIỐNG
1. Tại sao người ta cần chọn tác nhân cụ thể khi gây đột biến?
 Vì các tác nhân cĩ tác dụng khác nhau tới cơ sở vật chất di truyền.
+ tia phĩng xạ cĩ sức xuyên sâu, dễ gây đột biến gen và đột biến NST.
+ tia tử ngoại cĩ sức xuyên kém nên chỉ dùng để xử kí vật liệu cĩ kích thước bé.
+ các loại hố chất cĩ tác động chuyên biệt, đặc thù đối với loại nuclêơtit nhất định của gen.
2. Khi gây đột biến bằng tác nhân vật lí và hố học, người ta thường sử dụng các biện pháp nào?
 - Tác nhân vật lí: Người ta chiếu xạ với cường độ và liều lượng thích hợp vào hạt khơ, hạt nảy mầm, đỉnh sinh trưởng của thân và cành, hạt phấn, bầu nhuỵ hoặc vào mơ nuơi cấy.
 - Tác nhân hố học: Người ta ngâm hạt khơ, hạt nảy mầm trong khoảng thời gian nhất định vào dung dịch hố chất cĩ nồng độ thích hợp, tiêm dung dịch hố chất vào bầu nhuỵ hoặc dùng que cuốn bơng cĩ tẩm hố chất đặt vào đỉnh sinh trưởng của thân và cành. Đối với động vật, cĩ thể cho hố chất tác động lên tinh hồn hoặc buồng trứng.
+Dung dịch hố chất tác động lên phân tử AND làm thay thế cặp nuclêơtít, mất cặp nuclêơtit hay cản trở sự hình thành thoi vơ sắc.
3. hãy nêu một vài thành tựu của việc sử dụng đột biến nhân tạo trong chọn giống động vật, thực vật và vi sinh vật?
* Đối với vật nuơi 
- Chỉ sử dụng động vật bậc thấp, cĩ thể cho hố chất tác động vào tinh trùng hoặc buồng trứng.
- Các động vật bậc cao cơ quan sinh sản nằm sâu trong cơ thể, dễ gây chết khi xử lý bằng tác nhân lý hố.
* Trong chọn giống cây trồng 
- Chú ý các đột biến kháng bệnh, khả năng chống chịu tốt, rút ngắn thời gian sinh trưởng, cho năng suất chất lượng cao
- Chọn đột biến cĩ lợi nhân thành giống mới hoặc dùng làm bố mẹ để lai tạo giống.
*Trong chọn giống vi sinh vật 
(Phổ biến là phương pháp gây đột biến và chọn lọc)
-Chọn các thể đột biến tạo ra chất cĩ hoạt tính cao 
-Chọn thể đột biến sinh trưởng mạnh để tăng sinh khối ở nấm men và vi khuẩn 
-Chọn các thể đột biến cĩ vai trị kháng nguyên, gây miễn dịch ổn định.
Bài 34: THOÁI HOÁ DO TỰ THỤ PHẤN VÀ GIAO PHỐI GẦN
1. Vì sao tự thụ phấn bắt buột ở cây giao phấn và giao phối gần ở động vật qua nhiều thế hệ cĩ thể gây ra hiện tượng thối hố? Cho ví dụ?
* Khái niệm 
-Thối hố :là hiện tượng các thế hệ con cháu cĩ sức sống kém dần ,bộc lộ tính trạng xấu, năng suất giảm. 
-Giao phối gần (giao phối cận huyết ): là sự giao phối giữa con cái sinh ra từ 1 cặp bố mẹ hoặc giữa bố mẹ với con cái.
* Tự thụ phấn bắt buột ở cây giao phấn và giao phối gần ở động vật qua nhiều thế hệ cĩ thể gây ra hiện tượng thối hố Vì: tạo ra các cặp gen lặn đồng hợp gây hại (mà gen lặn thường là tính trạng xấu, khi ở thể dị hợp khơng biểu hiện ra kiểu hình, chỉ biểu hiện ở thể đồng hợp).
* Ví dụ: 
-Ở thực vật: Cây ngơ tự thụ phấn sau nhiều thế hệ chiều cao cây giảm,bắp dị dạng, hạt ít.
-Ở động vật: Thế hệ con cháu sinh trưởng phát triển yếu, quái thái, dị tật bẩm sinh .
2. Trong chọn giống người ta dùng hai phương pháp tự thụ phấn bắt buộc và giao phối gần nhằm mục đích gì?
 	Để cũng cố và duy trì một số tính trạng mong muốn, tạo dịng thuần, thuận lợi cho sự đánh giá kiểu gen từng dịng, phát hiện các gen xấu để loại bỏ khỏi quần thể.
Bài 35: ƯU THẾ LAI
1. Ưu thế lai là gì? Cho biết cơ sở di truyền của hiện tượng trên? Tại sao khơng dùng cơ thể lai F1 để nhân giống? Muốn duy trì ưu thế lai thì phải dùng biện pháp gì?
 *Ưu thế lai: là hiện tượng cơ thể lai F1 cĩ sức sống cao hơn, sinh trưởng nhanh hơn, phát triển mạnh, chống chịu tốt, các tính trạng năng suất cao hơn trung bình giữa bố mẹ hoặc vượt trội cả hai bố mẹ.
* Cơ sở di truyền: -Tính trạng số lượng (hình thái, năng suất )do nhiều gen trội qui định.
 -Lai 2 dịng thuần (kiểu gen đồng hợp) với nhau, con lai F1 cĩ các cặp gen ở trạng thái dị hợp chỉ biểu hiện tính trạng của gen trội.
VD: Một dịng thuần mang 2 gen trội lai với một dịng thuần mang 1 gen trội sẽ cho cơ thể lai F1 mang 3 gen trội.
P : aaBBCC x AAbbcc à F1: AaBbCc 
* Khơng dùng cơ thể lai F1 để nhân giống vì: nếu làm giống thì ở đời sau, qua phân li sẽ xuất hiện các kiểu gen đồng hợp về các gen lặn cĩ hại, ưu thế lai giảm. (ưu thế lai giảm dần qua các hế hệ)
* Muốn duy trì ưu thế lai phải dùng biện pháp nhân giống vơ tính (bằng giâm cành, chiết cành, ghép,)
2. Trong chọn giống cây trồng, người ta dùng biện pháp gì để tạo ưu thế lai? Phương pháp nào được dùng phổ biến nhất, tại sao?
 - Người ta thường dùng phương pháp:
+ lai khác dịng: tạo hai dịng tự thụ phấn rồi cho chúng giao phấn với nhau.(thành cơng ở Lúa, Ngơ). 
+ lai khác thứ: Là tổ hợp giữa hai thứ hoặc nhiều thứ của cùng một lồi.
- Phương pháp lai khác dịng được sử dụng phổ biến hơn vì: phương pháp này đã tạo ra nhiều giống cây trồng cho năng suất cao hơn so với các giống cây thuần tốt nhất. Ví dụ: Lúa F1 cĩ năng suất cao hơn 30-40% so với các giống thuần tốt nhất.
3. Lai kinh tế là gì? ở nước ta lai kinh tế được thể hiện dưới hình thức nào? Cho ví dụ?
* Là phép lai giữa cặp vật nuơi bố mẹ thuộc hai dịng thuần khác nhau rồi dùng con lai F1 làm sản phẩm, khơng dùng nĩ làm giống.
* Nước ta, lai kinh tế được dùng phổ biến nhất là dùng con cái thuộc giống trong nước giao phối với con đực cao sản thuộc giống nhập nội. Con lai vừa cĩ khả năng thích nghi với điều kiện khí hậu (đặc điểm thích nghi của mẹ) vừa cĩ năng suất cao của bố.
* Ví dụ: dùng con cái là Lợn Ỉ Mĩng Cái (cĩ đặc tính mén đẻ, thịt thơm ngon, chống chịu tốt) x Lợn Đại Bạch (cĩ khả năng tăng trọng nhanh cho năng suất cao) ¢ con lai F1 cĩ nhiều tính trạng quý như thịt thơm ngon, sức chống chịu tốt, tăng trọng nhanh.
Bài 36:CÁC PHƯƠNG PHÁP CHỌN LỌC
1. Phương pháp chọn lọc hàng loạt một lần và hai lần được tiến hành như thế nào, cĩ ưu nhược điểm gì và thích hợp với loại đối tượng nào?
* Phương pháp chọn lọc hàng loạt một lần được tiến hành như sau: Năm thứ nhất (năm I) người ta trồng giống ban đầu để chọn lọc các cây ưu tú phù hợp với mục đích chọn lọc. Hạt của các cây ưu tú được thu hoạch chung để làm giống cho vụ sau (năm II). ở năm II, so sánh giống tạo ra bằng chọn lọc hàng loạt, được gọi là “ giống chọn hàng loạt” với giống ban đầu và gống đối chứng (giống tốt đang được sử dụng đại trà trong sản suất).
	Qua đánh giá so sánh, nếu giống chọn hàng loạt đã đạt yêu cầu so với yêu cầu đặt ra, hơn hẳn giống ban đầu thì khơng cần chọn lần 2.
 	Nếu giống chọn lọc thối hố nghiêm trọng, khơng đồng nhất về chiều cao và khả năng sinh trưởng, thì tiếp tục chọn lọc lần 2, cho đến khi nào vượt được giống ban đầu.
* Ưu điểm: đơn giản, dễ làm, ít tốn kém, cĩ thể áp dụng rộng rãi.
* Nhược điểm: chỉ dựa vào kiểu hình nên dễ nhầm với thường biến phát sinh do khí hậu và địa hình.
Phương pháp này thích hợp với cả cây giao phấn, cây tự thụ phấn và vật nuơi.
2. Phương pháp chọn lọc cá thể được tiến hành như thế nào? cĩ ưu nhược điểm gì so với phương pháp chọn lọc hàng loạt và thích hợp với đối tượng nào?
* Phương pháp chọn lọc cá thể được tiến hành như sau: Ở năm I, trên ruộng chọn giống khởi đầu, người ta chọn ra những cá thể tốt nhất. Hạt của mỗi cây được gieo riêng từng dịng để so sánh (năm II).
	Ở năm II, người ta so sánh các dịng với nhau, so với giống gốc và giống đối chứng để chọn dịng tốt nhất, đáp ứng mục tiêu đặt ra. Trường hợp cịn chưa đạt yêu cầu thì tiến hành chọc lọc cá thể lần 2.
* Ưu điểm: kết hợp được việc đánh giá dựa trên kiểu hình với kiểm tra kiểu gen nhanh chĩng, đạt hiệu quả. 
+Nhược điểm: Theo dõi cơng phu khĩ áp dụng rộng rãi 
* Chọn lọc cá thể thích hợp với cây tự thụ phấn.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiai Sinh.doc