Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Các quy luật về di truyền (bổ sung)

Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Các quy luật về di truyền (bổ sung)

Câu1: Vì sao hiện tượng DTLK lại hạn chế sự xuất hiện BDTH?

Trả lời:

 -Trong cơ thể sinh vật chứa rất nhiều gen.

 -Theo Menđen thì mỗi gen nằm trên 1 NST và di truyền độc lập với nhau do đó qua quá trình giảm phân sẽ tạo ra vô số loại giao tử và qua quá trình thụ tinh sẽ tổ hợp tự do cỏc loại giao tử tạo ra vô số các biến dị tổ hợp

doc 8 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1504Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Các quy luật về di truyền (bổ sung)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CÁC QUY LUẬT DI TRUYỀN (bổ sung)
Câu1: Vì sao hiện tượng DTLK lại hạn chế sự xuất hiện BDTH?
Trả lời: 
	-Trong cơ thể sinh vật chứa rất nhiều gen.
	-Theo Menđen thì mỗi gen nằm trên 1 NST và di truyền độc lập với nhau do đó qua quá trình giảm phân sẽ tạo ra vô số loại giao tử và qua quá trình thụ tinh sẽ tổ hợp tự do cỏc loại giao tử tạo ra vô số các biến dị tổ hợp.
	-Còn theo Moocgan thì nhiều gen nằm trên 1 NST và các gen đó di truyền liên kết với nhau, trong quỏ trỡnh phỏt sinh giao tử chỳng cựng phõn li về một giao tử.
*Do đó trong trường hợp P thuần chủng khác nhau về 2, 3 hay nhiều cặp tính trạng được quy định bởi những cặp gen nằm trên cùng 1 cặp NST, thì ở F2 vẫn thu được những KH giống bố mẹ và phân li theo tỉ lệ 3:1, giống như trong trường hợp lai một cặp tính trạng ( tức là không làm xuất hiện các BDTH ). 
	Vậy di truyền liờn kết hạn chế xuất hiện cỏc biến dị tổ hợp.
Câu 2: Hiện tượng DTLK đã bổ sung cho quy luật PLĐL của Menđen như thế nào ?
Trả lời:
	- Khi giải thích các thí nghiệm ( Định luật ) của mình Menđen cho rằng các tính trạng được quy định bởi các nhân tố di truyền.Và sau này thì đã được Moocgan khẳng định nhân tố di truyền chính là các gen tồn tại trên NST.
	- Theo Menđen thì mỗi gen nằm trên 1 NST và di truyền độc lập với nhau, nhưng trên thực tế với mỗi loài SV thì số lượng gen trong tế bào là rất lớn nhưng số lượng NST lại có hạn do đó theo Moocgan là trên 1 NST có thể chứa nhiều gen và các gen đó đã di truyền cùng nhau ( phụ thuộc vào nhau). 
Câu 3: Nêu ý nghĩa của sự phân li ĐL của các cặp tính trạng? vì sao nói rằng BDTH có ý nghĩa quan trọng đối với chọn giống?
Trả lời 
	a. ý nghĩa của sự phân li độc lập các cặp tính trạng:
	Hiện tượng phân li độc lập của các cặp tính trạng là cơ sở tạo ra nhiều biến dị tổ hợp, làm phong phú và đa dạng về KG và KH của sinh vật, có ý nghĩa quan trọng đối với tiến hoá và chọn giống.
b. Biến dị tổ hợp có ý nghĩa đối chọn giống thể hiện:
 Trong chọn giống: nhờ có BDTH, trong các quần thể vật nuôi hay cây trồng luôn làm xuất hiện các tính trạng mới, qua đó giúp con người dễ dàng chọn lựa và giữ lại những dạng cơ thể ( những biến dị ) mang các đặc điểm phù hợp với lợi ích của con người để làm giống hoặc đưa vào sản xuất để tạo ra những giống cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao.
Câu 4: Vì sao BDTH là rất phong phú ở các loài giao phối? Vì sao ở các loài SS sinh dưỡng không có loại biến dị này? 
Trả lời:
 	- BDTH là rất phong phú ở các loài giao phối vì: trong cơ thể của sinh vật số lượng gen là rất nhiều, và phần lớn các gen tồn tại ở trạng thái dị hợp do đó trong quá trình phát sinh giao tử đã tạo ra vô số các loại giao tử ( nếu có n cặp gen dị hợp phân li độc lập sẽ cho ra 2n loại giao tử ) , và trong quá trình thụ tinh các loại giao tử đó lại tổ hợp tự do ngẫu nhiên với nhau do đó đã tạo ra vô số các biến dị tổ hợp, tạo nên sự đa dạng về KG, phong phú về KH ở các loài giao phối.
	- ở các loài SS sinh dưỡng thì lớn lên và phát triển chủ yếu bằng hình thức nguyên phân không có sự kết hợp của giao tử đực và giao tử cái do đó thế hệ con cái sinh ra là giống với cơ thể bố mẹ ban đầu. 
VD: hiện tượng gặp phổ biến trong tự nhiên là hình thức giâm, chiết, ghép cây.
Câu 5: : Sự DTĐL của các cặp tính trạng là gì ? Nguyên nhân của hiện tượng nói trên và cho VD để chứng minh?
 Trả lời:
 a: Sự DTĐL của các cặp tính trạng 
-Là hiện tượng các cặp tính trạng di truyền không thuộc vào nhau.Sự di truyền của cặp tính trạng này độc lập với sự di truyền của các cặp tính trạng khác
b.Nguyên nhân:
-Các cặp gen qui định các cặp tính trạng nằm trên các cặp NST khác nhau.Vì vậy trong giảm phân, các cặp gen này PLĐL cùng với các cặp NST mang chúng, trong thụ tinh các cặp gen lại có khả năng tổ hợp tự do với nhau
c.VD: Pt/c vàng trơn x xanh nhăn (giao phấn)
 	F1:100% Vàng ,trơn
 	F1 x F1 : vàng trơn x vàng ,trơn
 	 F2: 9 V-T: 3V-N: 3X-T :1X-N
-Qua kết quả trên thấy ở P, F1 gen qui định hạt vàng tổ hợp với gen qui định hạt trơn,xanh với nhăn .Tuy nhiên do các gen PLĐL và tổ hợp tự do nên xuất
hiện 2 kiểu hình mới :xanh-trơn và xanh- nhăn
-Có thể khái quát sự xuất hiện kiểu hình do sự PLĐL và tổ hợp tự do của các gen qui định các tính trạng
(V-X). (T-N)= 2x2 =4 KH (V-T ; V-N; X-T ; X-N)
CHƯƠNG II: NHIỄM SẮC THỂ (bổ sung)
Câu 1: Hãy giải thích ý nghĩa của nguyên phân (NP) đối với di truyền, đối với sinh trưởng, phỏt triển của cơ thể.
Trả lời:
àĐối với Di Truyền:
-NP là phương thức truyền đạt, ổn định bộ NST đặc trưng của loai qua các thế hệ TB trong quá trình phát sinh cá thể ở các loài sinh sản vô tính
 Bộ NST đặc trưng của loài được ổn định qua các thế hệ nhờ sự kết hợp giữa 2 cơ chế nhõn đụi NST (kì TG) và phân li NST (Kì sau)
àĐối với sinh trưởng, phát triển cơ thể:
-NP làm số lượng TB tăng g mô, cơ quan phát triển g cơ thể đa bào lớn lên
-NP phát triển mạnh ở các mô, cơ quan còn non. NP bị ức chế khi mô, cơ quan đạt tới khối lượng tới hạn.
-NP tạo các TB mới thay thế các TB bị tổn thương( chết)
Câu 2: Cơ chế nào đảm bảo cho bộ NST của loài ổn định? Những chức năng cơ bản của NST? 
Trả lời: 
Cơ chế đảm bảo cho bộ NST của loài ổn định:
- ở các loài giao phối bộ NST của loài được duy trì ổn định qua các thế hệ cơ thể nhờ sự kết hợp 3 quá trình: Nguyên phân, giảm phân, thụ tinh. 
Trong đó các sự kiện quan trọng nhất là: sự tự nhân đôi, phân li, tổ hợp của các NST trong nguyên phân và giảm phân, sự tổ hợp các NST tương đồng có nguồn gốc từ bố và từ mẹ trong quá trình thụ tinh.
+ Nhờ khả năng tự nhân đôi và phân li chính xác mà bộ NST lưỡng bội từ hợp tử được sao chép y nguyên cho tế bào con.
+ Nhờ sự tự nhân đôi, kết hợp với sự phân li độc lập của các NST tương đồng trong giảm phân mà tạo nên các giao tử chứa bộ NST đơn bội.
+ Trong quá trình thụ tinh 2 giao tử đơn bội của cơ thể đực và cơ thể cái kết hợp với nhau, do đó mà bộ NST lưỡng bội củat loài được khôi phục.
- ở các loài sinh sản sinh dưỡng bộ NST của loài được duy trì ổn định qua các thế hệ nhờ cơ chế nguyên phân.
2. Chức năng cơ bản của NST:
- Là vật chất mang thông tin di truyền 
- Có khả năng tự nhân đôi, phân li, tổ hợp trong nguyên phân, giảm phân, thụ tinh nhằm đảm bảo sự truyền đạt thông tin di truyền ổn định ở cấp độ tế bào.
- NST chứa các gen có cấu trúc khác nhau, mỗi gen giữ một chức năng di truyền nhất định.
- Những biến đổi về số lượng, cấu trúc của NST sẽ gây ra những biến đổi ở các tính trạng di truyền.
Câu 3: Trình bày vai trò của cặp NST thứ 23 trong việc xác định giới tính ở người?
Trả lời
 - ở người cặp NST số 23 là cặp NST giới tính có vai trò xác định giới tính ở người, trong đó: 
+ ở nam giới cặp này gồm 2 chiếc: 1 chiếc hình gậy, 1 chiếc hình móc và được kí hiệu là XY.
+ ở nữ giới cặp NST này gồm 2 chiếc giống nhau và có hình gậy, được kí hiệu là XX
 - NST giới tính mang các gen quy định các tính trạng liên quan và không liên quan tới giới tính.
Câu 4: Trình bày cơ chế NST xác định giới tính ở người?
Trả lời
 - Cơ chế NST xác định giới tính ở người được xác định bởi sự kết hợp 2 cơ chế là phân li của cặp NST giới tính trong GP và tổ hợp NST giới tính trong thụ tinh. 
	+ ở nam giới khi giảm phân cho 2 loại tinh trùng mang X và mang Y với tỉ lệ ngang nhau; ở nữ giới khi giảm phân chỉ tạo ra 1 loại trứng mang X.
	+ Khi thụ tinh, nếu TB trứng gặp tinh trùng mang X thì hợp tử có cặp NST giới tính XX, phát triển thành con gái; nếu TB trứng gặp tinh trùng mang Y thì hợp tử có cặp NST giới tính XY, phát triển thành con trai.
	Viết sơ đồ về cơ chế hình thành giới tính ở người (SGK)
Vì số lượng 2 loại tinh trùng mang X và mang Y chiếm tỉ lệ tương đương nên tỉ lệ con trai và con gái xấp xỉ bằng nhau. ( 1:1)
Câu 5: Khái niệm về thụ tinh. Giải thích ý nghĩa của giảm phân và thụ tinh
Trả lời
1. Khái niệm về thụ tinh
	Thụ tinh là sự kết hợp giữa 1 giao tử đực ( tinh trùng ) và 1 giao tử cái ( Trứng ) để tạo thành hợp tử.
2. ý nghĩa của GP,TT: 
+ Trong quá trình giảm phân đã tạo ra các giao tử trong đó bộ NST giảm đi 1 nửa (n) nhờ qua quá trình thụ tinh bộ NST của loài được khôi phục. Vậy hai quá trình giảm phân và thụ tinh giúp ổn định bộ NST ( 2n) đặc trưng qua các thế hệ của loài
 	+ Trong giảm phân có xảy ra hiện tượng phân li độc lập, tổ hợp tự do của NST đã tạo nên nhiều loại giao tử khác nhau về nguồn gốc. 
+ Trong quá trình thụ tinh có sự kết hợp ngẫu nhiên của các loại giao tử đã tạo nên vô số biến dị tổ hợp, từ đó tạo nên sự đa dạng, phong phú ở những loài sinh sản hữu tính.
CƠ SỞ VẬT CHẤT DI TRUYỀN
AND – ARN - PROTEIN
Câu 1: Nờu đặc điểm cấu tạo hoá học, và cấu trỳc khụng gian của ADN? 
a. Cấu tạo hoá học:
- AND là một loại axit nuclêic, được cấu tạo từ các nguyên tố hoá học C, H, O, N và P
- AND thuộc loại đại phân tử có kích thước lớn có thể dài tới hàng trăm mircômét và khối lượng đạt tới hàng triệu đơn vị cácbon.
- AND được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, gồm nhiều đơn phân. Đơn phân là Nuclêôtít, mỗi nuclêôtit có khối lượng trung bình là 300 đvC và kích thước trung bình là 3,4 Ao, bao gồm 3 thành phần:
 + Một phân tử axit phốtphoric: H3PO4
 + Một phân tử đường đêôxiribô C5H10O4
 + Một trong 4 loại bazơ nitơ: A,T, G, X
- Các loại nuclêôtít liên kết với nhau bằng liên kết hoá trị giữa các axit phốtphoric của nuclêôtít này với phân tử đường của nuclêôtít kế tiếp hình thành nên chuỗi pôlinuclêôtít
- Bốn loại Nuclêôtít sắp xếp với thành phần, số lượng và trình tự sắp xếp khác nhau tạo cho AND có tính đa dạng và tính đặc thù là cơ sở cho tính đa dạng và đặc thù ở các loài sinh vật
b. Cấu trúc không gian:
- AND là một chuỗi xoắn kép gồm hai mạch polinuclêôtít quấn quanh một trục tưởng tượng theo chiều từ trái sang phải. 
- Các nuclêôtít trên hai mạch liên kết với nhau theo nguyên tắc bổ sung: A liên kết với T bằng hai liên kết hiđrô, G liên kết với X bằng ba liên kết hiđrô.
- Các nuclêôtít liên kết với nhau tạo nên các vòng xoắn, mỗi vòng xoắn gồm 10 cặp nuclêôtít, có đường kính 20Ao và chiều dài là 34Ao
- Dựa vào nguyên tắc bổ sung, nếu biết trình tự sắp xếp của một mạch thì có thể suy ra trình tự sắp xếp của mạch còn lại và trong phân tử AND luôn có : A = T, G = X , tỉ số hàm lượng luôn là một hằng số khác nhau cho từng loài
Câu 2: Tính đặc trưng và đa dạng của ADN được thể hiện như thế nào? 
Trả lời
 Tính đặc trưng của ADN:
- Từ 4 loại nu ( A,T,G,X ) với số lượng và những cách sắp xếp xác định đã tạo ra các loại phân tử ADN đặc trưng bởi bởi số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp của các nu. Từ đó đã tạo nên tính đặc trưng của ADN.
- Đặc trưng bởi tỉ lệ 
- Đặc trưng bởi số lượng, thành phần, trình tự sắp xếp các gen trong nhóm gen liên kết 
Tính đa dạng của ADN:
	- Với 4 loại nu với số lượng và những cách sắp xếp khác nhau đã tạo ra vô số loại phân tử AND khác nhau bởi số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp của các nu. Từ đó đã tạo nên tính đa dạng của AND.
Câu 3: Hãy nêu các chức năng của ADN? để thực hiện được các chức năng đó, phân tử AND có những đặc điểm cấu tạo và hoạt động ntn?
 Trả lời:
* Chức năng lưu giữ TTDT
 Truyền đạt TTDT qua các thế hệ TB và cơ thể khác loài
a. ADN nơi lưu giữ thông tin di truyền:
	- Bản chất hoá học của gen là ADN.
	- ADN chứa các gen, các gen khác nhau được phân bố dọc theo chiều dài của phân tử ADN, mà mỗi gen lại mang thông tin di truyền về cấu trúc của 1 loại Prôtêin. Do đó ta nói ADN là nơi lưu giữ thông tin di truyền.
	- ADN có khả năng bị biến đổi hình thành những thông tin di truyền mới
b. ADN có vai trò truyền đạt thông tin di truyền:
	ADN có khả năng tự nhân đôi, từ đó dẫn tới sự tự nhân đôi của NST trong quá trình nguyên phân và giảm phân, do đó thông tin di truyền được di truyền ổn định qua các thế hệ, đảm bảo sự sinh sôi nảy nở của SV.
Câu 4: Giải thích vì sao người ta nói sự nhõn đôi của ADN có nguyên tắc bán bảo toàn? Điều đó có ý nghĩa gì trong quá trình truyền đạt TTDT ? Giải thích?
 Trả lời:
- Nguyờn tắc bán bảo toàn: Giữ lại 1 nửa ( mạch cũ của ADN mẹ, mạch mới bổ sung hoàn toàn)
- Qúa trình tự nhân 2 của ADN: ADN mẹ tỏch theo chiều dọc tạo thành 2 mạch đơn
- Kết quả từ 1 ADN mẹ đ 2 ADN con giống nhau và giống mẹ. Trong mỗi ADN con có 1 mạch của mẹ, 1 mạch của mụi trường. 
- ý nghĩa: Nhờ giữ lại 1 mạch của mẹ làm mạch khuôn và các nu liên két theo NTBS đ các nu liờn két theo đúng trật tự đ 2 ADN con giống hệt nhau và giống mẹ đ TTDT được truyền qua thế hệ sau được ổn định .
Câu 5: Trình bày khái niệm về gen? Nêu các điểm giống và khác nhau giữa gen với ADN và mối liên quan giữa hoạt động ADN với hoạt động của gen?
Trả lời:
* Khái niệm về gen:
- Gen là một đoạn của phân tử ADN có chức năng di truyền xác định. 
- Mỗi gen chứa thông tin qui định cấu trúc của một loại pr nào đóđ gen cấu trúc. 
- Trung bình mỗi gen cấu trúc thường có từ 600 cặp đ 1500 cặp nu. 
- Số lượng trong TB rất lớn. Ruồi giấm (2n=8) cú 4000 gen
* So sánh giữa AND và gen
 - Giống nhau: 
	+ Đều cấu tạo từ C, H, O, N, P, Cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, các đơn phân gồm 4 loại nu
 + Đều có cấu trúc 2 mạch xoắn lại, các nu trên 2 mạch liên kết bởi liên kết H theo NTBS
- Khác nhau:
 Gen có kích thước, khối lượng nhỏ, ADN chứa nhiều gen
* Liên quan trong hoạt động của ADN với hoạt động của gen
- ADN tháo xoắn và nhân đụi và truyền TTDT
Câu 6: Mô tả cấu tạo hoá học chung của các loại ARN? Chức năng của các loại ARN trong TB?
 Trả lời:
* Cấu tạo ARN:
- ARN là một loại axit nuclêic, được cấu tạo từ các nguyên tố hoá học C, H, O, N và P
- ARN thuộc loại đại phân tử có kích thước và khối lượng lớn nhưng nhỏ hơn nhiều so với ADN
- ARN được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, gồm nhiều đơn phân. Đơn phân là ribônuclêôtít, mỗi ribônuclêôtit có khối lượng trung bình là 300 đvC và kích thước trung bình là 3,4 Ao, bao gồm 3 thành phần:
 + Một phân tử axit phốtphoric: H3PO4
 + Một phân tử đường ribô C5H10O5
 + Một trong 4 loại bazơ nitơ: A, U, G, X
- Bốn loại ribônuclêôtít sắp xếp với thành phần, số lượng và trình tự sắp xếp khác nhau tạo cho ARN có tính đa dạng và tính đặc trưng
- Có 3 loại ARN :
 + ARN thông tin(mARN): có chức năng sao chép truyền đạt thông tin di truyền về cấu trúc của phân tử Prôtêin được tổng hợp từ AND tới ribôxôm trong tế bào chất
 + ARN vận chuyển(tARN): có chức năng vận chuyển axitamin dến ribôxôm để tổng hợp prôtêin
 + ARN ribôxôm(rARN): có chức năng tham gia cấu tạo nên ribô xôm => là nơi tổng hợp Pr
Câu 7: Giải thích qua trình tổng hợp ARN trong TB?
 Trả lời:
- Quá trình tổng hợp ARN diễn ra trong nhân tế bào tại NST ở kì trung gian của quá trình phân bào khi NST ở trạng thái sợi mảnh duỗi xoắn.
- Dưới tác dụng của enzim ARN - pôlimeraza, hai mạch đơn của AND tháo xoắn và tách dần nhau ra đồng thời các ribônuclêôtít trong môi trường nội bào vào liên kết với các nuclêôtít trên một mạch đơn làm khuân của AND theo nguyên tắc bổ sung ( A mạch gốc liên kết với U, G mạch gốc liên kết với X, T mạch gốc liên kết với A, X mạch gốc liên kết với G). 
 Kết quả tạo ra 1 phân tử ARN, còn hai mạch đơn của AND kết hợp trở lại với nhau.
 + Phân tử ARN tạo thành là loại thông tin thì đi ra kỏi nhân vào tế bào chất tới ribôxôm chuẩn bị cho quá trình tổng hợp prôtêin
 + Nếu phân tử ARN tạo thành là loại vận chuyển và ribôxôm thì được hoàn thiện về mặt cấu tạo trước khi ra khỏi nhân
Câu 8: So sánh qua trình tổng hợp ARN với quá trình nhân đôi ADN.
 Trả lời:
a. Giống nhau:
	- Đều được tổng hợp dựa trên khuôn mẫu của phân tử ADN dưới tác dụng của enzim.
	- Đều xảy ra chủ yếu trong nhân TB tại các NST ở kì TG lúc NST ở dạng sợi mảnh
	- Đều có hiện tượng tách 2 mạch đơn ADN.
	- Đều diễn ra sự liên kết giữa các nu của môi trường nội bào với các nu trên mạch ADN theo NTBS.
b. Khác nhau:
Quá trình tự nhân đôi ADN
Quá trình tổng hợp ARN
- Xảy ra trên toàn bộ các gen của phân tử ADN.
- Quá trình nhân đôi ADN diễn ra trên cả 2 mạch của phân tử ADN theo 2 hướng ngược nhau.
- Nguyên liệu dùng để tổng hợp là 4 loại nu: A,T,G,X
- Mạch mới được tổng hợp sẽ liên kết với mạch khuôn của ADN mẹ để tạo thành phân tử ADN con. 
- Mỗi lần tổng hợp tạo ra 2 phân tử ADN con giống nhau.
- Tổng hợp dựa trên 2 nguyên tắc là: NTBS và nguyên tắc bán bảo toàn( giữ lại 1 nửa ) 
- Xảy ra trên 1 đoạn của ADN tương ứng với 1 gen nào đó.
- Chỉ có 1 mạch của gen trên ADN làm mạch khuôn. ( Quá trình tổng hợp ARN diễn ra trên 1 mạch của gen ).
- Nguyên liệu để tổng hợp là 4 loại nu: A,U,G,X.
- Mạch ARN sau khi được tổng hợp sẽ rời nhân ra TBC để tham gia vào quá trình tổng hợp P. 
- Mỗi lần tổng hợp chỉ tạo ra 1 phân tử ARN.
- Tổng hợp dựa trên 2 nguyên tắc là: NTBS và nguyên tắc khuôn mẫu.
Câu 9: So sánh phân tử ADN và phân tử ARN về cấu trúc?
Trả lời
1. Giống nhau:
	- Đều cấu tạo theo nguyên tắc đa phân ( Gồm nhiều đơn phân ) 
	- Các đơn phân liên kết với nhau tạo thành mạch đơn.
	- Mỗi đơn phân đều gồm 3 thành phần: Bazơ nitric, đường C5, axit H3PO4
	- Trên mạch đơn của ADN và ARN các đơn phân đèu liên kết với nhau bằng liên kết hoá trị.
	- Đều đặc trưng bởi số lượng, thành phần và trình tự phân bố các đơn phân.
2. Khác nhau:
ADN
ARN
- Là đại phân tử có: kích thước và khối lượng lớn, số lượng đơn phân nhiều.
- Có cấu trúc xoắn kép gồm 2 mạch liên kết với nhau theo NTBS bằng các liên kết hiđrô.
- Cấu tạo từ 4 loại nu: A,T G X
- Đường cấu tạo nên đơn phân là đường C5H10O4
- Là đa phân tử có kích thước và khối lượng bé, số lượng đơn phân ít.
- Có cấu trúc mạch đơn, có thể ở dạng thẳng hoặc xoắn.
- Cấu tạo từ 4 loại nu là: A,U,G,X
- Đường cấu tạo nên đơn phân là đường C5H10O5
Câu 10: Tính đặc trưng và đa dạng của Prôtêin do những yếu tố nào quy định?
Trả lời:
- Prôtêin đặc trưng bởi số lượng, thành phần, trình tụe sắp xếp các axitamin trong chuỗi pôlipeptit, từ hơn 20 loại axitamin đã tạo nên khoảng 1014 – 1015 loại prôtêin đặc trưng và da dạng cho mỗi loài sinh vật
- Đặc trưng bởi số lượng thành phần trình tự phân bố các chuỗi pôlipeptit trong mỗi phân tử prôtêin
- Đặc trưng bởi các kiểu cấu trúc không gian của các loại prôttêin để thực hiện chức năng sinh học
Câu 11: Hãy nêu bản chất mối quan hệ giữa gen và TT qua sơ đồ: Gen(ADN) đ
đ ARN đ Pr đ TT.
 Trả lời:
*Qúa trình truyền TTDT từ gen sang mARN
- TTDT về cấu trúc của phân tử pr được quy định dưới trật tự các nu trong gen của ADN, thông qua quá trình tổng hợp mARN đã sao chép thành TT dưới dạng các nu trên phân tử mARN được tạo ra.
* Phân tử mARN trực tiếp tổng hợp pr và truền TTDT.
- Các pphân tử mARN sau khi được tổng hợp từ gen trong nhân di truyền ra TB chất và đến tiếp xúc với riboxôm. TTDT về cấu trúc của phân tử pr do mARN 
* Pr biểu hiện thành TT của cơ thể.
- Sau khi được tổng hợp, pr rời ribôxôm và được chuyển đến các bộ phận. Pr tương tác với MT để biểu hiện thành TT của cơ thể.
Câu 12: NTBS là gì? NTBS được thể hiện ntn trong cơ chế di truyền? Nếu vi phạm nguyên tắc trên sẽ dẫn tới hậu quả gì?
 Trả lời:
* Khái niệm
- NTBS: Các nu liên kết với nhau theo NT: A = T (A = U) ngược lại, G º X và ngược lại
* NTBS được thể hiện trong cơ chế DT: Qúa trình tự nhân đôi của ADN , quá trình tổng hợp ARN, tổng hợp pr
- Qúa trình tự nhân đôi của ADN : ADN đ 2 mạch đơn, các nu trên 2 mạch đơn liên kết với các nu của MT theo NTBS (Agen – TMT)đ 2 ADN con giống nhau và giống hệt ADN mẹ.
- Qúa trình tổng hợp ARN.
 + Gen (ADN)đ2 mạch đơn
 + Các nu trên mạch gốc của gen liên kết với các nu môi trường theo NTBS( Agen- UMT, Tgen- AMT.....)
 + Tạo phân tử ARN có trình tự sắp xếp giống mạch gốc( khác là: T thay U)
- Qúa trình tổng hợp pr:
 + tARN mang aa đã được hoạt hoá tiến vào ribôxôm, các nu trên tARN khớp với các nu trên mARN theo NTBS( AtARN – UmARN.). Khi ri dịch chuyển được 3 nu trên mARNđ1aa được tổng hợp 
 + Số lượng, trình tự các nu trên mARN qui định số lượng, trình tự các aa
- Nếu vi phạm nguyên tắc trên đ quá trình tổng hợp trên bị rối loạn đ ĐB gen

Tài liệu đính kèm:

  • docOn thi THPT Sinh 9phan 2.doc